Lâm nghiệp vốn ít có nên bắt đầu không?

  • Thread starter chienmdht
  • Ngày gửi
Cháu chào cả nhà,
Cháu chưa mua được đất rừng, nhưng cháu đang có nhiều chỗ hỏi mua có thể cháu sẽ bắt đầu mua vào đầu năm sau, khoảng 1ha ạ. Tuy nhiên cháu gặp tương đối nhiều khó khăn.
Vốn của cháu ít, nên cháu chưa đủ tiền mua giống cây gỗ, cháu định sẽ đi nhiều nơi và xin hạt giống cây ở những rừng có sẵn, sau đó về ươm dần, không biết những nơi đó họ có cho hạt giống không hay phải mua ạ?
Thứ hai là vấn đề an ninh: Cháu không có đủ thời gian có mặt hoàn toàn cho khu rừng của cháu, mà cháu cũng không đủ vốn thuê người trông, vậy cháu có cách nào khắc phục việc này khả quan hơn là sự có mặt của con người không ạ? Làm hàng rào cháu cũng chưa nghĩ ra được cái gì làm hàng rào sinh học thì tốt, thời gian thì trôi đi, cây cần thời gian để lớn mới đủ để làm hàng rào?
Cháu muốn làm từ từ phát hoang làm cỏ ủ phân hữu cơ và bắt tay dần dần từ những cái không cần dùng đến tiền, ko biết điều này có khả thi không ạ?
Cháu chưa thể bỏ nghề hiện tại luôn để về rừng vì cháu chưa đủ vốn, Có 2 cách cháu đang phân vân:
hoặc là cháu đợi kiếm thêm tiền rồi mua đất sau,
hoặc là cháu mua đất rồi trồng dần nhưng không có mặt hoàn toàn ở đó?
Sau này cháu sẽ tận dụng đất nhiều hơn, còn hiện tại cháu muốn làm hàng rào và ươm cây tầng cao trước, tận dụng thời gian đất vắng, nhưng mà cháu sợ nhất là trâu bò phá, người nhổ cây...
Đúng là sự có mặt với công việc mình yêu thích là một điều quan trọng nhất cho thành công.
Cháu cảm ơn cả nhà agriviet.
 


