Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
-hiện mình đang ngưng thí nghiệm vì mùa này ở cần giuộc gió mạnh quá làm rách cái lồng rồi BSF thoát ra ngoài tự nhiên hết gần 1/2 nên mình thả chúng ra hết. với lại ống pvc chịu nóng kô nổi nắng trưa nung làm ống pvc cong quẹo hết, nên mình phải phá bỏ lồng nuôi để ít bữa nữa làm lại lồng khác mà nuôi.
 
trưa nay e và a Dũng có xuống trại vịt của a kmnhi . được a chỉ dạy rất tận tình. E cảm ơn a kmnhi đã giúp e có thêm kiến thức về ruồi lính đen. và tặng e số nhộng rld về làm giống. e chúc a luôn mạnh khỏe và gặt hái nhiều thành công hơn nửa.
 
Last edited by a moderator:
-hihi anh có thể hiểu đó là chất lỏng mà dòi BSF tiết ra để phân hủy thức ăn, ngoài ra chất lỏng này còn có phân tụi nó đi ra nữa.
---------------
-dòi BSF bò vào khoảng trống giấy carton và nằm im trong đó phải kô anh?
Bạn kmnhi,
- Nếu bỏ dăm bào vào hộp đựng Dòi sắp hóa nhộng thì chúng nằm rất im. Tui chưa thấy con nhộng nào thoát thành Ruồi.
- Dưới ổ nuôi của tui có lổ thoát chất lỏng. Tui mới vừa lấy ra để tưới cây thì thấy có hàng trăm con Dòi chết trong đó, có cả dòi RLĐ.
- Vạch thức ăn ra xem thì thấy ngoài Dòi lớn, còn có hàng ngàn Dòi lớn nhỏ đủ cỡ. Rất nhiều. Chờ chứng lớn, xem đó là Dòi gì.
- Có một số Dòi RLĐ chết (ngộp ?) trong thức ăn.

Bạn kmnhi và jnbgyu,
Đọc trên Mạng, thấy mấy tay trên đó đang tìm cách làm sao nuôi Dòi RLĐ, rồuu dùng phân Dòi nuôi Trùn, hoẵcc nuôi chung. Bởi hai loài nầy thích-hợp với môi-trường khác nhau. Nói rõ là về nhiệt-độ. Trong tiến-trình biến-dưỡng-chất, Dòi RLĐ sinh nhiệt, đến mức Trùn không chịu nổi. Hai bạn có ý-kiến gì không?
Tui đã nghĩ ra giải-pháp đáp-ứng. Nhưng như hai bạn biết, dù có nghĩ nhiều về giải-pháp, thêm 1 bớt 2 thế nào, thì khi ứng-dụng, 10 lần thì có sai hết 7-8.
Tui có quá ít thì giờ, mà lại muốn chính tay làm, để tiện nhìn thấy :
- Có khả-thi?
- Cần sửa đổi? Trước khi trình-bày lại với quý bạn.
Dù chưa biết là lúc nào, nhưng tui sẽ làm, bởi tui thấy cái lợi của :
- Nuôi Trùn
- Nuôi Dòi
Việc kết-hợp nuôi 2 giống nầy có thể là "không tưởng". Nhưng tui đã thấy được mức khả-thi không thấp.
Việc nuôi Dòi của tui đến đây xem như khá đủ.
Thân.
 
