Thảo luận kỹ thuật thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò

  • Thread starter bancachlamgiau
  • Ngày gửi
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò

Trong chăn nuôi trâu bò gia trại và trang trại cần bố trí, quy hoạch đất để trồng cây thức ăn. Tùy theo quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi và các điều kiện cụ thể về đất đai mà quy hoạch khu trồng cỏ thâm canh để thu cắt hoặc khu trồng cỏ để chăn thả luân phiên hoặc cả hai. Diện tích đất dành cho mỗi khu này tuỳ thuộc vào phương thức nuôi chăn thả là chính hay nuôi nhốt là chính. Những nơi có thể tận dụng bãi chăn thả tự nhiên (những bãi đất trống tự nhiên, bãi cỏ dưới tán cây lưu niên…) nên áp dụng phương thức chăn thả là chính vì tiết kiệm được nhiều chi phí về thức ăn và nhân công lao động.

1). Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ thâm canh để thu cắt:

Đồng cỏ thâm canh là khu vực trồng các giống cỏ năng suất cao, đầu tư đủ phân bón, chủ động nước tưới và thu cắt cỏ vào giai đoạn thích hợp để cho ăn tươi tại chuồng hoặc dự trữ dưới hình thức ủ chua hoặc phơi khô.

Nên quy hoạch khu đất trồng cỏ thâm canh nơi bằng phẳng, gần chuồng nuôi để tận dụng nguồn phân bón, nước thải và giảm chi phí vận chuyển đồng thời thuận tiện việc chăm sóc, quản lý.

Trên cơ sở nhu cầu thức ăn thô xanh (nhu cầu cỏ) một ngày đêm của một con bò (tính trung bình bằng 10% khối lượng cơ thể) và năng suất của các loại cỏ người ta dễ dàng tính ra diện tích đất trồng cỏ thâm canh. Hiện nay, ở nước ta, năng suất chất xanh của các giống cỏ phổ biến khoảng 200-250 tấn/ha, đủ nuôi được 20 con bò (mỗi năm cắt 8-10 lứa, cách nhau 35-40 ngày và năng suất 20-25 tấn/ha/lứa cắt). Trong trường hợp không chủ động được nước tưới vào mùa khô thì khoảng cách giữa các lứa cắt sẽ tăng lên và năng suất chất xanh mỗi lứa cắt cũng thấp hơn. Năng suất chất xanh cả năm chỉ khoảng 150 tấn/ha, đủ nuôi 12-15 con bò.

Các giống cỏ cho năng suất cao và nên đưa vào trồng thâm canh là cỏ VA06, Super BMR, Ghi nê mombasa, Mulato 3, hamil, stylo, alfalfa...


2). Thiết lập và quản lý đồng cỏ chăn thả:

Có hai cách thiết lập đồng cỏ chăn thả:

- Thiết lập mới từ chuyển đổi đất trồng cây lương thực, cây công nhiệp, cây ăn quả kém hiệu quả sang trồng cỏ làm bãi chăn thả.

- Trên cơ sở bãi chăn thả tự nhiên đưa thêm vào một số giống cỏ có năng suất và chất lượng tốt hơn kết hợp bón phân, chăm sóc và quản lý bãi chăn khoa học.

Việc lựa chọn các giống cỏ để thiết lập đồng cỏ chăn thả rất quan trọng và cần chú ý đến các yếu tố sau đây:

- Giá trị dinh dưỡng của cỏ: khối lượng vật chất khô, hàm lượng protein, khoáng …

- Đặc điểm sinh trưởng của cỏ: nên chọn các giống cỏ năng suất cao, thời gian sinh trưởng kéo dài qua các tháng trong năm, có tính chịu hạn, chịu giẫm đạp, kháng sâu bệnh, chịu lạnh giá, khả năng trồng xen với các giống cỏ khác và khả năng duy trì đồng cỏ chăn thả trong nhiều năm.

Việc lựa chọn giống cỏ trồng làm bãi chăn thả còn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu. Thực tế có rất ít giống cỏ thỏa mãn được tất cả các tiêu chí. Tuy nhiên, trong điều kiện ở nước ta hiện nay, nên chọn các giống cỏ hòa thảo (cỏ Ghi nê, cỏ Ruzi) và các giống cỏ họ đậu (cỏ Stylo, Centro) trồng làm đồng cỏ chăn thả. Các giống cỏ này có thân lá mềm, có bộ rễ ăn sâu, chịu giẫm đạp và có khả năng tái sinh tốt.

Quản lý đồng cỏ chăn thả rất quan trọng, đảm bảo có sản lượng ổn định và duy trì đồng cỏ được trong nhiều năm. Chất lượng đồng cỏ phụ thuộc vào giống cỏ, độ phì của đất, lượng mưa…Và cần căn cứ vào hiện trạng đồng cỏ để quyết định khoảng cách chăn thả, thời gian chăn thả và số đầu gia súc chăn thả trên một diện tích đồng cỏ. Thông thường, diện tích mỗi ha đồng cỏ chia thành 4-5 lô, chăn thả 25-30 con bò trưởng thành. Mỗi lô chăn thả 6-7 ngày, quay vòng lần lượt từ lô đầu đến lô cuối. Như vậy, một vòng quay từ 30 đến 35 ngày và đủ thời gian để cỏ có thể tái sinh.
https://www.facebook.com/pages/Giống-cỏ-chăn-nuôi/411922878965083
 


Trích:
cách nhau 35-40 ngày và năng suất 20-25 tấn/ha/lứa cắt
Năng suất chất xanh cả năm chỉ khoảng 150 tấn/ha, đủ nuôi 12-15 con bò.

Đề nghị:
Nếu trồng cỏ cây lớn, thì trồng ra hàng lối.
Cắt cách hàng cách nhau 25 ngày thôi. Ví dụ
ngày 1 cắt hàng lẻ (1, 3, 5, 7), ngày 25 cắt
hàng chẵn (2, 4, 6, 8), ngày 10 tháng sau cắt
hàng lẻ, ngày 5 tháng sau nữa cắt hàng chẵn.

Cách làm này thì cắt sớm, cỏ chưa cao hết cỡ,
hãy còn non, bò thích ăn hơn. Khi hàng lẻ bị
cắt, thì hàng chẵn cỏ đã lên gần nửa chừng, xòe
lá sang hfng lẻ, tận dụng nắng hàng lẻ chưa kịp
mọc. Hàng lẻ mọc lên trong điều kiện thiếu nắng,
hay nắng nhạt, thì mọc vươn lên, nhưng hàng chẵn
nhận được nhiều nắng hơn. Sau đó thì nó cũng bị
cắt, và hàng lẻ lúc ấy được nhiều nắng. Nói chung
cách cắt này tận dung được nắng hơn là cách cắt
trắng cả cánh đồng.

Tôi đã đề nghị cách trồng và cách cắt này từ lâu,
nhưng chưa ai phản biện, cũng không ai thực nghiệm.
 
KHâm phục bác anhmytran quá! Cháu sẽ thực nghiệm kiểu cắt này xem hiệu quả ra sao! Chúc các bác các anh luôn mạnh khỏe!
 
Cám ơn bạn đã khen.

Xin nói thêm, việc cắt cỏ cách hàng
chỉ áp dụng trong một thửa ruộng nhỏ.
Nếu cánh đồng lớn, còn áp dụng thêm
cách cắt cuốn chiếu nữa. Có nghĩa là
hôm nào cắt cỏ đủ hôm ấy, rồi cuốn đến
hàng cỏ sau.

Ví dụ: ngày 1 cắt cỏ 4 hàng chẵn là 2,
4, 6, và 8. Ngày 2 cắt thêm 4 hàng chẵn
nữa, là hàng 10, 12, 14, và 16. Ngày 25
thì cắt hết 100 hàng chẵn của cả cánh đồng
và ngày 26 bắt đầu cắt 4 hàng lẻ là 1,
3, 5, và 7. Cắt ngày 50 thì 100 hàng lẻ
của cả cánh đồng cũng cắt hết, và trở lại
như bắt đầu của vòng cắt.

Nói tóm lại, là cắt cuốn chiếu và xen hàng.
 
Trích:
cách nhau 35-40 ngày và năng suất 20-25 tấn/ha/lứa cắt
Năng suất chất xanh cả năm chỉ khoảng 150 tấn/ha, đủ nuôi 12-15 con bò.

Đề nghị:
Nếu trồng cỏ cây lớn, thì trồng ra hàng lối.
Cắt cách hàng cách nhau 25 ngày thôi. Ví dụ
ngày 1 cắt hàng lẻ (1, 3, 5, 7), ngày 25 cắt
hàng chẵn (2, 4, 6, 8), ngày 10 tháng sau cắt
hàng lẻ, ngày 5 tháng sau nữa cắt hàng chẵn.

Cách làm này thì cắt sớm, cỏ chưa cao hết cỡ,
hãy còn non, bò thích ăn hơn. Khi hàng lẻ bị

cắt, thì hàng chẵn cỏ đã lên gần nửa chừng, xòe
lá sang hfng lẻ, tận dụng nắng hàng lẻ chưa kịp
mọc. Hàng lẻ mọc lên trongvươn điều kiện thiếu nắng,
hay nắng nhạt, thì mọc lên, nhưng hàng chẵn
nhận được nhiều nắng hơn. Sau đó thì nó cũng bị
cắt, và hàng lẻ lúc ấy được nhiều nắng. Nói chung
cách cắt này tận dung được nắng hơn là cách cắt
trắng cả cánh đồng.

Tôi đã đề nghị cách trồng và cách cắt này từ lâu,
nhưng chưa ai phản biện, cũng không ai thực nghiệm.
thực ra khi làm phương pháp này việc thu hoạch cỏ trồng trên 1 diện tích sẽ phức tạp hơn.đáng lẽ cắt 100m2 thì đủ nhưng cắt như thế này s phải gấp đôi.
nếu cánh đồng rộng cũng là 1 vấn đề..về chăm bón.
nhưng quan trọng là ae phải làm thử.............!
 
Các trại trồng cỏ ở Mỹ thì không trồng cây cỏ
to lớn này. Họ chỉ trồng cỏ nhỏ như cỏ thường
của ta thôi. Khi cắt, họ cắt trụi cả cánh đồng.
Thế nhưng cỏ nhỏ, và cắt không sát, nên nhiều
mầm cỏ mọc ngay ra, tận dụng được ánh sáng ngay.
Chỉ sau khi cắt 2 ngày, đã thấy xanh rì rồi. Chỉ
chưa dài ra thôi. Tôi không trồng cỏ to bao giờ,
mà thỉnh thoảng mua ngọn mía, sau khi thu hoạch
và lấy đoạn ngọn làm giống, cho bò ăn thôi, và
là bò kéo xe, không phải chăn nuôi, nên không rõ
cỏ to tướng so với cỏ thường thì lợi hại ra sao.
 
Năng xuất cỏ đạt được phần lớn nhờ đất và không khí - ánh sáng chỉ chiếm khoảng 20 % nguyên nhân thôi à .
Nếu đất khô - không tơi xốp hay nghèo dinh dưỡng - nhiều nước quá - năng xuất cỏ sẽ giảm - Chỉ cần đất tốt trồng dày thì cỏ vẫn lên ào ào - còn đất xấu có trồng thưa mấy thì nó cũng không lên nổi ( lên chậm ) sức tái sinh ngọn sau khi cắt cũng chậm -
Trời không nắng nhưng ngọn cỏ vẫn dài ra ?????
 



Back
Top