Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
Cùng 2 bạn kmnhi, maquemau :
Tui gõ sai. Biopod chứ không phải Piopod (Bio là biological). Giá của nó là 339 đô Úc. Tui mua là bởi tui muốn biết xem những điều tui định làm có giống được với họ phần nào không. Rõ-ràng là cách tui định làm sẽ không có kết-quả nhiều so với của họ. Nhưng do từ cái của họ, tui thấy được cái sai của tui và tui lại nghĩ ra được những điều có thể làm, thích-hợp với túi tiền của mình.

Hiện Dòi tui nuôi ra đó là con ruồi màu đen (hình chót dưới của kmnhi).
Bạn nói đúng về thức ăn dụ Ruồi Lính Đen. Giờ tui biết thêm về thức ăn và đặc-tính khác của loại ruồi nầy. Tui sẽ thực-hành trước rồi sẽ trình lại các bạn sau.
Thật ra, ngoài thì giờ gói ghém viết bài, tui vẫn mang cái tật cố-hữu là lúc nào cũng muốn tự tay làm những thứ mình thích. (Thì như vậy mới thích, phải không nào?)
Tui cũng thưa với bạn kmnhi là tui hết sức ngưỡng-mộ việc bạn bắt tay thực-hành vụ nuôi Ruồi Lính Đen. Tui đang có việc riêng, khó mà theo sát được việc theo sát việc nuôi ruồi lúc nầy. Sẵn đây xin thưa : sáng nay tui vừa đưa bà xả tui vô bệnh-viện thử-nghiệm trước, ngày mốt vào bệnh-viện nội-soi, cầu xin mọi việc ổn.
Tui không tiếp-tục được, nên những chi-tiết tui sắp trình-bày với bạn kmnhi đây chỉ là mới suy-luận, chứ chưa thực-nghiệm. Bạn kmnhi hiểu dùm tui nha!
Những loại thức ăn bạn nói, đúng là thứ RLĐ thích. Tui bỏ vỏ thanh-long, xoài đậy lên cục thịt đang có Dòi bu đầy hết để chụp hình. Bởi tui sợ bà xả tui thấy, bả sợ thì mất công lắm! Hì hì...
Xin bạn ghi nhận ý nầy của tui để suy-nghĩ sâu hơn, rồi ứng-dụng thử :
- RLĐ bị thu-hút bởi loại trái cây chua. Mấy loại Ruồi Lằn, Ruồi Nhà, Nhặng thì thích hết các thứ.
- RLĐ đẻ bên cạnh thức ăn. Khác với các loại ruồi kia, đẻ thẳng vào thức ăn.
- Dòi RLĐ tiết ra 1 chất đặc-biệt, có tác-dụng "đuổi" các loại ruồi khác không bén mảng tới.
- Sau khi RLĐ tạo thành 1 "vương-quốc" ổn-định rồi, thì chính mùi vị của nó sẽ : Hấp-dẫn RLĐ cái và đuổi các giống ruồi khác.
- Sau khi ổ Ruồi ổn-định, cho ăn thêm nhiều thức ăn động-vật, để có Dòi mập.
- Khó nuôi RLĐ cho đẻ lắm! Bởi trong nuôi nhốt, chúng không giao-phối.

Bạn kmnhi, nếu vài tháng nữa, không có gì trở ngại, tui sẽ về, anh em mình gặp,nếu bạn có hứng-thú. Tui sẽ trình-bày với bạn qua câu chuyện, tốt hơn là bằng bài viết. Bởi tui không có khả-năng diễn-tả cho rõ.
Thân.
---------------
http://www.rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=4501&PN=3&title=ti-sao-organics
Bạn kmnhi xem thử, bạn nầy nuôi thành-công rồi.
Thân
 
Last edited:
Lại gặp chú Thuy-canh ở đây. Xin đính chính với chú là cháu chưa thật sự thành công ở quy mô lớn đối với RLĐ. Cả hai năm trời thí nghiệm với RLĐ cháu chỉ đạt tới hai kết quả sau:
- Xử lý được rác nhà bếp: Với một thùng nhựa tròn khoảng 50lít và một lớp dòi RLĐ dày 7cm lớn nhỏ lủ khủ bên trong, toàn bộ rác hữu cơ từ nhà bếp gia đình được giải quyết gọn hằng ngày, với thành phẩm là 1 chai 500ml chứa đầy nhộng mỗi ngày.
- Cho giao phối và đẻ trong môi trường nuôi nhốt. Cái này cháu xác nhận là hoàn toàn có thể, với một cái mùng 6x2x2m, căng cách đất 60cm trên các trụ, chân trụ phải quét keo dính chuột để chống… kiến. Mùng được lắp ở ngoài vườn và che bằng tôn nhựa.
Tuy nhiên vẫn chưa thể tiến hành nuôi công nghiệp, vì những tồn tại sau:
- Chỉ mới thí nghiệm với rau củ quả dập, chưa thí nghiệm quy mô lớn trên phân gia súc. Phải là phân gia súc, vì nó là nguồn nguyên liệu đầu vào cực rẻ, đạt tới trình độ biến rác thành vàng, chứ biến ruột cá thành nhộng thì cũng tốn kém quá.
- Cái này mới nặng: lượng trứng đẻ ra vẫn quá ít so với dự kiến, đã vậy còn đẻ lung tung khắp nơi trong cái mùng rộng rinh, chứ không đẻ tập trung trong cái thùng đựng rác dùng để gom trứng. Xin báo luôn là trong thùng luôn có sẵn dòi RLĐ để “mồi chài” và trên thùng cũng gác đủ loại “bẫy trứng” bằng giấy carton, nhựa laphông…
Cháu đã đơn độc tiến hành thi nghiệm vào thời điểm 2007-2008, có tham khảo tài liệu trên mạng, đến Đại học Nông Lâm xin tài liệu… nhưng nói chung là TS Việt cũng không giúp gì được, có lẽ vì quá bận, và ở ĐH Nông Lâm thì đề tài RLĐ này thỉnh thoảng được lôi ra cho sinh viên viết đề tài tốt nghiệp, sau đó là báo cáo kết quả “thành công”… rồi xếp vô tủ, người dân miễn xem.
Đây là hình ảnh mà cháu nhớ mang máng là chụp trong nghiên cứu của TS Việt tại ĐH Nông Lâm, khi đó họ dùng thùng tròn chuyên dụng cho RLĐ:

DSC00846a1.jpg


Hồi đó cháu chưa có máy ảnh nên không lưu lại hình ảnh nào của thí nghiệm riêng. Nay thấy bà con cô bác lại thích thú với RLĐ nên cũng vui. Bạn nào muốn trao đổi thêm thì liên hệ qua YM hongocphuong1980, gặp gỡ online hay thu xếp offline cũng được.
 
Lại gặp chú Thuy-canh ở đây. Xin đính chính với chú là cháu chưa thật sự thành công ở quy mô lớn đối với RLĐ. Cả hai năm trời thí nghiệm với RLĐ cháu chỉ đạt tới hai kết quả sau:
- Xử lý được rác nhà bếp: Với một thùng nhựa tròn khoảng 50lít và một lớp dòi RLĐ dày 7cm lớn nhỏ lủ khủ bên trong, toàn bộ rác hữu cơ từ nhà bếp gia đình được giải quyết gọn hằng ngày, với thành phẩm là 1 chai 500ml chứa đầy nhộng mỗi ngày.
- Cho giao phối và đẻ trong môi trường nuôi nhốt. Cái này cháu xác nhận là hoàn toàn có thể, với một cái mùng 6x2x2m, căng cách đất 60cm trên các trụ, chân trụ phải quét keo dính chuột để chống… kiến. Mùng được lắp ở ngoài vườn và che bằng tôn nhựa.
Tuy nhiên vẫn chưa thể tiến hành nuôi công nghiệp, vì những tồn tại sau:
- Chỉ mới thí nghiệm với rau củ quả dập, chưa thí nghiệm quy mô lớn trên phân gia súc. Phải là phân gia súc, vì nó là nguồn nguyên liệu đầu vào cực rẻ, đạt tới trình độ biến rác thành vàng, chứ biến ruột cá thành nhộng thì cũng tốn kém quá.
- Cái này mới nặng: lượng trứng đẻ ra vẫn quá ít so với dự kiến, đã vậy còn đẻ lung tung khắp nơi trong cái mùng rộng rinh, chứ không đẻ tập trung trong cái thùng đựng rác dùng để gom trứng. Xin báo luôn là trong thùng luôn có sẵn dòi RLĐ để “mồi chài” và trên thùng cũng gác đủ loại “bẫy trứng” bằng giấy carton, nhựa laphông…
Cháu đã đơn độc tiến hành thi nghiệm vào thời điểm 2007-2008, có tham khảo tài liệu trên mạng, đến Đại học Nông Lâm xin tài liệu… nhưng nói chung là TS Việt cũng không giúp gì được, có lẽ vì quá bận, và ở ĐH Nông Lâm thì đề tài RLĐ này thỉnh thoảng được lôi ra cho sinh viên viết đề tài tốt nghiệp, sau đó là báo cáo kết quả “thành công”… rồi xếp vô tủ, người dân miễn xem.
Đây là hình ảnh mà cháu nhớ mang máng là chụp trong nghiên cứu của TS Việt tại ĐH Nông Lâm, khi đó họ dùng thùng tròn chuyên dụng cho RLĐ:

DSC00846a1.jpg


Hồi đó cháu chưa có máy ảnh nên không lưu lại hình ảnh nào của thí nghiệm riêng. Nay thấy bà con cô bác lại thích thú với RLĐ nên cũng vui. Bạn nào muốn trao đổi thêm thì liên hệ qua YM hongocphuong1980, gặp gỡ online hay thu xếp offline cũng được.
Ái dà, lời xác-nhận của bạn thật quý như vàng, nhưng tại sao lại hoàn-toàn có thể?
Ý bạn muốn nói là tụi nó để lung-tung, không vào đúng chỗ "dành sẵn" phải hôn?
Nhưng cứ biết là RLĐ chịu đẻ trong chỗ nhốt là được rồi.
Hoan-hô những điều bạn đã đạt được và chia sẻ.
Cám ơn bạn rất nhiều.
Thân.
 
Thực tế là việc gây giống trong khi nuôi nhốt RLĐ vẫn còn gặp vướng mắc, nó đã giao phối và đẻ, nhưng số lượng chưa nhiều. Cháu nghĩ nguyên nhân thứ nhất là môi trường sống của nó chưa phù hợp, và thứ hai là số lượng chưa đủ. Các tài liệu có cho biết số lượng trứng mà ruồi cái đẻ, nhưng có trời mới biết trong bao nhiêu con ruồi cái thì mới có một con...chịu đẻ. Còn cái mùng đó chỉ là giải pháp đầu tiên để nuôi nhốt, chứ thực ra cháu muốn một nhà lưới khoảng 50m vuông có trồng cây bên trong để mô phỏng sát hơn môi trường tự nhiên. Các tài liệu cũng nhận định là RLĐ bắt cặp và giao phối ngoài nắng.
Còn các bạn ở phía Nam có thể vui mừng vì thực ra khí hậu miền Nam cực kỳ phù hợp cho sinh trưởng của RLĐ. Nó đẻ và phát triển quanh năm suốt tháng. Trời lạnh thì nó sinh trưởng chậm lại chút đỉnh. Ở các vùng ôn đới thì nó ngưng hoạt động vào mùa lạnh, ruồi thì chết, nhộng thì không biến thành ruồi mà trốn kỹ dưới đất.
Chú Thuy-canh có thể tận dụng cái nhà lưới của chú. Chỉ cần đặt mua một ít nhộng trưởng thành còn sống thả vào mùn cưa đặt trong nhà lưới, nó thành ruồi rồi sẽ đẻ vào thùng thu trứng. Thùng thu trứng là một xô nhựa đựng rau củ dập đậy nắp hờ, dưới nắp gắn bìa carton. Chú phải che nắng cho thùng thu trứng lẫn cái Biopod của chú thì dòi RLĐ mới sống tốt được.
 
Bạn kmnhi,
Thỉnh-thoảng, tui ở Cây Da xà, có gần bạn không? Hỏi để khi có dịp, anh em mình nói chuyện chơi.
Thân.
khi nào anh về rảnh thì alo em s đt em 01633882843, anh em mình gặp nhau nói chuyện nha.
---------------
con ruồi cuối cùng trong hình của em up lên là con nhặng, coi vậy chứ dòi của nó kô ăn đạm thực vật đâu anh là do thịt cá phân hủy và cùng lúc trái cây phân hủy nó làm luôn một lúc mà thôi, cũng giống như nick bềnvững ở quận 12 nuôi dùng đầu ruột cá phối trộn với vỏ quả thơm cho dòi của con nhặng ăn nhưng vẫn kô thấy kinh tế đâu anh.
 