@chú Thuy-canh: việc dòi bị chết trong thùng nuôi hay trong nước rỉ là bình thường. Tụi nó chen lấn tranh giành nhau mà sống nên những con yếu sẽ chết. Cũng có những con bị ngộp nước mà chết. Những con khoẻ mà bị "nhấn nước" 2 giờ thì cũng toi thôi. Bởi vậy người ta rất chú ý khâu thoát nước và không cho ăn những loại rác chứa quá nhiều nước.
Giờ thì chắc là trong thùng nuôi của chú có 99% là dòi RLĐ. Những con dòi RLĐ từ khoảng 2-3mm là cơ thể đã chia khoang rất rõ, và đầu đuôi nó tròn như đầu đạn súng lục chứ chưa có "mỏ nhọn" giống con lớn.
Có những tài liệu xác nhận việc kết hợp hai giống RLĐ và trùn để xử lý rác, nhưng họ cũng nói là không thể cho tụi nó ở chung. Chú buộc phải cho rác vào thùng cho dòi xử lý trước, sau đó khi lớp chất thải bên trong cao lên thì móc phần dưới đem cho trùn ăn.
Nếu chú đã có một thùng nuôi trùn ổn định rồi thì cho rải rác từng khối chất thải này vào, trùn sẽ ăn dần dần. Không nên đổ toàn bộ vào một lúc, vì thường thì chất thải này nó sũng nước như bùn, đổ ngập thì trùn ngộp.
Hồi trước cháu cũng thử nuôi trùn bằng chất này rồi, nhưng vì không đúng giống trùn quế nên tụi nó chết hoặc bò đi hết. Sau một tháng thì chất thải đó cũng thành phân bón hữu cơ tơi xốp, chỉ có điều là sót lại những loại cành cây, cuống trái cây, xương...chưa mục hết lẫn trong đó.


@kmnhi: Kết quả thí nghiệm như vậy là rất khả quan. Nhưng cần lặp lại ở mức cao hơn, cũng nhân tiện tiến hành gây giống. Mình có dư vài chục mét sắt V lỗ, nếu bạn cần thì mình chở sang để bạn làm chuồng ruồi cho vững vàng.
 
Bạn jnbgyu,
Nếu có sắt để bạn kmnhi làm khung lồng thì hay quá! Kinh-nghiệm làm mấy khung nầy tui có khá nhiều, nhưng ở xa quá. Bạn kmnhi khi làm để ý thêm nách chéo, góc tam-giác, sẽ làm khung chắc hơn.
Việc xúc cứt Dòi đem ra nuôi Trùn chắc-chắn sẽ thất-bại, do bởi mùi của Dòi trong cứt sẽ quyến-rũ RLĐ tới đẻ trong ổ Trùn. Vậy chỉ còn có cách nuôi chung 2 giống nầy trong cùng 1 ổ, bằng 1 mô-hình thích-hợp. Làm như vậy, trước mặt chúng ta có 3 vấn-đề :
1- Thỏa-mãn nhiệt-độ riêng cho từng loại : Dòi nóng, Trùn lạnh.
2- Thu-hoạch Dòi và Trùn.
3- Trùn có chịu ăn cứt Dòi? Hay sẽ giành ăn thức ăn tươi với Dòi?
Hai bạn có ý-kiến gì với phần (3) không?
Thân.
 
Trùn không bao giờ ăn cứt của con khác .
Nếu nó ăn cứt của các con khác (động vật lớn),
ấy là nó ăn thức ăn chưa tiêu mà thôi.
Chúng chỉ ăn thức ăn thừa trong đó,
nhưng thức ăn nguyên thì chúng thích hơn.
Cứt của giòi thì chẳng còn chất gì nữa mà ăn.
Chỉ còn vi khuẩn là có thể ăn được cứt giòi và cứt trùn.
*
 
nuôi dòi lợi hay hại

mình cảm thấy nuôi dòi cũng rất hiệu quả trong chan nuôi , nhưng một điều mà mình phân vân không biết có nên nuôi hay ko . vì mình nuôi gà mà gà thì rất thích ăn dòi nhưng ruồi là một loại mang nhiều mầm bệnh và có khả năng phát tán và mang mầm bệnh đi rất xa vì vậy có một số bệnh ở gà có khả năng lây truyền cao và nguy hiểm ( vd : gumboro , dịch tả ....) và nếu trên ruồi có mang những mầm bệnh như trên thì ko biết khi gà ăn vào thì có gặp vấn đề gì ko . mong được quý bà con tư vấn giúp mình nhé . mình xin cảm ơn .
 
