Cẩm nang thực hành KỸ THUẬT TRỒNG & CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS) LƯ CẨM & Ks LÊ HỒNG TRIỀU Chuyên viên tư vấn kỹ thuật ươm giống và trồng cây Măng tây xanh
TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH DỄ HAY KHÓ ? LƯ CẨM & Ks LÊ HỒNG TRIỀU
PHẦN 03. CÁCH TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH <O</O
a. Chọn đất trồng: <O</O Măng tây xanh là cây trồng cần có ánh nắng toàn phần, sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cùng với chế độ chăm sóc thật chu đáonhư trồng rẫy rau màu khó tính. <O</O Trồng cây Măng tây xanhở nơi bị bóng cây che rợp, hoặc vùng đất có mật độ mưa nhiều, hiệu suất quang hợp với ánh nắng thấp, cây sẽ kém phát triển, năng suất và chất lượng măng sẽ giảm đáng kể. <O</O Trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình cao 20<SUP>0</SUP>C-30<SUP>0</SUP>C như ở nước ta, các loại đất thích hợp để trồng cây Măng tây xanh là đất đỏ bazan, đất cát pha nhẹ, đất phù sa, đất xám hoặc các loại đất có độ tơi xốp cao, giàu chất hữu cơ, có mật độ mưa ít, thế đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt, có tầng canh tác dày 40-50cm, mực nước ngầm sâu dưới mặt đất 50cm, độ ẩm của đất trung bình 65-70%, độ pH6,5-7,5, không bị phèn chua, không bị ngập úng trong mùa mưa hoặc triều cường, đồng thời chủ động được nước tưới trong mùa nắng. <O</O Cây Măng tây xanh có thể chịu hạn ngắn ngày, nhưng nếu rét dưới 15<SUP>0</SUP>C nhiều ngày thì cây sẽ tạm ngủ đông không phát triển và không trổ măng làm mất năng suất thu hoạch.Cũng không nên chọn thế đất dốc quá >10% để tránh bị xói mòn trong quá trình canh tác cây măng kéo dài 4-6 năm. <O</O + Đất đã trồng qua cây cao su, cây thuốc lá, đất nhiễm dioxin (chất độc da cam) hoặc chất thải công nghiệp độc hại thì không nên trồng cây Măng tây xanh vì các chồi măng non rất dễ bị nhiễm độc tố. <O</O
b. Chuẩn bị đất trồng: <O</O
Đất trồng cây Măng tây xanh cần phải được cải tạo bằng phẳng, có độ dốc thoát nước tưới và phải có mương tiêu thoát nước bao quanh đểchống ngập khi cần thiết. Trước khi trồng, phải cày sâu 20-25cm hai lần cách nhau khoảng 10 ngày. Tuỳ theo chất đất, dùng1.200-1.500 kgvôirải đều, rồi bừa, xới đất 2-3 lần cho thật tơi xốp, kết hợp làm cỏ thật sạch, phun thuốc Dual diệt mầm cỏ và thuốc phòng trừ sâu hại, mầm bệnh thật kỹ. Ban phẳng mặt đất trồng, rồi tùy theo mật độ trồng đã định trước (18.000 cây/ha = 120cm x 45cm), căng dây lấy mực cho thẳng để vét rãnh thoát nước rộng 20cm x sâu 20cm (đủ để thoát nước trời mưa lớn), lấy đất lên liếp rộng 100cm x cao 30cm,rồi phơi nắng 30 ngày để hạn chế mầm bệnh, sâu hại. Cần chú ý tạomặt liếpdốc nghiêngvề 2 bên mép liếp để không ứ đọng nước mưa, nước tưới. <O</O
c. Trồng cây ra đất sản xuất:
Ở giữa mặt liếp đất trồng đã chuẩn bị sẵn, tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50cm x sâu 25cm, rồi đảo trộn đều đất với phân hữu cơ bón lót trong hố(có thể bón lót 1 lần đủ dinh dưỡng từ 1-5 năm tùy khả năng người trồng). Cẩn thận rạch bỏ bao nilon bầu giống, giữ nguyên bầu giá thể cây con đặt ngay ngắn vào hố trồng, mặt bầu ngang với mặt đất trồng, cây cách cây 45cm.<O</O <O</O Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để phủ một lớp đất mặt dày khoảng 8-10cm cho những gốc cây đã trồng, kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để thoát nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm qua rãnh hoặc tưới phun sương để giữ ẩm.<O</O
Măng Tây Xanh (asparagus): Cách Bón Phân Và Chăm Sóc Cây
Cẩm nang thực hành KỸ THUẬT TRỒNG & CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS) LƯ CẨM & Ks LÊ HỒNG TRIỀU Chuyên viên tư vấn kỹ thuật ươm giống và trồng cây Măng tây xanh
TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH DỄ HAY KHÓ ?