Last edited by a moderator:
Sẵn đây xin thưa : sáng nay tui vừa đưa bà xả tui vô bệnh-viện thử-nghiệm trước, ngày mốt vào bệnh-viện nội-soi, cầu xin mọi việc ổn.
em cũng hi vọng chị nhà kô bị gì hết.
Xin bạn ghi nhận ý nầy của tui để suy-nghĩ sâu hơn, rồi ứng-dụng thử :
- RLĐ bị thu-hút bởi loại trái cây chua. Mấy loại Ruồi Lằn, Ruồi Nhà, Nhặng thì thích hết các thứ.
kô có đâu anh chổ em để vỏ quả thơm (dứa, khóm) kô hề có mấy loại đó mà chỉ thấy loại ruồi nhà nhỏ và loại nhỏ tí ti thôi àh, kô hề thấy loại ruồi trâu và nhặng. vì em chỉ bỏ vỏ quả thơm chứ kô hề bo thêm thịt cá gì.
- RLĐ đẻ bên cạnh thức ăn. Khác với các loại ruồi kia, đẻ thẳng vào thức ăn.
- Dòi RLĐ tiết ra 1 chất đặc-biệt, có tác-dụng "đuổi" các loại ruồi khác không bén mảng tới.
- Sau khi RLĐ tạo thành 1 "vương-quốc" ổn-định rồi, thì chính mùi vị của nó sẽ : Hấp-dẫn RLĐ cái và đuổi các giống ruồi khác.
- Sau khi ổ Ruồi ổn-định, cho ăn thêm nhiều thức ăn động-vật, để có Dòi mập.
- Khó nuôi RLĐ cho đẻ lắm! Bởi trong nuôi nhốt, chúng không giao-phối.
cái này em cũng chưa kiểm nghiệm được vì mật độ dòi trong thùng còn ít quá nên em kô dám bỏ đầu cá ruột cá vào cho ăn. nhưng đám ruồi nhà vẫn còn bay vào đẻ.

Bạn kmnhi, nếu vài tháng nữa, không có gì trở ngại, tui sẽ về, anh em mình gặp,nếu bạn có hứng-thú. Tui sẽ trình-bày với bạn qua câu chuyện, tốt hơn là bằng bài viết. Bởi tui không có khả-năng diễn-tả cho rõ.
Thân.
khi nào anh về alo em, anh em mình gặp mặt nói chuyện.
---------------
Thực tế là việc gây giống trong khi nuôi nhốt RLĐ vẫn còn gặp vướng mắc, nó đã giao phối và đẻ, nhưng số lượng chưa nhiều. Cháu nghĩ nguyên nhân thứ nhất là môi trường sống của nó chưa phù hợp, và thứ hai là số lượng chưa đủ. Các tài liệu có cho biết số lượng trứng mà ruồi cái đẻ, nhưng có trời mới biết trong bao nhiêu con ruồi cái thì mới có một con...chịu đẻ. Còn cái mùng đó chỉ là giải pháp đầu tiên để nuôi nhốt, chứ thực ra cháu muốn một nhà lưới khoảng 50m vuông có trồng cây bên trong để mô phỏng sát hơn môi trường tự nhiên. Các tài liệu cũng nhận định là RLĐ bắt cặp và giao phối ngoài nắng.
Còn các bạn ở phía Nam có thể vui mừng vì thực ra khí hậu miền Nam cực kỳ phù hợp cho sinh trưởng của RLĐ. Nó đẻ và phát triển quanh năm suốt tháng. Trời lạnh thì nó sinh trưởng chậm lại chút đỉnh. Ở các vùng ôn đới thì nó ngưng hoạt động vào mùa lạnh, ruồi thì chết, nhộng thì không biến thành ruồi mà trốn kỹ dưới đất.
Chú Thuy-canh có thể tận dụng cái nhà lưới của chú. Chỉ cần đặt mua một ít nhộng trưởng thành còn sống thả vào mùn cưa đặt trong nhà lưới, nó thành ruồi rồi sẽ đẻ vào thùng thu trứng. Thùng thu trứng là một xô nhựa đựng rau củ dập đậy nắp hờ, dưới nắp gắn bìa carton. Chú phải che nắng cho thùng thu trứng lẫn cái Biopod của chú thì dòi RLĐ mới sống tốt được.
hihi bạn nói thì mình mới nói mình cũng gặp tình trạng như bạn
-chúng ít giao phối với nhau bỏ vô nhìu thì chỉ thấy vài con là đẻ còn nhìu con nữa đứng chơi
-và ở mùng nó cứ đẻ tứ tung kô chịu xuống thùng thu trứng để đẻ mới tức chứ cho nên mình nghĩ kô thể làm mùng để nuôi nhốt tụi rlđ được. mà muốn nuôi chúng chắc là phải nuôi trong nhà kính tạo một nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì chúng mới giao phối nhìu đẻ nhìu
---------------
ôi !thế còn việc làm "nhà" cho tụi nó sao rồi kmnhi ?vấn đề hơi nước có khả thi ?
chờ thông tin của em
đang túi bụi không có thời gian.để thực hiện thử rồi kmnhi ơi .
em vẫn còn tiến hành làm vẫn chưa có gì là khả quan hết anh ơi kô thể nuôi trong mùng được mà hiện tại thùng nuôi dòi đang giảm sl dòi còn ít lắm nên em cố gắng thành công sớm kô thì hết giống làm.
---------------
không biết ở vn mình đã có thùng chuyên dùng cho việc thu dòi thành phẩm chưa nhỉ ?
cái này hỏi ông Ts Trần Tấn Việt đó, ổng bít chổ đặt làm đó anh. kô thì anh chụp hình mấy cái biopod đó rồi đem ra cho tụi làm composit làm cho anh. mấy cái thùng dạng này tụi composit làm được hết àh.
---------------
Hồi đó cháu chưa có máy ảnh nên không lưu lại hình ảnh nào của thí nghiệm riêng. Nay thấy bà con cô bác lại thích thú với RLĐ nên cũng vui. Bạn nào muốn trao đổi thêm thì liên hệ qua YM hongocphuong1980, gặp gỡ online hay thu xếp offline cũng được.
mình cũng gặp kô ít khó khăn và vướng mắc như bạn khi thực hiện nuôi công nghiệp rlđ mình rất mong ai có kinh nghiệm chia sẽ với mình, mình gởi tin nhắn qua yahoo chat va mail cho bạn mong bạn hồi âm. thân
 
Last edited by a moderator:
Nhà kính nuôi RLĐ ở ViệtNam thì phải chạy máy lạnh nó mới khỏi bị chết nóng.
Ở Mỹ có luật không được để con trong xe hơi mà không có bố mẹ vì sẽ bị chết nóng.
Các đứa trẻ bị chết nóng trong xe hơi, phần lớn chết khi bố mẹ mua hàng mới
chỉ có trong vòng chục phút . Có đứa chết sau khi bố mẹ đi chưa đầy 1 phút.
 
Nhà kính nuôi RLĐ ở ViệtNam thì phải chạy máy lạnh nó mới khỏi bị chết nóng.
Dùng nhà lưới chứ không phải nhà kính chú ơi. Ở Củ Chi bạn cháu làm nhà lưới, tức là vây lưới xung quanh, mái che bằng nilon trong suốt, vẫn có thể trồng rất tốt các loại rau nhiệt đới. Không phải như nhà kính ở xứ lạnh, vừa làm bằng kính vừa kín, dùng để tích tụ nhiệt. Ở VN thì các vùng cao vẫn có nhà kính, còn ở SG mà làm nhà kính thì chỉ dùng để... tắm hơi hoặc... sấy nông sản thôi :5^:
Bạn nào muốn làm thùng nuôi có thể thu nhộng thì tham khảo mẫu này, đâu như ở Campuchia:

018.jpg


017.jpg


Còn mẫu này đâu như ở... Mã Lai:

021.jpg
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bạn jnbgyu nhiều lắm.
Tui cũng định sẽ làm như vậy, ngoài ra còn thêm phần tạo môi-trường thông khí trong ổ nuôi.
Báo tin vui với bạn cùng với bạn kmnhi :
- Hôm nay đi làm về, tui có xin được 1 ít rau cải nên mở ổ ra bỏ vô cho Dòi ăn. Không thấy có con Dòi nào hết. Mấy ngày nay cũng không thấy bất cứ con ruồi nào lảng-vảng. Nghĩ là có gì sai trầm-trọng nên tui định dọn sạch, làm lại.
Khi dọn, tui tìm ra điều nầy : Lúc mới bắt đầu, tui muốn cho đáy thùng thật thông, không bị nghẹt lỗ, nên tui đậy lên đó 1 cái rỗ. A ha! Ngay lúc tui dở cái rỗ đó lên, thì hình ảnh dưới rỗ là tui vui quá sức :
- Có chừng 1 ngàn con Dòi, trong đó có khoảng 200 con Dòi RLĐ!
Hì hì, cái rỗ đã nhốt mấy con Dòi ở dưới. Lúc còn nhỏ, chúng chui xuống, rồi không lên lại trên mặt được. Chúng ăn thức ăn chảy nước từ trên xuống.

Vậy, ở Úc cũng có RLĐ, trước đó tui thấy được 1 con, là "nó" đó. Vui! Rất vui!
Xin có ý-kiến :
- RLĐ nuôi không khó-khăn lắm.
- RLĐ nuôi không cần con giống.
- Thức ăn : Nếu gần chợ thì quá tốt. Hoặc các thứ phế-thãi có quán ăn. Nhà đông người nuôi được, đủ thức ăn cho Dòi.
- Tui mới có được chút kết-quả bước đầu, muốn nuôi rộng ra cũng khó, bởi tui đang ở ngoài phố. Sau nầy để tui liệu tính.
Kết-luận :
- Bà con nên nuôi nếu cần thức ăn cho gà vịt, chim, cá, cóc...
Thân.
 
Last edited:
Nhà kính nuôi RLĐ ở ViệtNam thì phải chạy máy lạnh nó mới khỏi bị chết nóng.
Ở Mỹ có luật không được để con trong xe hơi mà không có bố mẹ vì sẽ bị chết nóng.
Các đứa trẻ bị chết nóng trong xe hơi, phần lớn chết khi bố mẹ mua hàng mới
chỉ có trong vòng chục phút . Có đứa chết sau khi bố mẹ đi chưa đầy 1 phút.
-cái hiện tại mình đang thí nghiệm vẫn là khung bằng ống nhựa pvc bọc nylon bên ngoài nè, để ngoài trời nè có 1 lỗ thông hơi duy nhất thôi. nếu lần này mà tụi rlđ nó chịu giao phối và đẻ thì mình chụp hình lên còn kô thì mình làm cái khác
 
021.jpg

cái mẫu này hay quá .cám ơn bạc jnbgyu nhiều nha.cái này làm bằng tôn bền hơn ,dễ làm mà rẻ hơn gỗ rồi.không biết dưới có lỗ trống để thoat nước không bác
 
021.jpg

cái mẫu này hay quá .cám ơn bạc jnbgyu nhiều nha.cái này làm bằng tôn bền hơn ,dễ làm mà rẻ hơn gỗ rồi.không biết dưới có lỗ trống để thoat nước không bác
Mô hình nầy :
- Rất là hay
- Đơn-giản, dễ làm
- Ít tốn kém
Bạn thấy bên trái (tay mặt người trong hình)là chỗ "tự thu-hoạch Dòi"
Tui nghĩ, bên phải (tay trái người trong hình) thì phải có lỗ dưới đáy để nước chảy ra.
Từ mô hình nầy, mình có thể thêm :
- Cửa sau để thu-hoạch phế-thãi nuôi Trùn mà không làm xáo trộn Dòi.
- Bộ-phận thông-hơi : Thoát nhiệt vào thêm ốc-xy vào, không gây mùi hôi.
- Chỗ ruồi đẻ.
Cám ơn bạn jnbgyu rất nhiều.
 
một chủ đề rất hửu ích cho người chăn nuôi.
nhận thấy một số anh em rất tâm huyết tìm tòi về cách nuôi ruồi lính đen,vì thiếu đủ thứ cho nên không góp nhặt được gì cho chủ đề,chỉ biết chờ anh em...cái gút dần được mở.
con trùn quế,con dòi...rồi con....bà con sẻ được nhờ
những người thụ hưởng chân thành cảm ơn các bạn
thân
 
một chủ đề rất hửu ích cho người chăn nuôi.
nhận thấy một số anh em rất tâm huyết tìm tòi về cách nuôi ruồi lính đen,vì thiếu đủ thứ cho nên không góp nhặt được gì cho chủ đề,chỉ biết chờ anh em...cái gút dần được mở.
con trùn quế,con dòi...rồi con....bà con sẻ được nhờ
những người thụ hưởng chân thành cảm ơn các bạn
thân
Anh Vĩnh,
Vậy anh nuôi đi! Nuôi Dòi và nuôi Trùn cùng với nuôi cá bể cạn.
Thân.
 
kỹ thuật nuôi giòi chưa được biết nhiều lắm, các anh có thể nói rõ hơn không ?! mà Em cũng chưa được thấy lần nào hết ! hy vọng là em sẽ được nhiều kinh nghiệm từ đây ,biết đâu sau này em sẽ áp dụng được thì sao ?:D
 
kỹ thuật nuôi giòi chưa được biết nhiều lắm, các anh có thể nói rõ hơn không ?! mà Em cũng chưa được thấy lần nào hết ! hy vọng là em sẽ được nhiều kinh nghiệm từ đây ,biết đâu sau này em sẽ áp dụng được thì sao ?:D
Thưa bạn,
Nói rõ thêm những cái đã nói hay nói thêm cái mới?
 
Thấy các cô chú anh chị đang nuôi dòi thành công em cũng thấy khoai khoái rồi đó
Em ở vùng Long Khánh Đồng Nai ,không biết có anh chị nào gần vùng em đang nuôi Dòi thì cho em một hai địa chỉ để em đến Tầm sư - nuôi Dòi với
 
-cái hiện tại mình đang thí nghiệm vẫn là khung bằng ống nhựa pvc bọc nylon bên ngoài nè, để ngoài trời nè có 1 lỗ thông hơi duy nhất thôi. nếu lần này mà tụi rlđ nó chịu giao phối và đẻ thì mình chụp hình lên còn kô thì mình làm cái khác
Mình đã xem phần lớn các bài viết quan trọng trên raisesoldierfies.com, có hai vấn đề: số lượng ruồi phải được duy trì càng nhiều càng tốt (tối thiểu 500 con trong mùng), và phải duy trì nhiệt độ độ ẩm phù hợp.
Số lượng ruồi thì có thể tạo ra dần dần, còn việc tạo nhiệt độ và độ ẩm phù hợp thì cần thêm một số thiết bị. Ông bsfman có vẻ không gặp phải vấn đề ruồi đẻ lung tung. Chắc phải post bài hỏi ông ấy về việc này.

021.jpg

cái mẫu này hay quá .cám ơn bạc jnbgyu nhiều nha.cái này làm bằng tôn bền hơn ,dễ làm mà rẻ hơn gỗ rồi.không biết dưới có lỗ trống để thoat nước không bác
Mình sợ là tôn sẽ mau rỉ mục. Các thùng nuôi nên làm có đáy và có lỗ thu nước rỉ ra. Mình thích dùng ván cemboard hoặc prima (ván hỗn hợp dăm gỗ và xi măng, rất bền và chịu được nước). Thùng nuôi của ông bsfman làm không đáy, lâu ngày nước rỉ sẽ thấm xuống đất và thấm ra xung quanh, không vệ sinh lắm.
Thùng cần nắp đậy để tạo độ ẩm bên trong, và tạo bóng tối. Tuy nhiên cần kê cao hơn miệng thùng, hở ra một khoảng để ruồi vào đẻ và thoáng khí.
 
Bạn jnbgyu thân,
Cám ơn bạn đã giới-thiệu bài xem. Tui cũng có xem bài của ông bsfman, nhờ đó tui biết được ít nhiều. Bạn có nghĩ là các mô hình của ổng còn có-thể cải-tiến được rất nhiều không? Khi nào thuận-tiện tui sẽ làm. Chắc được.
Thân ái.
 
Back
Top