Trùn không bao giờ ăn cứt của con khác .
Nếu nó ăn cứt của các con khác (động vật lớn),
ấy là nó ăn thức ăn chưa tiêu mà thôi.
Chúng chỉ ăn thức ăn thừa trong đó,
nhưng thức ăn nguyên thì chúng thích hơn.
Cứt của giòi thì chẳng còn chất gì nữa mà ăn.
Chỉ còn vi khuẩn là có thể ăn được cứt giòi và cứt trùn.
*
Bác anhmytran
Dòi ăn bất cứ thứ gì trước đây từng có sự sống, động-vật cũng như thực-vật. Khi ăn, chúng tiết ra phân-hóa tố để làm thức ăn phân-hủy nhanh cho dễ ăn. Các giống ruồi có khả-năng đánh hơi động và thực-vật "không còn sự sống" nhanh chậm khác nhau, nên Ngành Pháp-Y lợi-dụng đặc-tính nầy để định thời-gian "nằm chết", bằng cách xem giai-đoạn tăng-trưởng đang có của các giống Dòi đang có mặt.

Dòi ăn cứt các động-vật khác, bởi trong đó có đạm. Ruột con người dài <> 6m, vậy mà vẫn không lấy hết đạm, do đó nhiều con vật khác ăn lại được. Ruột con Dòi ngắn hơn nhiều...

Trùn hấp-thu chất dinh-dưỡng trong thức ăn, và đạm từ xác vi-khuẩn trong ruột Trùn. Đây là nguồn thức ăn quan-trọng của Trùn.
Bác đồng ý không?
Thân.
 
Ruột càng dài, thì thời gian thức ăn được tiêu hoá càng lâu .
Ruột càng nhỏ, thì thức ăn càng tiếp xúc với mạch máu và ngấm vào máu nhiều hơn.
Đạm còn trong thức ăn qua bộ tiêu hoá của người còn tuỳ vào tốc độ đi qua nữa.
Người Mỹ có thói quen ăn rất nhiều thịt và ăn căng dạ dày, nên tốc độ đi rất nhanh,
trong khi ở các nước nghèo, vừa ăn không đủ no, vừa ít đạm trong thức ăn . Vì vậy
cứt người ở trong các nhà tù nghèo thì hầu như chẳng còn đạm mà giòi sống được nữa.
Bộ tiêu hoá của Giòi rất nhỏ, hiệu suất tiêu hoá rất cao . Nó còn tiêu hoá bằng
cách ngấm thức ăn qua da nữa.
*
Bác nói đúng . Giòi có nhiều giống . Có giống ăn thịt bò, thì không có trong xác
heo chết . Giòi ăn thịt heo chết, thì không có, hay có rất ít trong mắm tôm .
Mắm tôm, mắm cá mà có giòi thì sau đó, chỉ có mùi giòi, nhưng chẳng còn có vị gì
mà có thể ăn được nữa. Xác động vật bị có nhiều giòi, thì mùi tanh của cứt giòi
bốc lên, chứ thịt đó cũng không thể thối được nữa. Giòi ăn thực vật, có lẽ là giòi
RLĐ, và cứt của nó chỉ là nước bùn có rất ít đạm mà thôi.
*
 
mình cảm thấy nuôi dòi cũng rất hiệu quả trong chan nuôi , nhưng một điều mà mình phân vân không biết có nên nuôi hay ko . vì mình nuôi gà mà gà thì rất thích ăn dòi nhưng ruồi là một loại mang nhiều mầm bệnh và có khả năng phát tán và mang mầm bệnh đi rất xa vì vậy có một số bệnh ở gà có khả năng lây truyền cao và nguy hiểm ( vd : gumboro , dịch tả ....) và nếu trên ruồi có mang những mầm bệnh như trên thì ko biết khi gà ăn vào thì có gặp vấn đề gì ko . mong được quý bà con tư vấn giúp mình nhé . mình xin cảm ơn .
Thưa bạn Hai Lúa,
Điều bạn ưu-tư rất có căn-cứ. Tui cũng nghĩ như bạn, nên tui hết sức thận-trọng khi chăm sóc ổ Dòi. Với Trùn thì khác, vi-trùng sau khi đi qua cơ-thể Trùn, bị giết chết gần hết. Nên cứt Trùn xem như an-toàn.
Các bạn đã từng nuôi Dòi (bất cứ giống nào) cho gia-súc, gia-cầm ăn, xin cho nhận-xét.
Thân.
 
