Kiến thức cơ bản cần biết về cây đu đủ

  • Thread starter codong
  • Ngày gửi
Đu đủ
Đu đủ (danh pháp khoa học: Carica papaya) là một cây thuộc Họ Đu đủ. Đây là cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt vàng cam, có nhiều hạt.
Trồng và sử dụng
Là cây có nguồn gốc từ nam México, Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ, đu đủ ngày nay được trồng ở phần lớn các nước nhiệt đới như Brasil, Ấn Độ, Nam Phi, Sri Lanka, Philippines, Việt Nam.

Đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm) và ăn chín như một loại trái cây. Trong quả đu đủ có một enzyme gọi là papain, một chất protease có tác dụng làm mềm thịt và các chất protein khác, do đó đu đủ xanh thường được hầm chung với thị giúp thịt nhanh mềm.

Đu đủ là thứ quả được dùng trong mâm ngũ quả ngày Tết của người Nam Bộ(Gồm các thứ quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Vì quan niệm của người miền Nam như cách đọc ghép tên các thứ quả này thành "cầu sung vừa đủ xài")

Tác dụng và Thành phần dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng
Đặc biệt trong đu đủ lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta caroten.

Tuy nhiên nhu cầu beta caroten cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da. Hiện tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng beta caroten ăn vào.

Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74–80 mg vitamin C. Ở Ấn Độ người ta đã chiết xuất vitamin A từ quả đu đủ để sản xuất ra thuốc chống lại bệnh quáng gà ở trẻ em. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Dưỡng sinh với đu đủ
Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Vào mùa hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, đu đủ giúp nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm.

Đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Dùng đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, 3 thứ trên xay trong nước dừa non, uống hằng ngày. Đây là phép dưỡng sinh chống lão suy của người xưa.

Đu đủ chín coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hoá các chất thịt. Còn trong nấu ăn khi hầm các loại thịt, xương cứng người ta thường cho quả đu đủ xanh vào làm cho các thức ăn mau nhừ, nhuyễn, tiêu hoá tốt

Làm đẹp với đu đủ
Đu đủ rất giàu enzyme tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da giúp đẹp da, mau lành các tổn thương trên da. Đu đủ cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết, hồi phục sự tươi trẻ cho làn da.

Hỗn hợp massage da mặt từ đu đủ: Trộn đu đủ xay với một thìa dầu aloe vera và massage khắp cơ thể. Nên thực hiện đều đặn mỗi tháng 1 lần để tái tạo làn da.

Mặt nạ dành cho mọi loại da: Xay nhuyễn 1 quả đu đủ, 1 muỗng cà phê mật ong và chút nước cốt chanh. Đắp lên mặt 20 phút, rồi rửa sạch.

Với da mụn: dùng đu đủ chín bỏ vỏ và hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da mặt, giúp chữa khỏi mụn trứng cá.

Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa chai chân và bệnh eczema.

Chú ý: Đặc tính tẩy tế bào chết ở đu đủ rất mạnh nên tránh dùng đu đủ trên các vùng nhạy cảm như vùng mắt, da non...

Chữa bệnh với đu đủ

Trong đu đủ có chứa rất nhiều loại enzim, ví như enzim papain rất tốt cho tiêu hoá, giúp tiêu hoá các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh celiac (một loại bệnh mà không thể tiêu hoá protein trong lúa mì, hay gliandin) thì có thể ăn đu đủ xanh để chữa căn bệnh này.

Ở Ấn Độ, Srilanka và Malaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng phá thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Chất này khi vào cơ thể sẽ phá huỷ progesterol là một trợ thai tố. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng này nữa.

Ở Mỹ người ta đã chứng minh rằng quả đu đủ có thể chế biến thuốc để chữa bệnh lệch khớp xương hay có thể chế ra thuốc tiêm, có công dụng làm giảm đau do các dây thần kinh gây nên.

Một số chú ý:
  • Không nên ăn hạt đu đủ bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
  • Không ăn nhiều đu đủ chín hàng ngày trong thời gian dài vì sẽ khiến phần da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng. Hiện tượng này hết sau một thời gian ngừng ăn.
  • Loại quả này giàu đường nên cũng không dùng nhiều cho người đường huyết cao.
  • Đu đủ chín có tính nhuận tràng, nên kiêng với những trường hợp đang đi ngoài hay đang uống các thuốc nhuận tẩy của Đông Tây y.
  • Ăn đu đủ nên hạn chế dùng lạnh vì bản thân đu đủ có tính hàn
 


Cách phòng và trị bệnh đu đủ xoăn lá​
(bệnh thường gặp)

Cây đu đủ lại thường hay bị sâu bệnh phá hoại như tuyến trùng hại rễ, nhện đỏ chích hút làm lá vàng ra, rệp sáp và bọ trĩ chích hút làm cây và quả mất nhựa, lại còn truyền các bệnh virus xoăn và vàng lá hay xoăn và lá bị loang lổ xanh trắng.

Cây đu đủ
Cây héo và rụng lá do hạn, thiếu nước, mùa xuân năm sau còn phục hồi lại được. Cây đã bị virus thì không thể cứu nổi.

Để khắc phục các tác hại trên, khi trồng đu đủ, ta cần lưu ý khắc phục các khâu sau:

- Ngoài việc chọn chân đất tốt, ít mùn rác bẩn để tránh tuyến trùng hại rễ, thoát nước mưa nhanh chóng vào mùa hè, còn tiện cho việc tưới nước vào mùa Thu Đông. Vườn đu đủ cần được bố trí hướng khuất gió Bắc và Đông Bắc. Nếu không cần có các hàng cây chắn gió. ở miền núi cần tránh trồng đu đủ trong thung lũng hoặc nơi hay xuất hiện sương giá.

- Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ hoai và tốt. Đu đủ rất chịu phân. Càng nhiều phân tốt cây càng mập, lá xanh đậm và nhiều, càng tạo điều kiện cho cây năng suất cao. Mỗi cây luôn có số lá 30-35 tàu, thì nước ổn định. Ngoài ra cây có tốt thì mới đủ sức để chống chịu với giá rét và sâu bệnh sau này.

- Vào mùa Thu và Đông cần tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây, không lúc nào được để mặt đất vườn khô trắng. Mỗi lần tưới có thể tưới phun như một trận mưa rào hoặc tát nước vào rãnh luống cho cho đất hút đủ nước, thì tháo bỏ chỗ nước thừa đi. Mỗi tháng kết hợp phun 2-3 lần boóc-đô hay Oxyclorua đồng. Các chất này vừa cung cấp canxi vừa cung cấp vi lượng đồng, giúp cho cây tạo diệp lục, hạn chế lá bị trắng bệnh hoặc kém xanh.

Hiện tượng đu đủ gẫy ngang thân là do rệp vẩy ốc gây nên. Loại rệp này tập trung thành từng đám giống như hình vẩy ốc, nhỏ bằng nửa hạt kê, không di chuyển. Chúng có mầu giống mầu vỏ cây, nên khó phát hiện. Rệp vẩy ốc hút nhựa của thân cây và tạo vết thương, mở đường cho nấm bệnh xâm nhập gây thối thân cây, rồi đổ gục xuống. Khi phát hiện, chỉ cần dùng loại vải ráp lau thật mạnh, rệp sẽ chết. Phòng trừ sớm cây sẽ tránh được chết đổ.

Đu đủ chín là loại quả bổ dưỡng, nó chứa tới 0,6% là chất đạm, 0,1% là chất béo, 8,3-8,5% là chất đường, 60-20% là vitamin B, C, đặc biệt là chứa tới 2.000-3.500 đơn vị vitamin A, cao gấp 10 lần chuối, dứa, gấp 5 lần quả bơ, ổi và gần gấp đôi xoài. Song, nếu cây bị bệnh hay gặp khô hạn thì quả hay có vị đắng. Trong quả đu đủ có rất nhiều men Papain. Loại men này làm mềm xương thịt, do đó người ốm hay cảm cúm phải kiêng để tránh đau thêm
 


Back
Top