Liên kết trong chăn nuôi - Nuôi bò nông hộ

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Nói đến chăm nuôi , người Việt Nam ở miền quê không ai không có. Nuôi với nhiều cách khác nhau. Hiện này phong trào nuôi động vật hoang dã đã lên cao. Chúng ta không nên quên những con vật nuôi truyền thống. Mà cứ nghe tin đồn thổi báo đài mà chạy theo con vật mới, khi bản thân người bán giống và người mua giống chả hiểu biết bao nhiêu về con vật mới. Và 1 điều nửa là giá giống quá cao, so với hộ nông dân nghèo. Những khó khăn đó bà con nên mạnh đầu tư vào chăn nuôi liên kết, chăn nuôi con vật truyền thống như sau;
=> con bò là đi đầu, rồi đến gà, vịt (vịt xiêm chẳng hạn), cá . Tôi ví dụ 3 con này, các bạn có thể thay đổi con cho phù với địa phương của mình.
-Liên kết ;
- Nuôi bò=> phân bò => nuôi trùn=> trùn làm thức ăn cho gà, vịt, =>phân gà vịt cho cá ăn, => nước ao cá +phân trùn quế=>. tưới , bón cho đồng cỏ=> thức ăn cho bò.
Vòng quây như thế tạm coi là đủ, nhưng chưa hẳn vì lúc thúc béo vật nuôi cần bổ sung thêm thức ăn, thuốc ngừa v v . Nhưng với vòng quây này làm giảm đi rất nhiều tiền chi phí trong trong chăn nuôi.
Nuôi con gì cũng vậy phải tìm hiểu rỏ về nó. ở đây tôi nói nuôi bò thịt.
Không phải ở đâu cũng nuôi giống bò thịt như nhau. Bò thịt có nhiều giống tôi chỉ nói giống nội địa, nghĩa là giống có từ lâu đời , còn hiện nay thì có nhiều giống ngoại nhập và lai tạo nhiều rồi.
Giống bò Việt Nam ta thường nuôi là giống;
-Giống bò bô;
Ưu điểm; giống này to con, mạnh khỏe, kéo xe tốt, thịt nhiều, thích sống vùng cao, khô ráo và ấm... Khiết điểm; Ăn nhiều, kén cỏ, nuôi trên 2 năm mới nhiều thịt, thích nắng sợ mưa....
-Giống bò cỏ;
Ưu điểm; dể nuôi, không kén cỏ, thời gian nuôi thịt ngắn, chịu được nhiều vùng đất thấp,
Khiết điểm; nhỏ con, ít thịt.
- Giống lai giữa hai giống trên gọi là Bonbay; thừa hưởng được 2 cái ưu điểm của 2 giống trên, giống lai cỏ và bô hiện nay được nhiều nơi nuôi nhất.
Giống bô thường nuôi vùng cao, rừng núi, giống cỏ thường được nuôi ở vùng đồng bằng thất trũng.
Số con nuôi được tính với số vốn, diện tích đất, công lao động ( có thể thuê), tính sao cho phù hợp, tốt nhất từ nhỏ dần dần tăng lên
 


Như vậy nếu nuôi bò vỗ béo thì 1 ngày 1 con bò phải cho thu nhập khoảng 90K, 1 tháng phải được trên 1,5 triệu chứ sao bạn lại tính có khó mong rằng đc phân nửa chỗ đó?
chính xác là bò lên đc 1kg trong thời gian vỗ béo nhưng cuộc đời nó chỉ đc k 3 tháng vỗ béo là cùng con lai 21 tháng trước phải bù bạn ah. 1 ngày 1 kí nhưng 24 tháng*30 ngày=720 ngày con bò chỉ đc có 200kg thôi hihi. nói vậy nhưng nuôi bò cũng rất có lợi bạn ah. giá cả khá ổn định, ít dịch bệnh, dễ nuôi dễ bán chẳng ế bao giờ cả. nhưng vốn ban đầu hơi lớn và thời gian thu hoạch dài. tùy điều kiện mỗi người xem xet nên nuôi con gì và nuôi như thế nào cho phù hợp