PHẦN 04. CÁCH BÓN PHÂN CHO CÂY MĂNG TÂY XANH
Để bảo đảm ổn định năng suất và chất lượng măng cao, cần tiến hành thường xuyên, đầy đủ và đều đặn việc cung cấp dinh dưỡng cho cây: Cứ 15 ngày/1 lần phải bón phân NPK, và cứ3 tháng/1 lần phải bón phân hữu cơ cho cây Măng tây xanh.
Việc sử dụng phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm sinh học Trichoderma có chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng, sẽ giúp hạn chế mầm bệnh gây hại cho cây; giúp thúc đẩy quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển bến vững hơn,thời gian thu hoạch măng kéo dài hơn, sản lượng và chất lượng măng cũng tốt hơn; giảm bớt đáng kể chi phí sử dụng phân hóa học. Tính ra hiệu quả kinh tế, bón nhiều phân hữu cơ vẫn có lợi hơn bón phân hóa học.
Lượng phân bón cho 1 ha đất trồng cây Măng tây xanh cụ thể như sau:
a. Bón lót: <O</O
Ngay từ đầu khi trồng cây, cần bón lót với lượng phân hỗn hợp: 15-20-25 tấn phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai), tùy khả năng người trồng, kết hợp với chế phẩm Trichoderma + 150 kg NPK 16-16-8.
b. Bón thúc:<O</O
- Sau khi trồng 15 ngày: Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây nhỏ, cây già và cây bị sâu bệnh. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 150 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.<O</O
- Sau khi trồng 30 ngày(1 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ, và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 150 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.<O</O
Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao 120cm, cách nhau 3-4m, rồi dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng) giăng thành một hàng đôi (kẹp cây măng vào giữa đôi dây) cách mặt liếp ở độ cao khoảng 40-50cm để chống đổ ngả cây.<O</O
-Sau khi trồng 45 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 200 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây. <O</O
- Sau khi trồng 60 ngày (2 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 200 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
-Sau khi trồng 75 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất, bón thúc 250 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây. <O</O
- Sau khi trồng 90 ngày (3 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 250 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây. <O</O Tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây, cần giăng thêm hoặc nâng dần hàng đôi dây cước nilon (kẹp cây Măng vào giữa đôi dây)lên các độ cao khoảng 75cm, 90cm, 100cm để chống đổ ngả cây.<O</O
-Sau khi trồng 105 ngày: Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cmđể thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 12-15 tấn phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm Trichoderma + 300 kg NPK 15-15-15. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây. <O</O
-Sau khi trồng 120 ngày(4 tháng): Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cmđể thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 300 kg NPK 16-16-8. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
-Sau khi trồng 135 ngày(>4,5 tháng): Chăm sóc đúng kỹ thuật và đủ dinh dưỡng, từ giai đoạn này cây sẽ bắt đầu trổ măng. Đón đầu lứa măng tơnày,khi quan sát thấy cây mẹ phát triển tốt, đường kính thân cây đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khỏe mạnh,tiến hànhcắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích việc trổ măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum suê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi dưỡng cây măng,rồi tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 400 kgNPK 21-7-14;đồng thời phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây.
+ Sau khi cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Cần tiến hành thu hoạch cho bằng hết lứa măng tơ này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa măng kế tiếp nhiều hơn và khỏe mạnh hơn. Thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được 12-15 ngày thì bón thúc300 kg NPK 21-7-14; thu hoạch tiếp 12-15 ngày nữa thìphảitạm ngưng thu hoạch măng ngay.<O</O
+ Không nên thu hoạch lứa măng tơ kéo dài quá 25-30 ngày (1 tháng) để tránh cho cây không bị mất sức, suy kiệt, làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng các lứa măng sau. (CÒN TIẾP)
<O
LƯ CẨM (0903.811.678) & Ks LÊ HỒNG TRIỀU (0984.617.637) Chuyên viên tư vấn kỹ thuật ươm giống và trồng cây Măng tây xanh
Măng Tây Xanh (asparagus): Cách Bón Phân Và Chăm Sóc Cây
TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH DỄ HAY KHÓ ? LƯ CẨM & Ks LÊ HỒNG TRIỀU
4. CÁCH BÓN PHÂN & CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY XANH
c.Bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế:
Sau khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 12-15 ngày, khi quan sát thấy cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tiến hành tỉa bỏ cây mẹ già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, xới xáo vun đất đậy gốc, làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc 400 kg NPK 15-15-15, kết hợp phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây.