Điều bạn ưu-tư rất có căn-cứ. Tui cũng nghĩ như bạn, nên tui hết sức thận-trọng khi chăm sóc ổ Dòi. Với Trùn thì khác, vi-trùng sau khi đi qua cơ-thể Trùn, bị giết chết gần hết. Nên cứt Trùn xem như an-toàn.
Các bạn đã từng nuôi Dòi (bất cứ giống nào) cho gia-súc, gia-cầm ăn, xin cho nhận-xét.

rửa giòi bằng thuốc Tím pha theo tỉ lệ 7/10000. Ngâm giòi vào thuốc tím trong vòng 5 phút sau đó vớt ra cho ăn " Tìm tài liêu của Việt Nam và trên mạng web việt nam hoàn toàn không có bất cứ dòng nào nói về việc rửa sạch giòi bằng thuốc tím . May mắn là cháu tìm được điều này trong một tài liệu của Trung Quốc. Thôi thì cứ bắt chước Tàu khựa vậy nha các bác.

@Kimnhi: Em nhận được Mail của anh rồi . Em vẫn đọc chủ đề này . Nhưng có lẽ em ko nuoi RLD vì một số lý do . Em thấy khoái con ruồi Trâu hơn vì tiện lợi và cũng vì em chỉ có thể nuôi vài tháng Hè thôi . Mùa đông em ko cần lắm .
 
Nghe các bác nói về ruồi dễ mang bệnh truyền nhiễm tôi đã hơi nản
nhưng nghe đến đoạn khử trùng giòi bằng thuốc tím thì nản hẳn.
*
Có lẽ vì vậy mà người Mỹ chỉ nuôi giòi Ruồi Lính Đen?
*
 
Hai bạn kmnhi và jnbgyu,
Báo tin vui với 2 bạn : Tui theo cách trên Mạng, dùng giấy các-ton làm chỗ đẻ, treo thòng xuống sát thức ăn. Sáng hôm sau xem lại thì thấy có 1 cụm trứng RLĐ. Chiều về thì thấy có tới 5 cụm. Trưa hôm sau xem lại thì 5 cụm trứng đó không còn, mà lại có 3 cụm khác.
Nhưng có điều nầy :
- Ruồi lằn bu quanh và chui vào ổ rất nhiều.
- Trong ổ đang có thật là nhiều Dòi, chờ lớn xem là Dòi gì.
- Đủ cỡ Dòi lớn nhỏ, rất nhiều, rớt xuống keo hứng nước dịch.
- Mở nắp ra thì có mùi nồng-nồng 1 chút, nhưng vẫn không phải là mùi gây khó chịu.
Thân.
 
