Làm giàu nhờ nuôi thú lạ - Kỳ đà - máy đẻ ra tiền

p1E06062705.jpg


Hơn 1 năm qua, anh Trần Duy Nhị ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) bỗng nhiên trở nên nổi tiếng, với nghề nuôi... kỳ đà. Người dân trong vùng đều gọi anh là Nhị “kỳ đà”.
Vốn ít, lãi nhiều
Nhìn những con kỳ đà to, khỏe nằm phơi mình dưới nắng, anh Trần Duy Nhị khoe: “Những ngày lo lắng đã qua, giờ là thời điểm rút tiền về rồi, mỗi con kỳ đà là một cái máy đẻ ra tiền!”. Thấy tôi có vẻ nghi ngờ, anh Nhị nói ngay: “Từ việc bán con giống và thịt, trong vòng 5 tháng qua, gia đình tôi đã bỏ túi ngót nghét cả trăm triệu đồng rồi đấy”.
Cơ duyên đưa anh Nhị đến với kỳ đà thật tình cờ. Cuối năm 2007, trong một lần ra thăm người thân ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), thấy gia đình bên cạnh nuôi kỳ đà, anh rất ngạc nhiên vì không ngờ con vật được xem là “rồng đất” chủ yếu sống ở vùng rừng núi - lại nuôi được tại nhà. Sau mấy ngày lân la tìm hiểu, anh Nhị mua 2 con, mỗi con chừng 1,2 kg với giá gần 900.000 đồng, đem về quê nuôi thử.
Vừa nuôi, anh Nhị vừa mày mò tìm hiểu kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng dịch bệnh, 2 con kỳ đà sau một tháng bắt đầu thích nghi với môi trường, lớn nhanh, trọng lượng mỗi con tăng lên hơn 0,4 kg. Quá mừng, anh Nhị “bay" ngay ra Bắc Giang mua thêm 39 con, xây dựng chuồng trại chừng 24m<SUP>2</SUP>, quyết chí làm giàu từ kỳ đà.
Giữa năm 2008, anh xuất bán lứa giống đầu tiên 21 con thu về gần 9 triệu đồng trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Từ đó đến nay, anh đã bán hàng trăm con kỳ đà giống và thịt từ Bình Định đến Quảng Nam, thu về trên 150 triệu đồng.
Dễ nuôi và chăm sóc

<TABLE style="WIDTH: 220px; HEIGHT: 25px" border=0 cellSpacing=2 cellPadding=3 align=right><TBODY><TR><TD style="HEIGHT: 8px" bgColor=#008000 vAlign=center align=left></TD></TR><TR><TD>Thịt kỳ đà có thể chế biến thành nhiều món ăn, da là nguyên liệu quý để làm đồ thủ công mỹ nghệ. Theo dân gian, mật kỳ đà trị bệnh hen suyễn, động kinh, gan nhiễm mỡ...



</TD></TR><TR><TD style="HEIGHT: 5px" bgColor=#008000 vAlign=center align=left></TD></TR></TBODY></TABLE>​

Theo anh Nhị, nuôi kỳ đà ít lo lắng chuyện dịch bệnh. Kỹ thuật nuôi không khó, thức ăn chính là da heo, các phụ phế phẩm ở lò mổ đem về nấu chín; thậm chí mùa đông chỉ cần cho ăn vài con cóc nhái là kỳ đà có thể sống cả tháng. Chuồng trại nuôi kỳ đà của anh Nhị cũng rất giản đơn, chỉ cần ngăn làm hai, một ngăn đổ cát thành từng đống dành cho kỳ đà ngủ, đào hang đẻ trứng, còn ngăn kia là “sân chơi” để phơi nắng, ăn uống.
Món khoái khẩu của kỳ đà chính là cóc, nhái, ốc... giúp chúng lớn nhanh và cũng chính là “thuốc” phòng ngừa bệnh táo bón. Mỗi khi thay da, con này bám vào con kia làm trầy xước nên kỳ đà hay bị nấm ngoài da, do vậy phải bấm hết móng chân. Ngoài ra, về đêm kỳ đà hay bò ra “sân chơi” uống nước rồi nằm luôn trong máng nên chiều tối phải thay nước, dội chuồng sạch sẽ phòng bệnh ký sinh trùng. Anh Nhị bảo rằng nuôi kỳ đà rất khỏe lại nhàn, chỉ sau 1 năm mỗi con có thể đạt trọng lượng 6 - 7 kg, giá bán khoảng hơn 2 triệu đồng/con.
Thông thường, kỳ đà khi nặng 2 kg thì bắt đầu động dục, mỗi năm chỉ một lần đẻ từ tháng 7 - tháng 10. Sau 4 tháng mang thai, mỗi con kỳ đà trong một giờ đồng hồ đẻ từ 27 - 35 trứng, sau 28 ngày ấp công nghiệp, những chú kỳ đà con ra đời. Anh Nhị kể, những đợt ấp đầu tiên bị thất bại liên tục, tỷ lệ nở chỉ đạt khoảng 17%, anh phải 3 lần ra lại Bắc Giang “học lỏm” kỹ thuật ấp công nghiệp, đến nay mới thành công với tỷ lệ nở đạt gần 80%.
“Kỳ đà là con vật ưa nóng, có thể chịu đựng ở nhiệt độ 60<SUP>0</SUP>C nhưng không chịu được lạnh dưới 10<SUP>0</SUP>C, do vậy vùng đất từ Quảng Bình trở vào, nhất là khu vực miền Trung đều có thể nuôi được”, anh Nhị khẳng định. Với mong muốn phát triển mạnh mô hình nuôi kỳ đà, giúp nông dân cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu nên những người đến mua giống, anh Nhị đều nhiệt tình hướng dẫn từ kỹ thuật nuôi, chăm sóc, ấp nở giống... “Kỳ đà - con vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam hiện đang bị săn bắt ráo riết, ước gì có cơ quan chuyên môn nào đó đứng ra thành lập hiệp hội những người nuôi động vật bò sát để các hộ nông dân được nhân nuôi rộng rãi. Đó là cách tốt nhất bảo vệ loài bò sát quý hiếm này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng”, anh Nhị nói.

