Bà Loan: Tôi chỉ trồng giống mít Changai
NNVN số ra ngày 3/7/2009 có bài “Người đưa giống mít Thái Changai ra Bắc” phản ánh anh Ngô Văn Thuỷ ở thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược (Sóc Sơn, Hà Nội) là người đầu tiên du nhập giống mít Thái Changai của HTX Phú Lợi, Châu Thành A (Hậu Giang) ra trồng trên vùng đất đồi gò Sóc Sơn cho hiệu quả kinh tế cao.
Đồng thời anh được HTX Phú Lợi ký hợp đồng làm đại lý độc quyền cung cấp giống mít Thái Changai tại miền Bắc. Tiếng lành đồn xa, mô hình trồng mít của anh Thuỷ được rất nhiều bà con nông dân các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà Bình, Thái Nguyên… đến tham quan học tập.
Cũng từ thời điểm cuối năm ngoái đến nay có rất nhiều giống mít mang “mác” Thái thật giả lẫn lộn, “đổ bộ” ra miền Bắc. Người dân một số địa phương do thiếu thông tin đã mua phải giống “mít Thái” không rõ nguồn gốc về trồng. Ngay cả cơ quan khuyến nông đã lợi dụng chính sách trợ giá để tuồn giống mít giá rẻ (không có bảo hành, không thương hiệu) về cung ứng cho nông dân?
Ngày 7/4/2010 Trạm Khuyến nông thị xã Sơn Tây (Hà Nội) tổ chức cho các cán bộ HTXNN, khuyến nông viên cơ sở và đại diện các hộ nông dân đi học tập mô hình trồng mít Thái Changai của anh Ngô Văn Thuỷ. Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ nhiệm HTX Kim Sơn đánh giá rất cao mô hình này và xin được ghi hình sản xuất để bà con học tập.
Sau khi tham quan mô hình, bà Trần Thị Hoan, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Sơn Tây đã trình phương án trồng thử nghiệm giống mít Thái và được UBND thị xã đồng ý duyệt mua 1.000 cây giống với giá 50.000đ/cây (trong đó ngân sách trợ giá 40.000đ/cây, còn lại dân đóng 10.000đ/cây), phân bổ cho 6 xã, phường trên địa bàn. Kèm theo thông báo về cơ chế hỗ trợ và phương án phân bổ giống, Trạm Khuyến nông Sơn Tây còn photocopy toàn bộ quy trình kỹ thuật trồng mít Thái Changai của anh Ngô Văn Thuỷ , gửi cho HTX và nông dân “học tập”.
Thế nhưng không hiểu lý do gì Trạm Khuyến nông Sơn Tây lại không đưa giống mít Thái Changai của anh Thuỷ về trồng. Đích thân 2 bà Trạm trưởng và Trạm phó Khuyến nông đã đến Trung tâm Thực nghiệm và đào tạo nghề (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) để liên hệ mua giống mít “siêu sớm” với giá 50.000đ/cây. Trao đổi với NNVN, bà Hoàng Thị Tứ, Trạm phó Trạm Khuyến nông Sơn Tây cho biết: “Chúng tôi ký hợp đồng nhập giống mít Thái Changai của Trung tâm thực nghiệm với giá 50.000đ/cây, có hoá đơn chứng từ đầy đủ”. Khi được hỏi vì sao không nhập giống mít Thái Changai của cơ sở đã tham quan ở Sóc Sơn, chưa trồng thử nghiệm đã “ồ ạt” nhập tới 1.000 cây giống về trồng, bà Tứ im lặng không trả lời.
Theo điều tra của chúng tôi, hiện có rất nhiều giống mít như mít “siêu sớm”, mít Viên Linh, mít Tứ quý… mang mác Thái Lan được các chủ vườn giống ở gần Trường ĐH Nông nghiệp nhập về bán với giá từ 15.000-20.000đ/cây, giá cao nhất 27.000đ/cây. Ông Đông, PGĐ Trung tâm thực nghiệm và đào tạo nghề (Trường ĐH Nông nghiệp) thừa nhận với PV giống mít cung ứng cho Trạm Khuyến nông Sơn Tây không phải giống Thái Changai mà là giống Thái “siêu sớm”. “Chúng tôi nhập giống siêu sớm của một HTX ở Bến Tre, nhập về đắt thì bán đắt, vậy thôi” - ông Đông khẳng định. Hỏi Trung tâm đã trồng thử nghiệm giống này chưa, hiệu quả kinh tế ra sao? Ông Đông cho biết “đã trồng thử trên đất Sóc Sơn rồi” (?).
