Kỹ thuật nuôi cá ngựa thương phẩm

  • Thread starter tiduta
  • Ngày gửi
Tùy từng điều kiện từng vùng và mục đích sản xuất của người nuôi, có thể nuôi thương phẩm cá ngựa bằng hai hình thức: nuôi trong lồng hoặc trong bể xi măng.
1. Nuôi trong giai
- Chuẩn bị giai: kích thước 0,5 x 0,5 x 1m hoặc 1 x 1 x 1m. Lưới nylon, mắt lưới 4 – 6mm.
Giiai được đặt trong lồng, đặt ở những vũng vịnh, ít sóng gió. Nguồn nước trong sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn nước thảii. Độ mặn ổn định 30 – 32%<sub>o</sub>.
- Mật độ: 100 – 200 con/m<sup>3.</sup>
- Chăm sóc và quản lý:
+ Thức ăn: tương tự như nuôi trong bể xi măng
+ Thường xuyên vệ sinh lưới lồng để đảm bảo nước lưu thông qua lồng dễ dàng, giúp môi trường trong sạch, làm tăng lượng oxy hòa tan cho cá. Trong quá trình nuôi, theo dõi các yếu tố môi trường để có biện pháp quản lý kịp thời như là di chuyển lồng khi môi trường nước bị ô nhiễm đột ngột.
Cá ngựa nuôi trong bể xi măng hay trong lồng, sau 6 – 8 tháng, đạt cỡ 90 – 120mm về chiều dài, khoảng từ 8-13g/con thì tiến hành thu hoạch.
2. Nuôi trong bể xi măng:
Bể nuôi có thể đặt trong nhà đảm bảo đầy đủ ánh sáng, thể tích bể 4 – 6m<sup>3</sup>, hoặc nuôi bể lớn 100 – 300m<sup>3</sup> ngoài trời. Khử trùng bể trước khi nuôi. Trong bể bể bố trí các dây sục khi, treo dây nylon cho cá bám.
- Nguồn nước: lọc sạch, độ mặn: 28-32%o, nhiệt độ nước 26 - 30<sup>0</sup>C.
- Mật độ: 5 – 10 con/m<sup>3</sup>
- Chăm sóc và quản lý:
+ Thức ăn: cho ăn Atermia trưởng thành, Mysidacea, các loại tôm nhỏ còn sống hay đông lạnh. Cho ăn 3 lần/ngày tùy theo nhu cầu.
+ Thay nước: hàng ngày thay 20 – 30% lượng nước trong bể, sau 1 tuần thay toàn bộ, thay nước kết hợp với siphon đáy.
4.4.jpg

Nuôi cá ngựa trong bể xi măng. Ảnh: Đình Tâm
Phòng trừ dịch bệnh
Khả năng đề kháng của cá ngựa kém, nhạy cảm với môi trường xung quanh nên rất dễ nhiễm bệnh.
Một số bệnh thường gặp ở cá ngựa như: bệnh đầy hơi trướng bụng, bệnh phồng bong bóng, viêm ruột, mù mắt do thiếu ánh sáng...
Trong quá trình nuôi cần chú ý phòng bệnh cho cá, đề phòng với thức ăn tôm, tép vớt vùng nước đang có dịch bệnh. Ngoài ra cần thận trọng nguồn nước cấp vào, phải qua hệ thống lọc và khử trùng.

<!--Tac gia-->
Nguyễn Thị Mai
 




Back
Top