KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC SẦU RIÊNG

  • Thread starter tuanngo1994
  • Ngày gửi
HIỆN TẠI CÂY SẦU RIÊNG VẪN CHƯA ĐƯỢC QUAN TÂM CHĂM SÓC NHIỀU ĐỂ CHO NĂNG XUẤT VÀ PHẨM CHẤT TỐT, ĐẶC BIỆT LÀ QUÁ TRÌNH LÚC CÂY RA TRÁI.

KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP SẼ CHIA SẺ KINH NGHIỆM VÀ KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC SẦU RIÊNG HIỆU QUẢ GIÚP BÀ CON NÔNG DÂN PHÁT TRIỂN CÂY SẦU RIÊNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO.

Làm đất, bón lót

Cây Sầu Riêng có thể trồng ở nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt, tầng đất canh tác dày, thoát nước tốt, cây ưa khí hậu nóng, lượng mưa 2000-3000 mm/năm.

Cây sầu riêng sợ gió bão vì cây yếu, giòn, dễ gãy, dễ bị bật gốc; vì vậy nên trồng ở nơi kín gió, có trồng cây che chắn.

Mật độ và khoản cách

Trồng sầu riêng theo hố đào, kích thước hố 0,6x0,6x0,6m, khoảng cách cây 9x9m hay 10x10m (khoảng 100 cây/ha).

Mỗi hố bón lót 10kg phân chuồng, 0,3kg phân hỗn hợp Sittophat 20-20-15-3SiO2+TE. Cho phân vào hố rồi lấp đất cho đầy.

Nên trồng xung quanh vườn sầu riêng loại cây gỗ chắc để chắn gió cho vườn, không trồng đu đủ, dứa, ca cao, dừa xen trong vườn sầu riêng, vì các cây này cũng là ký chủ của nấm Phytophtora hại sầu riêng.

Trồng và chăm sóc

Đặt cây vào hố trồng, rạch bỏ túi bầu nilon, lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc buộc, cây tránh cây bị gió làm long gốc, tưới nước ngay sau khi trồng.

Cây con sau trồng cần được che nắng. Dùng lá dừa, mái che để che bớt 50% ánh nắng trực tiếp. Tưới nước giai đoạn cây con hằng ngày đảm bảo đất luôn đủ ẩm, cây sẽ tăng tỷ lệ sống, nhanh cho quả.
Sử dụng phân bón cho cây sầu riêng

Giai đoạn kiến thiết cơ bản

Năm đầu sử dụng phân bón NPK SITTO PHAT 15-15-15-10SiO2+TE với lượng 0,6kg/cây (bón vào đầu và cuối mùa mưa, mỗi lần bón 0,2kg/cây).

Năm thứ hai và năm thứ ba sử dụng phân bón NPK SITTOPHAT 20-20-15-7SiO2+TEvới lượng 0,6kg/cây (bón vào đầu và cuối mùa mưa, mỗi lần bón 0,2kg/cây).

Giai đoạn kinh doanh

Bón thúc đợt 1 (giai đoạn sau khi thu hoạch 20-25 ngày): Để cây sầu riêng hồi phục nhanh sau một thờ gian dài nuôi trái cần phải sử dụng lượng phân bón hợp lý và cân đối cho cây. Khuyến cao sử dụng 0,6kg SITTOPHAT 20-20-15-7SiO2+TE + 0,5kg super lân và 0,5kg phân bón tiết kiệm đạm ZOOREA mỗi gốc.

Bón thúc đợt 2 ( đón hoa): sử dụng 0,6kg SITTO PHAT 15-15-15-10SiO2+TE/ cây.

Bón thúc đợt 3 ( nuôi trái): sử dụng 0,5kg ZOOREA+ 0,5kg KALI loại KSO4

LƯU Ý:




    • Giai đoạn cây sầu riêng nuôi trái không nên sử dụng kali đỏ (KCL).
    • Các năm tiếp theo lượng phân cần tăng thêm 10% đến khi cây được 10-12 năm tuổi, là lúc cây cho quả ổn định
    • Tùy theo loại đất và sự sinh trưởng của cây mà lượng phân bón cỏ thể tăng giảm trong mỗi lần bón. Đối với đấy nghèo dinh dưỡng nên bón thêm phân chuồng 20-30kg/ cây.
    • Khi sầu riêng còn nhỏ có thể trồng xen những cây màu ngắn ngày để tận dụng đất, che phủ và giữ ẩm cho đất.
    • Cần thường xuyên tỉa bỏ các cành mọc thấp dưới 1m, các cành nhỏ yếu mọc ra từ các cành lớn bên trong tán, những cành sâu bệnh..., chỉ để lại 3-4 cành phân bố tốt trên thân cây.
Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu hại sầu riêng chủ yếu là các loại sâu đục quả họ bướm đêm. Nhiều nơi bà con đã dùng túi nilon để bọc quả khi quả còn nhỏ có tác dụng rất tốt. Các loại sâu hại khác không gây thiệt hại đáng kể.

Các bệnh hại sầu riêng:
- Bệnh thối gốc chảy nhựa.
- Bệnh nấm hồng

=> Bà con cần theo dõi thường xuyên sâu bệnh trên cây để có hướng xử lý kịp thời ( tốt nhất là nên phun thuốc định kỳ để sâu bệnh không có điều kiện xâm nhập).

Thu hoạch

Sau trồng 4-5 năm thì sầu riêng ra quả. Khi cây đã lớn, vỏ thân bắt đầu rạn nứt là cây sắp cho quả.

Từ khi cây ra hoa đến khi thu hoạch quả thời gian khoảng bốn tháng. Khi chín quả sầu riêng thường hay bị rụng. Để xác định quả chín, ta lấy tay búng vào quả thấy có tiếng kêu bồm bộp rỗng, quả có mùi thơm là lúc đó có thể thu hoạch.

Nên thu quả hơi sớm, khi cần chín, chỉ cần để sầu riêng trên đệm lá khô, phủ kín chiếu để 2-3 ngày là sầu riêng chín. Không nên để chín quá, quả rụng làm giảm phẩm chất quả.


Để biết thêm các thông tin nông nghiệp, kiến thức nông nghiệp xin vui lòng truy cập:
- Công ty Sitto Việt Nam: http://sittovietnam.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/SittoVietNam2005/
- Kiến Thức Nông Nghiệp: https://kienthucnongnghiep2u.blogspot.com/
 




Back
Top