--------

Mình thì đang băn khoăn giữa việc nuôi bò cái sinh sản và bò đực lấy thịt thì mô hình nào hiệu quả hơn? Bây giờ bỏ vốn tầm 25-30 triệu mua một con bò cái sinh sản. Một năm sau có một chú bê. Nuôi khoảng 6 tháng xuất bán. Không biết có lợi hơn mua hẳn bò đực lai tầm 12 tháng, về nuôi 1 năm rồi bán.
Rất mong nhận được chỉ giáo của các bác.
có lẽ đây là suy nghic của nhiều người bắt đầu nuôi bò mỗi người tính khác nhau ban đầu đi mua bò em cũng dự định là mua bò dực gầy về vỗ béo k4 tháng rồi bán để quay vòng vốn nhanh cứ nghĩ đâu cầm 100tr đi là sẽ có 1 bầy bò đem về nhưng khi tìm hiểu giá thì quá cao con nhỏ nhỏ cũng phai 13-15tr. vậy thì nuôi vỗ béo sẽ rủi ro hơn nếu giá cả không thuận lợi mà đã là vỗ béo thì đến kì bò béo là phải bán. vì vậy em đã có 1 quyết định hơi khùng khùng là sẽ mua bò cặp có mẹ và con vì bò mẹ nuôi con sẽ gầy và bò con sẽ nhanh lớn. em dự định nuôi 6 tháng nếu bò mẹ mập lên và bò con cũng lớn lên được giá thì em bán còn rẻ thì lai phối giống nuôi đẻ. chẳng biết tính vậy có đúng ko nhưng cũng đã làm rồi hihi
 


Last edited:
nuôi bò sữa thì sao hả bạn ???? có giống như bò thịt không???? mình có 7ha,vừa rôi có xem 1 chương trình về nuôi bò sữa ,thấy rất thích, mà không biết bắt đầu từ đâu, các bạn có thể tư vấn giúp đc ko ?????
 
Nuôi bò sữa yêu cầu cao lắm đó bác à! Vốn, kỹ thuật, vệ sinh, để đạt được chất lượng sữa cao, mà còn phải lo đầu ra nữa, quy mô lớn còn được chứ nhỏ lẻ ai mà vô mua sữa cho mình. Em mới thấy người ta nuôi nhỏ mà thất bại thôi, chứ em chưa làm! hii
 
Nuôi bò sữa lãi cao nhưng vốn lớn: một con bê cỡ 50-70 tr, một con bò mẹ đang cho sữa cỡ 3-400 tr.
 
Vốn như vậy sao gia nhập vô được. Nghe nói trại ở Nghệ an đi vào hoạt đông rồi đó, nhưng đó là quy mô cấp Nhà nước, chứ nông dân thì khó lòng mà thực hiện!
 
Nuôi bò sữa lãi cao nhưng vốn lớn: một con bê cỡ 50-70 tr, một con bò mẹ đang cho sữa cỡ 3-400 tr.
Giá như thế này thì nông dân nghèo không mơ ước được. ở huyện Đức Hòa tỉnh Long An nuôi nhiều bò sửa, có hộ nuôi mấy chục con . nhưng huyện Đức Huệ ranh giới Đức Hòa chỉ có con sông Vàm Cỏ Đông,mà sao bên Đức Huệ, nuôi không được. Điều này chứng tỏ con bò sưa khó nuôi , tùy theo vùng đất thích hợp mới nuôi được
 
Nuôi bò sữa lãi cao nhưng vốn lớn: một con bê cỡ 50-70 tr, một con bò mẹ đang cho sữa cỡ 3-400 tr.
Bác Nguyen Son có nhầm không, sao giá bò sữa cao quá vậy? Ở Củ Chi bò sữa cái cũng tầm khoảng 40 tr thôi.
 

Tôi có người bạn ở Bắc Ninh vừa bán một cặp bò đang cho sữa rất tốt, được 720tr, số tiền đó dùng để xây nhà, mà còn đang xây chưa xong phần thô. Các con số đó đều do bác ấy cung cấp, có thể chỉ mang tính điạ phương thôi.
Vì không quan tâm đến con bò sữa nên tôi không tìm hiểu kĩ, thành thật xin lỗi các bác.
 
chà,cũng khó ăn nhỉ,mình nghĩ đầu ra của bò sữa ổn định lắm chứ,
 
theo em bà con ở nông thôn cứ nuôi khoảng vài con bò sinh sản,tranh thủ lúc nông nhàn,vốn ít,dễ nuôi,dễ bán,ít rủi ro...
 