-hiện tại mình chưa thể làm tiếp quy trình nuôi công nghiệp với sl lớn BSF được vì mình đang suy nghĩ cách làm lồng sao cho thật hợp lý để dễ chăm sóc và tiện lợi cho mình mang đi về.
@all-nói chung làm giống ruồi thường nếu anh em sử dụng giống tự nhiên ngoài tự nhiên mà kô nuôi nhốt trong lồng thì phải cần dùng thuốc tím rửa sạch trước khi cho ăn vì giống này mang mầm bệnh từ nơi này qua nơi khác, còn anh em sử dụng ruồi ngoài làm giống nuôi nhốt trong mùng, thì cần rửa sạch dòi trước khi nó hóa nhộng rồi nuôi nhốt vào trong mùng rồi cung cấp thức ăn, nước uống, chổ đẻ sạch cho nó thì nó có mầm bệnh gì đâu.
@nuoide : anh tính thực hiện một số thí nghiệm để em và anh em ngoài đó có thể nuôi BSF vào mùa đông.
---------------
@nuoide -tuy giống BSF thời gian dài thật nhưng cũng có những mặt lợi của nó chứ cũng giống sâu super worm vậy đó em nuôi super worm được chẳng lẽ kô nuôi được BSF, anh nhẩm sơ qua thời gian cho em thấy. trứng cần 4 ngày để nở thành dòi trong môi trường nóng ẩm nhưng môi trường lạnh có thể cần đến 7-10 ngày mới nở, dòi từ lúc nở đến lúc bò ra khoảng 7-10 ngày, khi bò ra ngoài rồi nó kô cần ăn uống mà vẫn sống khoảng 10 ngày nữa mới hóa nhộng, nếu thời tiết lạnh thì nhộng có thời gian lâu hơn để hóa thành ruồi. như vậy em có thể chống chọi qua mùa đông. hihi con dòi BSF nó lớn gấp 3-4 lần ruồi trâu, và quan trọng hơn là nó có thể ăn bất cứ thứ hữu cơ gì em bỏ vào còn đám ruồi kia em chỉ bỏ vào những thứ nó thích thôi, còn những thứ nó kô thích nó kô ăn.
 
Last edited by a moderator:
-
@all-nói chung làm giống ruồi thường nếu anh em sử dụng giống tự nhiên ngoài tự nhiên mà kô nuôi nhốt trong lồng thì phải cần dùng thuốc tím rửa sạch trước khi cho ăn vì giống này mang mầm bệnh từ nơi này qua nơi khác, còn anh em sử dụng ruồi ngoài làm giống nuôi nhốt trong mùng, thì cần rửa sạch dòi trước khi nó hóa nhộng rồi nuôi nhốt vào trong mùng rồi cung cấp thức ăn, nước uống, chổ đẻ sạch cho nó thì nó có mầm bệnh gì đâu.

Em nghĩ các loại vi khuẩn, nám bệnh không chỉ nằm trong con ruồi mà còn tồn tại trong cả thức ăn nữa. Nếu như nuôi BFS thức ăn nó chỉ là hoa quả thì nguồn bệnh có thể ít, nhưng nếu nuôi các loại ruồi thường, thức ăn của chúng là phân gia súc gia cầm thì ta cần phải xem xét về độ an toàn của các loại phân đó
 
Em nghĩ các loại vi khuẩn, nám bệnh không chỉ nằm trong con ruồi mà còn tồn tại trong cả thức ăn nữa. Nếu như nuôi BFS thức ăn nó chỉ là hoa quả thì nguồn bệnh có thể ít, nhưng nếu nuôi các loại ruồi thường, thức ăn của chúng là phân gia súc gia cầm thì ta cần phải xem xét về độ an toàn của các loại phân đó
-cho nên bạn hãy coi lại trang 5-6 gì đó, ở trang đó có chỉ cách ủ phân động vật để cho dòi ăn, loại trừ vi khuẩn trong phân mà kô làm mất đi đạm.
 
-cho nên bạn hãy coi lại trang 5-6 gì đó, ở trang đó có chỉ cách ủ phân động vật để cho dòi ăn, loại trừ vi khuẩn trong phân mà kô làm mất đi đạm.

Bạn kmnhi, Bạn thử cho cá haygà vịt ăn thử xem sao, tui cũng rất muốn biếtcó bị vi-trùng tác-hại không. Bởi tui suy nghĩ như sau : - Dòi RLĐ và Ruồi Lằn, Nhặng, Ruồi Nhà... cũng đều mang đầy vi-khuẩn, nhưng chúng không hề-hấn gì, cũng như những con thú cá ăn nó trong thiên-nhiên chưa chắc đã bị gì, bởi cơ-thể chúng được tạo ra đã miễn-nhiễm với các loại vi-trùng, vi-khuẩn nầy rồi. Do đó chúng mới còn sống mà truyền bệnh, mà những con vật ăn chúng thì không sao. Nhưng chúng ta cũng nên cẩn-thận khi săn-sóc hay thu-hoạch Dòi. Báo tin với bạn : Hôm nay ra xem ổ. Dòi già tự bò vào chỗ thu-hoạch được khoảng 1 ngàn. Tui xốc đồ ăn trong ổ lên xem thì, ồ, có cả chục ngàn Dòi RLĐ bên dưới. Còn diều nầy, tui bỏ vào mấy củ khoai tây, thấy còn y-nguyên, nhưng dở mặt dưới lên thì đầy Dòi khoét sâu trong đó. Chúng ăn bạo. Tui có thể nói, loại Dòi nầy nuôi rất dễ. Mấy hôm trước tui cho ăn hơi dư, nên có mùi trái cây mục một chút, nay thì hoàn-toàn không có gì. Kết-luận : Bà con nên nuối. Thân.
 
Bạn kmnhi, Bạn thử cho cá haygà vịt ăn thử xem sao, tui cũng rất muốn biếtcó bị vi-trùng tác-hại không. Bởi tui suy nghĩ như sau : - Dòi RLĐ và Ruồi Lằn, Nhặng, Ruồi Nhà... cũng đều mang đầy vi-khuẩn, nhưng chúng không hề-hấn gì, cũng như những con thú cá ăn nó trong thiên-nhiên chưa chắc đã bị gì, bởi cơ-thể chúng được tạo ra đã miễn-nhiễm với các loại vi-trùng, vi-khuẩn nầy rồi. Do đó chúng mới còn sống mà truyền bệnh, mà những con vật ăn chúng thì không sao. Nhưng chúng ta cũng nên cẩn-thận khi săn-sóc hay thu-hoạch Dòi.
-em ở đây kô có đủ tài liệu lẫn kỹ thuật xét nghiệm nên việc biết nó có vi trùng kô thì bó tay, nhưng em nghĩ rằng dòi kô trực tiếp ăn, bản thân nó tiết ra những chất tiêu hủy thức ăn rồi nó hút lấy chất đạm chất bổ vào để nuôi cơ thể nó, mà những chất nó tiết ra có thể làm cho vi khuẩn kô sống nổi cho nên bản thân con dòi kô có vi khuẩn, vi khuẩn truyền bệnh chính là những con ruồi cái trưởng thành vì chính những con này khi nó đẻ nó đậu vào những nơi mang mầm bệnh, sau đó nó bay đậu vào chổ thức ăn hoặc nước uống của con người, gia súc, gia cầm ăn uống lây truyền mầm bệnh đó sang con người và vật nuôi.
-cho nên có thể kết luận nguyên nhân chính là con ruồi chứ kô phải con dòi mang mầm bệnh.

---------------
-tức quá, em theo dõi ổ dòi mấy bữa nay thấy có con gì đó bò vào moi lớp thức ăn ra. sl dòi trong ổ ngày càng giảm đi rõ rệt chắc hết giống mà làm tiếp rồi.
 
Last edited by a moderator:
@all:
-hiện tại mình kô bít có phải do dân ở đây phun thuốc trừ sâu cho hoa màu làm cho BSF bay đi nơi khác đẻ kô nữa, mà mình đặt mồi nhữ cho BSF đẻ mà kô thấy con nào về đẻ hết nè, sl nhộng còn ít quá mà thùng nuôi dòi lại bị con gì đó vô ăn dòi BSF làm mình hết dòi BSF nuôi rồi.
-mình đang đặt 3 cái bẫy nhữ BSF đẻ ở 3 bãi rác chắc đợi khoảng 10-15 ngày nữa mới tới coi coi có dòi BSF kô.
-khung lồng ống nhựa pvc mình cải tiến thêm chút mình cho nó có thêm cốt sắt trong đó và hiện tại đang chờ có nhộng BSF là có lồng để nhốt tụi nó vào cho đẻ trong môi trường nuôi nhốt.
-xin anh em giúp mình một tay trong việc kiếm dòi BSF
 
Back
Top