Tây nguyên có nền nhiệt độ trung bình nên khả năng thụ phấn rất tốt, điều này làm tăng năng suất rất đáng kể. Ngoài ra, tây nguyên là nơi chưa có vùng nào nhiễm bệnh virus, nên tuổi thọ vườn đu đủ cao gấp 2 đến 3 lần ở đồng bằng. Đây là điều chắc chắn !
Tôi hy vọng sau khi bạn đọc xong những gì tôi viết thì bạn sẽ có 1 cái nhìn cận cảnh về vấn đề trồng đu đủ thương mại ở Tây Nguyên (và những vùng cao).
Chào agriviet !
Chào cả làng !
Bây giờ tôi sẽ mời bạn xem 1 tấm ảnh về cây đu đủ ở tây nguyên
Bạn thấy gì khi nhìn vào tấm ảnh ấy ?
Bạn thấy 1 cây đu đủ với nhiều trái, còn tôi thì tôi thấy rủi ro !!!
Tôi là 1 nông dân trồng đu đủ thương mại nên tôi có bán đu đủ, tôi từng bán cho lái, từng bán cho shop, từng tự đi bán ở sài gòn và từng tự đi bán ở hà nội. Mọi thứ không phải là giấc mơ khi bạn không kiểm soát được 1 điều gì đó.
Để cho bạn dễ hiểu, tôi sẽ nói về giá bán đu đủ nhé:
1. Đu đủ có giá nhất là đu đủ chín cây, còn gọi là đu đủ mỏ vịt hay là đu đủ điểm vàng, ... cũng là nó cả.
Có thể gọi đây là đu đủ loại 1, loại dùng để ăn tươi (loại có giá cao nhất)
2. Khi chất lượng không đảm bảo, không lái nào chịu mua đu đủ chín cây của bạn, bạn buộc phải bán đu đủ canh.
Đu đủ canh là đu đủ chín cây, nhưng bán cho người ta để nấu canh.
Đây là đu đủ loại 2 (loại có giá trung bình, thường thì loại 2 bằng nữa giá loại 1, nhưng cũng có 1 số thời điểm nó cao hơn hoặc thấp hơn nữa giá loại 1)
3. Khi không tìm được đầu ra cho 2 loại trên, người ta thường bán đu đủ xanh.
Là đu đủ đã già và ruột còn màu trắng, dùng để làm gỏi, làm mắm, ...
Đây là loại có giá thấp nhất.
Vậy, cây đu đủ trong hình rủi ro thế nào ?
Để tôi nói cho bạn nghe:
1. Đầu tiên, mã trái của nó quá xấu, nó gồ ghề, người ta gọi là đu đủ bị phình.
Đu đủ bị phình không thể bán loại 1, vì mã trái quá xấu nên các shop bán cho người tiêu dùng không được. Nó bị người tiêu dùng tẩy chay ngay ở nốt nhạc đầu tiên.
Vậy: vườn đu đủ này chỉ còn nữa giá - nếu nhà vườn tìm được đầu ra cho đu đủ loại 2.
Nhà vườn mất một nữa doanh thu cho 1 lỗi nằm ở kỹ thuật chăm sóc đu đủ. Rất là đáng tiếc !
Trường hợp này tôi thấy đến 98% khi khảo sát ở Lâm Đồng. Còn cây trong hình đầu tiên là ở Gia Lai đó bạn ạ.
Còn đây là 1 cây đu đủ ở đồng bằng đã được xử lý tạo mẫu trái đẹp. Nó dễ nhìn hơn cây ở tây nguyên và lái chấp nhận mua nó loại 1 một cách vui vẻ.
Mẫu mã trái đẹp hay xấu, tất cả là do kỹ thuật, không phải do giống nha bạn.
Đây là nguyên nhân rủi ro đầu tiên: đa số đu đủ ở tây nguyên đều bị phình nên doanh thu sẽ thấp đi một nữa.
2. Rủi ro thứ 2 tôi đã từng gặp phải cũng là 1 nguyên nhân khác làm cho sản phẩm chỉ đạt chất lượng loại 2, đó chính là trái đu đủ quá to.
Kỳ lạ ở chỗ cùng 1 giống, trồng ở đồng bằng thì trái chỉ to bằng 1 nữa so với ở tây nguyên dù cả 2 không phân bón và nước tưới như nhau.
Nếu trái trên 2.2kg ở 70% số trái trong vườn thì bạn sẽ gặp rắc rối to. Người tiêu dùng không chuộn quả to vì gia đình ăn không hết. Nên lái không chịu mua loại 1. Rất đáng tiếc đúng không bạn.
3. Rủi ro thứ 3 bạn gặp phải khi trồng đu đủ ở tây nguyên đó là đu đủ khi chín ăn bị mềm. Mỗi cái mềm thôi cũng đủ làm cho sản phẩm của bạn rớt xuống loại 2 rồi.