Theo Báo Thanh Niên


Lại một loài vật nuôi mới, mong anh em có kinh nghiệm chia sẽ xem liệu nó có thật sự có hiệu quả như bài báo trên đã đăng hay không ?! Chúng ta có nên phát triển đại trà, hay cũng chỉ như những hình thức trá hình để buôn bán động vật hoang dã. Đã có anh em nào ở Quảng Nam đến trực tiếp tham quan mô hình, có thể cho bà con biết hệu quả của mô hình ?
 
ki da bao nhieu tien 1cap vay?toi can nuoi
neu ai ban xin lien he :tinpro090989@yahoo.com
 
đây cũng là 1 kiểu làm giàu mới
chúng ta có thể tiếp thu va biết đâu tương lai của chúng ta là nhờ vào loài này thì sao
 
Nhà quê từ khi chưa có điện, người ta đã làm lò ấp trứng vịt rồi .
Ấp nhân tạo là yêu cầu cấp thiết khi làm ăn lớn, với vật nuôi đẻ
trứng nhiều. Để ấp trứng vịt theo cách không có điện, bà con đã
phải rang thóc cho nóng lên để ấp trứng. Tôi không biết kỹ thuật
cụ thể thế nào, nhưng thóc rang lên ấm rồi ấp, cho đến khi nguội
đi thì thay thóc rang đợt khác vào. Thóc rang nhiều lần thì bị
cháy đi, phải bỏ. Kinh nghiệm này phải đến tận lò mà học mới được.
Tôi xa nhà nhiều năm, không biết bây giờ nhà quê tôi còn rang thóc
ấp trứng vịt không, hay đã thay bằng lò điện cả rồi ?
*
Chuyện cũ kể để nghe, không để học, nhưng có thể áp dụng ấp trứng
động vật máu lạnh. Trứng bọn này ấp bằng nhiệt độ ngoài trời, chứ
không phải mẹ nó máu nóng mà ấp. Nghe nói trứng cá sấu nở ra con
đực hay con cái tuỳ theo nhiệt độ trứng được ấp. Như vậy phảI có
nhiệt độ và độ ẩm thích hợp với cá sấu, có lẽ giao động quanh độ
30 là nhiệt độ ở SaiGon. Kỳ đà cũng có ở miền bắc, như vậy nhiệt
độ trứng nở chỉ có thể ở mùa hè, chắc không thể kéo dài 180 ngày
được, nhưng cũng có thể thấp hơn 30 độ mà vẫn nở. Vì vậy, tôi nghĩ
rằng bác ấp 180 ngày thì có thể mấy chục ngày đầu quá lạnh, trứng
trong trạng thái nghỉ, tiêu hao năng lượng, yếu dần đi, nhưng vẫn
đủ sức nở trong mấy chục ngày sau, và tỷ lệ nở thấp.
*
Tóm lại, ý kiến của tôi là:
- Lấy cát làm môi trường đảm bảo nhiệt độ cho trứng. Ban ngày phơi
cát cho nóng, có thể 40 độ, và ban đêm theo dõi nhiệt độ để đưa
trứng vào dưới hầm có phủ cát này. Nếu nóng quá, thì phải đưa khay
trứng vào trong nhà mình ở, hay kho nào nhiệt độ thích hợp. Đương
nhiên lúc nào cũng phải có chậu nước ở gần để đủ độ ẩm. Nếu lớp cát
đủ sâu, và địa phương có nắng nhiều như Tuy Hoà, là nơi tôi từng ở
gần 1 năm, thì ta sẽ tìm được một độ sâu thích hợp mà ở đó nhiệt
độ luôn luôn là 30 độ, không có một máy ấp điện nào tốt hơn.
- Làm thí nghiệm với mấy khay trứng cùng đẻ một mẹ, nhưng ở mấy
tầng hầm khác nhau dưới cát. Khay thì 30 độ, khay thì 25 độ, khay
thì 20 độ, coi thời gian ấp, tỷ lệ nở và tỷ lệ đực cái ra sao?
*
Tôi rất chú ý đến nuôi Kỳ đà, Cá Sấu, Ba ba, Ếch, Nhông,
và những động vật máu lạnh, vì chúng đỡ hao năng lượng,
nhưng có chỗ khó là chúng chỉ ăn thức ăn động vật thôi.
*
 