<em>Bao Nong Nghiep Viet Nam
NNVN số ra ngày 3/7/2009 có bài “Người đưa giống mít Thái Changai ra Bắc” phản ánh anh Ngô Văn Thuỷ ở thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược (Sóc Sơn, Hà Nội) là người đầu tiên du nhập giống mít Thái Changai của HTX Phú Lợi, Châu Thành A (Hậu Giang) ra trồng trên vùng đất đồi gò Sóc Sơn cho hiệu quả kinh tế cao.
Đồng thời anh được HTX Phú Lợi ký hợp đồng làm đại lý độc quyền cung cấp giống mít Thái Changai tại miền Bắc. Tiếng lành đồn xa, mô hình trồng mít của anh Thuỷ được rất nhiều bà con nông dân các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà Bình, Thái Nguyên… đến tham quan học tập.
Cũng từ thời điểm cuối năm ngoái đến nay có rất nhiều giống mít mang “mác” Thái thật giả lẫn lộn, “đổ bộ” ra miền Bắc. Người dân một số địa phương do thiếu thông tin đã mua phải giống “mít Thái” không rõ nguồn gốc về trồng. Ngay cả cơ quan khuyến nông đã lợi dụng chính sách trợ giá để tuồn giống mít giá rẻ (không có bảo hành, không thương hiệu) về cung ứng cho nông dân?
Ngày 7/4/2010 Trạm Khuyến nông thị xã Sơn Tây (Hà Nội) tổ chức cho các cán bộ HTXNN, khuyến nông viên cơ sở và đại diện các hộ nông dân đi học tập mô hình trồng mít Thái Changai của anh Ngô Văn Thuỷ. Ông Nguyễn Văn Khang, Phó Chủ nhiệm HTX Kim Sơn đánh giá rất cao mô hình này và xin được ghi hình sản xuất để bà con học tập.
Sau khi tham quan mô hình, bà Trần Thị Hoan, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Sơn Tây đã trình phương án trồng thử nghiệm giống mít Thái và được UBND thị xã đồng ý duyệt mua 1.000 cây giống với giá 50.000đ/cây (trong đó ngân sách trợ giá 40.000đ/cây, còn lại dân đóng 10.000đ/cây), phân bổ cho 6 xã, phường trên địa bàn. Kèm theo thông báo về cơ chế hỗ trợ và phương án phân bổ giống, Trạm Khuyến nông Sơn Tây còn photocopy toàn bộ quy trình kỹ thuật trồng mít Thái Changai của anh Ngô Văn Thuỷ , gửi cho HTX và nông dân “học tập”.
Thế nhưng không hiểu lý do gì Trạm Khuyến nông Sơn Tây lại không đưa giống mít Thái Changai của anh Thuỷ về trồng. Đích thân 2 bà Trạm trưởng và Trạm phó Khuyến nông đã đến Trung tâm Thực nghiệm và đào tạo nghề (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) để liên hệ mua giống mít “siêu sớm” với giá 50.000đ/cây. Trao đổi với NNVN, bà Hoàng Thị Tứ, Trạm phó Trạm Khuyến nông Sơn Tây cho biết: “Chúng tôi ký hợp đồng nhập giống mít Thái Changai của Trung tâm thực nghiệm với giá 50.000đ/cây, có hoá đơn chứng từ đầy đủ”. Khi được hỏi vì sao không nhập giống mít Thái Changai của cơ sở đã tham quan ở Sóc Sơn, chưa trồng thử nghiệm đã “ồ ạt” nhập tới 1.000 cây giống về trồng, bà Tứ im lặng không trả lời.
Theo điều tra của chúng tôi, hiện có rất nhiều giống mít như mít “siêu sớm”, mít Viên Linh, mít Tứ quý… mang mác Thái Lan được các chủ vườn giống ở gần Trường ĐH Nông nghiệp nhập về bán với giá từ 15.000-20.000đ/cây, giá cao nhất 27.000đ/cây. Ông Đông, PGĐ Trung tâm thực nghiệm và đào tạo nghề (Trường ĐH Nông nghiệp) thừa nhận với PV giống mít cung ứng cho Trạm Khuyến nông Sơn Tây không phải giống Thái Changai mà là giống Thái “siêu sớm”. “Chúng tôi nhập giống siêu sớm của một HTX ở Bến Tre, nhập về đắt thì bán đắt, vậy thôi” - ông Đông khẳng định. Hỏi Trung tâm đã trồng thử nghiệm giống này chưa, hiệu quả kinh tế ra sao? Ông Đông cho biết “đã trồng thử trên đất Sóc Sơn rồi” (?).
<em>Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: