Kinh nghiệm nuôi trùn quế

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Trùn quế trưởng thành có kích thước khoảng 10cm, khả năng sinh sản rất nhanh, số lượng được tăng lên theo cấp số nhân. Cứ 1 kg trùn giống sau 2 tháng nuôi có thể thu hoạch được từ 15-20 kg trùn thương phẩm.

Nghề nuôi trùn quế đang thu hút nhiều nông dân vì lợi nhuận cao, chi phí đầu tư thấp. Để đảm bảo quá trình nuôi thành công, bà con cần chú ý một số vấn đề sau:

Trùn quế thích sống chui rúc ở nơi ẩm ướt có nhiều chất hữu cơ, ấm áp nhiệt độ thích hợp 20 - 30 độ C, không gian yên tĩnh, tránh ánh sáng, môi trường không bị ô nhiễm..., ẩm độ 60 - 70%, pH trung tính, nước ngọt, tránh đất nhiễm mặn và phèn.

Tạo luống hay chuồng nuôi:

Có thể tận dụng các phương tiện sẵn có để nuôi trùn như chuồng heo, bể nước cũ, các loại thùng, chậu... đều có thể nuôi trùn. Nhưng để thuận lợi chăm sóc và thu hoạch thì nuôi trùn trên luống là thích hợp hơn. Chọn một khu đất gần nguồn nước sạch, đào rãnh tạo luống cao 30-40 cm, rộng 1,5 - 2m, tạo độ dốc từ giữa mặt luống sang hai bên và có các rãnh nhỏ thoát nước, đất cần tơi xốp, mặt luống cần phủ một lớp rơm rạ mục 3-5 cm để giảm ánh sáng, luôn giữ ẩm và phòng chống ếch nhái, côn trùng...

Nguồn trùn giống có thể mua hoặc bắt ngoài thiên nhiên ở những nơi ẩm thấp. Tiêu chuẩn trùn giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân đỏ màu mận chín, có ánh kim, mình hơi dẹt. Cào nhẹ lớp rơm rạ phủ sang một bên, thả đều trùn giống vào giữa luống và phủ lại rơm, sau ít phút trùn sẽ chui xuống đáy và phân tán đều. Nên thả trùn vào sáng sớm, để trùn ăn khỏe và mau ổn định. Mật độ thả khoảng 7-8 ngàn con/m2.

Chăm sóc, cho ăn:

Sau khi thả giống được 2 ngày thì cho trùn ăn. Mỗi ngày trùn quế tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể chúng, nên phải đảm bảo đủ lượng thức ăn cần thiết cho trùn. Thức ăn gồm: phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm, rạ... (phân gà, phân heo, phân vịt phải hoai mục). Rải đều các loại phân heo, trâu bò trên mặt luống, độ dày khoảng 5-6 cm. Sau đó, tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này khiến cho trùn giảm khả năng sinh sản.

Độ ẩm đất:

Phải luôn duy trì độ ẩm cho đất và lớp rơm rạ che phủ. Nước là thành phần quan trọng nhất, chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể trùn nên phải thường xuyên tưới nước cho trùn, tưới một ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Đầu thùng hay vòi tưới cần gắn bông sen để nước không xối quá mạnh. Trời mưa lớn cần có phương tiện che luống trùn lại và cho thoát nước ngay.

Nhân đàn:

Số lượng trùn sẽ tăng gấp 2 sau 2 tháng, có thể tách trùn hoặc thu tỉa để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống 2-3 ngày phải cho trùn ăn. Lúc này trùn tập trung trên bề mặt luống. Dùng len xúc phần trên của luống khoảng 10-20cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho luống cũ ăn cho đến khi đầy luống.

Thu hoạch:

Cần ngừng cho trùn ăn trước ngày thu hoạch 3 ngày để trùn bò lên phần trên, biện pháp này giúp thu hoạch rất dễ dàng. Trải tấm đệm hay tấm nilon ra sân trống (có ánh sáng để trùn chui xuống dưới) rồi xúc toàn bộ phần đất trên mặt luống (khoảng 20 cm) và đổ lên tấm đệm thành hình chóp. Sau đó rũ bỏ phần phân trùn bên trên, sau 5 - 10 phút trùn sẽ chui xuống đáy và tụ lại thành cuộn, lật nhanh tấm nylon và nhanh chóng bắt trùn vào thùng. Chú ý lấy lớp phân trùn này cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như chất nền.

