Kỹ thuật nuôi chim công xám/ gà tiền mặt vàng

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Công xám, hay còn gọi là gà tiền mặt vàng, là một trong bốn phân loài của dòng chim khá nhỏ, sống trên cạn, là loài bản địa ở khu vực Đông Nam Á. Đây là loài trĩ, thuộc chi gà tiền, họ trĩ. So với các loài chim khác, chim công xám là một loài vũ cầm rất đẹp và thân thiện với con người. Là đối tượng rất thích hợp để nuôi làm cảnh. Sau đây là bài giới thiệu tổng quát về loài chim này và cách chăm sóc chúng:
DSCF3590.jpg


Hình 1: Cặp gà tiền mặt vàng trong môi trường nuôi nhốt

(Nguồn: http://www.gbwf.org/phpBB3/viewtopic.php?f=12&t=1385&start=15)

Mô tả: Gà tiền mặt vàng có màu lông khá đa dạng, sắc lông đổ từ sáng nhẹ, xám lợt đến xám đậm. Con trống to hơn con mái, có các chấm tròn hoa văn hình con mắt màu xanh lá cây- xanh da trời, hoặc tím tía,..trên lông cánh, đuôi, và trên thân của nó. Hoa văn của con mái nhỏ hơn, và thường thì phần lông nâu chiếm đa số, nhiều hơn phần lông có màu sắc. Cả con trống và mái đều có đốm trắng trên mặt.

Khu vực phân bổ: khu vực Đông Nam á như Lào, Thái Lan, và đông nam Trung Quốc

Môi trường sống: là loài chim sống trên cạn, đi lại trên mặt đất, ở những vùng nhiệt đới. Chúng thích ăn côn trùng sống, một phần nhỏ trái cây, cỏ xanh.

Tình trạng bảo tồn: số lượng công xám trong tự nhiên đang giảm dần, nhưng vì chúng có chủng loài khá đa dạng, nên có thể tìm thấy nhiều trong tự nhiên. Loài này không nằm trong danh sách các loài đang bị đe dọa.

Tình hình nuôi công xám: Ở Đông Nam á, người ta thường nuôi theo từng bầy nhỏ, ở châu âu hay châu Mỹ thì khó ước lượng hơn, bởi vì thường chỉ có những chuyên gia về điểu học mới nuôi để nghiên cứu, và cũng rất ít thấy nuôi công xám.

Ấp trứng: Chim mái đẻ 2 trứng/lần, và đẻ nhiều lần trong mùa sinh sản (nếu trứng của nó được thu hoạch – không thấy trứng). Trứng nở sau 21 ngày, và chim mái ấp trứng cũng như chăm con khá tốt (nếu người nuôi để cho chúng tự ấp).

Vòng đời: Công xám có thể sống vài năm trong môi trường nuôi nhốt.

Kích cỡ: Chim trưởng thành có thể đạt kích cỡ hơn 75cm, nhưng đó là kích cỡ tính luôn cả bộ lông xù của nó. Thực chất bên dưới bộ lông, chúng có kích cỡ khá nhỏ, và chỉ nặng khoảng 2,5kg

Yêu cầu chuồng trại nuôi: Chim công xám là loài chim sống ở vùng nhiệt đới, do đó chuồng trại của chúng cũng phải đủ ấm (khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, cần chú ý chuẩn bị hệ thống sưởi, hoặc ủ rơm hoặc dùng đèn).

Chim công xám, hay gà tiền mặt vàng, là loài chim thân thiện, không hiếu chiến, dễ thuần. Nhưng có đặc điểm là chúng rất "nhiều chuyện", khá ồn ào.

Cho ăn như thế nào:

Chúng tôi thường cho chim trưởng thành ăn cám viên 16% khẩu phần, và cám vụn 20% khẩu phần, còn chim non thì cho ăn bằng cám bột hiệu Turkey Starter 25% khẩu phần.

Ngoài ra chim cũng thích ăn những loại rau củ khác (như rau diếp, cỏ gà, bồ công anh, cỏ xanh) và các loại quả (như cà chua, nho, dâu,...) nhưng không nhiều.

