kỹ thuật ghép cà chua trên gốc cà tím

  • Thread starter sangtiensinh
  • Ngày gửi
chào các bác. quý vị nào biết kỹ thuật ghép cà chua trên cây cà tim xin chỉ giúp tôi, tôi cung tham khảm biet chút ít nhung chưa mua được ống cao su để ghép cây. các bác nào biết mua ống cao su đó ở đau xin chỉ giúp. tôi xin chân thành cảm ơn
 


Tôi ngờ rằng người viết bài này chưa thực sự ghép cây.
*
Thử nghĩ coi: cắt vát thân cây còn non, rồi nhét đầu
cắt vát đó vào trong một ống cao su nhỏ hơn nó, thì liệu
cái đầu cắt vát đó có còn không, hay bị bét nhè ra rồi?
Nếu 2 đẩu cắt bị bét thì làm sao có thể liền sẹo vào với
nhau thành 1 cây liền?
*
Nếu không muốn đầu cây non cắt vát bị nát, thì lỗ ống phải
nhỉnh hơn thân cây một chút. Như vậy thì nó làm sao giữ
chắc được 2 phần của cây ghép?
*
Xưa nay ghép cây đều phải tay quấn dây buộc cho chặt vừa
phải. Chặt quá hay lỏng quá đều hỏng mặc dù 2 đầu cắt đểu
gọn, chính xác, và đặt khít vào nhau. Trường hợp trên, nhét
2 đầu ghép vào trong một ống cao su, tỷ lệ 2 đầu cắt được
gọn, chính xác, và đặt khít vào nhau gần như không thể.
Sau khi buộc vết ghép, phải giữ khô ráo, và phải có nắng
nhẹ, nhưng bài trên thì tưới nưóc (khả năng bị nhiễm khuẩn
rất cao) và che hết ánh sáng 3 ngày liền. Coi như người ốm
mà bắt nhịn ăn liền 3 ngày, thì làm sao vết thương liền sẹo
được.
*

Tôi không rõ làm thế nào ra được tiêu chuẩn trên, nhưng hạt
giống tôi làm thì sau 3 ngày sẽ nẩy mầm 99% và lớn thành cây
rất to và khoẻ. Cách làm như sau:
*
1- Để giống trái cà gốc, tức là trái đẩu tiên khi cây cà đậu
trái.
2- Khi trái già, bắt đầu thối thì hái về lấy hạt.
3- Rửa hạt, rồi đãi bỏ các hạt không chìm hẳn xuống.
4- Phơi hạt dưới nắng 1 nắng tròn (1 ngày nắng gẵt và nóng).
Nếu trời nắng nhẹ, thì phải 2 ngày. Trong khi phơi, cần đảo hạt
cho khỏi dính, và khô đều 2 mặt hạt (hạt cà bẹt 2 mặt chứ không
tròn như hạt cải).
5- Cất trong lọ thuỷ tinh, đậy nilon cho kín, rồi vặn nút chặt.
6- Từ khi làm hạt và giữ trong lọ đến lúc gieo không quá 360 ngày.
7- Khi gieo thì độ ảm 100%, tốt nhất là trùm mảnh nilon lên trên,
nhưng không được để nước ngập hạt. Nhiệt độ ươm hạt là 25 độ C.
Không cần ngâm hạt nước nóng, mà cứ gieo hạt khô rồi tưới thật đẫm.
Mảnh nilon trùm lên giúp cho độ ẩm không duới 100%. Sau 2 ngày thì
bỏ mảnh nilon cho nắng chiếu lên lá mầm. Ngâm hạt có lợi là hạt được
ngấm nước vào trong chắc chắn và sớm, nhưng có cái dở là hạt bị ướt,
gieo rất khó đểu.
8- Gieo hạt xuống rãnh sâu 2 centimet cách rãnh khác 3 centimet.
Hạt cách hạt 1-2 centimet. Sau khi rắc hạt đêu như vậy, thì tưới
nước lên rất nhẹ, khiến cho rãnh bị san bằng, và hạt bị phủ dày
1 centimet mùn (đất gieo hạt là mùn phân xanh hoai kỹ 100%, không
có lẫn chút đất nào, vì hạt cà rất nhỏ, là mầm nhỏ xíu, nếu bị vùi
sâu dưới đất thật thì không thể đội đất lên được.
9- Sau khi nảy mầm mà được tưói ẩm đểu, nhiệt đô 25-30 độ, nắng hoàn
toàn, giớ nắng trên 12 giờ, sau 30 ngày thì nhổ lên, trồng trong cốc
cao 1 gang tay, miệng đường kính 10 centimet, đựng đầy mùn không có
trộn đất. Tuỳ ý cây lớn chừng nào thì đem ra trồng, hay làm gốc ghép.
*
Mùn ươm cây cà, tôi mua ở tiệm Mỹ, không biết công thức nó làm thế nào.
*

