Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
Con Ruồi Lính Đen này không có miệng hay vòi nên không ăn gì cả.
Ruồi mẹ đẻ trứng gần nơi trái rụng, chứ không đẻ vào trái trên cây.
Giòi nở ra thì bò vào trái rữa mà ăn, chứ không đục trái.
Vì vậy nó không hại gì cho nhà vườn cả.
*
Mỹ có rất nhiều vườn cây trái, nhưng không thấy nói ruồi này hại
các vườn nào cả.


Ồhh. Em đang nói là con ruồi " Ruồi Táo (Ruồi Trái Cây) " chứ không phải ruồi Lính Đen .!!!
Cám ơn Bác anhmytran về những chia sẽ hữu ích.Em xem video clip nuôi ruồi lính đen mà mê quá.Vậy ở VN thì có nuôi được không ? tìm giống này ở đâu vậy Bác ?

Xin cám ơn
Thân.
 
Last edited:
uhm mình cũng đang định hỏi về ruồi lính đen giống tìm ở đâu chứ mình kô thấy loại ruồi này bao giờ vậy trên diễn dàn có ai bán giống ruồi lính đen kô? mình cũng muốn mua loại này về nuôi. gần chổ mình là chợ đầu mối bình điền nên rau qua hư nhìu vô kể hihihi lợi vô cùng
---------------
Con Ruồi Lính Đen này không có miệng hay vòi nên không ăn gì cả.
Ruồi mẹ đẻ trứng gần nơi trái rụng, chứ không đẻ vào trái trên cây.
Giòi nở ra thì bò vào trái rữa mà ăn, chứ không đục trái.
Vì vậy nó không hại gì cho nhà vườn cả.
*
Mỹ có rất nhiều vườn cây trái, nhưng không thấy nói ruồi này hại
các vườn nào cả.
bạn ở đâu? tại nơi bạn ở có giống ruồi đó kô?
 
Last edited by a moderator:
@anhmytran: thưa bác, như trong bài viết thì ruồi lính đen thích hợp với nhiệt độ 10-15 độ. Cháu đọc một số bài viết cách đây cũng khá lâu rồi nói có một số nơi đang nghiên cứu con ruồi này để xử lí rác cho bãi rác Thành phố Hồ Chí Minh và chi phí cho 1m2 xử lí rác bằng ruồi lính đen tương đương xây 1m2 nhà cấp 4 (theo như họ nói là 1 tấn rác sẽ thu 200kg nhộng và 200kg chất thải), vậy bác có biết họ dùng cách nào để ruồi lính đen vẫn có đẻ trong môi trường nhiẹt độ cao không ạ.

Cháu đang định học xong sẽ về quê và nuôi dòi nhà, nhưng nếu xử lí con ruồi lính đen này phát triển tốt trog môi trường xứ nóng thì dại gì ta không dùng nó thay cho ruồi nhà nhỉ, nghe nói phân của nó nuôi trùn cũng rất tốt. Mong bác giúp đỡ, cháu cảm ơn bác trước
 
Tôi điều tra trên Internet bằng tiếng Anh, thì có mấy Forums
ở Mỹ bàn về Ruồi Lính Đen (RLĐ).
*
Nói chung RLĐ có sẵn ở miền nam nước Mỹ, tức là vẫn chịu được
nóng. Có bài nói về nuôi Heo ở miền nam, tỉnh Lâm Đồng:
*
http://www.esrla.com/pdf/pig.pdf
*
Mấy trang đầu nói sơ qua tình hình chăn nuôi Heo gặp khó khăn
về Giá thức ăn nuôi heo thì cao, giá thịt Heo thì thấp, còn
phân và nước đái thì ô nhiễm, và tác giả vẽ ra một mô hình nuôi
Heo ở trang 73:
Heo ỉa đái ra thì nước đái đưa vào một bể nuôi bèo tấm để bèo
Tấm phân giải nước đái, và ta vớt bèo Tấm cho Heo ăn. Cứt Heo
thi nuôi RLĐ lấy giòi và nhộng chăn nuôi, còn cứt sau khi nuôi
RLĐ thì chuyển ang nuôi giun đỏ, rồi cuối cùng làm phân bón,
vì các chất hữu cơ bị 2 động vật này ăn rồi.
*
Trang 11 có hình giòi RLĐ. Trang 15 là hình thùng nuôi giòi
RLĐ. Tôi không thích hình thùng này, vì con giòi đã lớn muốn
bò ra khỏi đống phân thì phải tìm được đường lên, mà khi thùng
đã có phân Heo rồi, thì đó chỉ là 2 đường rất nhỏ. Nếu ta làm
thùng hình loe miệng, và đổ cứt heo đến miệng loe, thì giòi
muốn bò ra chỉ cần bò đến thành thùng là leo lên ở bất cứ chỗ
nào cùng được. Giòi RLĐ sắp sửa thành nhộng thì phải bò ra,
chứ cứ ở trong đống phân ướt thì sẽ chết. Nếu phân khô ráo thì
không chết, nhưng giòi con khó lớn vì thiếu nước.
*
Mấy trang tiếp theo cũng nói về RLĐ. Trang 21 và 24 là hình chụp
nhộng RLD. Trang 24 là hình xào giòi RLĐ mà ăn. Từ trang 26 trở
đi nói về giun đỏ ăn thức ăn thừa của RLĐ.
*
Đây là hình Ruồi Lính Đen - Balch Soldier Fly:
*
689177.jpg