Bình Định:
Tan giấc mộng vàng bò sữa
PHẠM TIẾN SỸ -Thứ Sáu, 25/05/2012, 11:53 (GMT+7)

Một trang trại bò sữa chuyển sang nuôi heo gia công cho Cty CP
Nhằm đột phá trong lĩnh vực chăn nuôi, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội làm giàu từ bò sữa, năm 2001 tỉnh Bình Định đã tiến hành quy hoạch, xây dựng khu chăn nuôi bò sữa tập trung Nhơn Tân (TX An Nhơn) với diện tích 200 ha. Nhưng thực tế quá phũ phàng…

Cty Nông Việt (NOVICO) là DN đầu tiên thuê đất để đầu tư xây dựng khu chăn nuôi bò sữa tập trung với quy mô lớn. Dự án của NOVICO có diện tích trên 50 ha với tổng vốn đầu tư đăng ký giai đoạn 1 từ năm 2001-2005 là 106 tỉ đồng. Mục tiêu xây dựng trang trại chăn nuôi giống bò sữa, bò thịt quy mô 2.500 con, xây dựng xưởng vắt sữa công suất 10.000 tấn/năm và phát triển 45 ha đồng cỏ...

Sự quyết tâm của DN này thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cùng một lúc thả nuôi hàng trăm con bò sữa, khiến cho rất nhiều người tin vào tương lai phát triển của vùng đất này. Tỉnh Bình Định đã từng xem đây là mô hình kiểu mẫu trong việc SX, chăn nuôi đại gia súc tập trung. Và cũng có rất nhiều đoàn công tác của Trung ương sau khi làm việc với tỉnh và các sở, ngành đã ghé thăm khu chăn nuôi bò sữa của NOVICO. Ngay cả với nhiều nhà báo, nếu không tháp tùng đoàn công tác của tỉnh hoặc Trung ương thì không có cơ hội tiếp cận khu chăn nuôi bò sữa của DN này.

Sau NOVICO, có nhiều tổ chức, cá nhân khác cũng được thuê đất, đầu tư chăn nuôi bò sữa tại đây. Đến năm 2003, KCN tập trung Nhơn Tân đã được lấp đầy với 13 dự án. Theo quy định của tỉnh Bình Định, bình quân mỗi héc ta đất được giao, các chủ đầu tư phải đảm bảo có 20 con bò sữa. Bởi vậy, ngoài việc đầu tư tiền tỉ để xây dựng chuồng trại và các hạng mục khác, các chủ đầu tư còn phải bỏ một khoản tiền lớn để mua bò sữa, đảm bảo số lượng theo quy định.

Điều đó là không dễ, bởi giá bò sữa tại thời điểm ấy rất cao, từ 26-30 triệu đồng/con. Tuy vậy, ngoài 13 dự án đã được thuê và giao đất, vẫn còn có tới 17 dự án đăng ký vào khu chăn nuôi nhưng chưa có đất để bố trí. Vậy mới thấy, sức hút và kỳ vọng làm giàu từ con bò là rất lớn. Nhưng điều đó không hề giản đơn, bởi quá nhiều thứ phát sinh vượt quá tầm giải quyết của các chủ đầu tư.

Điều đáng nói là phần lớn các chủ đầu tư chưa thực sự hiểu về con bò sữa, nên việc lựa chọn con giống, vấn đề áp dụng quy trình kỹ thuật vào thực tế nhiều hạn chế; chế độ đầu tư, chăm sóc không đồng đều, vật nuôi sinh trưởng phát triển không như mong muốn.

Bò sữa ngày càng lớn, nhu cầu về thức ăn và các chi phí khác ngày càng tăng, chi phí đầu vào lớn, khiến các chủ trang trại luôn trong tình trạng lo lắng. Có trang trại không kham nổi chi phí đầu vào hoặc mua phải bò giống “điếc” nuôi hoài không đẻ nên phải bán bớt đàn. Đáng lo ngại hơn là đến kỳ thu hoạch (lợi nhuận từ con bò sữa chủ yếu là tiền bán sữa bò và bê con), nhưng giá sữa thấp, việc bán sữa cũng không dễ. Hơn nữa, giá bê và bò sữa giống thấp hơn nhiều lần so với thời điểm mà họ mua vào, nhiều chủ trang trại đã thu không nổi bù chi.

