Lên luống/líp cho cây công trình.

Xin chào diễn đàn Agriviet! Tôi có một số câu hỏi xin nhờ các bác tư vấn giúp về vấn đề kỹ thuật trồng cây công trình trên các luống đất. Đối tượng chính của tôi là trồng trên luống đất là cây Kè Bạc và cây Thốt Nốt.Tôi có suy nghĩ là nếu trồng bằng cách đào hố như cây ăn trái thì sau này rất khó bứng cây đi vì tỉ lệ sống cây không cao.Còn nếu trồng trong chậu thì cây chậm phát triễn và tốn kém.Nên tôi nghĩ lên luống là cách tốt để đạt được mục tiêu chống ngập/hạn,dễ chăm sóc,tưới tiêu,sau này dễ bứng và tỉ lệ sống cao. Nhưng có điều tôi tìm trên Internet mà chưa thấy có hướng dẫn lên luống cho cây trồng này hoặc cây trồng tương tự.Vậy xin mạng phép nhờ các thành viên trong diễn đàn tư vấn cho tôi: - Đất Củ Chi - cụ thể là xã Tân Thạnh Đông có thể lên luống được không? - Các phương pháp lên luống bằng cơ giới,ít tốn nhân công. - Các phương pháp lên luống hiệu quả cho cây công trình. - Đối với cây Kè Bạc và cây Thốt Nốt và các cây họ cọ thì kích thướt luống bao nhiêu là phù hợp(trong đó có chiều rộng luống,chiều cao của luống và khoảng cách giữa các luống,1 luống có thể trồng bao nhiêu hàng và khoảng các giữa các hàng/cây) - Cách bón lót hiệu quả trên luống. - Thời gian trồng sau khi lên luống là bao nhiêu? - Phân bố các tầng rễ của cây Thốt Nốt và cây Kè Bạc. Xin cảm ơn diễn đàn và các vị tiền bối!
 


Cau, Dừa, Cọ, Thốt Nốt, không ai lên luống cả,
vì lên luống chẳng có tác dụng gì, chỉ tốn tiền
lên luống thôi.
*
Bạn tự suy nghĩ coi, lên luống để làm gì, có
tác dụng gì?
*
Trồng rau lên luống để người trồng đi lại thu hái
và chăm sóc thường xuyên, chừng 2 tuần một chu kỳ.
Trồng mía lên luống là vun gốc mía cho khỏi gió thổi đổ.
*
Chẳng có lý do, vì lý do của bạn đưa ra không có lý,
thì chẳng ai dại gì bỏ tiền ra làm.
*
 
Cảm ơn bác anhmytran!
Luống đất ở đây tôi dự định đào rãnh và vun lên mặt đất tạo thành một luống đất cao hơn bình thường.Thay vì tôi trồng cây trực tiếp xuống đất thì khi lên luống tôi sẽ lợi được một khoảng cách gần bằng độ cao của luống trước rễ thực sự đâm vào đất.Nghĩa là khi bứng cây đi nơi khác,tôi chỉ việc đào thêm một phần xuống đất cho đến hết rễ.Phần luống khi tôi lên thì chắc chắn rễ cây cũng chỉ nằm trong khoảng đất đó và không thể lang rộng ra mà chỉ đâm xuống dưới.
*
Mục đích chính là như vậy,thuận tiện cho sau này bứng cây đi.Bó bầu cũng thuận tiện nên cây sống sau khi đem đi nơi khác tôi nghĩ tỉ lệ cũng nhiều.
Dĩ nhiên có luống đất thì tưới tiêu,phân bón sẽ thuận tiện hơn.
*
Xin cảm ơn và rất mong nhận được hồi âm của bác!
 
Lên luống!

Xin cho biết ý kiến và kinh nghiệm!
Bác anhmytran ơi,mời bác vào tranh luận,tôi còn nhiều điều muốn học hỏi ở bác!
 
Theo tui trồng những cây thuộc loại này thì không nên lên luống nếu thời gian trồng lâu (tức mật độ trồng sẽ thưa), vì vậy những chỗ không trồng cây mà vẫn làm luống sẽ tốn kém. Có thể đấp từng mô để trồng cây bằng cách quây cót, quây gạch ống dùng kẽm sỏ qua lỗ để cố định hoặc vật dụng gì đó có thể... Khi bứng cây nhất thiết phải có thời gian để cây phục hồi khi làm tổn thương hệ rễ:
http://agriviet.com/home/threads/25...h-duong-cay-ke-bac-sau-khi-bung#axzz1r5ULFYNg

Bác thử tham khảo cách này:
caysau.jpg

(Nguồn: http://nongnghiep.com.vn/?frame=news_detail&id=387&Kỹ thuật trồng cây sấu ăn quả)
 
