làm sao để có cây bon sai

  • Thread starter LamGiaLinh
  • Ngày gửi
nếu 1 nghệ nhân chơi bónai từ nhiều đời thì hiển nhiên là họ có rất nhiều cây bon sai có kiểu dáng cổ thụ rồi.

còn nếu 1 người mới vô nghề bon sai thì làm sao có những cây có kiểu dáng cổ thụ để làm chứ.


chứ kêu trồng 1 cây sau đó chờ 10 hay 20 năm mới bán đc thì thà khỏi chơi.

vậy những cây có kiểu dáng cổ thụ chưa qua bàn tay nghệ nhân lấy từ đâu ra ?
thường là cây trồng ngoài tự nhiên lâu năm rất cao và to đầu còn thích hợp làm bon sai
ai biết chỉ dùm Linh với
 


Last edited by a moderator:
Bonsai nói riêng, cây kiểng nói chung luôn có sự tiếp nối bạn ạ. Rất ít nghệ nhân đủ tuổi để ương hạt cây nuôi từ bé cho đến khi tạo ra 1 tác phẩm mà khởi điểm là những cây khai thác từ thiên nhiên có hình dạng thích hợp để tạo tác, là những cây đã được nuôi trồng từ 1 nghệ nhân khác được mua về chỉnh sửa lại theo ý đồ của mình mang dấu ấn của mình.
Bạn cứ làm đi đừng lăn tăn suy nghỉ là bao giờ cây của bạn thành tác phẩm, được chăm sóc cây, tìm hiểu về sinh lý của cây, tìm hiểu về dáng thế và tạo dáng cho cây đã là 1 cái sướng của người chơi cây. Ai cũng như bạn cho rằng tạo ra tác phẩm lâu quá và không nuôi trồng thì làm sao hôm nay chúng ta được chiêm ngưỡng những tuyệt phẩm
3baf9cmxv8ryov3z96gh.jpg
 
Last edited by a moderator:
ok em hiểu ý anh Dovanlo rồi
chỉ cần mình gửi cái hồn của mình vào trong tác phẩm là đc , chứ không nhất thiết phải là bon sai lâu năm phải không

mỗi tác phẩm 1 kiểu dáng , 1 vẻ đẹp khác nhau

hình anh gửi em học thuộc lòng cách làm rồi và hiện giờ ở nhà cũng làm 3 chậu

đó là phong cách bonsai của nhật , dựa vào 1 khúc gỗ đã chết , sau đó dùng những cây thích hợp uống theo
sau 1 thời gian tháo đinh kẹp và ốc vít ra

có mod nào rảnh xoá dùm câu trả lời của vohungdung dùm em nghen , nhảm nhí quá.

thank câu trả lời của anh.
 
Chào bạn LamGiaLinh! bạn có thể làm theo cách này.
Cũng như tất cả các loại nghệ thuật khác, cách trưng bày bonsai thường không tuân theo một phong cách truyền thống hay sự chỉ dẫn nào. Nhưng có một số chỉ dẫn tuyệt vời cho việc tạo ra một cây bonsai đẹp, và chúng rất có giá trị cho những ai đang theo đuổi nghệ thuật bonsai đầy quyến rũ này.
Hầu hết những qui tắc này đều bắt nguồn từ nghệ thuật bonsai của Nhật Bản cách đây vài thế kỷ. Chúng phân tích rất kỹ những điều nên làm và không nên làm khi muốn tạo ra một cây bonsai theo ý muốn. Đa số mọi người đều có thể tạo ra cho mình một cách nhìn hoàn mỹ đối với một tác phẩm bonsai thông qua những qui tắc trên. Tuy nhiên, để tạo ra một cây bonsai đẹp vẫn phải phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm, cảm hứng nghệ thuật, và sự tìm tòi khám phá...

Những qui tắc về thân cây và Nebari
  1. Nên để chiều cao thân cây gấp 6 lần đường kính rễ cây.
  2. Thân cây nên để hơi nghiêng về phía trước hướng về bên phải người xem.
  3. Gốc cây nên được tạo dáng xòe ra và để cho nó nhô lên trên nền chậu, như thế trông nó giống như đang bám vào đất để giữ cho cây đứng thẳng.
  4. Rễ cây nên được để nhô lên từ gốc cây xòe trên nền chậu.
  5. Không nên để những nút sần mọc trên rễ cây (vì người xem sẽ để ý nhiều đến nó).
  6. Nên tạo dáng ngọn cây hơi nghiêng về phía trước hướng về phía người xem.
  7. Thân cây nên được giữ thon từ dưới lên trên để trông nó như là đang mọc vươn lên, nhưng không được làm thon ngược lại từ trên xuống.
  8. Những chồi ghép nên được ghép với số lượng vừa phải để tạo được dáng cây hài hòa, hoặc ghép chúng đủ thấp để không nhìn thấy những mối ghép từ nebari.
  9. Uốn thân cây sao cho những điểm uốn trên thân không mang hình "ức bồ câu" (những điểm uốn nên được uốn cong hướng về phía người xem).
  10. Nên tạo dáng ngọn cây theo hướng của gốc cây. Độ uốn của cây cần phải được đảm bảo.
  11. Không để cây tự mọc ra phía sau. Đây là một trong những qui tắc của tôi và rất khó giải thích vì sao. Nó liên quan đến độ uốn cong của thân cây. Nếu một thân cây tự mọc ra phía sau thì sẽ tạo ra một điểm uốn hình chữ "C".
  12. Đối với những thân cây thẳng bình thường và thẳng không bình thường thì ngọn cây nên được giữ sao cho nó mọc cao hơn gốc cây.
  13. Trên những thân cây thẳng bình thường, nếu có quá nhiều điểm uốn hình chữ "S" sẽ làm cho cây trông rất nặng nề mất đi vẻ tự nhiên vốn có của nó.
  14. Với những cái cây mọc nhọn hướng lên cao thì những điểm uốn nên được uốn gần nhau (cần để ý đến vị trí của cành cây).
  15. Một cây chỉ nên mang một ngọn.
  16. Đối với hai thân cây đôi thì nên được tách ra ở chỗ gốc cây, không để cây nào cao vượt lên trên cây nào.
Nhánh cây
  1. Tạo những nhánh cây sao cho chúng không mọc ngang, hoặc không để những nhánh cây mọc đâm ngang thân cây.
  2. Trên nhánh không nên để lộ những nút mắt sần (làm cho người xem chú ý đến nó).
  3. Nhánh đầu tiên nên được đặt nằm ở khoảng 1/3 chiều cao thân cây tính từ gốc.
  4. Còn những nhánh cây được ghép thành công nên để chúng nằm ở những vị trí trong khoảng 1/3 thân cây còn lại tính đến ngọn cây.
  5. Nhánh cây cần phải cho chúng mọc ra từ phía bên ngoài của những điểm uốn (để không làm nhánh cây bị phình ra).
  6. Đường kính nhánh cây nên được cân đối với thân cây. Những nhánh cây được xem là quá khổ là những nhánh có đường kính dày hơn 1/3 đường kính thân cây.
  7. Nếu cho nhánh thứ 1 mọc ở bên trái thì nhánh thứ 2 sẽ để nó mọc bên phải và ngược lại (khi đó nhánh thứ 3 nên để nó mọc phía sau).
  8. Nên để những nhánh cây mọc xen kẽ nhau, không nên để chúng mọc song song.
  9. Nên giảm bớt kích thước và đường kính của những nhánh cây nếu không thì chúng sẽ trông như là đang leo lên.
  10. Nên chừa một khoảng trống đủ rộng giữa những nhánh cây.
  11. Nên để những nhánh đầu tiên hay những nhánh thứ 2 (còn gọi là nhánh trái và nhánh phải) hướng về phía trước, phía trung điểm của tầm nhìn để thu hút người xem.
  12. Những nhánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba nên được để cách với nhánh ở phía sau 120o để tránh trường hợp chúng tự che nhau ở phía sau cây.
  13. Trên thân cây, mỗi vị trí chỉ nên tạo một kiểu nhánh, không nên để chúng vừa mang hình bánh xe vừa mang hình nan hoa hay là để những nhánh cây xoắn lại hoặc những nhánh cây thẳng đuộc (vì như thế chúng sẽ tự làm chúng trông rất vô duyên).
  14. Nên tạo hình những nhánh cây sao cho chúng tạo thành một hình tam giác lệch với ngọn cây tượng trưng cho trời, góc ở giữa tượng trưng cho con người và góc ở phía dưới tượng trưng cho mặt đất.
  15. Nên để những nhánh thuộc lớp thứ 2 mọc xen kẽ trái và phải và cần phải tuân theo những qui tắc chính trong cách sắp nhánh cây, ngoài ra, không để những nhánh cây khác mọc chỉa lên hay chỉa xuống. Như vậy ta sẽ tạo ra được một lớp đệm lá.
  16. Để tạo ảo giác cho cây bonsai già, ta để những nhánh phía dưới cây rũ xuống. Những thân cây tươi trẻ thì có nhiều nhánh mọc vươn lên. Với những nhánh ở gần ngọn ta nên tạo dáng sao cho chúng nằm ngang hoặc mọc vươn lên từ khi chúng còn là những nhánh non.
  17. Nhìn chung ta nên tạo dáng sao cho những nhánh cây đổ xuống tuân theo các qui tắc dành cho những thân cây thẳng, ngoại trừ thân cây mọc nghiêng.
  18. Đối với những cây đôi, không nên để những nhánh cây xen vào giữa các cây vì chúng sẽ đâm ngang vào thân cây. Khi đó những nhánh cây gần phía ngoài các cây sẽ tạo nên một hình tam giác "lá".
  19. Không để những tán lá che khuất "jin".
Chậu
  1. Cây bonsai nên được đặt sau vạch chính giữa của chậu, và bên trái hoặc bên phải của vạch trung tâm.
  2. Độ sâu của chậu phải bằng đường kính thân cây, ngoại trừ những cây có dáng rũ xuống.
  3. Nên sử dụng những chậu có màu men thích hợp cho việc tưới tiêu và chăm sóc cây, những màu men đó cần phải hài hòa với màu sắc của hoa.
  4. Nên chọn những chậu có chiều rộng gấp 2/3 chiều cao của cây. Với những cây lùn thì chiều rộng chậu phải gấp 2/3 bề rộng thân cây.
  5. Kiểu dáng chậu cũng cần phải phù hợp với kiểu dáng của cây bonsai. Chậu hình chữ nhật thì thích hợp với những cây dáng thẳng không uốn éo nhiều, còn với những cây thẳng không bình thường, những cây mà có nhiều điểm uốn trên thân thì chậu hình oval hay hình tròn là thích hợp nhất. Đối với những cây bonsai lớn thì ta nên trồng chúng sâu trong những chậu hình chữ nhật.
Chăm sóc
  1. Cần trộn chung nhiều loại đất vào một chậu, không nên phân ra thành nhiều lớp đất (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi).
  2. Ta cần bón phân đầy đủ theo nhu cầu của cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi).
  3. Ta nên tưới nước từ trên xuống, tránh để bonsai bị ngập trong nước, vì điều này sẽ cản trở sự tích tụ muối của cây.
  4. Ta tăng độ ẩm của cây bằng cách đặt chậu cây vào một khay đựng nhiều đá cuội và nước hay đặt chậu bonsai ở dưới một cái ghế dài ẩm ướt, nhưng không được để sương bám trên cây (Đây là qui tắc mới, vẫn sẽ có nhiều tranh cãi. Vì sương mù làm tăng sự tích tụ muối trên lá, và thực tế thì nó không có tác dụng gì trong việc làm tăng độ ẩm cho cây).
  5. Ta cần dọn sạch hết những hạt cát mịn từ bất kì hỗn hợp đất nào, chỉ nên sử dụng những hòn đá thô và nhỏ.
  6. Chỉ tưới nước khi nào cây thực sự cần được tưới, không tưới chúng theo một thời khóa biểu cố định nào.
  7. Cho cây tiếp xúc nhiều với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Chỉ với những cây bonsai nhiệt đới và cận nhiệt đới (với hầu hết các bộ phận) đều thích hợp cho việc để chúng ở trong nhà. Nếu chúng được đặt trong nhà thì phải đảm bảo rằng nhiệt độ môi trường thấp, phù hợp để có thể tạo nên tình trạng tiềm sinh cho cây.
Kết luận