Dạ, cháu cảm ơn các bác, các anh và các bạn đã rất nhiệt tình góp ý cho cháu.
Cháu trồng rừng không phải vì mục đích kinh tế, cũng không phải đam mê nhất thời. Tương lai xa cháu muốn về rừng sống và làm việc nông lâm thực sự. Tự sản xuất nông sản, lâm sản đảm bảo cuộc sống của mình bền vững, cháu coi trọng cái chữ ổn trong nông nghiệp, tự sản xuất được lương thực là tự in tiền. Cháu không đánh giá chất lượng cuộc sống chỉ qua mỗi mặt kinh tế, cháu chỉ coi kinh tế nó là mặt trao đổi thôi. Rất nhiều người giàu chết vì bệnh chứ không chết vì già, không thanh thản lắm.
- Về đất thì cháu chưa xác định 100% là ở chỗ nào nhưng chỗ cháu hỏi thì là đất rừng sổ xanh, có độ dốc tương đối.
- Hiện tại cháu muốn 1 sự chuẩn bị để tranh thủ thời gian giúp giảm kinh phí về giống và chuẩn bị cho việc bảo vệ. Còn về sau, cháu dự tính là cháu trồng đa dạng mấy tầng trên mảnh đất đó, hoặc để làm 1 trung tâm giống, còn cháu mở rộng ra chỗ khác sau. Cháu chỉ là tạm thời mua 1ha, rồi cháu vẫn làm công việc hiện tại, ít nữa cháu đủ vốn cháu về cháu mua và mở rộng chỗ khác nữa. khoảng 3 năm nữa cháu mới đủ khả năng mở rộng.
- Có thể cháu sẽ áp dụng 1 trong số các cách hoặc kết hợp cả nhiều cách mà các bác bày cho cháu:
+ Chuẩn bị giống 1 năm trước, nhưng tính cháu lại thích gieo trực tiếp cây chứ không thích trồng cây đánh bồn. giữa trồng trực tiếp và đánh bồn thì khả năng sống của cái nào cao hơn ạ? @bskeu có biết ko giúp Chiến với?
+ Cháu thích ý kiến cho trồng cây ngắn ngày như bác @lequangdata và bác @anhmytran bảo: Ngô, khoai,đậu đỗ, gừng tỏi... và cho hàng xóm bảo vệ giúp. Cháu có 1 người bạn tốt đang làm giáo viên lâm nghiệp ở gần đó, cách khoảng 1km, (ko biết có quá xa ko ạ), bạn ấy đang hỏi đất giúp cháu.
+ Cháu cũng thích kiểu rừng đa dạng sinh học, trồng các loại gỗ hỗn tạp, cháu thích đủ loại cây mang về mảnh vườn của cháu. Hy vọng là có thể thành 1 vườn sinh thái như bác @dainguyen chia sẻ. Bác có thể cho cháu biết thêm thông tin ở Mẫu Sơn thì giá cả đất khoảng bao nhiêu ạ? Bác có thể inbox riêng cho cháu nếu bác ngại public ạ.
+ Chuẩn bị hàng rào sinh học: cây mây cháu nghĩ cũng ít người ăn trộm :), nếu bị ăn trộm thì cháu tìm cây móc khỉ như bác anhmytran bảo, cơ mà nếu chủ ko vào đc thì cháu để cho nó lên tự nhiên 1 thời gian sau cháu phá rào vào cũng đc, hoặc cháu làm cổng khóa lại. nhưng khả năng này ko khả thi lắm vì phí đất và cỏ hoang nhiều. đoạn này cháu chưa hình dung đc nó sẽ thế nào.
Đọc bài viết của bạn tôi đã hiểu được những ý định, ước mơ mà bạn ấp ủ.
Khâm phục bạn nhiều.
Và...tôi cho rằng suy nghĩ của bạn không ít thì nhiều cũng có nhiều điểm tương đồng với những người thích trồng cây, trồng rừng, mê màu xanh và quan tâm tới môi trường.
Trở lại vấn đề tôi có vài gợi ý cùng bạn:
*Cách làm của bạn cần một DT đất khá khá một chút. Vậy thì bạn phải có chiến lược để phát triển nguồn quỹ đất, cố gắng có một diện tích lớn liền khoảnh hoặc cách nhau không quá xa và thuận đường lui tới với nhau.
Ban đầu có thể bắt đầu từ DT nhỏ 1ha như bạn dự tính rồi tiếp tục tìm hiểu để mua gom lần lần nhưng khoảnh liền kề hoặc cách dồn điền đổi thửa mà mình chịu thiệt một chút cũng được kiểu như DT lớn đổi DT nhỏ hay đất tốt đổi đất xấu.
*Bắt đầu bằng cây lâm nghiệp lớn nhanh luôn. Bạn tìm hiểu vùng địa phương bạn có loại cây lâm nghiệp lớn nhanh nào dể tiêu thụ tiến hành mua giống trồng luôn. Cây lâm nghiệp lớn nhanh tôi nghĩ giống không tốn kém nhiều chủ yếu tốn công năm đầu và nhanh khép tán .Tôi nói thật nếu chăm sóc tốt chỉ trong vòng 18 tháng với mật độ 2.5*2.5m bất cứ cây lâm nghiệp lớn nhanh nào cũng sẽ bắt đầu khép tán.(dĩ nhiên không phải trên nền đất quá tệ)
Bạn chịu cực quyết chí quyết tâm trong vòng 18 tháng bạn nhé. Tôi bảo đảm nếu bạn làm hết trách nhiệm với nó đến lúc đó thành quả sẽ làm bạn phấn chấn tinh thần. Làm cà rịch cà tang lo lắng kéo dài mệt mỏi lắm.
Tôi khuyên bạn không nên trồng quá dày, trồng dày tốn công tốn giống tưởng như nhanh có rừng nhưng thực ra nó chỉ đánh lừa con mắt của mình mà cây không khoẻ hiệu quả thấp rồi còn phải tỉa bỏ tốn công tốn của
Trồng mật độ 2,5 x 2,5 là phù hợp nhất vì dể chăm dể trồng xen cậy ngắn ngày năm đầu. nhanh lớn nhanh có thu tỉ lệ cây thương phẩm cao.
Ngoài ra cách tôi trình bày trên là để nhắm tới mục tiêu từ năm thứ hai trở đi bạn bắt đầu trồng xen các loại cậy gỗ quí dưới tán của rừng.
Đa phần các loại gỗ quí là những cây lâu và rất lâu năm. Trong tự nhiên chúng bắt đầu từ hạt do cây mẹ phát tán dưới tầng rừng ẩm rồi từng chút từng chút một chúng nương bóng cây rừng vươn lên đến khi chúng chiếm thế thượng phong trở thành cây tầng trên cao to. Trồng dưới tán chúng cũng sẽ phát triển rất chậm nhưng bạn đừng lo miễn giữ cho chúng đừng chết thì sau chu kỳ khai thác cây đầu tiên chúng sẽ có cơ hội vươn lên và chu kỳ thư hai chúng đã có thể phát triển song song và bắt đầu nổi lên rồi.
 