Chao anh,
Đọc qua 1 số bài viết của anh co thề thấy chắc anh làm nông nghiệp chĩ là tay ngang ( ở đây e không có ý chỉ trích gì anh cả, mà chỉ muốn nói rằng mình cần phải hiểu rõ bản chất vấn đề thì khi nói sẽ có sức thuyết phục hơn thôi nha anh). Các kỹ thuật gieo trồng thì tuỳ từng vùng miền, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau mà mình có thể áp dụng để mang lại hiệu quả kinh tốt nhất chứ không nhất thiết phải áp dụng đúng 1 công thức. Về việc ghép cà chua chắc anh chưa thực sự chứng kiến nên mới có những băn khoăn như vậy, thực ra thì việc này bên thái lan họ da lam từ khoảng giữa những năm 90 rồi an ah, ky thuat nay gio thi đã quá đơn giản rồi, (thực tế thì ở Việt Nam chĩ cần nhìn qua 1 lần 1 em bé 10 tuổi cũng sẽ làm được thôi, vì nó quá đơn giản và dễ mà,ty lệ sống là trên 90%). Anh đã hiểu sai khi mà nghĩ rằng ghép thì trái cà chua sẽ biến màu, trái cà chua sẽ chỉ biến đổi màu khi mà dùng hạt phấn cùa cà tím lai với hạt phấn của cà chua, còn ghép thi a chỉ hiểu đơn giản lá nó sống ký chủ trên gốc của cà tím thôi chứ không hề có sự lai tạo nào thì làm sao mà trái biến màu được, tuy nhiên thì có 1 chi tiết hơi nhỏ mà phải để ý thì mới biết được, đó là khi ghép cà chua trên gốc cà tím thì trái cà chua nó hơi cứng hơn chút xíu (nếu dùng để nấu ăn trực tiếp thì để ý mới thấy dược, tuy nhiên thì nó lại rất thích hợp cho việc chế biến bột cà chua , hay dùng làm nguyên liệu).
Bệnh trên cây cà chua ở trong vườn nhà anh, (héo xanh, héo vàng) là do nấm hoặc vi khuẩn gây hại, về mua mưa hoặc anh tười nước tràn thì bệnh này càng lây lan là đúng rồi, vi nó sẽ lây qua đường nước, nếu có điều kiện an làm hệ thống tưới nhỏ giọt thì sẽ hạn chế được bệnh, vụ sau a trồng qua chổ khác, (neu anh ghép tren goc ca tim thi benh nay se giam duoc khoang 80%), con neu khong khi cay ca chua cao khoang 15cm, anh lay 1 cong day dong xuyen ngang qua goc cay (cach goc chung 5-7cm) de tang suc de kháng cho cây. Truoc khi trong tuoi nuoc dung dich boocdo (CU(SO4)2), nong do 0,01-0,05%, công thêm rai vôi (voi dung cho nong nghiep hoac loai voi da tôi rồi) vao đất để hạn chế nấm bệnh lây lan (ngoai ra cung co nhieu loai thuoc bao ve thực vât có gốc đồng anh có thể sử dụng cũng được), e thì trồng rau theo phương pháp hưu cơ cho 1 số nhà hàng cao cấp ở VN và xuất khẩu nên đòi hỏi khá nghiêm ngặt nên khong su dung thuoc hoa hoc ma chi dung các biên pháp tự nhiên thôi, 1 số chia sẻ kinh nghiêm nhỏ cùng anh, chúc anh vui.
 