Sách Kỹ thuật trồng ghép bonsai I của John Naka được xuất bản năm 1973, tại học viện bonsai California, là phần luận án hay hơn mong đợi trong lĩnh vực "những qui tắc" trồng và ghép bonsai mà tôi đã tìm thấy. Bất kỳ ai đều có thể tạo ra cho mình một cây bonsai đầy sức thuyết phục khi làm theo những qui tắc trên. Khi chúng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng thì bạn có thể bắt đầu công việc tạo cho mình một cây bonsai ưng ý, mà không cần phải đắn đo suy nghĩ nhiều khi áp dụng "Những qui tắc" trên là đúng hay là sai.

Tác giả Brent Walston
Đức Khiêm dịch
Nguồn evergreengardenworks.com
 
Bài dịch rất giá trị, có thể làm theo.
*
Đó là kỹ thuật bonsai trong nhà thôi.
Còn kỹ thuật bonsai ngoài trời, cây cao nhiều mét
thì sao?
Phải chăng bonsai thì cây phải nhỏ?
Tôi thì không phân biệt bonsai nhỏ hay lớn.
*
Tôi nghĩ kỹ thuật bonsai phải ở chỗ nghề nông,
không phải ở chỗ kích thước như bài dịch trên.
Cụ thể kỹ thuật nghề nông ở vài chỗ thí dụ sau:
*
- Không cho cây mọc nhanh. Phải mọc rất chậm.
- Không cho cây già. Vài trăm tuổi vẫn trẻ khoẻ.
- Không cho lá rụng.
- Dễ liền sẹo, và chóng liền sẹo. Cây mọc đường
kính thật to, cắt đi để tạo dáng, thì liền sẹo
ngay, mọc da che phủ vết sẹo ngay.
- Dễ nảy mậm. Muốn mọc nhánh chỗ nào cũng được.
- Muốn mọc rễ chỗ nào cũng được
- Thích mọc thân, cành, hay rễ chỗ nào cho phình
to cũng được.
- và vân vân nhiều nữa mà tôi chưa nghĩ ra.
*
Những kỹ thuật nghề nông đó giúp ta muốn làm dáng
vẻ thế nào cũng được, và sau nhiều năm ta nhào nặn
nó, thì nó vẫn còn xanh tươi nhiều năm nữa cho người
hưởng thụ. Không phải bán xong mấy hôm thì ngoẻo.
*
Ví dụ, tôi muốn làm một bonsai như thế này, các bạn
coi có thể làm được không:
- Lấy một gốc cây đường kính một gang tay, hay một
khúc cây méo mó to chừng đó, dài chừng hơn 1 gang.
- Đặt nó nghiêng chừng 40 độ, như cây bị bật gốc.
- Nếu là gốc thật, thì cắt hết rễ đi . Để mọc rễ
ra to cỡ ngón tay ngón chân, cong vồng và thót đi,
chẽ ra rễ chùm xum xuê, đầu rễ non, màu sáng. Tạo
dáng một bộ rễ mới mọc sau trận bị bật gốc lên. Rễ
mé không bị bật gốc thì vẫn già, còn da, nổi trên
mặt đất, đầu rễ ăn sâu xuống bình thường, không nhìn
thấy nữa.
- Bên trên, khắc chạm khúc gỗ cho nó thành một gốc
cây bị gãy toác ra, chĩa những thớ gỗ lởm chởm lên.
- Ngoài vỏ, chỉ để lại chỗ mọc rễ, và một mảnh bằng
bàn tay lệch phía dưới một chút. Những chỗ gỗ không
có vỏ, thì đánh bóng lên, có vẻ như đã chết lâu năm
rồi.
* Nơi có vỏ đó, mọc lên mấy mầm to nhỏ cao thấp khác
nhau, có mầm có vài cành, có mầm bé xíu, chưa có cành.
- Khống chế bonsai đó cứ như thế mãi, không mọc thêm
cũng không chết.
- Chậu hình bầu dục, theo hướng ngả của khúc cây,
men rạn nâu đen, có vằn xanh lá cây lẫn tia vàng tươi.
Đó là đề tài "Vươn lên trong phũ phàng."
*
 
nếu em có 1 cây van niên tùng
em muốn nó chỉ cao 9 tất thi ko được cao nữa.
vậy em sẽ cắt ngọn nó à .
vậy những cây bon sai của các nghệ nhân khác có làm theo cách đó để ngăn chặn cây phát triển chiều cao không.
 
nếu em có 1 cây van niên tùng
em muốn nó chỉ cao 9 tất thi ko được cao nữa.
vậy em sẽ cắt ngọn nó à .
vậy những cây bon sai của các nghệ nhân khác có làm theo cách đó để ngăn chặn cây phát triển chiều cao không.
một cây bonsai đẹp không phải phụ thuộc vào chiều cao cây, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên nếu bạn muốn cây của bạn có chiều cao là 90cm thì việc đó không có gì là quá khó, bạn chỉ cần dùng thước đo đến 90cm thì cắt, như vậy là bạn có ngay một cái cây cao như ý còn việc nó có phải là bonsai hay không là tùy vào trình độ tạo tác của bạn, à mà bạn nhớ là mua thước đúng chất lượng nhé, nếu không thì chiều cao cây của bạn có thể thay đổi.
 