Không bit Bskeu còn độc thân hay không, nếu còn, chắc em hợp tác với bạn ấy anh nghĩ là ổn
chưa hiểu ý của bạn duoclieubadinh ra sao
 
Không bit Bskeu còn độc thân hay không, nếu còn, chắc em hợp tác với bạn ấy anh nghĩ là ổn
chưa hiểu ý của bạn duoclieubadinh ra sao
Bạn ấy có gia đình rồi anh ạ. Việc lập gia đình là cái duyên số, ý em ở đây k phải là mê tín hay tin theo số phận của bói toán, mà ý em nó là lẽ tự nhiên, không thể vì điều này mà em bị phụ thuộc vào ai anh ạ. Nếu cứ mong chờ vì 1 người nào đó đồng hành, biết đâu mãi mãi em không làm được những việc em muốn làm, như thế thì em sống 1 cuộc đời vô lý quá. Vì thế, em sẽ để mọi thứ tự nhiên thôi không kiếm tìm nữa mà cứ lo cho mình, chăm sóc, nuôi dưỡng ước mơ của mình trước đã, người nào đến họ sẽ đến đúng lúc thôi anh :)
 
@nguyenminhhai : người mà em có nhắc tới trong cmt là anh hải. thật sự em bị mê hoặc bởi đám rừng xoan của anh. anh là số ít ngừoi trồng rừng kinh tế mà cố gắng giữ lại những cây gỗ quí bản địa trên đất mình. rẫy của anh diện tích, vị trí, địa hình... quá đẹp, không có từ ngữ nào tả hết.
@chienmdht : không phải mình ươm dứoi đất rồi đánh bầu đâu chiến. mình ươm ra bầu nhỏ ( bịch nửa lít) roòi chăm cây khoảng 6 tháng rồi mang đi trồng. việc ươm trong bầu so với trồng trực tiếp có rất nhiều lợi điểm: tiện chăm sóc khi cây còn nhỏ. cây mang ra trồng đã có>50cm nên có khả năng cạnh tranh với cỏ dại, hơn nữa việc chuẩn bị giống là vào mùa khô, khi đó nếu mình ươm trước 1 năm thì cây mình mang ra trồng đã lựoi được 1 năm so với trồng trực tiếp, mặc dù ươm bầu to trồng hơi cực. ươm bầu to chỉ nên áp dụng vơi những cây quí hiếm. con cây như keo bạch đàn thì mình chỉ cần bầu nhỏ xíu thôi chiến.
@7anh-4 : em lập gia đình rồi anh ạ. nhưng em luôn là bạn đồng hành tốt nếu chiến cần.!!!!
 
Hôm nay tôi lại tranh thủ viết tiếp góp ý với bạn:
Trồng cây mọc nhanh chỉ là bước đệm, để nhắm tới mục tiêu mà bạn hướng tới.
Bởi rừng mọc nhanh sớm hình thành sẽ giúp bạn phấn khích tinh thần (bạn yêu rừng sẵn rồi thì sẽ yêu hơn) và cũng là tạo vốn từng bước.
Bạn hướng về rừng và muốn xây dựng một hệ nông lâm song hành
Vậy thì trong quá trình làm bạn cần quan sát và rút kinh nghiệm nhiều, cũng giống như bạn lên đây để học hỏi kinh nghiệm của mọi người.
Ví dụ trong quá trình làm bạn quan sát sẽ thấy có một số loài cây bản địa cả quí và không quí còn sót lại tái sinh trong đó phải biết giữ lại cây nào chỗ nào cho hợp lý.
Rồi vùng nào để lại để trồng cây ngắn ngày và các loại cây khác,
Dưới tán thì nên trồng gì để tận dụng điều kiện tự nhiên mà vẫn có thu nhập
Rồi chăn nuôi gia súc, gia cầm thì nuôi con gì như thế nào ở đâu?
Rất nhiều thứ cần phải quan sát và rút kinh nghiệm.
Có khi phải chấp nhận thử sai
Và...thời gian nữa chứ. Thời gian xây dựng khó khăn sẽ không dưới...10 năm đó bạn.
 

Dạ vâng, cháu cảm ơn bác @nguyenminhhai đã tận tình chỉ cho cháu nhiều thứ cần lưu ý như vậy. Cháu sẽ cố gắng và bình tĩnh để đi dần từng bước.
Khi nào cháu có đất chính thức cháu lại tham khảo thêm ý kiến của các bác tiếp nhé! Cháu cảm ơn gia đình agriviet rất nhiều!
 
em gái "người thơ" chẳng biết gì về trồng rừng cả. đã gọi là đất rừng thì đầy cỏ dại và cây bụi, cây tạp cao thấp tùy theo. tất nhiên không lấy gì làm màu mỡ. trồng rừng cũng phải có mùa vụ. người ta phải phát đốt vào đầu mùa khô sau đó trồng và chăm sóc để bắt đầu mùa mưa cây sẽ phát triển vượt lên được cỏ dại và cây tạp khác. nên thế giới này không ai trồng được"rừng" theo phương pháp gieo hạt cả vì ban đầu cây trồng khó vượt qua được tốc độ phát triển của cỏ dại. năm đầu tiên trồng bằng cây có khi còn phải đi phát cỏ vài lần quanh gốc để cho cây trồng có thể phát triển vượt lên. tất nhiên khi cây trồng lớn lên thì đến mức nhất định thì sẽ không phải lo vấn đề này nhưng lại lo tỉa cành để tạo thân gỗ thẳng...tất nhiên với diện tích một ha trồng bằng hạt thì vẫn khả thi nhưng trừ khi nàng thơ có núi tiền thuê người chăm chút để một ha phát triển bằng con mẹ hàng xóm trồng bằng cây con. thêm nữa đất mà trồng được cây ngắn ngày thì bây giờ người ta đã trồng hết cây ngắn ngày và cây ăn quả chẳng ai gọi đất rừng và bán giá đất rừng. Trồng rừng thì cây con càng lớn càng càng tốt nhưng tránh để mất dễ cái với cây lấy gỗ lâu cho khai thác và trồng trên đất xấu có độ dốc cao thì điều này càng quan trọng. em có tìm hiểu một cây gỗ trưởng thành phát tán ra tự nhiên bao nhiêu hạt và bao nhiêu trong số đó trở thành cây trưởng thành không...
đùa chút thôi.
tết dương lịch này em có rảnh qua Mẫu Sơn chơi xem thế nào. nếu thời tiết rét đậm đi sẽ có băng tuyết. ra dốc hàng than đối diện bến xe bus long biên bắt xe lên thành phố lạng sơn hết 100k (xe chạy liên tục 5h-8h tối) sau đó đi tiếp lên mẫu sơn hết 30k.
"cơm áo không đùa với khách thơ" em nhé !
ah mà với đất ở đây chịu khó trồng lấy ngắn nuôi dài được đấy em ạ vì có thể trồng được nhiều cây "rừng" đặc sản và dược liệu quý lại "độc" vd như chanh rừng, gừng đỏ, tam thất...chứ trồng cây lương thực nghe không ổn chút nào, lại không kinh tế rồi làm vài khóm anh túc giữa đất nữa là ok
 