Khoảng 15-20 ngày sau, khi quan sát thấy đường kính thân cây mẹ thay thế đạt >10-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,20m để kích thích trổ măng (+ dưỡng cành lá cho thật sum suê để quang hợp với ánh nắng nuôi dưỡng cây); bón thúc12-15 tấn phân trùn quế(hoặcphân chuồng ủ hoai) kết hợp chế phẩm vi sinh Trichoderma + 400 kg NPK 21-7-14. Phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh, sâu hại cây. <O</O
+ Sau khi cắt hạ ngọn 5-10 ngày, cây sẽ cho lứa măng mới, bắt đầu thu hoạch lứa măng thứ 2 kéo dài khoảng 2 tháng; sau đó nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế khoảng 1 tháng, rồi thu hoạch lứa măng thứ 3 kéo dài khoảng 3 tháng. Cứ thế, tiếp tục dưỡng cây mẹ và thu hoạch các lứa măng tiếp theo. <O</O Sau khi thu hoạch các lứa măng trong năm thứ 1, ở mỗi bụi cây măng chỉ cần giữ lại khoảng 2-3 chồi măng lớn, khỏe mạnh, sạch bệnh để làm cây mẹ thay thế. Ở các lứa măng sau,năm thứ 2 sẽ giữ lại 3-4 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 3 sẽ giữ lại 4-5 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 4 sẽ giữ lại 5-6 chồi măng làm cây mẹ thay thế; năm thứ 5 sẽ giữ lại 6-7chồi măng làm cây mẹ thay thế. Làm như vậy sản lượng và chất lượng măng sẽ tăng dần lên. <O</O
+Trong 1 chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế kéo dài khoảng 1 tháng (30-35 ngày): Cần tiến hành bón thúc 15 ngày/lầnvới 12-15 tấn phân trùn quế (hoặc phân chuồng ủ hoai) kết hợp với chế phẩmTrichoderma + 300-400 kg NPK 15-15-15. Lượng phân này sẽ tăng dần lên theo sức lớn của các lứa cây sẽ cho măng lớn hơn, nhiều hơn ở các năm sau. <O</O
d. Bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng: <O</O
+Trong 1 chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 3 tháng (80-85 ngày): Cần bón thúc 15 ngày/lầnvới 300-500 kgNPK 21-7-14. Tùy theo vùng đất trồng và sự phát triển của cây măng, lượng phân bón có thể tăng dần lên tùy theo sức lớn của cây. Cây măng càng lớn gốc thì lượng phân bón thúc càng nhiều, năng suất và chất lượng măng sẽ càng cao hơn. Tùy theo sự phát triển của cây, có thể sử dụng thêm các loại phân sinh học bón lá(như Agrostim, Atonik, Biotech PP 222,…) để kích thích cây măng phát triển và cho nhiều chồi măng có chất lượng tốt hơn. <O</O
Nếu chăm sóc kém, không đúng kỹ thuật, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước tưới hoặc tiêu thoát nước không tốt, và để sâu bệnh xâm hại, cây măng sẽ chậm phát triển, chồi măng sẽ kém chất lượng, biến dạng hình thù cong vẹo làm mất giá trị thương phẩm (do bộ rễ bị úng nước, bị sâu đất, trùn đất, dế nhũi,… cắn hại). Ngược lại, nếu chăm sóc thừa dinh dưỡng và thừa nước, cây măng và chồi măng sẽ bị nứt tét thân không thu hoạch được. <O</O
+ Sản lượng và chất lượng măng trong mùa mưa bao giờ cũng kém hơn sản lượng và chất lượng măng trong mùa nắng. Để tránh thất thu kinh tế trong mùa mưa, người trồng cây Măng tây xanh có thể rút ngắn thời gian thu hoạch hoặc tạm ngưng thu hoạch măng (không nhất thiết phải kéo dài thời gian thu hoạch đủ 3 tháng) để tập trung dưỡng cây mẹ, chuẩn bị thu hoạch nhiều măng hơn trong mùa nắng tiếp theo.