*
black_soldier_fly.jpg

*
Tôi chỉ biết người ta nói RLĐ có ở ViệtNam, nhưng tôi chưa từng
thấy, hoặc có thể thấy rồi mà không để ý. Vậy các bạn coi hình
mà để ý nhé.
*
 
Last edited:
Ở VN mình có Thầy là TS Việt trường ĐH Nông Lâm.

Mình đã liên hệ Thầy nhờ giúp đỡ .Thầy nói trước kia có làm dự án chuyển giao cho nông dân và cả xử lý rác ở Hóc Môn. Nhưng hiện tại thì Thầy không còn nguồn con giống này.Thầy có nói đang chuẩn bị cho một dự án tại Bến Tre hy vọng một thời gian không xa mình và ACE trên diễn đàn sẽ có con giống ruồi này.

Vài dòng chia sẻ mong những ai quan tâm bình tĩnh chờ đợi. hihihi

Thân.
 
Ruồi Lính đen trong tự nhiên có . Tuy nhiên nó không tập trung bu vào các chất tanh như nhặng xanh hay ruồi nhà . Vì thế chúng ta ít gặp . Muốn nuôi con này phải dùng vợt bắt và nhốt lại trong màn để gây lấy giống . Thi thoảng mình mới thấy một chú ruồi lính đen xung quanh chuồng bồ câu ... Còn với nhặng xanh thì khỏi nói . Chỉ cần một chút đầu tôm đầu cá để một lúc là có một đàn . Mình thích nuôi Nhặng xanh hơn vì bọn này đẻ nhiều . Qua một đêm đến hôm sau đã thấy giòi lúc nhúc rồi .
 
mình thấy ở dưới quê khi thu hoạch xong thi ta gom bui bui( hay còn gọi là lúa lừng sau khi suốt lúa xong phần còn lai đó không biết ở chổ các bạn người ta gọi là gi nữa) phơi khô, sau đó dùng máy xay cám xay thành cám. đó chúng ta củng có nguồn thức ăn cho giòi giá rẻ và tiện dụng lắm. mình củng làm thử và thấy khả thi nên tính mùa này thu bui bui về dự trử để xay cám nè!
 
mình thấy ở dưới quê khi thu hoạch xong thi ta gom bui bui( hay còn gọi là lúa lừng sau khi suốt lúa xong phần còn lai đó không biết ở chổ các bạn người ta gọi là gi nữa) phơi khô, sau đó dùng máy xay cám xay thành cám. đó chúng ta củng có nguồn thức ăn cho giòi giá rẻ và tiện dụng lắm. mình củng làm thử và thấy khả thi nên tính mùa này thu bui bui về dự trử để xay cám nè!


Nuôi giòi thì tận dụng phân và phụ phế phẩm để hạ giá thành chứ mình thấy bui bui thì cho gà vịt ăn trực tiếp là được rồi không cần qua khâu xay cám nuôi giòi !!!

Thân.
 