4. Rủi ro thứ 4 chính là "gió"
Tây nguyên có gió rất mạnh, mạnh hơn đồng bằng nhưng không bằng các cơn bão ở miền bắc. Và mạnh nhất ở tây nguyên là ở daknong.
Đa số nông dân khi trồng đu đủ không lường được sức mạnh của gió, chỉ khi nào xương máu đã đổ ra đầy vườn thì bạn mới thấm thía cái cay đắng mà gió đem lại cho bạn.
Gió đánh hoang tàn cái vườn đu đủ, làm ngã vài cây nhưng không chết cây nào. 2 tuần sau tất cả đều hồi phục và xanh mướt trở lại. Mọi chuyện đã qua ?
Không hề, mọi chuyện chưa có chấm dứt, chưa có kết thúc mà 9 xác là mọi chuyện chỉ mới bắt đầu thôi. Nhưng tin tôi đi, nếu rơi vào tình huống này thì bạn sẽ rất mệt mỏi, rất căng thẳng sau khi cơn gió ấy đi qua từ 2 tháng trở đi.
Sau 2 tháng từ khi cơn gió đi qua, bệnh tật trong vườn rất nhiều, nhiều hơn bao giờ hết và chúng đến từ mọi phía: nào là nấm, nào là khuẩn, nào là tuyến trùng, nào là côn trùng, ... và không phải tự nhiên chúng lại xuất hiện, cơn gió cách đây 2 tháng đã mang chúng đến đấy bạn có tin không thì tùy bạn.
5. Rủi ro thứ 5 mà nhà vườn phải chịu 9 là màu sắc bên trong của trái đu đủ.
Trồng giống đu đủ ruột vàng, khi chín cắt ra lại trắng nhách, kỳ lạ thật. Nhà vườn quay qua "cự" ông bán giống rồi ông bán giống trả lời: "sao chỉ có mỗi ông bị mà cả làng không bị ?"
Đu đủ trắng cũng không bán được loại 1 nhé bà con cô bác. Hãy chú ý !!!
6. Đây là rủi ro cuối cùng 9 là "mưa"
Khi nghe đến mưa bạn sẽ liên tưởng đến ngập úng, tây nguyên làm gì có úng.
Đúng vậy, tây nguyên không có úng nhưng tây nguyên có mưa dầm.
Mưa dầm ở tây nguyên có khi kéo dài đến 7 ngày 7 đêm, có khi ít hơn và cũng có khi nhiều hơn. Trời mưa kiểu này cũng đem lại rất nhiều rủi ro cho nhà vườn. Những rủi ro mà bạn chưa nhìn thấy.
Trên là 6 rủi ro mà nhà vườn ở Tây Nguyên cần tính toán và lên các phương án giải quyết trước khi bước vào trận chiến: "Cuộc chiến trên Tây Nguyên !"
Haclong !
Trên là chuyên môn, dưới này là ngoài lề nh bạn.
1. Ai đó nói tôi viết những tài liệu về cây đu đủ là để quảng bá hình ảnh của tôi.
Ồ, không cần thiết làm điều đó.
Tôi thích viết cái gì thì tôi viết, tôi không thích biết cái gì thì tôi không viết, chả con ma nào cấm được tôi.
Ai thích đọc thì đọc, ai không thích đọc thì biến đi nhé, đừng càm ràm, đừng nhây nhưa.
2. Ai đó bảo tôi viết những tài liệu về cây đu đủ là để tìm người để lừa
Hahaha..
Ồ, không cần thiết làm điều đó.
Tôi chỉ cần tự trồng thì cũng đủ sống rồi, mà cho dù tôi không trồng đu đủ nữa thì tôi cũng đủ sống.
Tôi ở nơi này mà hà bá nơi nao biết tôi lừa người thì tôi cũng bó tay, hahaha..
3. Ai đó chê bay tôi hết lời vì tôi đã không giúp phục hồi vườn đu đủ của ai đó là bình thường đối với tôi, bởi tôi là haclong !
Tự do ngôn luận mà, thích nói gì thì cứ nói, khỏi lăng tăng.
Ở đâu bay vào đưa nguyên cái vườn đu đủ đầy bệnh vì các lỗi kỹ thuật rồi bảo tôi chỉ
Không ! Đấy không phải việc của tôi, tôi không thích khôi phục vườn ấy mà tôi muốn nhìn thấy chủ vườn có khôi phục nỗi không ?
Vâng, tự tin đi thuê kỹ sư về tận vườn, và sau vài tháng đã tuyên bố phá bỏ hết rồi.