Tình trạng này kéo dài khiến cho các chủ đầu tư bị thua lỗ nặng và bắt đầu nản chí. Để tháo gỡ khó khăn, có chủ trang trại đã “xé rào” quy định của tỉnh bằng cách cho người khác thuê một phần diện tích đất của dự án để người khác sử dụng trồng dưa hấu hoặc trồng mì. Còn mình lấy tiền thuê đất để chăm sóc đàn bò. Có DN bị kiệt quệ về tài chính, đành phải bán tống bán tháo cả đàn. Năm 2005, Cty NOVICO là chủ đầu tư đầu tiên đã bán loại thải, thanh lý toàn bộ đàn bò hàng trăm con và rời khỏi khu chăn nuôi. Tiếp sau đó, nhiều chủ trang trại khác cũng theo bước NOVICO, nhưng vẫn còn quản lý và sử dụng đất đã thuê. Giấc mộng vàng từ bò sữa tan vỡ.

Quả thực, quan sát khu vực này chúng tôi thấy hầu hết các trại chăn nuôi bò sữa ở đây đều như "chùa Bà Đanh", cây dại mọc um tùm. Điều đó cho thấy, nhiều năm qua các chủ đầu tư ở đây làm ăn không hiệu quả, gây lãng phí đất.
Chúng tôi ghé thăm khu trang trại của bà Bùi Thị Minh Vân- một trong những chủ dự án đầu tư chăn nuôi bò sữa đầu tiên tại khu chăn nuôi tập trung - đúng vào thời điểm bà đang đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi heo.

Bà Vân cho biết: “Tôi từng đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, thả nuôi 47 con bò sữa. Nuôi mấy năm lỗ quá nên tôi đã bán hết bò chuyển sang nuôi đà điểu… Và bây giờ tôi lại xây dựng chuồng trại nuôi heo gia công cho Cty CP. Tương tự, trang trại nuôi bò sữa của hộ ông Nguyễn Đình Phong cũng không còn một con bò nào, thay vào đó là 2 dãy chuồng heo thả nuôi 1.200 con.

Theo đánh giá của Trung tâm Giống vật nuôi Bình Định- đơn vị quản lý KCN tập trung Nhơn Tân, hiện có 16 chủ đầu tư thuê đất để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, đến nay đa số các chủ đầu tư đều không sử dụng hiệu quả diện tích đất đã giao; cơ sở hạ tầng đã bị xuống cấp, nhiều năm không tái đầu tư, quy mô đàn gia súc giảm, có nhiều chủ trang trại không còn gia súc, không đáp ứng được tiêu chí của trang trại và cũng không tương xứng với diện tích mà tỉnh đã giao cho các chủ trang trại.
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/95086/Tan-giac-mong-vang-bo-sua.aspx
 
theo em bà con ở nông thôn cứ nuôi khoảng vài con bò sinh sản,tranh thủ lúc nông nhàn,vốn ít,dễ nuôi,dễ bán,ít rủi ro...
Cái này là ok , trong lúc nông nhàn thì chuyển qua chăn nuôi, tận dụng thời gian,và góp thêm thu nhập cho gia đình. Vì nhà nông ngoài công việc cho cây lúa rồi, thì sáng trà đậm, trưa rượu đế, chiều cờ tướng hay bài bạc, số đề ... Hết tiền thì tạm mượn đâu đó đến vụ trả lãi lẩn vốn, cứ thế ta cứ chơi. Thật phí cho thời gian nhàn rỗi. Còn thanh niên thì chẳng công việc ngoài chuyện đồng án, xong rồi cứ rủ rê chơi bời. lêu lỏng ..... Thật uổng phí
 
Last edited by a moderator:
ở chỗ em bên cạnh ruộng nương thì mỗi nhà đều nuôi 1 con bò kéo và vài con bò cái.khi đi làm thi dắt theo mấy con bò,để trẻ nhỏ chănhoặc cột lại cho bò tự ăn,tối cho bò về chuồng.khỏe re
 
em cũng đang định bắt đầu dự án này y nguyên như bác xuanvu đã trình bày.với diện tích đất trồng và chăn nuôi không hạn chế và có một điều nữa là em muốn nuôi thêm con dòi nữa mà kĩ thuật em còn hạn chế quá.
rất mong các bác, các cô giúp dỡ.em muốn mình là người đưa quê em hướng tới nền nông ngiep beenf vững mà sao xa vời quá!
thân!
 