Em cảm ơn anh @dainguyen đã chỉ cho em thấy sự thơ thẩn của mình :D Em sẽ rút kinh nghiệm và sắp xếp thời gian nếu em rảnh em sẽ lên Mẫu Sơn chơi.
Cơ mà, em có 1 câu hỏi thêm, vì em thích sự gắn kết cuộc đời em với rừng luôn, nên em muốn hỏi nếu như 5 -10 năm sau khi gắn bó với khu đất rừng cằn cỗi đó, thì em có thể cải tạo, biến đổi nó thành vườn hoa quả, rau vườn, các loại... được không anh? Em ban đầu có thể dựa vào kinh tế, nhưng mà về sau em muốn dựa vào đất mẹ hoàn toàn, muốn cải tạo đất mẹ màu mỡ hơn và là nơi cung cấp đủ cho 1 cuộc sống của em, khi cuộc sống của em đã đủ vững chãi rồi, em muốn giúp mọi người đều dựa vào đất mẹ chứ không lửng lơ trên tầng kinh tế mãi, đến 1 ngày sẽ thấy thiếu bình yên. Em muốn gửi đến mọi người 1 thông điệp rằng hãy biết yêu rừng, yêu cây, dựa vào đất mẹ và mặt trời, vì cuộc sống vốn dễ dàng và đơn giản, chúng ta không nên phức tạp hóa nó lên :D
1 lần nữa cảm ơn anh!
 
Em cảm ơn anh @dainguyen đã chỉ cho em thấy sự thơ thẩn của mình :D Em sẽ rút kinh nghiệm và sắp xếp thời gian nếu em rảnh em sẽ lên Mẫu Sơn chơi.
Cơ mà, em có 1 câu hỏi thêm, vì em thích sự gắn kết cuộc đời em với rừng luôn, nên em muốn hỏi nếu như 5 -10 năm sau khi gắn bó với khu đất rừng cằn cỗi đó, thì em có thể cải tạo, biến đổi nó thành vườn hoa quả, rau vườn, các loại... được không anh? Em ban đầu có thể dựa vào kinh tế, nhưng mà về sau em muốn dựa vào đất mẹ hoàn toàn, muốn cải tạo đất mẹ màu mỡ hơn và là nơi cung cấp đủ cho 1 cuộc sống của em, khi cuộc sống của em đã đủ vững chãi rồi, em muốn giúp mọi người đều dựa vào đất mẹ chứ không lửng lơ trên tầng kinh tế mãi, đến 1 ngày sẽ thấy thiếu bình yên. Em muốn gửi đến mọi người 1 thông điệp rằng hãy biết yêu rừng, yêu cây, dựa vào đất mẹ và mặt trời, vì cuộc sống vốn dễ dàng và đơn giản, chúng ta không nên phức tạp hóa nó lên :D
1 lần nữa cảm ơn anh!
tiếc là chiến ơ quá xa và không có đk đi lại. hồi còn học ở trường mình hay đến thăm 1 khu rrừng kết hợp với chăn nuôi của cô. cô là giảng viên dhtây nguyên,bộ môn thưc vật. khu rừng có 3ha trồng rất nhiều cây gỗ quí, dưới tán rừng rất đa dạng thực vật. và cô coi như đây là nơi thực hành cho sinh viên. cuối tuần lâu lâu có sinh viên đến thăm cô và trồng cây giúp cô. cô duy trì khu rừng như 1 đa dạng sinh học và là nơi để cho sinh viên của mình thực hành. dứoi chân đồi có ao cá, chuồng nuôi gà, heo rừng. mùa mưa khu rừng này có khi khe suối nước chảy rả rích rất đẹp
 
