Bán Kháng sinh Streptomycin dùng trong thủy sản (Công dụng, liều dùng, những lưu ý)

STREPTOMYCIN
Thành phần trong thuốc kháng sinh Streptomycin

Kháng sinh streptomycin sẽ giúp bạn giải quyết triệt để các bệnh lý trên cá tôm có nguyên nhân gây bệnh chính là do tác động của vi khuẩn Gam (-). Khág sinh Streptomycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn, bằng cách ngăn cản quá trình tổng hợp bình thường protein của vi khuẩn. Thành phần kháng khuẩn của streptomycin bao gồm vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương; streptomycin không có tác dụng với vi khuẩn yếm khí.
Đặc trị thuốc Streptomycin cho những trường hợp nào?
Dùng thuốc kháng sinh cho tôm Streptomycin hay bất cứ loại kháng sinh cho tôm, cá nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia nuôi trồng thủy sản. Mỗi loại kháng sinh sẽ phù hợp với từng trường hợp bệnh lý nhất định, cụ thể kháng sinh streptomycin chuyên dùng cho những trường hợp sau đây:
Khi cá bị xuất huyết đường ruột, lở loét.
Chuyên trị chủng khuẩn Vibrio spp gây bệnh hoại tử gan tụy, phân trắng, mòn phụ bộ,…phổ biến trên tôm
Trị bệnh mù mắt cho cá
Hiện tượng tôm bị chết sớm
Cá bị biếng ăn khiến năng suất suy giảm…
Liều lượng cách pha thuốc kháng sinh thủy sản Streptomycin đúng chuẩn
Liều dùng và cách pha thuốc kháng sinh Streptomycin được dùng theo đúng công thức sau:
Trộn kháng sinh với thức ăn cho cá ăn với lượng 25 – 30 mg/kg cá/ngày và tiêm Streptomycin với liều 0,2 mg/kg cá/ngày.
Dùng để phòng bệnh thì trung bình 200- 250 g/tấn thức ăn.
Dùng để trị bệnh thì phải ở mức 400- 500g/tấn thức ăn.
Cách dùng thuốc kháng sinh Streptomycin cũng khá đơn giản: Hòa tan thuốc kháng sinh, trộn chung vào với thức ăn của của vật nuôi theo liều dùng bên trên.
Trong những trường hợp bệnh cụ thể như cá bị lở loét, tróc vảy, bạn hãy dùng kháng sinh Streptomycin tiêm cho cá. Hoặc khi cá bị mù mắt, hãy dùng kháng sinh kết hợp cho ăn Streptomycin với lượng 25 – 30 mg/kg cá/ngày và tiêm Streptomycin với liều lượng cho phép là 0,2 mg/kg cá/ngày.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Streptomycin trong thuỷ sản
– Ngưng sử dụng thuốc 7 ngày trước khi thu hoạch.
– Để thuốc cách xa tầm tay trẻ em.
– Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp
– Không dùng kết hợp một lúc nhiều loại kháng sinh
Tham khảo kiến thức từ những chuyên gia nuôi cá lồng bè, để hạn chế sự lây nhiễm bệnh và phòng ngừa bệnh cho cá khi nuôi các nhà nông nên nhớ treo túi thuốc tím hoặc TTCA đầu dòng chảy định kỳ. Đồng thời cho cá ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn để cá có sức đề kháng tốt, kháng cự lại môi trường và bệnh tật. Và khi phát hiện cá chết thì nên vứt bỏ theo đúng quy trình, không vứt tại ao hồ sẽ làm lây lan dịch bệnh cho đàn cá, tôm khỏe mạnh.
Hy vọng nội dung bài viết trên đã giúp quý khách có hiểu biết đầy đủ về loại kháng sinh thủy sản Streptomycin. Chúcquý khách sớm chữa trị những bệnh lý trên tôm cá và thu được sản lượng cao nhất trong mùa vụ này nhé!
Strep tiêm.jpg
Streptomycin (2).jpg
 


Địa chỉ
25/1C đường Nguyễn Hậu. Tân Thành, Tân Phú, TP.HCM
Số điện thoại
0915792526
Last edited:
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top