Cách sử dụng: Có thể dùng trùn quế còn sống cho ăn trực tiếp với các loại gia cầm như gà, vịt, ngan. Cho các loài thủy sản như cá giống, cá cảnh, ếch, lươn và các loại tôm cá nuôi thương phẩm khác. Sản phẩm sấy khô, nghiền nát làm thức ăn cho cá cảnh; chế biến thực phẩm cho gia súc, gia cầm. Phần nền (phân trùn) sau khi nuôi trùn có thể lấy bón trực tiếp cho các loại cây màu như rau, đậu đỗ, cây ăn trái rất tốt. Bà con nuôi tôm, cá có thể dùng phân trùn để xử lý nước cho ao rất hữu hiệu.

Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:
Trùn quế trưởng thành có kích thước khoảng 10cm, khả năng sinh sản rất nhanh, số lượng được tăng lên theo cấp số nhân. Cứ 1 kg trùn giống sau 2 tháng nuôi có thể thu hoạch được từ 15-20 kg trùn thương phẩm.
Nghề nuôi trùn quế đang thu hút nhiều nông dân vì lợi nhuận cao, chi phí đầu tư thấp. Để đảm bảo quá trình nuôi thành công, bà con cần chú ý một số vấn đề sau:

Trùn quế thích sống chui rúc ở nơi ẩm ướt có nhiều chất hữu cơ, ấm áp nhiệt độ thích hợp 20 - 30 độ C, không gian yên tĩnh, tránh ánh sáng, môi trường không bị ô nhiễm..., ẩm độ 60 - 70%, pH trung tính, nước ngọt, tránh đất nhiễm mặn và phèn.

Tạo luống hay chuồng nuôi:

Có thể tận dụng các phương tiện sẵn có để nuôi trùn như chuồng heo, bể nước cũ, các loại thùng, chậu... đều có thể nuôi trùn. Nhưng để thuận lợi chăm sóc và thu hoạch thì nuôi trùn trên luống là thích hợp hơn. Chọn một khu đất gần nguồn nước sạch, đào rãnh tạo luống cao 30-40 cm, rộng 1,5 - 2m, tạo độ dốc từ giữa mặt luống sang hai bên và có các rãnh nhỏ thoát nước, đất cần tơi xốp, mặt luống cần phủ một lớp rơm rạ mục 3-5 cm để giảm ánh sáng, luôn giữ ẩm và phòng chống ếch nhái, côn trùng...

Nguồn trùn giống có thể mua hoặc bắt ngoài thiên nhiên ở những nơi ẩm thấp. Tiêu chuẩn trùn giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân đỏ màu mận chín, có ánh kim, mình hơi dẹt. Cào nhẹ lớp rơm rạ phủ sang một bên, thả đều trùn giống vào giữa luống và phủ lại rơm, sau ít phút trùn sẽ chui xuống đáy và phân tán đều. Nên thả trùn vào sáng sớm, để trùn ăn khỏe và mau ổn định. Mật độ thả khoảng 7-8 ngàn con/m2.

Chăm sóc, cho ăn:

Sau khi thả giống được 2 ngày thì cho trùn ăn. Mỗi ngày trùn quế tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể chúng, nên phải đảm bảo đủ lượng thức ăn cần thiết cho trùn. Thức ăn gồm: phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm, rạ... (phân gà, phân heo, phân vịt phải hoai mục). Rải đều các loại phân heo, trâu bò trên mặt luống, độ dày khoảng 5-6 cm. Sau đó, tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này khiến cho trùn giảm khả năng sinh sản.

Độ ẩm đất:

Phải luôn duy trì độ ẩm cho đất và lớp rơm rạ che phủ. Nước là thành phần quan trọng nhất, chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể trùn nên phải thường xuyên tưới nước cho trùn, tưới một ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Đầu thùng hay vòi tưới cần gắn bông sen để nước không xối quá mạnh. Trời mưa lớn cần có phương tiện che luống trùn lại và cho thoát nước ngay.

Nhân đàn:

Số lượng trùn sẽ tăng gấp 2 sau 2 tháng, có thể tách trùn hoặc thu tỉa để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống 2-3 ngày phải cho trùn ăn. Lúc này trùn tập trung trên bề mặt luống. Dùng len xúc phần trên của luống khoảng 10-20cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho luống cũ ăn cho đến khi đầy luống.

Thu hoạch:

Cần ngừng cho trùn ăn trước ngày thu hoạch 3 ngày để trùn bò lên phần trên, biện pháp này giúp thu hoạch rất dễ dàng. Trải tấm đệm hay tấm nilon ra sân trống (có ánh sáng để trùn chui xuống dưới) rồi xúc toàn bộ phần đất trên mặt luống (khoảng 20 cm) và đổ lên tấm đệm thành hình chóp. Sau đó rũ bỏ phần phân trùn bên trên, sau 5 - 10 phút trùn sẽ chui xuống đáy và tụ lại thành cuộn, lật nhanh tấm nylon và nhanh chóng bắt trùn vào thùng. Chú ý lấy lớp phân trùn này cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như chất nền.

Cách sử dụng: Có thể dùng trùn quế còn sống cho ăn trực tiếp với các loại gia cầm như gà, vịt, ngan. Cho các loài thủy sản như cá giống, cá cảnh, ếch, lươn và các loại tôm cá nuôi thương phẩm khác. Sản phẩm sấy khô, nghiền nát làm thức ăn cho cá cảnh; chế biến thực phẩm cho gia súc, gia cầm. Phần nền (phân trùn) sau khi nuôi trùn có thể lấy bón trực tiếp cho các loại cây màu như rau, đậu đỗ, cây ăn trái rất tốt. Bà con nuôi tôm, cá có thể dùng phân trùn để xử lý nước cho ao rất hữu hiệu.

Làm sao 01 kg trùn giống sau 02 tháng mà có thể thu hoạch được 15- 20 kg trùn thương phẩm được vậy bạn? Có ai đạt năng suất này ko cho mình học hỏi kinh nghiệm với. Ngưỡng mộ quá đi...
Làm sao 1 kg trùn giống sau 02 tháng thu hoạch được 15-20kg trùn thịt. Có ai đạt năng suất này không? Thiệt ngưỡng mộ quá đi...
 
Làm sao 1 kg trùn giống sau 02 tháng thu hoạch được 15-20kg trùn thịt. Có ai đạt năng suất này không? Thiệt ngưỡng mộ quá đi...
nha
Làm sao 1 kg trùn giống sau 02 tháng thu hoạch được 15-20kg trùn thịt. Có ai đạt năng suất này không? Thiệt ngưỡng mộ quá đi...
nhà báo mà chị. Có bao giờ họ viết đúng thực tế đâu chứ
Làm sao 1 kg trùn giống sau 02 tháng thu hoạch được 15-20kg trùn thịt. Có ai đạt năng suất này không? Thiệt ngưỡng mộ quá đi...
nha
Làm sao 1 kg trùn giống sau 02 tháng thu hoạch được 15-20kg trùn thịt. Có ai đạt năng suất này không? Thiệt ngưỡng mộ quá đi...
nhà báo mà chị. Có bao giờ họ viết đúng thực tế đâu chứ
 
Viết như vậy khác nào gạt lừa nhau...Mọi người đổ xô đi nuôi trùn quế xong bán không được lại kêu trời...
 
ai biểu tin nhà báo chi! em thì em sợ nhất mấy bác nhà báo chuyên tin về cây trồng vật nuôi.
sợ luôn mấy bác cán bộ khuyến nông cấp xã, huyện. sặc sặc..., mà sợ mấy bác này hơn cả bác nhà báo á chứ!!:Botay::Botay: hihihih em sợ:p:p:D:confused:
 


Back
Top