nghe đến nuôi dòi mà sợ quá bác à, e cũng đang tính làm mô hình như bác xv nói và e đã làm topic
http://agriviet.com/home/threads/91...h-xin-ACE-tu-van-cho-minh?p=277751#post277751
xin ý kiến rùi hiih, e nghĩ nên nuôi trùn thui đừng nuôi dòi khả năng vệ sinh và dịch bệnh ko kiểm soát được
ý kiến nhỏ mong ace góp ý thêm
em cũng đang định bắt đầu dự án này y nguyên như bác xuanvu đã trình bày.với diện tích đất trồng và chăn nuôi không hạn chế và có một điều nữa là em muốn nuôi thêm con dòi nữa mà kĩ thuật em còn hạn chế quá.
rất mong các bác, các cô giúp dỡ.em muốn mình là người đưa quê em hướng tới nền nông ngiep beenf vững mà sao xa vời quá!
thân!
 
Bác nào có kinh nghiệm trong việc ủ chua hay kiềm hóa thức ăn cho bò thì chỉ cháu với. Cháu đang tìm hiểu vấn đề này, vì nuôi bò không khó cái khó là làm sao dự trữ đc thức ăn xơ cho bò ăn qua mùa đông. Cháu mong các bác giúp đỡ
 
cái này có nhiều lắm mà. mình sưu tầm đc cái này bạn tham khảo nhé
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif][if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif][if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯ­ƠNG PHÁP CHẾ BIẾN
PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP
! Đ.V. Minh
1. Chế biến bảo quản thức ăn thô xanh bằng phương pháp làm khô
Phư­ơng pháp làm khô thức ăn là phư­ơng pháp cổ truyền để chế biến dự trữ thức ăn. Phương pháp này sử dụng nhiệt năng để làm thoát hơi n­ước, giảm độ ẩm của thức ăn đến mức thấp (10-13% ẩm độ) đủ kìm hãm sự hoạt động của các enzym trong tế bào thực vật, cũng nh­ư kìm hãm sự hoạt động phân huỷ của vi sinh vật.
- Ưu điểm của phư­ơng pháp làm khô:
+ Khi thức ăn gia súc ở trạng thái khô (10-13% độ ẩm) thì các chất dinh d­ưỡng trong thức ăn đư­ợc bảo quản có thể dự trữ đáp ứng việc cung cấp thức ăn quanh năm cho gia súc.
+ ở trạng thái khô, thuận lợi cho việc vận chuyển cũng nh­ư nghiền nhỏ và dễ dàng trong việc phối chế.
+ Phư­ơng pháp làm khô có thể làm giảm đư­ợc một vài loại độc tố gây hại cho gia súc, ví dụ: làm giảm độc tố HCN trong lá sắn, củ sắn bằng phư­ơng pháp phơi, sấy.
- Như­ợc điểm của phư­ơng pháp làm khô:
+ Làm khô bằng cách lợi dụng năng lư­ợng mặt trời thì rẻ tiền, nh­ưng phụ thuộc vào thời tiết, không phải lúc nào cũng tiến hành đư­ợc một cách dễ dàng. Mặt khác, dư­ới ánh nắng mặt trời các chất dinh dư­ỡng bị tổn thất lớn, đặc biệt là Caroten trong quá trình phơi đã mất đi 80-90% bởi tia cực tím (Gohl-1993).
+ Nếu chế độ phơi sấy không tốt, các chất dinh dư­ỡng bị tổn thất cao, do quá trình hô hấp nội bào.
+ Quá trình làm khô và quá trình bảo quản tiếp theo, nếu không hợp lý thì sự mất mát dinh dư­ỡng do sự phá hủy của vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc...) khá cao, đôi khi tổn thất đó lên tới 15-20% (D­ương Hữu Thời, Dư­ơng Thanh Liêm và cộng sự, 1982).
+ Quá trình phơi sấy thư­ờng làm giảm đáng kể tỷ lệ tiêu hoá các chất hữu cơ đồng thời tăng chi phí nhiệt lư­ợng trong quá trình tiêu hoá đối với gia súc.