Kinh nghiệm nhân giống kỳ đà của anh Ba Huệ
16/11/2009
Được bà con chỉ dẫn, chúng tôi tới thăm trang trại nuôi kỳ đà của anh Nguyễn Văn Huệ (Ba Huệ) ở số 31, tỉnh lộ 9, xã Bình Mỹ (Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh), người cho kỳ đà sinh sản thành công.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Các bạn quan tâm có thể đến đây tham quan xem sao.

chào bác phỉ bác có số diện thoại của bác Huệ hông vậy bác nếu có ,bác có thể cho em xin số diện thoại bác ấy dược không .cám ơn bác nhiều :)!!
 
Tôi chưa nuôi Kỳ đà nhưng G Đ tôi đã nuôi Ba ba và ấp nở rất thành công trứng Ba Ba ( cả Ba ba gai và Ba ba trơn ). Sau khi đọc một số tài liệu về ấp trứng Kỳ đà, tôi thấy nó cũng không khác gì khi ấp trứng Ba ba. nếu có bác nào muốn nuôi sinh sản Kỳ đà và tự mình ấp trứng thì có thể áp dụng cách ấp trứng Ba ba .
Có thể ấp trứng trong thùng xốp hoặc chậu nhựa, nhưng tốt nhất là xây dưới đất, không đổ đáy là tốt nhất.
Trứng Ba ba sau khi đẻ vài giờ đồng hồ thì có thể nhận biết được là trứng có được thụ tinh hay không, tôi không biết là trứng kỳ đà có những dấu hiệu giống trứng Ba ba hay không.
Cách ấp trứng bò sát:
Có thể sử dụng những nhà cũ để xây mỗi ô khoảng 1 m2, chiều cao khoảng 40 cm,có gờ bên trên để phòng khi Kỳ đà con nở ra không trốn thoát,không làm đáy để cho phần cát ấp trứng đuợc tiếp xúc với đất thì tốt hơn. Chỗ xây ô ấp trứng, yêu cầu phải có mái che mưa, tránh úng ngập, nên để ánh nắng chiếu vào và thông thoáng để nhiệt độ trong phòng ấp không quá cao.Có lưới để chống Chuột, chó, mèo, gia súc, gia cầm vào phá.
Chọn cát để ấp trứng: Chọn loại cát đen dùng để làm vữa xây dựng, cát già, cánh to, mang về sàng sạch đất, sỏi và tạp chất ( có thể phơi khô để khử trùng thì tốt hơn) .Sau đó vẩy nước, chộn đều đủ độ ẩm, khi nào bốc nắm cát, nắm chặt, cát không bị rời ra và không có nước chảy ra kẽ tay là được.
Rải một lớp cát ẩm trên khoảng 10 cm vào ô xây để ấp trứng, cán đều, sau đó lấy trứng Kỳ đà xếp lên lớp cát trên khoảng cách giữa hai quả là 2 cm, lưu ý khi xếp trứng phải quay túi khí trong trứng lên trên, không xếp trứng vào các góc của ô ấp.
Sau khi xếp trứng xong, rải đều một lớp cát ẩm khoảng 7 cm lên trứng. Mỗi góc của ô ấp trứng ta để một tô nước vào chỗ không có trứng, miệng tô bằng mặt lớp cát bên trên.Tô nước này để sau khi Kỳ đà nở ra sẽ tìm đến và nhảy vào tô nước này.
Sau khi ấp trứng xong ta quan sát hằng ngày, nếu lớp cát bên trên khô trắng, ta có thể dùng bình phun để phun nước lên bề mặt cát dể duy trì độ ẩm cần thiết, cát ấp khô quá hoặc ẩm quá cũng làm trứng hư hỏng. Như ba ba thì khoảng 58 - 60 ngày thì trứng nở, chắc kỳ đà cũng khoảng từ 60 - 70 ngày là nở thôi, gần thời gian trứng nở mà có mưa rào trong đêm, nhiệt độ mát mẻ thì chúng sẽ thi nhau đội cát lên thôi, ta chỉ việc bắt con non trong mỗi tô nước kia mang về nơi nuôi dưỡng.
 