Last edited:
Cây thân gỗ thì không được trồng ngập xuống dưới mặt đất.
Khi trồng, phải để gốc nó bằng mặt đất.
*
Nếu ương cây, thì trồng trong bầu và đặt bầu sát nhau để
tiết kiệm mặt bằng, và cho cây mau lớn, mọc thẳng vì thiếu
nắng. Cây lớn đến đâu thì cho vào bầu to hơn, và đặt xa ra.
*
Nếu trồng lâu năm, thì giữa các cây có thể trồng xen cây
ngắn hạn và thấp cây để ngăn cỏ và tranh thủ đất.
*
Bạn vừa muốn trồng lâu năm, lại muốn làm vườn ươm, thì
không có cách nào thoả hiệp được 2 đường lối làm ăn khác
nhau này. Được cái này thì phải hy sinh cái nọ.
*
 

Cây thân gỗ thì không được trồng ngập xuống dưới mặt đất.
Khi trồng, phải để gốc nó bằng mặt đất.
*
Nếu ương cây, thì trồng trong bầu và đặt bầu sát nhau để
tiết kiệm mặt bằng, và cho cây mau lớn, mọc thẳng vì thiếu
nắng. Cây lớn đến đâu thì cho vào bầu to hơn, và đặt xa ra.
*
Nếu trồng lâu năm, thì giữa các cây có thể trồng xen cây
ngắn hạn và thấp cây để ngăn cỏ và tranh thủ đất.
*
Bạn vừa muốn trồng lâu năm, lại muốn làm vườn ươm, thì
không có cách nào thoả hiệp được 2 đường lối làm ăn khác
nhau này. Được cái này thì phải hy sinh cái nọ.
*
Cảm ơn bác TRANVI và ANHMYTRAN đã góp ý!
Nhưng xin bác amytran nói rõ hơn vì sao cây thân gỗ không trồng ngập dưới mặt đất?
Và hình như bác vẫn chưa hiểu ý tôi,là như thế này.Tôi ươm cây trong bầu,đợi cây đủ kích thước tôi đem ra ngoài đất trồng.Đất trồng sau khi làm cỏ,xới cho tơi xốp tôi tiến hành lên luống.Kích thướt dự tính của tôi là 1m ngang và dài theo chiều dài lô đất.Luống cao khoảng 0.5 - 1m,trên mỗi luống thì tôi trồng 1 gốc và cây cách cây 1m.Như vậy khi cây lớn,tôi muốn chuyễn đi nơi khác sẽ đào lên và bó bầu.Nhờ có luống cao nên theo tôi nghĩ sẽ lợi được độ cao đó và khi đào sâu xuống cho hết rễ sẽ rất ít.Vì như tôi biết là cây Thốt Nốt có bộ rễ rất lớn và sâu,nếu làm bình thường thì e tỉ lệ cây sống sau khi bứng rất thấp.
Mong nhận được ý kiến đóng góp tiếp theo của các bác!
Xin cảm ơn!
 
Vì sao không trồng gốc cây ngập sâu xuống mặt đất?
Câu này tôi không trả lời được, nhưng nói vòng vo
tránh né thế này: không cần phải trồng sâu, và trồng
sâu cũng không có lợi gì, và kinh nghiệm xưa nay ở
ta và ở Mỹ trong kỹ thuật trồng cây to có gỗ đều như
vậy cả. Khi trồng cây, có một tay kỹ thuật đứng coi,
chắc thằng này lương cao, nhưng cổ áo trắng, xem công
nhân cổ áo xanh trồng có bị thấp không. Nếu bị thấp,
nó bảo công nhân phải độn đất dưới bầu cho cao đủ lên.
*
Chuyện của bạn thì tôi hiểu chứ. Nhưng bạn chưa hiểu
ý tôi. Tôi nói là khi ương cây, thì không trồng xuống
đất (xẻ rãnh như bạn) mà trồng trong bầu các loại.
Bầu là những thùng như nhựa hay giấy bồi thật dày.
Thùng nhựa thì khi trồng phài xé bỏ, nhưng thùng giấy
thì cứ thảy đại xuống hố, rồi nó sẽ mục ra, vì làm
bằng chất keo dễ mục. Một khi đã trồng thì trồng hẳn.
Đó là cách tiết kiệm công súc nhất. Cách của bạn tốn
nhiều công và tiền hơn.
*
Thực tế ở Mỹ, nó có bán cây giống cao mấy thước, gốc
tày cổ tay cổ chân, bầu to một vòng tay người ôm,
nhưng không trồng trong bầu, mà trồng bình thường,
rồi khi bán thì đào lên. Những cây nhỏ hơn, mới trồng
trong bầu, và cũng trồng thằng xuống đất. Có những
cây cao chục mét, gốc tày người ôm, bầu đủ một xe vận
tải cỡ lớn mấy chục tấn, thì cũng là cây đã trồng
thằng xuống đất từ lâu đời rồi. Có lần tôi nhìn thấy
nhưng không đến gần mà hỏi kỹ, vì mình cả đời chẳng
bao giờ có dịp làm tổ trưởng phụ trách trồng cây lớn
như vậy đâu mà học?
*
Bây giờ nếu bạn muốn ương cây to, có thể đóng khung
như chuồng ngựa, rồi đổ đất đầy lên mà ương lên trên.
Khi đánh đi trồng, thì dỡ khung gỗ ra, các bầu cây
sẽ tự động đứng trơ trên mặt đất, chỉ việc đưa lên
xe tải, khỏi phải xẻ rãnh.
*
 


Back
Top