em lại hỏi một câu "thơ" quá rồi ! comment trước mình có nhắc đến mấy ông do thái, họ còn trồng cây cả trên hoang mạc mà . nhưng vấn đề quan trọng nhất là kinh tế, làm nông nghiệp cũng phải đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu em nhé ! họ có tiềm lực về kinh tế và khoa học nên họ làm được như vậy chứ không phải chỉ với đôi tay. Mình có nhiều lợi thế và nghèo hơn họ nên phải đi con đường riêng không theo họ được vấn đề là làm sao lợi nhuận cao nhất trên một đồng vốn bỏ ra. Mình có lợi thế đất đai màu mỡ, giá lao động rẻ nhưng giá nông sản thấp, kể cả nông sản chất lượng cao, khí hậu ưu ái nên mình có thể mở rộng diện tích , áp dụng chọn lọc các kỹ thuật cao, nâng dần trình độ thôi, tận dụng triệt để lợi thế sẵn có. chứ đầu tư kỹ thuật cao bao giờ thu hồi vốn còn công nghệ bây giờ thay đổi phát triển từng ngày từng giờ chạy theo cũng chẳng kịp. đất đai cằn cỗi thì mình trồng cây thích hợp với đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, trồng rừng, cải tạo có tính toán làm sao kinh tế nhất. Việt Nam mình đất đai màu mỡ nhiều nơi cũng bỏ hoang hay canh tác hiệu quả thấp đầy cả đấy em ạ . Ngay Hà Nội nhiều chỗ vẫn bỏ hoang hay cho thuê giá rẻ tính ra chỉ 1000đ/m2/năm mà.
Hơn nưa em cũng không nên quá nặng vấn đề sở hữu đất đai hay đất đai là của mình ,mang tên mình mãi mãi. đời người được mấy chốc đâu, gió thoảng mây bay thôi rồi lại thành phân bón ...
ah mà Lạng sơn có rất nhiều đặc sản "độc" chưa ai phát triển em ạ, hợp với em đấy.
rau thì có rau ngót rừng, rau bò khai...ai ăn một lần cũng nhớ, muốn mua mà không có, chuyển về hà nội lại tiện xe, còn dễ và rẻ hơn chuyển về từ Sapa.
nên nhớ tiền phải liên tục mang bầu em nhé !... nói thì hay vậy chứ tiền của anh cũng toàn mang bầu rồi sẩy thai chết cả mẹ lẫn con...
ah cách đây mấy năm anh có đọc một bài báo có một chị độc thân cũng bỏ thành phố lên phủ xanh đèo Pha Đin " mây phủ", giờ nghe đâu đã thành khu sinh thái rất hấp dẫn.
chưa chứng kiến tận mắt nhưng nghe thì phục sát đất.
 
Các đèo nói chung đều có suối và thác.

Chẳng phải thác nổi tiếng, hay thác đẹp,
mà chỉ cần vài lít nước mỗi giây đồng hồ
thì đã là thác rồi. Nếu có tiền vốn, thì
xây bể nuôi cá bậc thang (giống như ruộng
bậc thang), chắc chắn thành công, có nghĩa
có lời, sau khi thu vốn nhanh chóng. Lý
do thành công, là nước thác là nước chảy,
đỡ tiền thay nước, và có thể nuôi thật dày,
đỡ tiền vốn xây bể, xây ao.

Cái ý nghĩ này tôi đã nghĩ từ mấy chục năm
trước, nhưng chẳng bao giờ tôi làm được. Ắt
sẽ có người làm. Chẳng phải tôi, thì là bạn.
 