Đừng hận tôi người ơi, hận cũng thế thôi, không hận cũng thế thôi, bình thường thôi. Tôi chỉ muốn nhìn thấy những gã cứng đầu như người sẽ đối đầu với những khó khăn khi trồng đu đủ thế nào thôi.
Hahaha..
Tôi hy vọng sau khi bạn đọc xong những gì tôi viết thì bạn sẽ có 1 cái nhìn cận cảnh về vấn đề trồng đu đủ thương mại ở Tây Nguyên (và những vùng cao).
Chào agriviet !
Chào cả làng !
Bây giờ tôi sẽ mời bạn xem 1 tấm ảnh về cây đu đủ ở tây nguyên

Bạn thấy gì khi nhìn vào tấm ảnh ấy ?
Bạn thấy 1 cây đu đủ với nhiều trái, còn tôi thì tôi thấy rủi ro !!!
Tôi là 1 nông dân trồng đu đủ thương mại nên tôi có bán đu đủ, tôi từng bán cho lái, từng bán cho shop, từng tự đi bán ở sài gòn và từng tự đi bán ở hà nội. Mọi thứ không phải là giấc mơ khi bạn không kiểm soát được 1 điều gì đó.
Để cho bạn dễ hiểu, tôi sẽ nói về giá bán đu đủ nhé:
1. Đu đủ có giá nhất là đu đủ chín cây, còn gọi là đu đủ mỏ vịt hay là đu đủ điểm vàng, ... cũng là nó cả.
Có thể gọi đây là đu đủ loại 1, loại dùng để ăn tươi (loại có giá cao nhất)
2. Khi chất lượng không đảm bảo, không lái nào chịu mua đu đủ chín cây của bạn, bạn buộc phải bán đu đủ canh.
Đu đủ canh là đu đủ chín cây, nhưng bán cho người ta để nấu canh.
Đây là đu đủ loại 2 (loại có giá trung bình, thường thì loại 2 bằng nữa giá loại 1, nhưng cũng có 1 số thời điểm nó cao hơn hoặc thấp hơn nữa giá loại 1)
3. Khi không tìm được đầu ra cho 2 loại trên, người ta thường bán đu đủ xanh.
Là đu đủ đã già và ruột còn màu trắng, dùng để làm gỏi, làm mắm, ...
Đây là loại có giá thấp nhất.
Vậy, cây đu đủ trong hình rủi ro thế nào ?
Để tôi nói cho bạn nghe:
1. Đầu tiên, mã trái của nó quá xấu, nó gồ ghề, người ta gọi là đu đủ bị phình.
Đu đủ bị phình không thể bán loại 1, vì mã trái quá xấu nên các shop bán cho người tiêu dùng không được. Nó bị người tiêu dùng tẩy chay ngay ở nốt nhạc đầu tiên.
Vậy: vườn đu đủ này chỉ còn nữa giá - nếu nhà vườn tìm được đầu ra cho đu đủ loại 2.
Nhà vườn mất một nữa doanh thu cho 1 lỗi nằm ở kỹ thuật chăm sóc đu đủ. Rất là đáng tiếc !
Trường hợp này tôi thấy đến 98% khi khảo sát ở Lâm Đồng. Còn cây trong hình đầu tiên là ở Gia Lai đó bạn ạ.
Còn đây là 1 cây đu đủ ở đồng bằng đã được xử lý tạo mẫu trái đẹp. Nó dễ nhìn hơn cây ở tây nguyên và lái chấp nhận mua nó loại 1 một cách vui vẻ.

Mẫu mã trái đẹp hay xấu, tất cả là do kỹ thuật, không phải do giống nha bạn.
Đây là nguyên nhân rủi ro đầu tiên: đa số đu đủ ở tây nguyên đều bị phình nên doanh thu sẽ thấp đi một nữa.
2. Rủi ro thứ 2 tôi đã từng gặp phải cũng là 1 nguyên nhân khác làm cho sản phẩm chỉ đạt chất lượng loại 2, đó chính là trái đu đủ quá to.
Kỳ lạ ở chỗ cùng 1 giống, trồng ở đồng bằng thì trái chỉ to bằng 1 nữa so với ở tây nguyên dù cả 2 không phân bón và nước tưới như nhau.
Nếu trái trên 2.2kg ở 70% số trái trong vườn thì bạn sẽ gặp rắc rối to. Người tiêu dùng không chuộn quả to vì gia đình ăn không hết. Nên lái không chịu mua loại 1. Rất đáng tiếc đúng không bạn.
3. Rủi ro thứ 3 bạn gặp phải khi trồng đu đủ ở tây nguyên đó là đu đủ khi chín ăn bị mềm. Mỗi cái mềm thôi cũng đủ làm cho sản phẩm của bạn rớt xuống loại 2 rồi.