Mua chim giống

Tốt nhất là nên mua chim giống không đồng huyết. Nên hỏi người bán giống và yêu cầu đảm bảo chim giống không đồng huyết. Hiện nay hầu hết nguồn cung cấp giống là từ các trại tư nhân/ hộ nuôi nhỏ lẻ, không mua qua thương lái. Nếu là lần đầu tiên mua giống, nên tìm hiểu kỹ độ tuổi của chim giống, đã sinh sản lần nào chưa. Và nên nhớ kỹ là không phải tất cả các loài/cá thể chim công nào cũng sinh sản vào năm đầu tiên khi chúng đạt đến độ thành thục. Người ta thường không bán chim công đang nuôi làm cảnh, hoặc chim non. Nếu bán chim non thì thường là cho các trại nuôi đại trà để phục vụ cho nhu cầu săn bắn (môn thể thao săn bắn).

Nuôi sinh sản:

Có thể nuôi theo cặp

Chim công xám là loài "năm thứ hai", có nghĩa là chim mái sẽ bắt đầu đẻ trứng vào mùa xuân thứ hai tính từ khi nó mới nở (được 2 năm tuổi). Còn chim trống thành thục ở năm thứ 2 hoặc thứ 3.

Ở Bắc Mỹ, người ta cho chim công xám lai cùng dòng, và có kết quả khá tốt.

Điều kiện chuồng nuôi:

Kích cỡ chuồng nuôi: dài 1.8m x rộng 60cm x cao 30.5cm

Có thể nuôi ngoài trời với kích cỡ lồng không giới hạn.

· Trong hầu hết các trường hợp, người ta đều nuôi chim công theo cặp, hoặc ba con (hai con mái một con trống), bởi vì nếu nuôi hai con trống trở lên, chúng sẽ đánh nhau để giành quyền sở hữu con mái, đặc biệt là trong mùa sinh sản.

· Kích cỡ chuồng rất quan trọng cho việc sinh sản của bất kì loài vật nuôi nhốt nào. Nếu là loài nhỏ, như công vàng, thì kích cỡ chuồng tối thiểu phải là 3m bề dài, 2m bề rộng, cao 1m, cho 1 cặp chim sinh sản. Còn đối với loài lớn hơn thì kích cỡ tối thiểu phải gấp đôi kích cỡ vừa nêu. Độ cao của chuồng chim thích hợp nhất phải là 2m, để chim có thể thoải mái đi lại, thành chuồng nên bao bọc bằng lưới với độ dày mắt lưới là 25mm để ngăn chim sẻ và các loài có hại khác. Lưới phải được chôn xuống đất sâu ít nhất 15cm, bên góc phải thì chôn sâu 30cm, mục đích là chặn chuột bọ quấy phá.

· Nếu phải xây nhiều chuồng cho chim đẻ ở sát nhau thì nên lấy tấm ván che vách chuồng lại để những con chim trống không thấy nhau, hoặc để chim mái không hoảng sợ khi thấy mèo đi qua. Nóc chuồng cũng nên lợp lưới có độ dày mắt lưới tương tự như vách chuồng. Có thể dùng lưới nylon hoặc lưới bắt cá. Nhưng điều quan trọng là phải nẹp lưới lại để tránh chuột bọ hoặc sóc cắn, cạy nóc chuồng. Nóc chuồng làm bằng chất liệu mềm là để tránh cho chim bị "u đầu" khi chúng bay lên.

· Cần phải xây thêm 1 chuồng có mái che bên cạnh chuồng sinh sản của chim. Chuồng này phải đảm bảo đủ ấm, tránh gió lùa, càng nhiều ánh sáng càng tốt, và phải có cửa thông với chuồng chim sinh sản.

· Chim công thường có thói quen bay lên khỏi mặt đất càng cao càng tốt để đậu và ngủ vào ban đêm. Do đó, người nuôi nên đặt 1 khúc gỗ có đường kính 50mm, ở chỗ cao nhất dưới mái che để chim có chỗ đậu.

· Sàn chuồng cũng là yếu tố quan trọng cần phải chú ý. Lý tưởng nhất là làm chuồng trên bãi cỏ, chúng ta chỉ cần lót thêm 1 lớp cát dày 50mm, rộng khoảng 30cm dọc theo vách chuồng để tránh việc chim tạo thành 1 dải đất bùn dọc quanh vách lưới khi chúng bay lên bay xuống (nhiều nhất là bay đạp/bám vào vách chuồng). Ngoài ra, chúng ta cũng nên trồng thêm 1 ít bụi cây để cho chim trú khi thời tiết bất lợi hoặc khi chúng tìm chỗ làm tổ trong mùa sinh sản.

· Sàn của khu chuồng có mái che nên rải cát, để trứng rơi không bị vỡ. Và quan trọng là phải thông với chuồng sinh sản. Chú ý chỗ giao nhau của 2 khu vực phải được rào kỹ để chim không thoát ra ngoài.

Chim công nuôi làm cảnh không đẻ trứng quanh năm như gà, chỉ đẻ vào mùa sinh sản, thường là vào tháng Hai, hoặc tháng Tư, tùy địa phương. Để kích thích chim làm tổ, chúng ta đặt một cái hộp có kích cỡ 40 x 40 x 20cm trên cao, trong chuồng có mái che, bên trong hộp lót một ít đất, phủ lên trên là một lớp trấu, không lót cỏ khô.

Chim rất thường hay làm tổ và đẻ trứng vào trong hộp, hoặc nếu không thì chúng sẽ tìm một vị trí nào đó bên dưới một bụi cây để làm tổ đẻ trứng. Khi quả trứng đầu tiên ra đời, đừng động vào mà chỉ ghi lại ngày tháng đẻ. Thường thì chim mái sẽ chỉ đẻ 1 trứng trong ngày.

Như đã đề cập ở trên, loài công/trĩ nói chung sẽ đẻ khá nhiều trứng trong một mùa sinh sản, có thể lên đến 20-25 trứng (ngoại trừ công xám/gà tiền mặt vàng chỉ đẻ 2 trứng). Cố gắng để cho chim mái tự làm tổ và tự ấp, nếu bị làm phiền, hoặc có hơi tay người chạm vào quả trứng, chim mái sẽ bỏ mặc ổ trứng, không ấp nữa.

Trong trường hợp chim mái bỏ mặc ổ trứng, không ấp nữa; chúng ta có hai lựa chọn. Một là "nhờ" một con chim mái chuyên sinh sản khác "ấp giùm", hai là đưa trứng vào máy ấp.

Thời gian ấp trứng của từng loài công/trĩ chênh lệch nhau khá lớn, chẳng hạn như:

Trĩ bảy màu-vàng = 22 ngày; Trĩ bảy màu - bạc = 22 ngày; gà rừng = 19-21 ngày, gà lôi tai trắng và gà lôi tai xanh = 24 – 28 ngày, gà lôi Monal = 28 ngày; trĩ Wallich = 26 ngày; trĩ Edward (đặt tên theo một nhà động vật học người Pháp) = 22 ngày, trĩ Vân Nam = 25 ngày; gà tiền mặt vàng = 22 ngày.

Chúng tôi thường thu hoạch trứng chim 2 lần/ngày và đánh dấu ngày đẻ, chuồng đẻ lên trứng.

Trứng được xếp vào trong máy ấp đảo tự động hiệu Lyons Roll-X (Rx2) lưới 109 hay máy Turn-X lưới mắt nhỏ.

Nhiệt độ ấp thích hợp là 37.5 – 37.7 độ C. Độ ẩm 55%, luôn theo dõi và điều chỉnh dựa trên tiến triển của buồng khí bên trong trứng khi soi trứng.

Ở ngày cuối cùng của quá trình ấp, trứng được đặt trên một cái rổ ấp mắt lưới nhỏ có hình o-van (15cm x 7 x 7 cm) và đặt trong lò ấp hiệu Sportsman Ratite.

Sau khi trứng nở, chim non vẫn ở trong buồng ấp trong ít nhất 8 tiếng.

Hầu hết trứng chim trĩ/công/gà tiền đều phát triển tốt trong môi trường ấp 37.5 độ C, độ ẩm 55%RH. Khi trứng nở, nếu dùng lò ấp trứng, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng chim non kêu "píp, píp" trước khi nó tự mổ vỏ trứng để chui ra. Tốt nhất là nên để cho chim mẹ ấp, trong trường hợp này, nên để độ ẩm hơi cao, còn nhiệt độ thì hơi thấp hơn so với điều kiện của máy ấp.

Sau một vài giờ tiếp xúc với không khí, môi trường bên ngoài, chim non xù lông tơ, đây là lúc thích hợp để chuyển chim non ra cho chim mẹ, hoặc ra chuồng ú. Thường thì chim non hay túm tụm lại với nhau để giữ ấm. Có hai lựa chọn, chúng ta bắc một cái đèn vàng bên trên chỗ ú chim non và một là điều chỉnh nhiệt độ của đèn, hai là chúng ta nâng đèn lên cao hoặc hạ xuống thấp để giảm/tăng nhiệt độ cho chim.

Chúng ta có thể chuẩn bị chỗ ú cho chim non bằng vật liệu là thùng carton, bên trên bắc một cái đèn ú cách mặt đất khảng 15cm. Chúng tôi thường dùng chim mẹ bằng điện. Dưới chân của chim mẹ điện này có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, để khi chim non rúc dưới lòng chim mẹ, nhiệt độ tỏa ra từ chân chim mẹ (bằng điện) sẽ vừa đủ để giữ ấm cho các con. Có thể mua chim mẹ bằng điện từ những nhà cung cấp máy ấp trứng.

Chăm sóc chim non

Chim non có màu xám kem, mình cao dong dỏng, "chân dài".

Có thể nuôi chung trong lồng nhỏ/hoặc úp trong bu tròn có đường kính 45cm. Sau một vài ngày thì phân ra mỗi con ở trong 1 lồng nhỏ khoảng 5cm x 10cm, úm trong vòng 1 tuần. Có thể nuôi chung với chim cút, hoặc các dòng trĩ/công khác trong lồng 2cm x 15cm trong vòng 7-9 tuần. Sau đó có thể nuôi nhốt riêng từng con. Có thể cứ để chung cho đến khi bán. Chú ý là tất cả các lồng nuôi chim giống đều phải có thiết bị sưởi (đèn sưởi) ở đáy lồng, để đèn ở đầu bên này, máng cám và nước ở đầu bên kia của lồng. Các đèn sưởi nên có núm điều khiển nhiệt độ sưởi để chúng ta có thể giảm dần nhiệt độ khi chim non ngày càng lớn lên, cho đến khi hoàn toàn không cần dùng đèn sưởi nữa.

Đặt một khay cám nhuyễn vào trong hộp carton chứa chim non. Đặt thêm một cái đĩa nước, hoặc vòi (cho chim non tự hút nước). Chúng ta nên chú ý một điều là trong vòng 12-24 giờ sau khi nở, chim non vẫn còn sử dụng chất dinh dưỡng từ noãn hoàn, do đó chúng sẽ không ăn nhiều. Sau một ngày, chim non bắt đầu tập bay, chúng ta nên đặt một tấm lưới bên trên hộp ú chim, và chuẩn bị chuyển chỗ ở cho chúng. Khi di dời chỗ ở, cần nhớ mang theo đèn ủ ấm (hay chim mẹ bằng điện) theo cùng với chim non. Nâng dần đèn ủ lên 25mm sau mỗi tuần, cho đến khi chúng ta thấy chim non bắt đầu đi lang thang ra ngoài và ngủ bên ngoài hộp ủ.

Tiếp tục cho chim non ăn cám nhuyễn, và từ từ thêm vào khẩu phần của chúng một ít rau diếp. Luôn nhớ giữ nước uống cho chim được sạch. Nếu trong những ngày đầu chưa tập cho chim ăn cám được, chúng ta nên thử cho ăn bằng trùn/giun xay nhuyễn để kích thích khẩu vị của chúng.

Khi chim non được sáu tuần tuổi, nên chuyển chim ra chuồng ngoài trời, tốt nhất là nền cỏ, vách chuồng thấp, thoáng, một phần chuồng vẫn lợp mái che, trong mái che nên có thiết bị sưởi (đèn) giữ ấm cho chim non. Khi chim non đã quen với môi trường mới thì có thể bỏ hệ thống sưởi hoàn toàn.

Sau giai đoạn này, chúng ta thay đổi khẩu phần ăn của chim non trong 6-7 tuần tiếp theo. Có thể bổ sung thêm cám hỗn hợp vào khẩu phần ăn cũ của chim. Sau khoảng 8 tuần, có thể loại bỏ hoàn toàn cám nhuyễn và thay bằng cám hỗn hợp.

Màu sắc trên lông chim trống bắt đầu xuất hiện sau khoảng 24 tuần tuổi, và sau một năm thì hoàn thiện màu sắc, hoa văn.

Chim non rất dễ nuôi, nhất là khi chúng được nuôi chung với đồng loại. Nếu nuôi chung với các loài chim khác, chúng rất dễ bị bắt nạt vì bản tính khá hiền lành nhút nhát của chúng.

<em>Sưu tầm và dịch bởi Hà Thu

(Nguồn: ; <a href="http://www.pheasant.org.uk/informationforbeginners.aspx">http://www.pheasant.org.uk/informationforbeginners.aspx )

Một số hình ảnh tham khảo từ trang: http://www.gbwf.org/phpBB3/viewtopic.php?f=12&amp;t=1385&amp;start=15

DSCF3595.jpg


DSCF3594.jpg


DSCF3616.jpg


2010gpps.jpg

 


Last edited:


Back
Top