Kỹ thuật canh tác lúa trên đất phèn nặng

  • Thread starter kietdoantrung
  • Ngày gửi
Đất rừng tràm thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang mới khai phá. Dự định đến tháng 11/2009 sẽ cánh tác năm đầu tiên. Xin hỏi:
- Cần phải cải tạo đất như thế nào, làm mương phèn với khoảng cách bao nhiêu mét là thích hợp, sử dụng phân gì để bón lót đạt hiệu.
- Khi bón lót có nên trộn vôi bột và phân lân văn điển chung không.
 


Đất phèn chia làm 2 loại: phèn tiềm tàng và phèn hiện hữu; đất của bạn thuộc nhóm nào? Còn nhiều thứ nữa... Bạn hãy tìm tài liệu nói về đất phèn. Mình xin góp chút ý kiến.
1. Đất phèn nên lót vôi + lân với tỉ lệ 500:300/ha.
2. Cần giữ nước trên ruộng trồng để ém phèn.
3. Ko nên bón các loại phân có gốc acid làm tăng thêm độ chua cho đất.
4. Cần sử dụng hiệu quả nguồn nước mưa để rửa phèn.
5. Áp dụng các biện pháp cơ giới phá đường mao dẫn nước như cày đất không lật đất...
Bạn nên tham quan vùng Mộc Hóa, Đức Hòa tỉnh Long An. vì vùng đó vừa bị phèn vừa bị mặn nữa.
 
Đất rừng tràm thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang mới khai phá. Dự định đến tháng 11/2009 sẽ cánh tác năm đầu tiên. Xin hỏi:
- Cần phải cải tạo đất như thế nào, làm mương phèn với khoảng cách bao nhiêu mét là thích hợp, sử dụng phân gì để bón lót đạt hiệu.
- Khi bón lót có nên trộn vôi bột và phân lân văn điển chung không.
đất phèn có thể khi gieo giống bạn trộn hạt giống cùng với Penac P chế phẩm của cộng hòa liên bang đức chế phẩm này sử dụng công nghệ nano giúp cải tạo đất và hạ phèn rất tốt. Chế phẩm này có thể ủ hạt giống, phun với thuốc cỏ, thuốc bảo vệ thực vật.
 
Cải tạo đất bị phèn

<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8"><meta name="ProgId" content="Word.Document"><meta name="Generator" content="Microsoft Word 11"><meta name="Originator" content="Microsoft Word 11"><link rel="File-List" href="file:///C:%5CUsers%5CAdmin%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> <o:p> </o:p>
Theo Tiến sĩ Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, để khai thác đất phèn trồng lúa đạt hiệu quả, cần phải kết hợp nhiều biện pháp như: <o:p></o:p>
· Thiết kế đồng ruộng thuận lợi cho cải tạo đất phèn<o:p></o:p>
· Hệ thống kinh mương chắc chắn, dùng nước ém hay xả phèn đúng lúc<o:p></o:p>
· Tăng cường sử dụng phân lân<o:p></o:p>
· Canh tác các giống lúa chống chịu phèn. <o:p></o:p>
Việc đánh rãnh trên ruộng lúa để xả phèn và kết hợp bón lót lân là biện pháp rất đúng và rất hiệu quả. Để có thể xả phèn tốt thì hệ thống kinh mương cần được thiết kế như sau: Một mương xả phèn với độ sâu khoảng 1 – 1,2m, rộng 1,5 – 2m và nối với kinh nguồn. Mương này còn có tác dụng giúp cho việc vận chuyển phân, giống, sản phẩm sau thu hoạch rất thuận lợi. Trong mỗi ruộng nên làm những mương giáp vòng quanh ruộng để xả phèn, bề rộng và sâu chỉ cần khoảng 50 – 70cm. Đối với những ruộng lớn thì nên xẻ thêm các mương xương cá trên ruộng nối với các mương giáp vòng để xả phèn tốt hơn. Theo kinh nghiệm một số nông dân thì sau khi trục đất lần cuối, lấy khoảng 10 – 15kg đất bỏ vào 1 cái bao nhỏ cột vào sau máy cày và đi theo từng đường sẽ tạo thành những rãnh xương cá. Nếu thực hiện được hệ thống kinh mương như trên thì khả năng đất thoát phèn sẽ rất tốt. <o:p></o:p>
Khi trồng lúa thì nhất thiết là phải có nước, đặc biệt là trên đất phèn cần có nước để rửa phèn. Nếu không có nước từ các kinh mương thì cũng phải tận dụng nước mưa nhưng năng suất lúa sẽ không cao. Trường hợp không có nước để rửa phèn, thì đầu mùa mưa nên đóng các cống bọng, nện dẻ bờ bao, cố gắng giữ nước lại trên ruộng. Khi giữ nước 1 – 2 ngày thì có thể trục qua một lần rồi xả nước ra để xả phèn. <o:p></o:p>
Cách làm đất để ruộng không bị xì phèn<o:p></o:p>
Làm đất thì bao gồm cày, trục hay bừa và san bằng mặt ruộng. Đối với đất phèn nhẹ trung bình thì có thể cày sâu khoảng 20 – 25cm, sau một thời gian sẽ làm cho tầng canh tác đất dày lên và tăng khả năng khoáng hóa chất hữu cơ, giảm được độc sắt. Đối với đất phèn nặng, có tầng phèn tiềm tàng gần tầng đất mặt thì không được cày sâu vì nếu cày sâu thì vô tình sẽ lật cả tầng phèn lên trên và gây độc cho lúa. <o:p></o:p>
Cày ải trên đất phèn thì cần chú ý: Đối với đất phèn nhẹ và trung bình thì có thể cày ải vì cày ải cũng có tác dụng cắt đứt được các mao dẫn phèn từ dưới lên trên và tạo điều kiện cho sắt hóa trị 2 (Fe 2<sup>+</sup>) là loại sắt gây độc cho cây lúa bị oxyt hóa chuyển sang sắt hóa trị 3 (Fe 3<sup>+</sup>) có màu vàng sậm không còn gây độc nữa. Trên đất phèn nặng nếu cày ải sẽ tạo điều kiện cho không khí chui xuống bên dưới tiếp xúc với tầng phèn và oxy hóa chất sinh phèn tạo thành chất độc gây hại cây lúa. <o:p></o:p>
Đối với đất phèn nhẹ và trung bình thì có thể làm đất nhuyễn để tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng tốt, nhưng trên đất phèn nặng thì cũng không nên làm đất nhuyễn quá vì nó sẽ tạo thành những mao dẫn giúp chất độc từ dưới dẫn lên trên và acid nhôm trong đất phèn sẽ có cơ hội giải phóng ra các độc chất nhôm. Mặt khác, khi làm đất nhuyễn các hạt đất kết dính lại với nhau thì khả năng thoát phèn, rửa phèn sẽ khó hơn. <o:p></o:p>
Việc làm mặt bằng trên đất phèn là rất quan trọng, bởi vì sản xuất lúa thành công trên đất phèn là nhất thiết phải dùng nước để ém phèn. Như vậy trên bề mặt ruộng nên cố gắng giữ một lớp nước khoảng 10 – 15cm và để làm tốt điều này thì mặt bằng ruộng phải bằng phẳng, càng bằng phẳng càng tốt. Nếu ruộng chênh nhau quá khoảng 15 – 20cm thì nên đắp bờ phân ruộng ra chứ không nên đào đất để san bằng thì sẽ lấy hết lớp đất mặt ở những chỗ gò đem xuống chỗ trũng và phèn bên dưới chỗ đất gò sẽ xì lên gây hại. <o:p></o:p>
Trong quá trình quản lý đất phèn thì trước hết là phải ngăn chặn không cho các vật liệu sinh phèn bên dưới có cơ hội tạo thành độc chất gây hại. Do đó việc dùng nước ém phèn là rất quan trọng mà căn cơ là hệ thống thủy lợi phải luôn được đảm bảo. Phải biết tầng sinh phèn nằm ở độ sâu bao nhiêu, nếu thấy ở tầng đó có trị số pH khoảng 3,5 thì phải ém phèn ngay ở độ sâu đó hoặc cao hơn một chút bằng cách luôn giữ mực nước trong các kinh mương ngang đó hoặc cao hơn. Như vậy, ngoài việc xẻ những kinh mương nội đồng trong ruộng lúa, thì nên xới xáo trên bề mặt ruộng để phèn dễ rửa trôi hơn. Lưu ý khi rửa phèn, nguồn nước phèn chảy ra từ các ruộng này sẽ rất chua và gây độc cho các cây trồng khác trong vùng nên cần phải có kế hoạch luân phiên rửa phèn. <o:p></o:p>
 
Chào bạn Kietdoantrung!

Khu đất mới khai phá bị nhiễm phèn, bạn trồng gì vậy. Năng suất cao không vậy bạn.
 


Back
Top