<O</O
LƯ CẨM (0903.811.678) & Ks LÊ HỒNG TRIỀU (0984.617.637) Chuyên viên tư vấn kỹ thuật ươm giống và trồng cây Măng tây xanh
TRỒNG MĂNG TÂY XANH DỄ HAY KHÓ ? LƯ CẨM & Ks LÊ HỒNG TRIỀU
05. CÁCH TƯỚI, TIÊU THOÁT NƯỚC CHO CÂY MĂNG TÂY XANH
<O</O Măng tây xanh là cây trồng thu hoạch chồi măng non mỗi ngàyđể làm thực phẩm rau ăn dinh dưỡng cao cấp, vì thế rất cần được cung cấp dinh dưỡng đều đặn, nước tưới đầy đủhàng ngàyở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất măng nhiều hay ít. Nếu đất nặng thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới thường xuyên hơn. Mùa nắng phải tưới đều đặn mỗi ngày, cần phải giữ đều độ ẩm của đất khoảng 65%-70% để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao.
Trong mùa mưa, cần phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt, tuyệt đối không được để ngập úng quá 24 giờ,vì bộ rễ cây măng rất nhát nước,sẽ làm đầu chồi măng biến dạng cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư thối, cây sẽ không cho măng, hoặc măng bị giảm chất lượng không thể thu hoạch được.
Với diện tích sản xuất lớn, cách tưới thấm qua rãnh thường được dùng vì ít tốn kém. Tùy khả năng và điều kiện, cũng có thể dùng biện pháp tưới phun sương, tưới ngầm,hoặc tưới nhỏ giọt.Cách tưới phun sương có thể làm phát sinh nhiều cỏ dại, đến giai đoạn cây cho măng có thể làm hỏng măng chưa thu hoạch nếu không kịp chụp nón bảo vệ các lá đàitrên đầu các chồi măng. Cách tưới rãnh có thể hạn chế được nhiều cỏ dại, nhưng sau khi tưới nếu gặp trời mưa to có thể gây ra hiện tượng ngập úng làm hỏng mầm các chồi măng non. <O</O
+ Chồi măng sinh sôi, phát triển chủ yếu vàoban đêm, vì vậy không được tưới nước cho cây Măng tây xanh sau 17 giờ chiều mỗi ngày. Như trên đã nói, bộ rễ cây măngrất nhát nước,nếubị ngập úng nước tưới hoặc nước trời mưa to vào buổi tối sẽ làm biến dạng cong vẹo đầu chồi măng, làm ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi măng vào buổi tối hôm đó, làm giảm hoặc mất sản lượng măng vào buổi sáng hôm sau. <O</O
Chỉ nên tưới nước cho cây Măng tây xanh vào các buổi sáng sớm hàng ngày, sau khi đã thu hoạch xong lứa măng tươi mỗi buổi sáng.
06. CÁCH LÀM CỎ CHO CÂY MĂNG TÂY XANH<O</O
Trồng cây Măng tây xanh trên diện tích lớn, làm cỏ bằng tay sẽ tốn nhiều công sức và mất rất nhiều thời gian. Cần chủ động tính trước việc làm cỏ ngay từ khi chuẩn bị đất trồng,để có thể sử dụng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất và bón phân về sau: <O</O
- Từ khi chuẩn bị đất trồng, cần làm cỏ, phun thuốc diệt mầm cỏ thật kỹ, kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.
- Khi chuẩn bị liếp trồng, cần căng dây lấy mực để xẻ rãnh, lên liếp, trồng cây cho thẳng hàng cách nhau 100cm (mặt liếp trồng) và 20cm (mặt rãnh thoát nước). Biện pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm cỏ bằng máy làm cỏ kết hợp xới xáo đất, đồng thời tạo đường đi thuận lợi để dùng máy xẻ rảnh bón phân, chăm sóc cây và vận chuyển măng thu hoạch sau này. <O</O
- Sau khi trồng, trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/lần, cần phảilàm cỏ thường xuyên, liên tục, dứt điểm từ khi cỏ còn non, không để cỏ già rơi hạt tái sinh lớp cỏ con cháu + Không dùng rơm, trấu chưa xử lý mầm bệnh (bằng sulfat đồng hoặc nước vôi) để phủ gốc thay việc làm cỏ + Không dùng bạt nilon phủ gốc để khử cỏ, vô tình ngăn cản sự quang hợp ánh nắng làm hỏng bộ rễ bàng và ngăn cản sự phát triển của các chồi măng non, sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của cây măng về sau. Sau khi bón phân, cần lấy lớp đất mặt hai bên mép liếp vun vào đậy gốc cho cây, bảo vệ bộ rễ cây măng; cách làm này cũng giúp ích rất nhiều cho việc kiểm tra và hạn chế cỏ dại.<O</O
- Cũng có thể cẩn thận dùng thuốc diệt cỏ và sâu hại trong giai đoạn tạm ngưng thu hoạch măng chờ dưỡng cây mẹ thay thế. Chú ý sử dụng thuốc diệt cỏ và bảo vệ thực vật đúng hướng dẫn theo nguyên tắc “4 đúng”, không để thuốc ảnh hưởng chồi măng và làm mất sức cây măng, đồng thời phải bảo đảm thời gian cách ly đúng quy định bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ có một số loại thuốc trừ cỏ có thể dùng được cho cây măng như: Napropamide, Trifluralin, Fagon, Agropac, Dual, Whips, Onecide, Terbacil, Dicamba… <O</O
+ Cần phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc diệt cỏ và thuốc bảo vệ thực vật, vì cây Măng tây xanh rất nhạy cảm khi tiếp xúc với các loại thuốc độc hại này.
07. CÁCH CẮM CỌC GIĂNG DÂY CHỐNG ĐỔ NGẢ CÂY MĂNG TÂY XANH
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, cây Măng tây xanh sẽ cao lớn, tăng dần số lượng thân cây trên một bụi và sẽ bung tàn lá có thể rộng đến 1 mét, lứa thân cây thời gian sau sẽ to hơn lứa thân cây thời gian trước, rất dễ làm đổ ngả cây trồng. Để giữ cây măng đứng thẳng, cần phải giăng dây chống đổ ngả cây.
Cách làm: Trên cùng một hàng với cây trồng, chen giữa các cây măng, tiến hành cắm các cọc tre đường kính khoảng 5cm, cao 120cm, cách nhau 3-4m. Dùng dây cước nilon bền chắc (chịu được mưa nắng) giăng thành một hàng đôi(kẹp cây măng vào giữa) cao cách mặt liếp khoảng 40-50cm.
Sau đó, tuỳ theo độ cao và lớn của cây, có thể giăng thêm dây, hoặc nâng dần đôi dây lên các độ cao 75cm, 90cm, 100cm để giữ cây măng luôn luôn đứng thẳng. <O</O
Đứng thẳng là tư thế thuận lợi nhất giúp cho cây Măng tây xanh có thể tiếp nhận đầy đủ, trọn vẹn ánh nắng quang hợp để nuôi dưỡng cây, phát triển nhanh chóng bộ gốc và bộ rễ của cây.
LƯ CẨM (0903.811.678) & Ks LÊ HỒNG TRIỀU (0984.617.637) Chuyên viên tư vấn kỹ thuật ươm giống và trồng cây Măng tây xanh
TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH DỄ HAY KHÓ ? LƯ CẨM & Ks LÊ HỒNG TRIỀU
08. CÁCH KÍCH THÍCH TRỔ MĂNG CHO CÂY MĂNG TÂY XANH
<O</ONhư trên đã nói, ở thời điểm sau khi trồng khoảng 135ngày(4,5-5 tháng), khi quan sát thấy đường kính gốc thân cây mẹ đạt >10mm-12mm (lớn hơn điếu thuốc lá) + lá cây mẹ chuyển sang màu xanh đậm là những dấu hiệu cho thấy cây sắp đến thời kỳ cho măng thu hoạch.