vậy là cách duy nhất để chặn chiều cao của cây là cắt ngọn . nhưng em thấy mấy cây như thông , tùng của các nghệ nhân vẫn có ngọn nhưng sao nó ko cao nữa .
1-bon-sai.jpg


vẫn có ngọn cây , nhưng sẽ ko phát triển chiều cao nữa
 
Last edited by a moderator:
em thấy mấy cây như thông , tùng của các nghệ nhân vẫn có ngọn nhưng sao nó ko cao nữa .
1-bon-sai.jpg


vẫn có ngọn cây , nhưng sẽ ko phát triển chiều cao nữa

Bạn có nhận thấy cái cây trên được trồng trong 1 cái chậu cạn, nhưng rộng bề ngang ?
Khi trồng trong chậu cạn rễ không đâm sâu nên chiều cao ít phát triển,
Tuy vậy vẫn phải tỉa ngọn đều đều. để ngọn phân ra rất nhiều nhánh..vậy làm sao cao được?
 
nếu anh nói như thế thì để có 1 chậu bon sai với chu vi gốc như vậy người chơi phải bỏ ra cả đời người

có cách nào làm cho gốc lớn ra mà chiều cao không phát triển không
 
nếu anh nói như thế thì để có 1 chậu bon sai với chu vi gốc như vậy người chơi phải bỏ ra cả đời người

có cách nào làm cho gốc lớn ra mà chiều cao không phát triển không
Cách duy nhất là sử dụng cây thên nhiên có bộ đế phát triển, sau đó chúng ta chế tác theo sở thích. nếu không thì đung cây bonsai mini để thể hiện cây có phon cách cổ thụ mà thôi.
 
Đây là 1 phôi mà tôi vừa bán
IMG_1540.jpg


Cây này trước đây đã được nuôi trồng dưới đất, phần mà tôi vẻ thêm màu đỏ là cành nhánh lúc chưa bứng, bạn có thể xem để hình dung được 1 cách nuôi thành 1 phôi bonsai.
IMG_1540a.jpg
 
vậy là sau này nó sẽ mọc những cành con bất kỳ chổ nào trên thân . rồi mình dùng dây kẽm để tạo dáng cho nó phải ko anh
 
vậy là sau này nó sẽ mọc những cành con bất kỳ chổ nào trên thân . rồi mình dùng dây kẽm để tạo dáng cho nó phải ko anh
Bạn dạy tôi sơ sơ về photoshop,tôi sẽ tạo dáng cho bạn xem vài cây, nhiều cây,...hihi
 
Last edited by a moderator:
thiệt là buồn cười chết mất.muốn cây nhanh to gốc cụ mua ngay cây tùng la hán cắt ngọn tỉa cành 1 năm sau gốc nó to nhu cái chậu.cứ tin tôi đi . cây sung của bac kia có vài thang mà nó to thế đấy nhớ cưa ngọn xỉa rễ gốc
 
Dạy anh PS hả . chuyện đơn giản thôi.
anh demo cho em thấy cách làm đi rồi em biên soạn tài liệu chi tiết công cụ cho anh học.
 
thiệt là buồn cười chết mất.muốn cây nhanh to gốc cụ mua ngay cây tùng la hán cắt ngọn tỉa cành 1 năm sau gốc nó to nhu cái chậu.cứ tin tôi đi . cây sung của bac kia có vài thang mà nó to thế đấy nhớ cưa ngọn xỉa rễ gốc
Không đơn giản như thế, nói vậy mấy người chơi cây cảnh thành nghệ nhân hết rồi. Mỗi loài cây trồng có đặc điểm hình thái, sinh lý sinh trưởng, điều kiện sống....khác nhau. Không thể so sánh tốc độ sinh trưởng giữa cây Sung và cây Tùng la hán. Không biết trồng 1 năm to bằng cái chậu mà đường kính của nó là bao nhiêu. Tùng la hán mà lớn bằng cây Sung chắc là cho nó uống sữa Voi quá???!!!
 
cám ơn các anh , chị nhiều lắm
nhờ các anh chị Linh cũng hiểu được phần nào về nghệ thuật bon sai rồi
thank very much
 
Các anh chị cho em hỏi là mấy cái phôi để trồng bónaii đó ở đâu bán vậy. Em cũng mới bắt đầu chơi cây cảnh thui nên ko rành lắm mong đc các ACE chỉ giáo nhiều ạk.
 


Back
Top