Cảm ơn @bskeu cậu kể cho tớ thế này cũng tốt lắm rồi, tớ sẽ đi tham khảo 1 số nơi ở miền Bắc và giữ cái tinh thần bảo vệ gen này để làm việc.
Cảm ơn anh @dainguyen, em không nặng vấn đề đất nào của em hay của người khác đâu anh ạ, mang tên em thì có ý nghĩa gì đâu, vấn đề là em được trồng cây trên đất đó và không bị ai đuổi đã là hạnh phúc rồi, còn em sống thế nào cũng được, trồng cây cho người khác hưởng mà người ta biết trân trọng cũng đã tốt lắm rồi, em là người đơn giản. Em đang rèn luyện cho mình đơn giản nhất ví dụ em đang ăn chay, học thiền và có nhiều cái em đang học hỏi tìm giải pháp xanh nhất có thể :D
Em nghĩ là thế mạnh của mình mình tận dụng được và bảo vệ được những nông sản sạch tự nhiên thì thế nào giá nông sản sạch cũng sẽ có chỗ đứng. Có thể em chỉ là 1 mắt xích nhỏ trong con đường này thôi, nhưng như thế cũng tốt rồi, em làm được bao nhiêu thì làm theo đúng sức của em.
Em có quan tâm đến kinh tế nhưng không phải là đặt nặng nó quá, miễn là nó không hại đến môi sinh là em sẽ làm ạ. Nghe anh giới thiệu Lạng Sơn thế có lẽ em ko lên không được rồi, em phải rủ vài người yêu rừng như em cùng đi mới được, cảm ơn anh nhé, à anh inbox cho em số đt với để khi nào em lên đó nếu có không biết đường còn hỏi anh được không ạ? :D
 
anh hiện tại không ở Lạng Sơn ku ah.
nhưng làng bản lạng sơn thì thuộc như lòng bàn tay, chiến hữu cũng rất đông.
thực ra anh cũng ngắm khu mẫu sơn từ lâu rồi nhưng chưa có điều kiện thực hiện. hy vọng trong tương lai gần có thể làm được...
bác Anhmytran nói về nuôi cá suối cũng rất hay, cái này hiện nay đã nhiều người làm rồi. nhưng bác ạ. việt nam mình giờ không phải của những năm 90 nữa hễ ở đâu có bước chân người là ở đó rơi vãi la liệt vỏ chai, bao bì thuốc trừ sâu...đầu nguồn con suối, khe cũng vậy, chẳng lẽ vào rừng sâu nuôi cá... mà bây giờ rừng bị tàn phá không còn lớp thực bì động mưa là lũ, hết mưa là cạn...
 
anh @dainguyen cho em hỏi thêm chút đc ko?
Em chưa hiểu lắm về các lớp cây trong rừng, nghe anh nói thực bì bị mất, như vậy các tầng cây trong rừng ảnh hưởng thế nào với nhau và với môi trường vậy anh? Em về đó đa dạng hóa sinh học thì có ảnh hưởng gì đến môi sinh, có hại gì cho môi sinh ko anh? Và em phải học cách làm để tận dụng và bảo vệ đc các tầng rừng như thế nào? Em hiểu câu nói của anh thế này: lớp thực bì là "lớp cây bụi thảm tươi (các loại cỏ, lau sậy...) dưới tán rừng hoặc bao phủ bề mặt đất trống đồi trọc" khi cây cao bị chặt, lớp thực bì bị mất tầng bóng bên trên sẽ dễ bị khô đất vì ánh nắng trực tiếp, khiến cho cây của lớp thực bì bị chết, bị cháy, bị lở đất... từ đó, lớp này không giữ nước cho rừng nữa, cứ mưa là lũ lại quét trơn, hết mưa thì khô cong cạn kiệt.... không biết có đúng không ạ? Em xin lỗi vì em chưa ở rừng quá 4 ngày bao giờ, nên kiến thức còn rất hạn hẹp, em mong đc học hỏi.
Em cảm ơn anh
 
Cháu chào cả nhà,
Cháu chưa mua được đất rừng, nhưng cháu đang có nhiều chỗ hỏi mua có thể cháu sẽ bắt đầu mua vào đầu năm sau, khoảng 1ha ạ. Tuy nhiên cháu gặp tương đối nhiều khó khăn.
Vốn của cháu ít, nên cháu chưa đủ tiền mua giống cây gỗ, cháu định sẽ đi nhiều nơi và xin hạt giống cây ở những rừng có sẵn, sau đó về ươm dần, không biết những nơi đó họ có cho hạt giống không hay phải mua ạ?
Thứ hai là vấn đề an ninh: Cháu không có đủ thời gian có mặt hoàn toàn cho khu rừng của cháu, mà cháu cũng không đủ vốn thuê người trông, vậy cháu có cách nào khắc phục việc này khả quan hơn là sự có mặt của con người không ạ? Làm hàng rào cháu cũng chưa nghĩ ra được cái gì làm hàng rào sinh học thì tốt, thời gian thì trôi đi, cây cần thời gian để lớn mới đủ để làm hàng rào?
Cháu muốn làm từ từ phát hoang làm cỏ ủ phân hữu cơ và bắt tay dần dần từ những cái không cần dùng đến tiền, ko biết điều này có khả thi không ạ?
Cháu chưa thể bỏ nghề hiện tại luôn để về rừng vì cháu chưa đủ vốn, Có 2 cách cháu đang phân vân:
hoặc là cháu đợi kiếm thêm tiền rồi mua đất sau,
hoặc là cháu mua đất rồi trồng dần nhưng không có mặt hoàn toàn ở đó?
Sau này cháu sẽ tận dụng đất nhiều hơn, còn hiện tại cháu muốn làm hàng rào và ươm cây tầng cao trước, tận dụng thời gian đất vắng, nhưng mà cháu sợ nhất là trâu bò phá, người nhổ cây...
Đúng là sự có mặt với công việc mình yêu thích là một điều quan trọng nhất cho thành công.
Cháu cảm ơn cả nhà agriviet.


bán đất lâm nghiệp tại tỉnh Huyện Kỳ Sơn - Tỉnh Hòa Bình ( giáp Hà Nội ) giá chỉ từ 40 triệu h.a

vui lòng liên hệ 0982021480 gặp chị Lâm
 
thực bì có nhiều nghĩa nhưng hiểu theo dân làm rừng thì là lớp cây bụi và lá mục che phủ mặt đất. còn hiểu nghĩa rộng thì là tất cả lớp thực vật sống trên bề mặt trái đất. các tầng cây trong rừng tự nhiên thì phát triển theo kiểu đấu tranh sinh tồn tự nhiên. cây gỗ lớn ưa sáng muốn tồn tại thì phải vượt qua lớp cây bụi và tán cây gỗ lớn khác, khi lớn lên chính nó cũng rụng lá và tạo bóng cho các cây bụi ưa ánh sáng kém phát triển thuận lợi. và tất nhiên cũng chèn ép cây ưa sáng khác như nó từng chịu đựng. hay đơn giản hơn là thằng nào mạnh thằng ấy thắng, không sống được cách này,chỗ này thì phải tìm cách khác , chỗ khác, nếu không thì chấp nhận quang tèo thôi.
nói về môi sinh có ảnh hưởng hay không thì cũng khó. tất nhiên sẽ ảnh hưởng theo kiểu em trồng cây gì thì phải dọn chỗ để trồng như thế thì cây khác bị em hay cây của em tiêu diệt chiếm mất chỗ...hay mang cây khác về trồng nếu nó hợp với khí hậu thì sẽ phát tán, lấn át các cây bản địa...biết đâu cái cây em phá đi đấy lại có tác dụng chống ung thư sau này em và mọi người mới biết...vv và vv. nói chung vô thưởng vô phạt. cái gì cũng có mặt thuận và trái của nó.
 


Back
Top