Uhm. củng phải đóa là mình nói dùng cám để nuôi dòi để nuôi các loài thũy sản kìa! như nhà mình hiện đang nuôi lươn với nuôi cá. mình tận dụng tất cả. chứ nuôi gà vịt thì đâu cấn làm vậy. Hì Hì!!!!!
Nhưng anh em đả có ai nuôi dòi với quy mô lớn chưa? Chia sẻ kinh nghiệm với?????
 
min`h dang nuôi thử doi`ko biết có tha`nh công ko nửa ,theo mi`nh thi`doi`de ra ấu trung` thanh` cục rôi` minh dem ấu trung`vao` chậu minh`moi nuoi dược 2ngay` thoi. minh sợ nhất la`khau lam cho do`i sạch .em ko biết mua thuốc gi cho dúng nên các anh biết chỉ em với
 
Trứng ruồi đẻ vào đầu cá thành mảng màu trắng . Mắt thường nhìn thấy được . Mùa hè sau nửa ngày trứng nở thành giòi và nhìn thấy được . Mùa này nếu bạn ở miền bắc như mình . Có thể lạnh quá trứng ung ko nở đuợc .
Vả lại . Bạn hãy để cho trứng nở thành giòi mới đụng vào . Khi vừa đẻ ra bạn mang qua mang lại ,tưới nước ,đổ phân hoặc trộn nháo phân có thể làm trứng hỏng.
 
ổng nuôi dế nói đúng 1 phần thôi bạn.bận đi làm len không vào mạng được. nếu mình đế thu giuồi ngoài trời thi chưa đến 1 ngày là có giòi rồi. nhưng nếu nuôi giuồi bạn phải thu trứng giun.mình thấy nuôi giòi bằng phân lợn la hiệu quả nhất
 
Xin chào! mình ở Bến Tre,bữa trước nhà mình mới đánh bả chuột chết 1 con nhưng không thấy xác, tình cờ vài bữa sau thấy gà mẹ dẫn con bới móc cái gì đó mình lại nhìn xem thì té ra là con chuột chết . Nhìn kĩ hơn thì thấy dòi bò lúc nhúc trong chuột mà gà lại rất khoái khẩu món này và mình có ý định nuôi dòi để cho gà ăn vì toàn cho ăn lúa chỉ toàn lỗ với lỗ nhưng có điều mình hơi lo ngại về vấn đề môi trường xem ra lợi bất cập hại chứ chẳng phải chuyện chơi!!.Bác nào có ý kiến gì không?!!
 
chổ mình thì rau cải hư dạt quá trời mà kô bít làm gì được với cái đó hết pải chi dòi ruồi thường tiêu hủy được thì hay bít mấy, đợi ts Việt 2 tháng nữa mới làm lại thì tới năm sau mới có giống ruồi lính đen này quá buồn vô cùng đang tìm giống ruồi lính đen nuôi mà kô có hỏi tới đâu người ta kêu kô còn giống tới đó.
 
để nuôi được dòi thì đề nghị các bác để ý giúp em về vấn đề môi trường nhà mình và hàng xóm nhé!nó chỉ khả quan khi mọi người nuôi 15-20 con gà thôi.còn vời quy mô lớn hơn thì mọi người hãy tính toán xem 1 ngày đàn gà tiêu tốn hết bao nhiêu thức ăn nhé!và phải dùng bao nhiêu chum,chậu để cho ruồi đẻ trứng(tôi đảm bảo bác nào ra múc dòi về nhà ko dám ăn cơm mà nôn luôn tại chỗ)
 
Muốn khỏi ói khi thu hoạch giòi, bạn làm như sau:
Giòi nuôi phải đặt trên cao, bên dưới là khay hứng giòi
thu hoạch, có đặt sẵn cám bột thức ăn khô rời. Giòi khi
lớn thì bò lên khỏi thùng nuôi, tìm nơi khô ráo để làm
nhộng và thành ruồi. Chúng rớt xuống khay hứng giòi,
và rúc vào dưới đống cám bột, không ăn nữa đâu, và co cụm
thành nhộng. Mỗi ngày, có thể thu gom 2 lần sớm và chiều,
để chúng chưa kịp thành ruồi bay đi mất, mà cho gà ăn.
Dù bạn nhìn thấy chúng, ngoài mình bám đầy cám khô ráo,
không có cảm giác ghê tởm nữa.
*
Nuôi giòi không phải chỉ để nuôi gà, mà còn nhiều con khác
nữa không ăn thực vật như gà. Ví dụ: bò cạp, kỳ nhông, rắn
mối, cắc kè, cóc ếch, ba ba. Mấy con đó ít ăn hay không ăn
thức ăn thực vật dễ kiếm, nên ta mới phải tốn công mệt óc
nuôi giòi, thì mới mong bán giá cao hơn giá gà chứ.
*
 
tôi đảm bảo bác nào ra múc dòi về nhà ko dám ăn cơm mà nôn luôn tại chỗ)

Làm gì mà ghê thế bạn . Tôi thấy hoàn toàn bình thường có sợ gì đâu .

Chúng rớt xuống khay hứng giòi,
và rúc vào dưới đống cám bột

Thân con giòi nó ẩm ướt vì vậy ko ai bảo quản trong cám bột vì sẽ bị mốc bác ạ

Để bảo quản giòi ,sâu meal worm ,supper worm . Người ta lấy mùn cưa để làm chất nền bảo quản chúng . Mùn cưa có tác dụng hút ẩm nửa . Vì vậy ko khai và ko mốc . Nếu cho bột sẽ bị đóng bánh lại ngay .
 
Tôi viét một ngày thu 2 lần sớm chiều, không kịp mốc nhiều.
Có mốc vài giờ thì gà vẫn ăn hết. Dù có đóng bánh cũng không
mấy khó khăn với mỏ gà. Mùn cưa thì ít dinh dưỡng hơn. Nhà
chăn nuôi thì sẵn cám và bột, đỡ phải đi mua mùn cưa. Giòi
đã lớn, bò ra được, cũng chịu được tro, cát và đất khô giã
nhỏ. Ta còn có thể lấy mấy thứ này thay cám bột cũng được.
Ở nhà quê ngày xưa đun nấu bằng rạ, sẵn gio trấu lắm. Gà
sẽ nhặt giòi ra ăn, có lẫn đất cát cũng không sao.
*
Nếu không thu một ngày 2 lần, thì mỗi ngày 1 lần cũng được.
Có người cho ăn 2 lần 1 ngày, thì thu giòi 2 lần cũng là thường.
Ngày xưa tôi nuôi lợn cho ăn 3 lần, nhưng chỉ cho gà ăn 1 lần
thôi. Chỉ có chục con gà, cho chúng tự kiếm ăn quanh nhà, chiều
về mới cho chúng mấy nắm ngô thóc. Chỉ e rằng ngày nóng, nhộng
mau thành ruồi bay đi. Tôi cũng không biết từ khi giòi bò ra
cho đến khi ra ruồi là bao nhiêu ngày. Nếu có ý định để lâu như
thế, có lẽ phải mua mùn cưa.
*
 
@anhmytran bạn coi thì bít mà từ trứng ra dòi 6-12h từ dòi qua nhộng 3-5ngày và từ nhộng sang ruồi 7-9ngày cái đó là tính hơi dư chút đỉnh

hiện tại mình đang gây giống ruồi trâu loại ruồi lớn nhất cho dòi cũng lớn nữa đang tìm cách cho dòi ăn thức ăn khác nữa vì hiện tại mình chưa nuôi gà nên chưa có nguồn phân gà mua phân bò ít kô ai bán vì phân ở hcm thì toàn là loại qua sử lý vi sinh hết rồi bỏ vô dòi kô ăn mà bò ra ngoài nếu bỏ cá cho ăn thì hôi quá sợ hàng xóm phản đối
---------------
để nuôi được dòi thì đề nghị các bác để ý giúp em về vấn đề môi trường nhà mình và hàng xóm nhé!nó chỉ khả quan khi mọi người nuôi 15-20 con gà thôi.còn vời quy mô lớn hơn thì mọi người hãy tính toán xem 1 ngày đàn gà tiêu tốn hết bao nhiêu thức ăn nhé!và phải dùng bao nhiêu chum,chậu để cho ruồi đẻ trứng(tôi đảm bảo bác nào ra múc dòi về nhà ko dám ăn cơm mà nôn luôn tại chỗ)

@theloves
nếu bạn muốn vậy chỉ có nước bạn nuôi ruồi trong màn(hay mùng) là tốt nhất thứ 1 do bạn nuôi trong màn tập trung sl ruồi nhìu nên cùng lúc nó đẻ cũng nhìu
thứ 2 bạn chỉ cần để ít mồi nhử cho ruồi đẻ là được do vậy mà mùi cũng ít hơn

mình chỉ bít có vậy h cũng như bạn mình đang mày mò cách cho lũ dòi ăn
 
Last edited by a moderator:
Back
Top