Tôi chưa nuôi Kỳ đà nhưng G Đ tôi đã nuôi Ba ba và ấp nở rất thành công trứng Ba Ba ( cả Ba ba gai và Ba ba trơn ). Sau khi đọc một số tài liệu về ấp trứng Kỳ đà, tôi thấy nó cũng không khác gì khi ấp trứng Ba ba. nếu có bác nào muốn nuôi sinh sản Kỳ đà và tự mình ấp trứng thì có thể áp dụng cách ấp trứng Ba ba .
Có thể ấp trứng trong thùng xốp hoặc chậu nhựa, nhưng tốt nhất là xây dưới đất, không đổ đáy là tốt nhất.
Trứng Ba ba sau khi đẻ vài giờ đồng hồ thì có thể nhận biết được là trứng có được thụ tinh hay không, tôi không biết là trứng kỳ đà có những dấu hiệu giống trứng Ba ba hay không.
Cách ấp trứng bò sát:
Có thể sử dụng những nhà cũ để xây mỗi ô khoảng 1 m2, chiều cao khoảng 40 cm,có gờ bên trên để phòng khi Kỳ đà con nở ra không trốn thoát,không làm đáy để cho phần cát ấp trứng đuợc tiếp xúc với đất thì tốt hơn. Chỗ xây ô ấp trứng, yêu cầu phải có mái che mưa, tránh úng ngập, nên để ánh nắng chiếu vào và thông thoáng để nhiệt độ trong phòng ấp không quá cao.Có lưới để chống Chuột, chó, mèo, gia súc, gia cầm vào phá.
Chọn cát để ấp trứng: Chọn loại cát đen dùng để làm vữa xây dựng, cát già, cánh to, mang về sàng sạch đất, sỏi và tạp chất ( có thể phơi khô để khử trùng thì tốt hơn) .Sau đó vẩy nước, chộn đều đủ độ ẩm, khi nào bốc nắm cát, nắm chặt, cát không bị rời ra và không có nước chảy ra kẽ tay là được.
Rải một lớp cát ẩm trên khoảng 10 cm vào ô xây để ấp trứng, cán đều, sau đó lấy trứng Kỳ đà xếp lên lớp cát trên khoảng cách giữa hai quả là 2 cm, lưu ý khi xếp trứng phải quay túi khí trong trứng lên trên, không xếp trứng vào các góc của ô ấp.
Sau khi xếp trứng xong, rải đều một lớp cát ẩm khoảng 7 cm lên trứng. Mỗi góc của ô ấp trứng ta để một tô nước vào chỗ không có trứng, miệng tô bằng mặt lớp cát bên trên.Tô nước này để sau khi Kỳ đà nở ra sẽ tìm đến và nhảy vào tô nước này.
Sau khi ấp trứng xong ta quan sát hằng ngày, nếu lớp cát bên trên khô trắng, ta có thể dùng bình phun để phun nước lên bề mặt cát dể duy trì độ ẩm cần thiết, cát ấp khô quá hoặc ẩm quá cũng làm trứng hư hỏng. Như ba ba thì khoảng 58 - 60 ngày thì trứng nở, chắc kỳ đà cũng khoảng từ 60 - 70 ngày là nở thôi, gần thời gian trứng nở mà có mưa rào trong đêm, nhiệt độ mát mẻ thì chúng sẽ thi nhau đội cát lên thôi, ta chỉ việc bắt con non trong mỗi tô nước kia mang về nơi nuôi dưỡng.
Bác cho mình hỏi là nuôi baba gai để đạt trọng lượng 1.5kg thì phải nuôi trong khoảng thời gian bao lâu?nếu mình nuôi cá mồi (rô phi) để làm thức ăn cho baba thì bác thấy có khả thi không?và cuối cùng là giá cả baba hiện nay ra sao rồi bác?
 
ba ba dưới nước còn kỳ đà thì trên cạn làm sao mà giống được hở bác , có thể so sánh với trứng cá sấu thì đúng hơn!!
---------------
bác ba phi ơi giúp em với!!!
 
Last edited by a moderator:
ui da! nhiều thông tin trái ngược nhau quá biết nghe cái nào đây! đang định mua vài con về nuôi nhưng mấy bác bàn tán vầy không hiểu có nên nuôi kỳ đà không đây. mà không biết nuôi rồi bán có ai mua không nữa..?
 
Back
Top