Khổ thân bạn, đó là sương giá. Bạn a ma tơ cả tiếng Việt lãn nông nghiệp. Người Việt kỹ tính không gọi là sương giá mà gọi là giá, tức hiện tượng có lớp băng mỏng trên mặt cây cối và mặt chậu nước nhỏ khi nhiệt độ chưa xuống dưới không độ và đã dưới 10 độ. Hiện tượng này xảy ra ở miền Bắc Việt Nam khi có gió mùa Tây Bắc thổi, nó rất khô, làm nước bay hơi nhanh, mặt nước lạnh đi đóng một lớp băng mỏng. Sương muối hay sương giá là hiện tượng giá nhưng có sương, xuất hiện cũng ở miền Bắc Việt Nam khi mà gió Tây Bắc thổi qua vùng đồng lúa hay rừng rậm, mặt trời nắng. Khi đó, nắng làm hơi nước bốc lên thành giá dạng hạt, đặc biệt nhiều khi sau một ngày nắng đến đêm trời nổi gió Tây Bắc. Cái ảnh bạn post ở trên đó là giá. Bạn bảo Việt Nam nhiều sương mù không sương giá thì đó không phải là đất nhãn vải, mà là miền Nam. Đất nhãn vải ở đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều sương muối và giá. Còn bạn kiện gì khi Miami không có băng như nhiệt đới, chẳng lẽ là Miami thì không trồng được nhãn vải hay sao nếu như khí hậu cho phép ? Mình có bắt người Mỹ nhà bạn đem nhãn vải lên trồng ở Alaska bao giờ đâu.

Chẳng có bà con Sài Gòn nào không thích ăn rau muống bao giờ đâu bạn ạ, rau muống là thứ rau cổ truyền của nhiều dân tộc, tiếng Tầu nó là không tâm thái. Thích hay không thích là tùy miền mà ưa loại rau muống nào mà thôi. Dân Hà Nội thích ăn rau muống bè truyền thống đồng bằng Bắc Bộ màu sẫm, còn dân Sài Gòn lại thích ăn rau muống trắng trồng cạn như người Tầu. Rau muống bè có mầu như rau muống hoang nên người không quen sợ chát. Cái mà người Hà Nội đem vào Sài Gòn năm 1975 không phải là rau muống, vì rau muống rau rút là thứ không thể thiếu với các món canh thủy sản. Nếu như có thể đến việc du nhập rau, thì sau 1975 Hà Nội chuyển sang cho giá vào canh bún-bánh đa-phở-mỳ tôm như Sài Gòn, còn Sài Gòn trồng rau mùi ta ăn phở như Hà Nội. Có thể kể đến nhiều thứ du nhập khác, như Hà Nội hay ăn lẩu còn hơn cả Sài Gòn mặc dù trước đây không ăn, còn dân Sài Gòn bụp thịt chó giềng sả tới bến. Món cuốn lừng lẫy của miền Trung miền Nam thì nay dân Bắc ních no căng rốn, còn tiết canh Bắc thì thay thế tiết canh kiểu Nam. Ngày nay dân Nam uống trà mạn như dân Bắc còn dân Bắc cũng cà phê đá lai rai như dân Nam. Đến cây húng láng của miền Bắc thì gói hạt giống của nó cũng đề thơm láng tiếng Miền Nam, vì các công ty miền Nam sản xuất giống.

Còn trám ngon thì đúng là ngon, nhưng nó chỉ ngon khi làm gia vị, cái vị mà nó đem lại là cực chát. Cái món ăn hay gặp nhất trong nhà hàng làm bằng trám là trám nhồi, cho dù có tẩy chát đi đến mấy thì nó cũng chỉ 1/10 là vỏ trám, còn đâu là nhân thịt. Người ta cũng có thể lấy ớt nhồi thịt, nhưng cũng như trên, không ai làm giầu được bằng trám đâu bạn ạ. Giả sử như trám có đắt thì chỉ béo dân Lào thôi, họ đầy trám hoang chẳng cần phải trồng.



1- Frost tiếng Anh, thì có nghĩa là Sương Muối.
Tôi nào có viết chữ Sương Giá đâu? Bạn hiểu sai thôi.
Việt nam thì sương muối hiếm, sương mù nhiều.
Tiếng Anh, sương mù gọi là Fog, không gọi là Frost.
Tôi cho bạn coi hình để thấy Sương Muối nó gây ra băng
như thế nào, mà bạn cũng không hiểu. Đương nhiên, người
ở Tây Nguyên, thì làm sao hiểu được sương muối ở Hà Giang
Cao Bằng? Đén người Hà Nội, mùa đông năm ngoài còn kéo
đàn kéo lũ lên coi băng tuyết ở Lạng Sơn nữa là. Bạn nên
đi một lần cho mở mang tầm mắt để viết bài dài hơn nữa.
*
2- Cái bảng Sương Muối ở Florida đó cho biết
các thành phố có sương muối như thế nào. Bạn vớ ngay
lấy thành phố Miami không có sương muối để lý luận,
mà không biết rằng cả 1 cái bảng bao nhiêu thành phố
mà chì có 1 thành phố không có sương muối thôi?
*
Còn Trám là trái rất ngon. Tôi ăn Trám từ nhỏ, và vẫn
nhớ mãi. Bạn không thích thì tuỳ. Người khác thích, và
vẫn trồng, vẫn mua bán. Nói xấu Trám thì nó cũng chẳng
thèm cãi. Tôi vẫn yêu nó mà bỏ ngoài tai lời chửi Trám
của bạn.
*
Tôi còn nhớ năm 1975, tôi vào Sài Gòn, thì bà con ở đây
tỏ vẻ khinh chê Rau Muống. Đến nay ở Mỹ, rau muống chẳng
tươi ngon mấy, mà giá bán cao ngất ngưởng bởi bà con gốc
Sài Gòn thích ăn, mua nhiều, mà đẩy giá lên. Bà con người
mua thức này, người mua thứ kia, mình đứng ngoài mà chê
chửi thức ăn thì thật không nên.
*
 
Huy Phúc nói
"tức hiện tượng có lớp băng mỏng trên mặt cây cối và mặt chậu nước
nhỏ khi nhiệt độ chưa xuống dưới không độ và đã dưới 10 độ."
*
 
Last edited by a moderator:
Mình chỉ ví dụ thêm một chút về công nghệ cao thế này.

Nước Mỹ nhà bạn có trình độ nông nghiệp cao phải biết. Tồng trọt thì chuyên trồng ngô và đậu tương cho lợn. Chăn nuôi thì bò thả rông, không kiểm soát được dịch bệnh, mới gần đây Việt Nam cùng toàn thể thế giới cấm thịt bò Mỹ trong 5 năm liền vì bệnh bò điên, có nước thả rồi lại cấm, lại toàn những nước thân mật nhất với Mỹ, nên không thể nói là do thù địch mà cấm nhau. Ở châu Âu thì đa phần người ta không chấp nhận bò thả rông, tức là dù có bò không điên mà thả rông cũng cấm. Nga là nước tuyết, thế mà cả thế giới lo lằng ngồi nhìn họ hạn hán vì lo đói, vì Nga thuy rất ít nắng nhưng cũng trồng được lúa mì cho người xơi và xuất khẩu. Còn Mỹ nắng chang chang, nước nhiều hơn thác, vùng nông nghiệp chính không hề có bão giông mưa lụt.... nhưng khi hạn hán thì chỉ mỗi lợn lo đói.


Lúc đó, có một đoàn nông dân Mỹ sang Việt Nam được hân hạnh lên TV theo một anh MC khá thời trang lúc đó. Lúc đó cũng là lúc kẻ cả bột ngọt Knorr sản xuất ở châu Á. Việc dừng bán này có nguyên nhan chủ yếu là do có quá nhiều mì chính trong đó, nhưng do không có luạt cấm mì chính, nên các hàng rào kỹ thuật được dựng lên với nhiều lý do khác nhau, trong đó có nguyên liệu là ngô, bị dình bán hàng ở châu Âu để chờ chứng minh rằng ngô đó không dính dáng gì đến biến đổi gen.


Một lý do thứ 2 quan trọng hơn là, phấn cây ngô biến đổi gen có thể lai sang các loại ngô khác. Điều này dẫn đến lẫn giống. Trong điều kiện như ta chẳng hạn, nếu phát hiện ngô biến đổi gien thì bột ngô của ta sẽ bị cấm ở rất nhiều nước, toàn những nước giầu có trả giá đăt và là gương mẫu để các thị trường tiêu thụ khác neo theo. Và chăc các bạn đã hình dung ra, sẽ rất khó gột rửa gen biến đổi trong các giống cây ngô của ta, cũng như rất khó có thể lấy được uy tín hàng hóa-nếu nnhư đã mất rất nhiều công để xây dựng nên. Chính vì thế, toàn châu Âu cấm chỉ tuyệt đối không được trồng ngô biến đổi gen.


Hai điểm trên là việc của người ta. Còn việc của ta lại ở mặt khác. Chúng ta đã biết, chúng ta không thể nào trồng ngô Mỹ đúng nghĩa, vì không ai phá lúa, phá cá, phá cà phê, phá hạt tiêu, hay phá vải nhãn đi mà trồng ngô Mỹ cả, vì lợi ích đem lại quá thấp. Chúng ta không quen trồng thức ăn cho lợn, chỉ quen làm điêu đứng thị trường thế giới hay khu vực mấy ngàn năm qua bằng cây đặc sản. Thực chất, chúng ta có những loại ngô ngắn ngày tốt hơn nhiều thứ lợn ăn đó, năng suất cao hơn, thích hợp với nkhí hậu hơn, thích hợp với điều kiện canh tác hơn.... vì người Mỹ không ưu việt lắm về giống ngô ngắn ngày.

Mình chỉ ví dụ, trong điều kiện canh tác kinh doanh có đủ vốn liếng chứ không tận dụng đất và nnhân công, thì các giống ngô Việt Nam đạt đến trung bình hơn 6 tấn /ha / vụ , thời gian sinh trưởng ba tháng. Nếu như áp dụng kỹ thuật ngô bầu trong kinh doanh quyết chiến quyết thắng, thì dùng bầu để tranh thủ được 2 tuần làm đất mỗi vụ, mỗi năm 4 vụ, trung bình 24 tấn, gấp 2,5 lần mức trung bình bên Mỹ. Còn nếu như 3 vụ chuyên canh cũng dễ dàng đạt 18-20 tấn. Nhưng như các bạn thấy, đương nhiên nông dân ta ít đầu tư nhiều cho ngô, năng suất không dược như thế, vì chỉ và chỉ để tận dụng đất rỗi, nhân công rỗi.... Trong khi đó, chúng ta trồng các cây khác giá trị hơn nhiều, đơn giản nhất là lúa 2 vụ và rau vụ đông ở miền Bắc. Người ta không thể cày cái vườn táo lên để cho cây ngô rồng xen tốt hơn, cũng như đất bãi lồi lõm không bao giờ đáp ứng đúng nước, nếu như có ai không muốn trồng dâu tằm, rau, hay hay khoai lang chẳng hạn...lên đất bãi, để có giá trị cao hơn.

Và vụ này còn cãi nhau nhiều, trong trước mắt thì chúng ta không thể nào giữ cho bầu trời sạch phấn ngô biến đổi gen, và vì thế đại đa số nước châu Âu sẽ biểu tình nếu chúng ta xuất khẩu thực phẩm có ngô Việt Nam sang đó. Thậm chí, nguồn giống ấy trồng thử chưa đủ thời gian thử thách như quy định nhà nước.

Ở đây, mình không phải là nói theo Mỹ không có trồng trọt công nghệ cao hay Mỹ không có trồng trọt công nghệ cao. Bản thân cái ngô biến đổi gen là công nghệ cao, người ta tìm mọi cách để tách lấy một gen chế thuốc sâu ở cây con nào đó, rồi gắn vào một cây ngô trồng hay ngô dại nào đó mà cây vẫn sống, rồi lai cây đó với các giống ngô khác.... đó thật sự là ký thuật cao. Nhưng người ta không thể ăn tầu vũ trụ mặc dù tầu vũ trụ cũng là kỹ thuật cao. Ngô cũng vậy, nếu như người Mỹ trồng được đồ cho người ăn, thì họ sẽ không phải là thức ăn cho lợn được sản xuất bởi kỹ thuật cao.


Một ví dụ về Đài Loan chẳng hạn. Chúng ta nhập khá nhiều giống của họ được sản xuất bằng nông nghiệp kỹ thuật cao, trong đó có đu đủ và các cây họ cà như cà tím, cà chua, ớt. Mà đặc sắc là những cây cà tím và cà chua được dùng cho việc sản xuất cà chua giống. Như chũng ta đã biết, con lai pha dòng như F1 có sức sống mạnh hơn bố mẹ, nhưng con cháu của nó tức F2 F3... thì phân hóa, và nếu là trồng đại trà không chọn sẽ là thoái hóa. Các cây như ngô thì tạo F1 dễ dàng, nhưng các cây tự thụ phấn như đu đủ, họ cà.... thì rất khó. Người Đài Loan đã chế ra các robot tự động, tự nhận dạng bông hoa,đốt cháy bầu phấn bằng laser, cũng như truyền phấn một số lượng khổng lồ các bông hoa li ti của họ cà. Giống đó bán rất được giá, khi chúng ta mua giống chúng ta cũng không để lại giống được, mà mùa sau lại mua tiếp giống của họ.


Với ngô, tạo con lai F1 dễ dàng cơ giới hóa hơn nhiều. Các công ty ở ta hay Trung Quốc trồng ngô bố mẹ thành các luống xen kẽ nhau, rồi dùng máy bẻ cờ của mẹ đi, sau đó chỉ lấy bắp của mẹ, toàn bộ được cơ giới hóa. Khốn khổ, những cái máy bẻ cờ bẻ bắp từng luống ấy người Mỹ cũng dek bít làm. Đừng nói là với lúa. Lúa thì người ta phải tìm ra giống lúa hoang dại nào đó, để khi lai ở một công thức nào đó, thì nó tự thui bao phấn hay nhị hoa đi theo yêu cầu, sau một vài lần phối giống theo các công thức đó mới cho ra giống lúa lai. Ở miền Bắc không thể sản xuất giống lúa lai đủ chất lượng. Hiện nay, là cường quốc gạo, nhưng chúng ta phải nhập hầu hết giống lúa lai từ Trung Quốc.

Ở Miền Nam hay ở Mỹ thì cũng đừng nói về sương muối hay giá của đất trồng nhãn vải. Ít nhất là, HP không bảo anh lên Alaska để trồng nhãn vải, mà trồng ở Mimami cũng được, nếu như biết trồng và cạnh tranh được với nông dân Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:
@ Huyphuc: tôi rất muốn trao đổi với bạn về kỹ thuật ghép cây, bởi qua các bài viết chứng tỏ bạn là người có kỹ thuật rất cơ bản. Xin được liên hệ qua mail: tinhvanhhp@yahoo.com. Mong gặp. Trân trọng.
 



Back
Top