Kỹ thuật ấp trứng đa kỳ cho máy ấp trứng tự động.

Một thực trạng hiện nay là sử dụng máy ấp trứng tự động ấp trứng theo kiểu đa kỳ mang lại tỷ lệ không cao, từ kinh nghiệm thực tế sử dụng máy ấp trứng xin chia sẽ cùng bà con những kinh nghiệm của tôi khi thực hiện ấp trứng đa kỳ với máy ấp trứng tự động. Qua kinh nghiệm các lần ấp trứng đa kỳ tôi rút ra được rất nhiều kinh nghiêm.

Máy ấp trứng hiện nay không máy ấp nào cùng lúc có thể cung cấp được 1 lúc 2 thông số nhiệt độ và độ ẩm cho 2 lượt trứng trước và sau trong cùng 1 máy ấp.

Lời khuyên của tôi là nếu muốn ấp đạt tỷ lệ nở trứng cao nhất bà con nên thực hiện ấp đơn kỳ với máy ấp trứng tự động là tốt nhất(đối với sử dụng 1 máy ấp).



Nếu không thể ấp đơn kỳ đc thì bà con có thể làm những cách sao nhầm hạn chế rủi ro cho trứng thấp nhất khi ấp đa kỳ.

*Nếu ấp đa kỳ đối với trường hợp ấp trong cùng 1 máy ấp: thông số đối với máy ấp bà con nên cài đặt về các mức như sau và để nguyên như thế không thay đổi cho lượt ấp đa kỳ:

.nhiệt độ: 37.5

. Độ ẩm: 65%

1. Trứng nào cho vào máy ấp thì làm dấu ngày ấp vào để dễ dàng phân loại ở giai đoạn sau.

2. Các trứng nào ấp được 14 ngày thì cho ngâm nước khoảng 1 phút trong nước ấm (25-30 độ, có thể dùng nước sinh hoạt bình thường ngâm trứng vẫn được, kinh nghiệm của tôi thì thấy nước ấm hiệu quả hơn). Sau khi ngâm trứng khoảng 1 phút, lấy ra dùng khăn lau khô trứng rồi cho vào máy ấp tiếp tục.Thao tác ngâm nước nhầm làm tăng độ ẩm cho trứng và hạ nhiệt độ của trứn xuống. vì giai đoạn này trứng đã hình thành con nên môi trường nước trong trứng hầu như ko còn nên độ ẩm cung cấp cho trứng đồi hỏi phải cao hơn, sự trao đổi chất trở nên cao hơn, và lượng nhiệt thoát ra trong quá trình trao đổi chất cũng cao nên cần hạ nhiệt độ của trứng xuống nhầm làm mát cho trứng.

Cụ thể là cho trứng ngăm nước ở ngày 14, 16 ,18 .

Hiện nay tôi đang sử dụng phương pháp này dùng để ấp đa kỳ rất hiệu quả(nếu nhà bà con nào có điều kiện thì nên làm theo cách này).Tôi mua 2 máy ấp trừng cùng số lượng trứng(cụ thể tôi mua 2 máy ấp 1600 trứng).

Cụ thể:

.máy số 1: cài đặt thông số nhiệt độ và độ ẩm như ấp trứng đa kỳ.

. máy số 2: cài đặt thông số cho giai đoạn ấp trứng nở:cài đặt nhiệt độ 37- 37.2. độ ẩm: 75%. Tắt chức năng đảo trứng.

Ở máy số 1 sau khi lượt trứng nào ấp được 16 ngày, tôi bắt đầu di chuyển đem qua máy số 2 ấp tiếp tục cho đến lúc nở. không cần thêm thao tác gì nữa, rất là tiện lợi. Không như sử dụng ấp đa kỳ với 1 máy ấp rất tốn thời gian.

Như bà con cũng biết sau khi nở ra chất nhờn của trứng, bã vỏ trứng rơi trên máy ấp rất là bẩn,lông tơ của gà, vịt , làm cho máy rất bị dơ và hôi nên khi sử dụng 2 máy ấp thì việc vệ sinh cho máy ấp cũng chỉ cần thực hiện bên máy số 2. nên máy số 1 có thể típ tục ấp mà ko bị trì hoãn để vệ sinh. Vi máy số 2 có thể trì hoãn thời gian để chờ đến lượt ấp kế tiếp khoản 1-2 ngày. Đảm bảo thời gian ấp liên tục, hiệu quả.

Một số kinh nghiệm về ấp đa kỳ với máy ấp trứng tự động chia sẽ cũng bà con.
 


Last edited:
vì gà mẹ ấp phải phụ thuộc vào thời tiết, nên thời tiết ko thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nỡ.
gà mẹ phải tùy vào mùa, hiện giờ bác phải làm ổ ấp bằng vật liệu thông thoáng ở đáy ổ như rơm, trấu, ... phải làm mát trứng thường xuyên vào các ngày 16 & 18. tránh tình trạng còn này mới ra ăn thì con khác nhảy vào ấp, trứng sẽ bị sát và chết
bác ấp bằng máy thì sẽ khắc phục được tình trạng này.
mà đừng nên mua máy tự động, nó ko phù hợp với điều kiện phát triển của phôi nên trứng chết phôi nhiều.
 
Cho minh hoi la minh muon ap đa kỳ mà mình xài có 1 máy thì đến ngày thứ 18 phải điều chỉnh như nào để những trứng vào sau vẫn phát triển tốt.
 
Thực tế là mấy người bán máy rất vô trách nhiệm và chỉ biết bán máy thôi, kinh nghiệm thì mình phải tự trả giá = chính số trứng của mình :Gun:
 

Tôi xin chia sẻ với các đồng nghiệp kinh nghiệm ấp trứng để đạt tỷ lệ nở cao và cho vịt con khỏe mạnh.
Chọn trứng cho vào lò ấp sạch sẽ, không dập vỡ, méo mó.
Xếp trứng vào khay đầu to lên trên
Nhiệt độ lò ấp 37.9 0C vào mùa đông, 37.2 0C mùa hè, độ ẩm khi trứng mới vào 65%, trứng gần nở thì độ ẩm cao hơn khoảng 75%
Đảo trứng 4h một lần nếu máy tự động thì 2h một lần.
Trứng ấp được 5 ngày chiếu để loại bỏ trứng trắng, chết phôi.
Trứng ấp được 12 ngày cho ra làm mát(phun nước dạng sương), lật bên lọ sang bên kia, làm hàng ngày đến khi cho sang lò nở.
Trứng ấp 18 ngày chiếu để loại bỏ phôi yếu, (trứng cạnh)
Trứng ấp được 26-27 ngày chuyển sang máy nở, tiến hành phun nước làm mát (dạng phun sương như máy bơm thuốc sâu) 3 lần / ngày.
Áp dụng phương pháp trên vịt con nở ra sẽ khỏe mạnh, vịt nở nhanh và đều, lông mầu đẹp tỷ lệ nở cao khoảng 94-97%.
 
bạn đừng vơ đủa cả nắm thế, mình bán máy thì ít mà hướng dẫn người ta là nhiều, mà các bạn đã mua máy tự động thì ko phải là họ vô trách nhiệ đâu, mà là nếu có trách nhiệm thì họ sẽ phải trả tiền lại cho bạn sao ?
khi khách hàng đặt mua máy của mình, mình phải hướng dẫn họ từ cách vệ sinh trứng, đảo trứng, soi trứng, khi trứng nở, úm gà con, ... thậm chí từ cách thu gom trứng, bảo quản và thời gain bảo quản trứng trước khi ấp.
bạn nói vậy là chạ tự ái nhé
 
bao nhiêu trứng vậy bạn ?
máy mình thủ công : 300 - 3,7tr bao nỡ 90%. hỗ trợ kỹ thuật ấp. đặc biệt có máy ấp trứng vịt tỷ lệ 95%
 
2. Các trứng nào ấp được 14 ngày thì cho ngâm nước khoảng 1 phút trong nước ấm (25-30 độ, có thể dùng nước sinh hoạt bình thường ngâm trứng vẫn được, kinh nghiệm của tôi thì thấy nước ấm hiệu quả hơn). Sau khi ngâm trứng khoảng 1 phút, lấy ra dùng khăn lau khô trứng

Tôi mua 2 máy ấp trừng cùng số lượng trứng(cụ thể tôi mua 2 máy ấp 1600 trứng)

Cho hỏi sau khi ngâm nước 1 phút, bác phải lau khô (tại sao phải lau khô ?) đến 1600 quả trứng sẽ mất rất nhiều thời gian, và những quả được lau cuối cùng thời gian bị ướt kéo dài liệu có ảnh hưởng gì không?

Nếu không phải ngâm, mà phun sương mù (đổ nước ấm vào cái bình tưới cây, bơm hơi thật căng, vặn đầu ti thất chặt) rồi phun trực tiếp vào khay trứng, trứng cũng ướt đều, và chỉ 1 lúc là nó khô, có được không?

Cách này có nhược điểm là tại các vị trí trứng tiếp xúc với khay bị đọng nước và lâu khô hơn, có ảnh hưởng gì không?
khi khách hàng đặt mua máy của mình, mình phải hướng dẫn họ từ cách vệ sinh trứng,

ngoài việc xông sát trùng trứng, những quả bị dính phân có thể xử lý thế nào, tôi đã rửa thử và đánh dấu, nhưng sau đó thì nó hỏng,
 
mình cũng mua 1 cái máy ấp 200 trứng nhưng ko đc ai hướng dẫn cách ấp, họ bảo về cứ bỏ trứng vào là nở, thế là mấy trăm trứng chim trĩ of mình hỏng hết, béo 2 con luki.nghĩ mà tiếc.đến bh mình cũng đang loay hoay tự học cách ấp.ai có nhiều kinh nghiệm chia sẻ cho e vs nhé.thanks....
 
bạn có thể alo cho mình, mình sẽ hướng dẫn cho.
còn nếu muốn học từ người trực tiếp ấp ( do mình cấp máy ấp và hướng dẫn sơ bộ ) thì mình cho số nhưng ko công khai cho mọi người được vì sợ phiền người ta.
 
NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH MÁY ẤP TRỨNG GIA CẦM


Bước 1: Đặt thùng nơi thoáng mát, khô ráo không cho tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và có nước. Tránh để nơi chuột bọ có thể cắn phá hệ thống điện dưới đáy thùng ấp, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào lò cũng như quạt thổi trực tiếp vào lò. Đặt thùng nơi thoáng mát, nơi có nhiệt độ ổn định (< 35oC).

Chú ý: Điện cung cấp cho lò ấp trứng cần thổi qua ổn áp để bảo vệ tuổi thọ của hệ thống điện cũng như tránh sự hỏng hóc ngoài ý muốn.

Bước 2: Vệ sinh lò ấp bằng formol và thuốc tím (mỗi 1m3 máy dùng 20cc formol và 16,6g thuốc tím). Đặt thuốc vào đĩa, để đĩa vào đáy tủ cho thuốc bốc hơi, đóng cửa và các lỗ thông khí của máy ấp lại trong vòng 45 phút. Sau đó mở cửa máy, quạt cho khí formol bay hết ra ngoài.

Trường hợp đơn giản nhất, bà con dung alcol (cồn) 90 độ tẩm vào khăn hoặc bông gòn vệ sinh lò sau mỗi lần ấp hoặc khi lò xuất hiệp mùi hôi khó chịu.

Để lò khô ráo trước khi bật máy cho trứng vào.

Bước 3: Cho nước vào khay nước theo mực vẽ .Không nên cho đầy để tránh tình trạng đổ nước làm hỏng thiết bị điện. Chúng ta có thể châm nước cao hơn mực tối đa nhưng tuyệt đối không được thấp hơn mực nước tối thiểu. Nên thường xuyên kiểm tra và châm nước (khoảng 2 ngày/lần). Đối với dòng máy lắp máy tạo độ ấm thì đổ nước vào máy tạo ẩm và cắm máy (máy tạo độ ẩm đã chỉnh chính xác xin vui lòng không chỉnh máy) và cắm điện.

Bước 4Đặt khay trứng lên vỉ sắt. (đầu nhỏ quay xuống bên dưới, đầu to quay lên trên).

Bước 5 Vệ sinh bề mặt vỏ trứng bằng khăn khô sạch trước khi cho vào lò . Khi cho trứng vào khay , không nên xếp trứng quá chật và sát nhau , như vậy sẽ gây khó khăn cho việc đảo trứng và có khả năng làm vở trứng.

Bước 6Cắm điện. Đèn hiển thị sáng ở trạng thái từ 20o‑C đến 33oC. Sau 5phút đến 20 phút đèn hiển thị dao động (37oC – 38oC). Nhiệt độnày phùhợp cho trứng ấp gia cầm. 10 phút đến 30 phút máy tự động đảo trứng 1 lần. Máy ấp trứng luôn luôn cài đặt ở trạng thái 37- 38oC

Chỉ khi cần thiết thay đổi nhiệt độ từ ấp trứng gia cầm sang nhiệt độ ấp trứng bò sát.


Lưu ý cấm cho trẻ em sử dụng.

Đặt khay trứng lên vỉ sắt.

Đổ nước vào khay trắng (đối với dòng không lắp máy tạo độ ấm), đổ nước vào máy tạo ẩm và cắm máy (máy tạo độ ẩm đã chỉnh chính xác xin vui lòng không chỉnh máy)

Cắm điện.

Đèn hiển thị sáng ở trạng thái từ 20o‑C đến 33oC. Sau 5phút đến 20 phút đèn hiển thị dao động (37oC – 38oC). Nhiệt độ này phù hợp cho trứng ấp gia cầm.

5 phút đến 20 phút máy tự động đảo trứng 1 lần

Máy ấp trứng luôn luôn cài đặt ở trạng thái 37-38oC


Cách cài đặt Eliweli EW-181 (Trung Quốc)

Bấm đèn nháy

Tăng nhiệt độ lên xuống bằng nút:






Cách cài đặt: EU-3.1

Ấn giữ biểu tượng khóa 5 giây (nghe tiếng bíp) buông tay.

Bấm Set màn hình nhiệt độ nháy (tăng giảm nhiệt độ bằng nút )

Bấm Set màn hình hiện thị thời gian chờ đảo trứng nháy (tăng giảm thời gian đảo bằng nút )

Bấm Set màn hình hiện thị thời gian đảo trứng (tăng giảm thời gian đảo bằng nút ). Chú ý màn hình bên nhiệt tắt. (Có 1 số dòng máy mặc định thởi gian đảo 10 giấy.

Bấm Set màn hình hết nháy. OK. Sau 5 giây máy tự khóa




Cách cài đặt EU 4-1

Cài đặt thời gian đảo:

- Bấm biểu tượng khóa lần 1: màn hình bên tay phải nhấp nháy (thời gian chờ đảo) tính bằng 1h (tăng giảm theo ý người sử dụng bằng mũi tên lên xuống)

- Bấm biểu tượng khóa lần 2: màn hình bên tay phải nhấp nháy (thời gian đảo) tính bằng 1s (tăng giảm theo ý người sử dụng bằng mũi tên lên xuống)

- Bấm SET để thoát.

Cài đặt nhiệt độ và độ ẩm:

- Bấm SET lần 1: màn hình bên tay trái nhấp nháy (nhiệt độ) tính bằng 0,1oC (tăng giảm theo ý người sử dụng bằng mũi tên lên xuống)

- Bấm SET lần 1: màn hình bên tay phải nhấp nháy (% độ ẩm) tính bằng 1% (tăng giảm theo ý người sử dụng bằng mũi tên lên xuống)

- Bấm SET để thoát.


Bước 7: Kiểm tra quạt thổi. Nếu quạt không thổi , kiểm tra lại dắt cắm có thể chưa sát, và làm động tác quán tính quay cho quạt có thể bắt đầu. Nếu có sự hỏng hóc nào nơi quạt thì nên nhanh chóng thay quạt khác hoặc thông báo cho nhà sản xuất.

Lưu ý: Không nên tự ý thay đổi chủng loại quạt vì quạt khác chủng loại có thể không đúng yệu cầu kỹ thuật và mẽ ấp sẽ không thành công.

Bước 8: Hoàn tất việc bố trí lại nơi đặt lò ấp.


VẤN ĐỀ ĐẢO TRỨNG


* LOẠI MÁY TỰ ĐỘNG: máy sẽ thực hiện việc đảo trứng theo chu kỳ được lập trình sẵn.Chú ý: khi thấy khay trứng luôn luôn trong trạng thái nằm ngang (song song với mặt đất) vui lòng liên hệ với nhà sản xuất.

· Trong trường hợp muốn thay đổi độ nghiêng của khay ấp trứng xin vui lòng liên hệ với nhà sản xuất , mọi trường hợp tự ý thay đổi nhà sản xuất sẽ không chấp nhận bảo hành thiết bị.


PHƯƠNG PHÁP SOI TRỨNG

Cần có thiết bị soi chuyên dụng hoặc tự chế để việc soi trứng nhanh chóng và kết quả chuẩn xác

Sau 7 ngày cho vào lò ấp trứng có trống sẽ có hiện tượng một chấm đen có thể di động ly tâm xung quanh xuất hiện nhiều đường gân máu nhìn thấy rõ hình như một con nhện. Trứng có trống chia thành 2 loại, trống mạnh và trống yếu. Trống mạnh có hiện tượng là có nhiều đường gần máu chạy xung quanh điểm phôi như hình con nhện có nhiều chân, trống yếu thì xung quanh điểm phôi chỉ có 1-2 cọng gân máu chạy theo chu vi vỏ trứng, trống yếu không thể phát triển thành gà con. Lần soi trứng đầu tiên này dùng để loại trứng không có trống ra khỏi mẻ ấp, đồng thời phát hiện những trứng tiềm ẩn khả năng vỡ trứng trong quá trình ấp do bị rạn nức vỏ trứng.

Sau 14 ngày ấp, ta thực hiện lần soi trứng thứ 2. Cũng tương tự như lần soi trứng ban đầu, lần này dùng để loại bỏ trứng có trống yếu ra khỏi mẻ ấp. Trứng có trống yếu của lần soi này cũng sẽ không phát triển hoạc rất ít phát triển so với lần soi 7 ngày trước. Trứng có trống mạnh của lần soi đầu tiên sẽ phát triển đen một góc quả trứng.


PHƯƠNG PHÁP CHO TRỨNG LỘI NƯỚC: (nhằm hạn chế tình trạng sát trứng)


Tùy theo từng loại gia cầm & thủy cầm mà ngày cho lội nước có khác nhau. Nhưng vẫn đi theo một quy ước chung cho tất cả các loại là CHO TRỨNG LỘI NƯỚC TRƯỚC KHI NỞ 03 NGÀY.

Trước tiên, ta lấy một cái xô hay cái thau rộng và có mực nước cao chừng 10cm trở lên. Đặt thau nước chỗ nơi yên tĩnh cho đến khi mặt nước trong thau yên không gợn sóng. Ta nhẹ nhàng cho trứng vào thau nước. Thông thường trứng tốt sẽ nỗi lên và trứng hỏng sẽ chìm xuống. Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt là trứng mặc dù chìm nhưng vẫn lắc, hiện tượng này dân gian gọi là LỘI NGẦM. Trứng tốt sẽ lắc do gà con trở mình. Ta cứ cho trứng lắc thoải mái trong nước từ 30-60 giây. Sau đó lau khô trứng và cho vào lò ấp trở lại.

CHÚ Ý: Trong suốt quá trình ấp, trứng chỉ được cho lội nước 1 lần duy nhất.


LẤY GÀ CON RA KHỎI LÒ ẤP.


Sau khi khai mỏ đến khi nở thành gà con, quá trình này có thể kéo dài đến 24 giờ. Do đó, chúng ta không nên vộ vã dùng tay gỡ trứng gây chảy máu làm yếu gà. Nếu sau 24 giờ khai mỏ, gà vẫn không nỡ được thì ta có thể can thiệp bằng các gỡ bỏ lớp vỏ bên ngoài giúp gà con dễ thoát ra.Gà con sau khi nỡ lông rất ướt. Ta cứ để gà con trong lò cho đến khi loâng khô và bung tròn đẹp mắt. Thời gian tối đa cho gà con trong lò ấp sau khi nở là 4-6 giờ. Sau khoảng thời gian đó, ta nên chuyển gà con ra lồng ủ, đều chỉnh bóng đèn được đấu thông qua dimmer sao cho nhiệt độ nơi ủ gà con vào mức trung bình 33- 35 độ C. Không nên giữ gà con trong lò ấp quá lâu, vì như vậy gà con sẽ bị khô chân và chậm phát triển.

Lưu ý: Gàta : nở vào ngày 20-21, gà tre, thái, serama, tân Châu : nở ngày 18-19, gà rừng : nở ngày 17-18. Vịt ,chim trĩ: nở ngày 28. Ngan : nở vào ngày 35


CÁC ĐIỀU QUAN TRỌNG BẢO QUẢN TRƯỚC KHI CHO TRỨNG VÀO LÒ ẤP.


Điều 1: Trứng quá 7 ngày ở nhiệt độ ngoài lò sẽ làm giảm khả năng ấp nở xuống dưới 50%.

Điều 2: Gà nuôi nhốt chuồng , thiếu canxi , thiếu vitamin E- A- D và B complex sẽ làm cho chất lượng trứng kém và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nở của trứng gà.

Điều 3: Vỏ trứng không được lau sạch bằng khăn khô trước khi cho vào lò sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng nở của trứng. (tuyết đối không dùng khăn ướt lau trứng.)

Điều 4: Trong khoảng thời gian bảo quản trứng trước khi cho vào lò , vẫn phải đảo trứng ngày ít nhất 2 lần cách đều.


CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý THÊM


Thu nhặt và bảo quản trứng:Hàng ngày, gà bắt đầu đẻ trứng từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều, nhưng đẻ rộ từ 10 giờ sáng trở đi. Để đảm bảo trứng sạch khi ấp có tỷ lệ nở trên phôi cao, những gia đình có nuôi gà cần chú ý thu nhặt trứng hàng ngày ngay sau khi gà đẻ xong. Trứng xếp nghiêng vào khay hoặc rổ, rá, đầu to hướng lên trên, tránh va chạm, để ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ bảo quản tốt nhất không quá 18oC. Mùa hè không giữ trứng quá 5 ngày, mùa đông không quá 7 ngày. Trứng để lâu, nhiều trứng bị chết phô i, tỷ lệ nở thấp.


Chọn trứng ấp: Trước khi đưa trứng vào ấp, phải chọn những trứng có khối lượng đặc trưng cho từng giống không to quá hoặc nhỏ quá, tròn quá hoặc dài quá. Cụ thể trứng gà Ri phải có khối lượng 41-43g, gà Tàu vàng 45-50g, gà Tre 20-22g, gà Mía 55-60g, gà Đông Tảo 52-62g, gà Hồ 50-53g, gà Chọi 50-55g, gà Tam Hoàng 50-52g.


Vỏ trứng sạch, không rạn vỡ, buồng không khí (ở đầu to quả trứng) nhỏ, không có vệt máu hoặc dị vật ở trong.


Trứng để ấp bảo quản 5 ngày vào mùa hè, 7 ngày vào mùa đông. Hàng ngày gà đẻ xong, nhặt ngay trứng, xếp vào khay để vào nơi thoáng mát trong nhà, ổ gà đẻ chỉ để 1 quả làm mồi, quả này sau không ấp. Trứng cất giữ đến ngày thứ 3, hàng ngày nên đảo trứng.

3. Chú ý:

a. Khử trùng

Khử trùng máy ấp bằng formol và thuốc tím (mỗi 1m3 máy dùng 20cc formol và 16,6g thuốc tím). Đặt thuốc vào đĩa, để đĩa vào đáy tủ cho thuốc bốc hơi, đóng cửa và các lỗ thông khí của máy ấp lại trong vòng 45 phút. Sau đó mở cửa máy, quạt cho khí formol bay hết ra ngoài.

Trường hợp đơn giản nhất, bà con dung alcol (cồn) 90 độ tẩm vào khăn hoặc bông gòn vệ sinh lò sau mỗi lần ấp hoặc khi lò xuất hiệp mùi hôi khó chịu.

b. Các điều kiện cần thiết trong quá trình ấp: (CHỈ THAM KHẢO, NHIỆT VÀ ĐÔ ẨM ĐÃ ĐƯỢC HIỆU CHỈNH)


Nhiệt độ:

Gà


Chim Trĩ


Vịt – Ngỗng


Vịt Xiêm (ngan)

37,3 ~ 37,7oC


37,7 ~ 38,0oC


37,8oC


38,0 ~ 38,3oC


Nhiệt độ là điều kiện quan trọng nhất trong quá trình ấp. Nếu to cao quá gà sẽ khai mỏ sớm, con nở ra thường hở rốn khoèn chân, có lúc quái thai. Nếu to lên đến 41 - 42oC kéo dài 1 - 2 giờ phôi sẽ chết. Nếu thiếu nhiệt phôi sẽ không phát triển được, ngày nở kéo dài.

Độ ẩm:Trong giai đoạn ấp (1-18 ngày) độ ẩm thích hợp khoảng 55-65%. Giai đoạn nở (19-21 ngày) độ ẩm 80 - 85%. Nếu trong quá trình ấp, độ ẩm quá cao gà con nở ra sẽ nặng bụng, bên trong vỏ dính đầy chất nhớt. Nếu độ ẩm thiếu gà nở lông sẽ không bông, khối lượng thấp. Độ ẩm vừa đủ gà con nở ra chiếm khoảng 60-61% khối lượng trứng ấp.

Thông gió: Giống như các sinh vật khác, phôi gà cũng cần oxy của không khí để thở, đồng thời thải thán khí (CO2) và hơi nước ra ngoài. Cường độ trao đổi không khí tăng lên vào thời gian cuối vì cùng với sự phát triển của phôi, yêu cầu về dưỡng khí (oxy) cũng tăng lên. Người ta đã thí nghiệm thấy trong thời kỳ ấp đến ngày 16 yêu cầu về không khí trong một ngày đêm cứ 500 trứng cần 1m3 không khí, đến thời kỳ nở cần 4m3. Trong các máy ấp đều có lỗ thông hơi. Các lỗ này mở rộng hẹp tùy từng giai đoạn ấp có ghi rõ trong quy trình của từng máy.

Đảo trứng: Đảo trứng từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Lợi ích của việc đảo trứng là để cho to phân bố đều trên trứng và tránh trứng phải nằm nguyên một vị trí, phôi bị dính vào vỏ trứng không phát triển được, cuối cùng sẽ chết.

Soi trứng: trứng gà ấp đến 20-21 ngày sẽ nở. Thường soi 2 lần. Lần 1: (7 ngày) để loại những trứng không phôi hoặc chết phôi sớm. Trứng không có phôi lúc soi vẫn trong như trứng chưa ấp. Còn trứng chết phôi có đường máu đen hay chấm đen dính vào vỏ. Trứng phát triển tốt thì ở giữa có điểm đen, xung quanh có tia máu phát triển hình mạng nhện. Lần 2 (18 ngày) soi loại những trứng chết phôi hoặc phôi phát triển quá yếu.

Làm lạnh: Đối với trứng thủy cầm thường có thêm quy trình làm lạnh trứng, kéo khay trứng ra ngoài một ngày 2-3 lần.


Kinh nghiệm soi trứng gà theo chu kỳ


Hướng dẫn cách soi trứng gà theo từng chu kỳ ấp

Vào ngày thứ 2 sau khi ấp bắt đầu soiVào ngày 2 sau khi ủ bắt đầu. Đầu bắt đầu xảy ra cùng với đôi mắt và tim và các mạch máu bắt đầu phát triển.Ngày thứ 4 Não bộ được chia thành các não trước, não giữa, và não sau này.Trái tim phát triển lớn hơn và các mạch máu lan rộng vào các phim của lòng đỏ.Ngày thứ 6 Cánh và chân tay bắt đầu xuất hiện và bộ não và mắt trở nên rõ ràng.Phôi bắt đầu di chuyển của chính nó.Ngày thứ 8Bộ não được giải quyết vào đầu hoàn toàn.Cổ trở nên dài hơn, dự luật phát triển đáng kể; và cánh và chân tay được tách ra.Ngày thứ 10: Cánh và chân tay được tách hoàn toàn và hình thức các ngón chân.Tip tip phá vỏ trứng bắt đầu xảy ra và lông bắt đầu phát triển.Ngày thứ 12: Nó trở nên lớn hơn và bắt đầu nghe thấy lần đầu tiên. Lông phát triển để bạn có thể nhìn thấy chúng và khung trở nên rắn.Ngày thứ 14: Với sự đầu hạ xuống về phía thân cây, lại bị bẻ cong sang trái. Lông che phủ toàn bộ cơ thể với người đứng đầu về phía buồng khí.Ngày thứ 16: Khi đầu di chuyển đến dưới cánh phải, nó lắng xuống ở một vị trí tốt cho nởNgày thứ 18: Lượng nước ối giảm và con con chuẩn bị cho nở. Tới đây là thành gà vịt lộn rồi đấy ăn rất bổNgày thứ 19: Buồng không khí trở nên lớn hơn và lòng đỏ được giải quyết trong cơ thể.Dự luật này được tổ chức ra về phía buồng phổi không khí và hơi thở bắt đầu.Ngày thứ 20: Lòng đỏ này được giải quyết hoàn toàn trong cơ thể và rốn không đóng được. Lòng đỏ đó vào trong cơ thể sẽ trở thành một dinh dưỡng cho 2-3 ngày sau khi ủ úm.Ngày thứ 21: Gà bắt đầu sử dụng mỏ phá vỏ trứng để phá vỡ vỏ. Theo thời gian, nó sử dụng tay chân để đẩy vỏ và quay vòng để phá vỡ nó tròn.Độ ẩm thấp có thể gây ra lông khô-up để dính vào vỏ, ngăn chặn các con con từ quay tròn và vì thế từ khi nở. Nó mất khoảng 1- 2 giờ để phá vỡ vỏ hoàn toàn và được ra khỏi quả trứng.


STT


TÌNH TRẠNG


NGUYÊN NHÂN

1


Nở trễ


Trứng to.Gà giống già. Trữ trứng quá lâu. Nhiệt độ máy ấp quá thấp. Bào thai yếu. Cận huyết. Độ ẩm máy ấp quá cao

2


Nở chậm


▪ Trứng lộn xộn (kích cỡ khác nhau,tuổi gà giống khác nhau,thời gian lưu trữ khác nhau). Xử lý kém. Có điểm nóng hay lạnh trong máy ấp. Nhiệt độ ấp quá cao hay quá thấp.

3


Lông dính, lem lòng trắng


▪ Nhiệt độ ấp thấp. Độ ẩm ấp cao. Đảo kém. Trứng già. Trứng quá to.

4


Gà kẹt trong vỏ, mảnh vỏ khô dính lông


▪ Độ ẩm lưu trữ thấp. Đảo kém. Vỏ nứt hay chất lượng kém.

5


Nở sớm,rốn dính máu


▪ Nhiệt độ ấp quá cao.

6


Gà nhỏ con.


▪ Trứng nhỏ. Độ ẩm thấp. Nhiệt độ cao. Vị trí cao. Vỏ mỏng , rỗ.

7


Rốn không lành,lông măng khô,xơ xác


▪ Nhiệt độ ấp hay biến thiên đột ngột. Độ ẩm quá cao khi nở. Thiếu chất.

8


Gà yếu


▪ Nhiệt độ ấp quá cao. Thông khí kém ,lỗ thông của máy bị đóng bụi. Không khử trừng máy ấp trứng .

9


Vị trí bộ phận bất thường


▪ Đặt trứng với đầu nhỏ hướng lên. Đảo chưa đủ. Đảo quá nhiều vào giai đoạn sau. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Độ ẩm cao. Gà giống già. Trứng hình tròn. Thiếu chất. Chậm phát triển. Điều kiện xử lý và lưu trữ kém.

10


Dị tật


▪ Điều kiện lưu trữ kém. Trứng bị chấn động. Thiếu chất. Đảo chưa đủ. Nhiệt độ cao hay thấp. Thông khí thiếu.

11


Chân cong,ngón gãy.


▪ Nhiệt độ cao hay thấp. Thiếu chất.

12


Lông măng ngắn và thô.


▪ Thiếu chất ( đặc biệt là riboflavin). Nhiệt đô ấp cao.

13


Nhắm mắt lông măng dính vào mắt.


▪ Nhiệt độ ấp quá cao. Gà để trong máy ấp quá lâu sau khi nở. Máy ấp quá nhiều gió.

14


Trứng ung


▪ Trứng dơ. Trứng không được vệ sinh đúng cách( lau bằng khăn bẩn). Hơi nước ngưng tụ trên trứng. Xịt nước lên trứng. Nhiễm khuẩn trước khi bị ung. Nhiễm khuẩn khi cầm bằng tay dơ.

15


Bào thai nhỏ,gà còi cọc.


▪ Trứng nhiễm khuẩn. Gà giống bị bệnh. Thiếu chất.

16


Xuất huyết.


▪ Nhiệt độ ấp quá cao. Xử lý vụng về. Thiếu chất (vitamin K hay vitamin E ). Nhiễm khuẩn.

17


Đầu và sau gáy sưng.


▪ Thiếu chất.

18


Túi khí nhỏ, sút cân dưới 10%


▪ Đô ẩm cao. Vỏ rất dày. Nhiệt độ thấp.

19


Lòi não


▪ Nhiệt độ ấp cao. Nồng độ oxy thấp.

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG:
Máy ấp trứng phải được giữ vệ sinh và khử trùng sạch sẽ sau khi sử dụng. Nếu máy ấp trong tình trạng nhiễm khuẩn và không vệ sinh sẽ là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ nở kém!
 
Điều 3: Vỏ trứng không được lau sạch bằng khăn khô trước khi cho vào lò sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng nở của trứng. (tuyết đối không dùng khăn ướt lau trứng.)
bạn giúp mình giải thích rõ cho mình được ko ?
mình hay rửa trứng cho sạch bẩn, phân dính, bằng khăn dưới vòi nước chảy ... và để tự khô trước khi đưa vào lò ấp, như vậy có ảnh hưởng gì đến tỷ lệ nỡ ko ?
 
Cho minh hoi la minh muon ap đa kỳ mà mình xài có 1 máy thì đến ngày thứ 18 phải điều chỉnh như nào để những trứng vào sau vẫn phát triển tốt.
neu chi 1 me thi ha nhietxuong 0,3 do va the la no thoi con neu nhieu lua thi ke no
 
Mình làm như bài viết thì thấy khá ổn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra với mình là do mình có 1 máy ấp thôi. Chính vì vậy ấp đa kỳ thì mình cứ 1 chu trình 21 ngày (gà) và 28 ngày (vịt, ngan, ngỗng). Chính vì vậy mà mình có chút thắc mắc là liệu nếu mình luôn giữ nguyên nhiệt độ là 37.5 và độ ẩm là 65% RH và những trứng gần nở thì mỗi ngày nhúng nước nó 1 chút thì liệu tỉ lệ nở có cao hay không?

Chân thành cảm ơn.
 


Back
Top