Để kích thích cây Măng tây xanh phát triển nhanh và trổ nhiều chồi măng, cần phải tiến hành bón thúc 400 kgNPK 21-7-14 +kết hợp dưỡng cành lá cây măng cho thật sum suê để quang hợp tốt ánh nắng nuôi dưỡng cây + cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1m20 + tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây, rồi làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây.<O</O
Làm như vậy sẽ giúp cho cây mẹ nhanh chóng phát triển bộ gốc và bộ rễ, tạo ra điều kiện cơ bản để cây măng tăng thêm năng suất, chất lượng măng thu hoạch lứa sau nhiều hơn, cao hơn lứa trước.<O</O
09. CÁCH BẢO VỆ CÁC LÁ ĐÀI NON VÀ TẠO RA CÁC CHỒI MĂNG ĐẸP NGỌN CHO CÂY MĂNG TÂY XANH<O</O
Phần ngọn khoảng 10cm trên đầu các chồi măng có phân bố các lá đài non rất mẫn cảm với nước và đất, cát. Nước mưa, nước tưới hoặc đất, cát nếu lọt vào ứ đọng bên trong các lá đài non sẽ làm hư thối các lá đài non, làm hỏng chồi măng hoặc làm giảm chất lượng, mất giá trị thương phẩm của Măng tây xanh.
Khi các chồi măng non xuất hiện trên đất trồng cao khoảng 5cm-6cm, cần dùng màng nilon tạo ra các mũ hình chóp nón cao khoảng 6cm làmnónchụp trên đầu chồi măng để bảo vệ các lá đàinon + kềm hãm sự phát triển già hóa của các lá đài + góp phần hạn chế sự già hóa của chồi măng, nhằm tạo ra các chồi măng đẹp ngọn, có giá trị thương phẩm cao.
LƯ CẨM (0903.811.678) & Ks LÊ HỒNG TRIỀU (0984.617.637) Chuyên viên tư vấn kỹ thuật ươm giống và trồng cây Măng tây xanh
Măng Tây Xanh (asparagus): Cách Thu Hoạch Và Phân Loại Măng
TRỒNG MĂNG TÂY XANH DỄ HAY KHÓ ? LƯ CẨM & Ks LÊ HỒNG TRIỀU
10. CÁCH THU HOẠCH & PHÂN LOẠI SẢN PHẨM MĂNG TÂY XANH
a. Thu hoạch măng:
<OViệc thu hoạch sản phẩm Măng tây xanh khá đơn giản. Người trồng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động nữ và lao động lớn tuổi để thu hoạch và sơ chế sản phẩm, giao hàng theo các điều kiện hợp đồng với đơn vị thu mua. Khi quan sát thấy các chồi măng đã nhô lên cao khỏi mặt đất khoảng 25cm-30cm là lúc cần phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm măng chất lượng cao.
<OThời gian thu hoạch sản phẩm Măng tây xanh thông thường từ 6-9 giờ sáng mỗi ngày, trước khi mặt trời mọc, khi măng chưa tiếp xúc với ánh nắng. Chọn các chồi măng đã đạt chiều cao >25cm (loại 1) và >22cm (loại 2) theo quy cách hợp đồng thu mua, dùng tay nắm chặt sát gốc chồi măng, nghiêng 30<SUP>0</SUP>-45<SUP>0</SUP> xoay nhẹ, chồi măng sẽ tách rời khỏi rễ trụ cây măng dễ dàng.
<OMăng tây xanh ngay sau khi thu hoạch phải đem vào nơi thoáng mát (không để tiếp xúc với ánh nắng), tiến hành sơ chế phân loại Măng loại 1 và Măng loại 2 theo yêu cầu của đơn vị thu mua, cắt cỡ, rửa sạch đất cát (không để ướt đầu măng vì nước sẽ làm hỏng lá đài, hỏng chồi măng), bó lại thành bó 1-1,5 kg, xếp thẳng đứng nhẹ nhàng vào sọt hoặc xô nhựa. Xong, phải khẩn trương chuyển giao ngay cho đơn vị thu mua trong vòng 4-6 giờ để họ còn kịp thời gian chế biến, bảo quản lạnh và phân phối ra thị trường, hoặc xuất khẩu. Măng tây xanh chưa kịp sử dụng cần phải bảo quản trong tủ mát 2<SUP>0</SUP>C hoặc cắm chân măng vào 3-5cm nước (đá) lạnh.<O
+ Nếu để tiếp xúc với ánh nắng và giải nhiệt, kích đông 2<SUP>0</SUP>C bảo quản lạnh không đúng kỹ thuật bảo quản thực phẩm, Măng tây xanh sẽ bị héo, bị già hóa,có nhiều xơ (xơ hóa), và bị hư hỏng nhanh chóng trong vòng 2 ngày, không thể phân phối cho thị trường được.
Cứ thế, tiếp tục khai thác măng mỗi ngày cho đến hết chu kỳ thu hoạch măng, khi thấy cây mẹ có dấu hiệu sắp chuyển lá vàng(lão hóa) thì ngưng thu hoạch, chọn giữ lại 4-6 chồi măng khỏe mạnh làm cây mẹ thay thế (trẻ hóa), bỏ nón chụp đầu chồi măng ra. Khi thấy cây mẹ thay thế vừa đủ lớn, bắt đầu bung tàn cành lá thì tỉa bỏ cây mẹ già cũ, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50cm để thông gió phòng bệnh, xới xáo vun đất đậy gốc, làm sạch cỏ non, đồng thời bón thúc400 kg NPK 15-15-15, kết hợp phun thuốc phòng ngừa nấm bệnh và sâu hại cây, bắt đầu một chu kỳ mới dưỡng cây mẹ thay thế. <O b.Phân loại sản phẩm Măng tây xanh: <O
Đường kính gốc và độ dài chồi măng là tiêu chuẩn phân loại sản phẩm Măng tây xanh xuất khẩu: <O></O>
- Măng loại 1: Đường kính thân măng cỡ >10mm-30mm, dài 25cm, thân thẳng không cong vẹo không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau sạch và an toàn cho người.<O
- Măng loại 2: Đường kính thân măng 5mm-10mm, dài 22cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau sạch và an toàn cho người.
LƯ CẨM (0903.811.678) & Ks LÊ HỒNG TRIỀU (0984.617.637) Chuyên viên tư vấn kỹ thuật ươm giống và trồng cây Măng tây xanh<O
Măng Tây Xanh (apragus): Cách Phòng Trừ Sâu, Bệnh Hại Cây
TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH DỄ HAY KHÓ ? LƯ CẨM & Ks LÊ HỒNG TRIỀU
11. CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY MĂNG TÂY XANH
Cây Măng tây xanh khi trồng trên vùng đất cao ráo, tiêu thoát nước tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật thì rất ít bị sâu bọ, côn trùng gây hại.
<OTuy nhiên, vào mùa mưa cây Măng tây xanh hay bị bệnh thán thư và một số bệnh hại khác làm cho các chồi măng non phát triển kém. Ngoài ra, nếu tiêu thoát nước không tốt, để ngập nước úng rễ, chồi măng sẽ biến dạng hình thù cong vẹo không thu hoạch được, khiến sản lượng và chất lượng măng luôn kém hơn mùa nắng.<O
a. Các loại sâu hại: <O
Đối với sâu khoang, sâu xanh, có thể dùng Actamec, Vertimec, Nimbecidine, Biocin, Abamix,… Đối với bọ trĩ, rầy mềm, có thể dùng Sagomycine, Confidor, Regent,… Đối với trùn đất, sâu đất, dế trũi, rệp sáp hại rễ có thể dùng các loại thuốc diệt rầy (cũng có thể tưới dung dịch nước rửa chén Sunlight, Mỹ Hảo pha loãng).<O
<O b.Các loại bệnh hại:
<O+ Để phòng trừ hiệu quả các loại bệnh hại cây măng tây, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây:
<O- Chọn hạt giống cây Măng tây xanh sạch bệnh, an toàn, có nguồn gốc sản xuất rõ ràng.
<O- Làm đất thật kỹ, xử lý đầy đủ bằng các loại thuốc diệt tuyến trùng như Sincosin và các chế phẩm có gốc Chitosan,… để phòng trừ bệnh hại cây.<O
- Lên liếp cao 30cm đủ để tiêu thoát nước tốt nếu có trời mưa lớn, hoặc gặp triều cường. <O - Sử dụng nhiều phân hữu cơ, phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai có xử lý chế phẩm Trichoderma chứa nấm vi sinh đối kháng tuyến trùng gây hại.
<O+ Cây Măng tây xanh trồng trên đất sản xuất thường thấy có bệnh thán thư, bệnh thối gốc, bệnh khô cây, bệnh đốm thân cành, bệnh sương mai, bệnh gỉ, một số bệnh do virus và tuyến trùng gây hại chồi măng.