4. Rủi ro thứ 4 chính là "gió"
Tây nguyên có gió rất mạnh, mạnh hơn đồng bằng nhưng không bằng các cơn bão ở miền bắc. Và mạnh nhất ở tây nguyên là ở daknong.
Đa số nông dân khi trồng đu đủ không lường được sức mạnh của gió, chỉ khi nào xương máu đã đổ ra đầy vườn thì bạn mới thấm thía cái cay đắng mà gió đem lại cho bạn.
Gió đánh hoang tàn cái vườn đu đủ, làm ngã vài cây nhưng không chết cây nào. 2 tuần sau tất cả đều hồi phục và xanh mướt trở lại. Mọi chuyện đã qua ?

Không hề, mọi chuyện chưa có chấm dứt, chưa có kết thúc mà 9 xác là mọi chuyện chỉ mới bắt đầu thôi. Nhưng tin tôi đi, nếu rơi vào tình huống này thì bạn sẽ rất mệt mỏi, rất căng thẳng sau khi cơn gió ấy đi qua từ 2 tháng trở đi.

Sau 2 tháng từ khi cơn gió đi qua, bệnh tật trong vườn rất nhiều, nhiều hơn bao giờ hết và chúng đến từ mọi phía: nào là nấm, nào là khuẩn, nào là tuyến trùng, nào là côn trùng, ... và không phải tự nhiên chúng lại xuất hiện, cơn gió cách đây 2 tháng đã mang chúng đến đấy bạn có tin không thì tùy bạn.
5. Rủi ro thứ 5 mà nhà vườn phải chịu 9 là màu sắc bên trong của trái đu đủ.
Trồng giống đu đủ ruột vàng, khi chín cắt ra lại trắng nhách, kỳ lạ thật. Nhà vườn quay qua "cự" ông bán giống rồi ông bán giống trả lời: "sao chỉ có mỗi ông bị mà cả làng không bị ?"

Đu đủ trắng cũng không bán được loại 1 nhé bà con cô bác. Hãy chú ý !!!
6. Đây là rủi ro cuối cùng 9 là "mưa"
Khi nghe đến mưa bạn sẽ liên tưởng đến ngập úng, tây nguyên làm gì có úng.
Đúng vậy, tây nguyên không có úng nhưng tây nguyên có mưa dầm.
Mưa dầm ở tây nguyên có khi kéo dài đến 7 ngày 7 đêm, có khi ít hơn và cũng có khi nhiều hơn. Trời mưa kiểu này cũng đem lại rất nhiều rủi ro cho nhà vườn. Những rủi ro mà bạn chưa nhìn thấy.
Trên là 6 rủi ro mà nhà vườn ở Tây Nguyên cần tính toán và lên các phương án giải quyết trước khi bước vào trận chiến: "Cuộc chiến trên Tây Nguyên !"
Haclong !
Trên là chuyên môn, dưới này là ngoài lề nh bạn.
1. Ai đó nói tôi viết những tài liệu về cây đu đủ là để quảng bá hình ảnh của tôi.
Ồ, không cần thiết làm điều đó.
Tôi thích viết cái gì thì tôi viết, tôi không thích biết cái gì thì tôi không viết, chả con ma nào cấm được tôi.
Ai thích đọc thì đọc, ai không thích đọc thì biến đi nhé, đừng càm ràm, đừng nhây nhưa.
2. Ai đó bảo tôi viết những tài liệu về cây đu đủ là để tìm người để lừa
Hahaha..
Ồ, không cần thiết làm điều đó.
Tôi chỉ cần tự trồng thì cũng đủ sống rồi, mà cho dù tôi không trồng đu đủ nữa thì tôi cũng đủ sống.
Tôi ở nơi này mà hà bá nơi nao biết tôi lừa người thì tôi cũng bó tay, hahaha..
3. Ai đó chê bay tôi hết lời vì tôi đã không giúp phục hồi vườn đu đủ của ai đó là bình thường đối với tôi, bởi tôi là haclong !
Tự do ngôn luận mà, thích nói gì thì cứ nói, khỏi lăng tăng.
Ở đâu bay vào đưa nguyên cái vườn đu đủ đầy bệnh vì các lỗi kỹ thuật rồi bảo tôi chỉ
Không ! Đấy không phải việc của tôi, tôi không thích khôi phục vườn ấy mà tôi muốn nhìn thấy chủ vườn có khôi phục nỗi không ?
Vâng, tự tin đi thuê kỹ sư về tận vườn, và sau vài tháng đã tuyên bố phá bỏ hết rồi.
Đừng hận tôi người ơi, hận cũng thế thôi, không hận cũng thế thôi, bình thường thôi. Tôi chỉ muốn nhìn thấy những gã cứng đầu như người sẽ đối đầu với những khó khăn khi trồng đu đủ thế nào thôi.
Hahaha..
Last edited: