Kỳ 1: Cơ Hội Và Thách thức Đối Với Nông Nghiệp Việt Nam Khi Tham Gia TPP

567b4a0150219.jpg


Kể từ năm 2009, Việt Nam đã tham gia TPP với tư cách là thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. Cho tới tháng 10 năm 2015, các thỏa thuận sau cùng đạt được. Ngày 05/10/2015, Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)chính thức được thông qua, các thành viên chính thức của TPP gồm có: Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Sin-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam. Hiệp định bao gồm 30 chương chứa đựng trong đó các vấn đề liên quan tới dịch vụ, hàng hóa, thương mại, điện tử, lao động… Như vậy, Việt Nam chính thức thức kí kết vào Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), bên cạnh những cơ hội thì những thách thức phải đối mặt là rất lớn, TPP tác động toàn diện và tạo nên một đặc trưng mới trong quá trình lưu thông hàng hóa đến các thị trường liên quan trực tiếp TPP đó là chính sách thuế. Để có thể chuyển mình khi tham gia TPP, Việt Nam cần hội đủ thế và lực, việc đó đòi hỏi Việt Nam cần có một thời gian để chuẩn bị nhằm thích ứng trước những tác động hết sức linh hoạt từ TPP. TPP đa lĩnh vực, đa thành phần tham gia, Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, sản lượng rất lớn hàng hóa nông nghiệp được sản xuất và mong muốn vươn ra thế giới, ở nội dung này, xin đưa ra những phân tích, nhận định các cơ hội cùng thách thức mà nền nông nghiệp nước nhà sẽ đối mặt trong thời gian tới.

Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP - Viết tắt từ cụm từ Rans Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) đã xóa bỏ gần như hoàn tòa thuế xuất - nhập khẩu, hoặc chỉ giữ ở mức hạn chế - đây chính là điều kiện lý tưởng cho các quốc gia tham gia vào TPP. Trước tác động của khủng hoảng tài chính năm 2007, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ nền thương mại thế giới, với mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 6,5% đến 7% được xem là cố gắng tích cực. Là một nước đang phát triển, thị trường thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài góp phận cân bằng quá trình chuyển đổi cơ cấu trong hợp tác – xây dựng. Việt Nam có những điều kiện ban đầu để có thể tham gia TPP. Cái vốn mà Việt Nam đang có là FTA, PTA, WTO, APEC trước khi kí kết TPP. Nhìn chung, Nông nghiệpViệt Nam hoàn toàn có thể tham gia tốt TPP một khi nhận diện được đâu là cơ hội và đâu là thách thức. Vậy, khi tham gia TPP, Nông nghiệp Việt Nam được gì?

Thứ nhất, hội nhập khu vực cho ta thấy nhiều hình thức hợp tác phong phú, đa dạng, đặc biệt là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây được coi sự mưu cầu lợi ích kinh tế đồng thời phản ánh cục diện chính trị quốc tế mới. Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng như xu thế hội nhập kinh tế khu vực đem lại. Nông nghiệp hiện đại với ứng dụng công nghệ được trao đổi giữa các nước thành viên tham gia, qua đó thấy được mặt yếu kém của nền nông nghiệp trong nước để hoàn thiện hơn.

Thứ hai, tham gia TPP Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng, giúp cho quá trình liên kết quốc tế được chặt chẽ hơn. Thực tế Việt Nam có hàng hóa nông nghiệp chủ lực, Cà phê, cao su, nông sản có xoài, thanh long, nhãn, cá tra cá basa, tôm... chúng ta bước đầu chinh phục được thị trường khó tính như Mỹ, Úc, hay Nhật.

Thứ ba, thông qua Hiệp địnhTPP, Việt Namsẽ có cơ hội đàm phán mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu. Bên cạnh đó,việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phầnthúc đẩyhơn nữađầu tư của các nước vào Việt Nam. Nông Nghiệp Việt Nam đa có xu hướng chuyển đổi từ hình thức manh mún nhỏ lẻ thành trang trại, nông trường với đủ các loại; Cây công nghiệp, cây ăn trái, chăn nuôi, tất cả bước đầu áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi và chế biến.

Thứ tư, tham gia TPP, nông nghiệp Việt Nam có thể hướng tới các giá trị chưa được phát huy tốt, như việc hạn chế quá trình thương lái ép giá nông dân, quá trình sản xuất, bảo quản chưa dảm bảo chất lượng, tạo tính kích thức để các doanh nghiệp vào cuộc, bởi vì doanh nghiệp mới đủ tư cách pháp lý kí kết để tham gia xuất khẩu, trong khi việc này thương lái thì không thể.

Thứ năm, tác động dần dần vào ý thức của người nông dân, muốn nông nghiệp phát triển bền vững đòi hỏi một quá trình hợp tác liên kế chặt chẽ, có khoa học công nghệ hỗ trợ, quy trình rõ ràng. Hàng hóa ra thế giới phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Nhất là phải có thương hiệu, đăng kí bản quyền kinh doanh sản xuất.

Những mặt tích cực sẽ góp phần đáng kể vào việc xây dựng một nền nông nghiệp hoàn thiện, nhưng bên cạnh chúng ta cũng lưu ý những khó khăn phải đối mặt và luôn ở tư thế sẵn sàng. Vậy, đâu là thách thức cho nông nghiệp Việt Nam?

Thứ nhất,việccam kết vàthực hiện các cam kết sâu và rộng trongkhuôn khổ đàm phán Hiệp địnhTPP đặt ra những thách thức không nhỏ cho nền nông nghiệp,đặc biệt là về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, vốncòn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập. Liên kết chưa chặt chẽ giữa nông dân – doanh nghiệp – nhà khoa học. Hình thức tự phát thiếu quy hoạch tổng thể dẫn tới hàng nông sản dư thừa, được mùa mất giá. Đây là những điều cần khắc phục ngay, nếu không sức cạnh tranh của nông sản Việt sẽ kém.

Thứ hai, tham gia Hiệp định TPP có thể gây ra tình trạngphá sản và thất nghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu.Ngoài ra, kết quả đàm phán nội dung lao động trong Hiệp định TPPcó thể sẽ có tác động tới môi trường lao động ở Việt Nam, trong khi nông dân là nhóm đối tượng ít được tiếp xúc thông tin, do đó việc hướng nông dân vào quỹ đạo TPP là hết sức khó khăn.

Thứ ba, cam kết trong Hiệp định TPP,Việt Namcầnphải điều chỉnh, sửa đổinhiều quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu,sở hữu trí tuệ…Với nhữngkinh nghiệm có được từ quá trình đàm phán gia nhập WTO, đây có thể không phải là một thách thức quá lớn đối với Việt Nam.

Thứ tư, quy trình cung ứng nguồn lực chất lượng cho nông nghiệp là một khâu quan trọng, TPP đánh thẳng vào thị trường yếu, do vậy, cần có một đội ngũ chuyên viên, cán bộ, cho tới nông dân trình độ để đáp trả, tương tác.

Thứ năm, nông nghiệp Việt trước đây không mặn mà với sở hữu bản quyền, sở hữu trí tuệ, tham gia TPP bắt buộc nông nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy ấy. Vì đó chính là cơ sở pháp lý để tạo thế “kiềng ba chân” khi đưa hàng hóa nông nghiệp ra thế giới.

Như vậy, TPP mở ra cơ hội tiềm năng và trong khoảng từ năm 2017, 2018 TPP sẽ có những hiệu ứng chính thức. Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong tất cả các lĩnh vực, và cần thiết hơn bao giờ hết là phải chú tâm vào nông nghiệp để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đủ sức cạnh tranh. Đồng thời phải chú ý tới những khó khăn hiện tại để khắc phục, coi đó là bước đi đầu tiên làm nền tảng cho một nền nông nghiệp phát triển.

Hiếu Nghĩa, Bài Số 1, 24/12/15
 


Cảm ơn mọi người đã quan tâm tới chủ đề nông nghiệp lý luận và thực tiễn. Bài kỳ 1 sắp khép lại vai trò của mình, nội dung tiếp theo sẽ thể hiện ở bài kỳ 2 "Thực trạng nông nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập TPP". Thân ái.
 
Đọc bài viết của bác em thấy nó vĩ mô quá! Rất giống mấy lãnh đạo cấp cao phát biểu. Nghe rất hay, rất khúc triết đi vào lòng người. Bà con nông dân ngồi nghe cứ gật gù tấm tắc khen hay, vỗ tay rào rào nhưng nghe xong chẳng hiểu các bác nói gì cả.

Chẳng hạn em đang nuôi gà. Cái bọn em quan tâm là mình gia nhập TPP liệu giá thức ăn chăn nuôi, giá lò ấp, giá con giống, giá thuốc vacxin, giá các thiết bị chuồng trại nó có giảm không? Nếu có xu hướng giảm thì bọn em mới được lợi (thể hiện rõ ràng bằng con số). Liệu có nước nào xuất gà thịt vào việt nam cướp mất khách của bọn em không hay mình có xuất khẩu gà sang nước khác để bọn em cướp khách hàng của nông dân nước khác không? Giá cả của những thứ này phải có đầy đủ ở tất các các nước thì mới đánh giá được mình được lợi hay hại nhưng tìm không thấy. Hỏi mấy bác lãnh đạo thì mấy bác bảo tao không quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt chi tiết như thế đi mà hỏi bọn bán những thứ đó cho mày và hỏi bọn mua gà của mày ý. Hỏi bọn nó thì nó bảo tao chịu. Thế là rốt cục mù mờ vẫn là mù mờ không khôn nên được bác ạ!
 


Back
Top