<OĐối với nấm bệnh Puccinia Asparagi làm khô cành sọc thân, nấm bệnh Cercospora Asparagi hại lá, nấm Fusarium Oxysporum và F. Moniliforme hại rễ làm thối gốc chết cây có thể dùng thay đổi các chế phẩm: Bi 58, Triscophos, Mancozeb, Ridomil, Validan, Carban, Carbenzim, Curzate, Daconil,… phun trong thời gian ngưng thu hoạch măng, nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế,hoặc kết hợp phun vào những lúc làm cỏ, bón phân.
<OĐối với nấm Fusarim hại rễ có thể dùng Wofatox, Dipterex nồng độ 0,1%. Đối với các loại bệnh do vi khuẩn gây ra có thể dùng Kasai, Kasumin,… để diệt trừ. <O Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, cần phải đọc kỹ hướng dẫn, bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc “4 đúng”, nhất là phải bảo đảm thời gian cách ly ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch đúng như quy định của từng loại thuốc bảo vệ thực vật. <O
Đối với những cây bị bệnh nặng, cần tạm ngưng thu hoạch, tiến hành cắt bỏ hoàn toàn, xử lý đầy đủ thuốc trị bệnh, bón phân tái tạo lại cây mới, hy vọng có thể khắc phục được bệnh.
LƯ CẨM (0903.811.678) & Ks LÊ HỒNG TRIỀU (0984.617.637) Chuyên viên tư ván kỹ thuật ươm giống và trồng cây Măng tây xanh<O
MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS): Không Thể để Giống Sau đời F2 Để Lấy Măng
TRỒNG CÂY MĂNG TÂY XANH DỄ HAY KHÓ ? LƯ CẨM & Ks LÊ HỒNG TRIỀU
12. KHÔNG THỂ LẤY GIỐNG SAU ĐỜI F2 ĐỂ TRỒNG CÂY LẤY MĂNG TÂY XANH <O
Người trồng cây không thể dùng hạt trái chín của các dòng cây Măng tây xanh từ đời F2 trở về sau để làm giống trồng cây lấy Măng vì các đời cây sau này sẽ cho măng có đường kính thân măng rất nhỏ (khoảng <2mm-3mm),không có giá trị thương phẩm để thu hoạch. <O
Tuy nhiên, người trồng cây Măng tây xanh vẫn có thể tận dụng hạt giống từ các đời cây F2 trở về sau để trồng cây cắt lấy lá măng làm kiểng bán kèm với hoa cắt cành như bà con nông dân xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã làm từ 20 năm nay, hiện cho thu nhập cũng khá cao./.<O
MỘT VÀI ĐỊA CHỈ CẦN BIẾT VỀ CÂY MĂNG TÂY XANH
@ Cung cấp Giống & Thu mua xuất khẩu sản phẩm Măng tây xanh:
Ô. LƯ CẨM - Tel: 0903.811.678 – (08) 3760.7331 Giám đốc Công ty TNHH TM & DV CẨM HON
@ Hỗ trợ, tư vấn Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Măng tây xanh:
Ths HOÀNG VĂN KÝ - Tel: 0903.395.616 – (08) 3910.3295 <O (Phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông TPHCM) Ks LÊ HỒNG TRIỀU – Tel: 0984.617.637
@ Các địa chỉ đã và đang trồng cây Măng tây xanh:<O
Ks CHÂU THỊ BÍCH HÀ – Tel: 0909.976.266 (xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) Ks HỒ VĂN HẠNH – Tel: 0903.745.622 (xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) Ô. NGUYỄN VĂN Ô – Tel: 0984.960.597 (ấp Trung Hòa, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, TPHCM) Ô. HUỲNH VĂN THANH – Tel: (08) 3793.0729 (ấp Lào Táo, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, TPHCM) Ô. TRẦN VĂN KHOẢN – Tel: 0957.173.698 (ấp Trãng Lắm, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, TPHCM) Ô. HUỲNH NGỌC ẨN – Tel: 0943.862.603 (xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An)<O Ô. NGÔ TẤN ĐỨC – Tel: 0976.337.143 (ấp 8, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) Ô. ĐINH THANH TÙNG – Tel: 0982.873.275 <O(ấp Long Huê, xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre Ô. ĐẶNG VĂN THANH – Tel: 0946.979.396 (ấp An Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre)<O <O
LƯ CẨM (0903.811.678) & Ks LÊ HỒNG TRIỀU (0984.617.637) Chuyên viên tư vấn kỹ thuật ươm giống và trồng cây Măng tây xanh