+ Làm khô bằng phư­ơng pháp sấy chi phí giá thành cao, khó thực hiện ở quy mô sản xuất lớn, đặc biệt ở các nư­ớc đang phát triển.
2. Chế biến bảo quản thức ăn thô xanh bằng phương pháp ủ chua
ủ chua (silo) đã xuất hiện khá sớm. Dựa vào những bức tranh cổ trong kim tự tháp, mô tả sinh hoạt của ng­ười nông dân cổ đại mà các nhà sử học đoán rằng, ngư­ời Ai Cập đã biết ủ chua dự trữ thực phẩm cho con ng­ười (Woolford,1984). Các nhà sử học còn cho rằng danh từ silo đ­ược xuất hiện ở Trung cận Đông vào trư­ớc công nguyên. Tại Roma (thủ đô nư­ớc ý) người ta cũng đã tìm thấy trong kinh thánh (viết vào khoảng năm 100, sau công nguyên) đã có đoạn nói về ủ cỏ xanh ở dưới đất phía trên trát kín bằng một lớp phân trâu, bò.
Theo tài liệu của Woolford,1984, Schmidt và Wettrau, 1974 thì ở Đức ngư­ời ta mô tả ủ chua ngọn lá củ cải bắt đầu vào thế kỷ 19. Năm 1862 Reiheu ngư­ời Đức đã viết một bài báo đầu tiên về ủ chua và đ­ược xuất bản ở Đức. ít năm sau, bài báo đó đư­ợc dịch ra tiếng Pháp và công bố trong tạp chí nông nghiệp thực hành vào năm 1870.
Năm 1877, tác giả Gofart ngư­ời Pháp đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về ủ chua. Cuốn sách đó viết trên cơ sở kinh nghiệm của ông ta trong việc ủ xanh cây ngô. Một năm sau cuốn sách này đ­ược dịch ra tiếng Anh, xuất bản ở Anh và ở Mỹ. Kỹ thuật mới này nhanh chóng đ­ược áp dụng ở các trang trại tại Mỹ. Vào tháng 1/1886 hội nghị quốc tế thế giới lần thứ 5 về ủ chua thức ăn đư­ợc tổ chức ở Mỹ. Kỹ thuật ủ chua đư­ợc áp dụng khá sớm ở Pháp và Mỹ như­ng một hố ủ chua lớn nhất thế giới lúc đó lại đư­ợc tiến hành tại Anh với khối lượng 1.000 tấn. Thực ra, kỹ thuật này chỉ thực sự phổ biến rộng rãi trên thế giới vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, lúc này kỹ thuật ủ chua cũng như­ kỹ thuật cơ giới hoá ủ chua mới khá hoàn thiện (Mc Donald, 1981; Woolford, 1984; Moran, Kaiser và Stokdale, 1989).
· ý nghĩa của ph­ương pháp ủ chua
Ngày nay ngư­ời ta thừa nhận rằng ngay cả ở các n­ước nhiệt đới, 4 mùa tràn đầy ánh nắng mặt trời cũng cần ủ dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa khô. Thức ăn ủ chua ngoài cung cấp năng l­ượng còn cung cấp cho gia súc vitamin và khoáng chất. Vấn đề ủ chua rất cần thiết, không chỉ dự trữ thức ăn xanh thô để điều hoà l­ượng thức ăn trong các mùa vụ, thời tiết bất lợi cho trồng trọt mà còn để chế biến, dự trữ thức ăn có nguồn gốc động vật, như­ các phụ phẩm của hải sản, hay của các lò mổ gia súc.
· Ưu điểm của ph­ương pháp ủ chua
+ Giá thành rẻ hơn phư­ơng pháp phơi sấy, ít hao hụt các chất dinh dư­ỡng, thích hợp với nhiều n­ước đang phát triển ở nhiệt đới vì không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (Gohl, 1993). Các phụ phẩm nhiều nư­ớc, giàu protein, thu hoạch vào mùa m­ưa vẫn có thể chế biến dữ trữ đ­ược bằng phư­ơng pháp ủ chua.
+ Thức ăn ủ chua tổn thất dinh dư­ỡng t­ương đối ít, lại giữ đư­ợc hoạt tính sinh tố A, th­ường đạt đ­ược 1/3 so với dạng t­ươi (Gohl, 1993).
+ ủ chua thức ăn không đòi hỏi thiết bị tốn kém nên giá thành sản phẩm hạ, dễ áp dụng trong điều kiện chăn nuôi nông hộ và trang trại nhỏ.
+ ủ chua thức ăn thường nâng cao đư­ợc tỷ lệ tiêu hoá thức ăn.
· Nh­ược điểm của phư­ơng pháp ủ chua
+ Giai đoạn đầu của quá trình ủ chua, chất bột đư­ờng bị tổn thất một phần, do hô hấp tế bào thực vật tạo thành nhiệt năng, nư­ớc và CO[SUB]2[/SUB]. Đối với protein thì ít bị tổn thất, như­ng dễ bị biến dạng làm giảm giá trị sinh học của protein trong thức ăn đối với gia súc dạ dày đơn và gia cầm (Schmidt, Wetterau, 1974).
+ Hàm l­ượng sinh tố D trong thức ăn ủ chua của cùng một loại cỏ, sau khi ủ chua th­ường thấp hơn so với làm khô (D­ương Hữu Thời, Dư­ơng Thanh Liêm và cộng sự, 1982).
+ Nếu ủ chua không đúng quy cách dễ dẫn đến thức ăn bị hư­ hỏng, không thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc.
· Kỹ thuật ủ chua thức ăn cho gia súc
Ph­ương pháp ủ chua thức ăn gia súc không chỉ được sử dụng để dự trữ thức ăn xanh mà còn để chế biến, dự trữ thức ăn có nguồn gốc động vật như­: sản phảm phụ của công nghiệp chế biến thuỷ hải sản hay của các lò mổ gia súc. ủ chua là kỹ thuật ủ yếm khí thức ăn xanh thô có hàm lư­ợng nước cao (75-80%), nhờ hệ vi sinh vật lên men tạo ra axit lactic và một lượng nhất định các axit hữu cơ khác. Do đó nhanh chóng đư­a độ pH của thức ăn ủ hạ xuống 4-4,5; ở độ pH này hầu hết các loại vi sinh vật và các men (enzim) chứa trong thực vật đều bị ức chế. Nhờ vậy thức ăn ủ chua có thể bảo quản đư­ợc hàng năm. Quá trình lên men thức ăn xanh xảy ra nhờ chính nhóm vi khuẩn lactic và nhóm vi khuẩn khác vốn có sẵn trên bề mặt cây cỏ. Hầu hết các cây cỏ làm thức ăn gia súc đều có thể ủ xanh đư­ợc; nh­ưng thư­ờng sử dụng là cỏ hoà thảo, một số cây họ đậu, các cây ngũ cốc (chủ yếu là cây ngô ở thời kỳ ngậm sữa). Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng những loại thức ăn xanh có hàm lượng nư­ớc quá cao (trên 85%) như­ rau muống, dây lang, rong, rau, bèo... rất khó ủ chua.
Các nhóm vi sinh vật quan trọng lên men thức ăn xanh bao gồm vi khuẩn lactic, nhóm vi khuẩn Clostridia, nhóm vi khuẩn dạng Coli... Vi khuẩn lactic là nhóm vi sinh vật có lợi, chúng lên men hydratcacbon dễ hoà tan và tạo ra axit lactic và một phần nhỏ axit hữu cơ khác, do đó chúng nhanh chóng làm hạ thấp pH xuống 4-4,5. Ng­ược lại nhóm vi khuẩn Clostridia lại phát triển mạnh trong môi tr­ường có tỷ lệ nư­ớc cao (cao hơn 85%), đồng thời chúng phân huỷ mạnh mẽ protein tạo ra amoniac, axit axetic, axit butyric... làm hao hụt protein của thức ăn ủ chua. Do đó nhóm vi khuẩn này là không có lợi cho quá trình dự trữ thức ăn.
Hàm lư­ợng hydratcacbon hoà tan dễ đư­ợc lên men của cây cỏ có vai trò rất quan trọng. Nếu hàm lượng này quá thấp thì quá trình lên men kém, thức ăn sẽ khó ủ chua. Như­ng hầu hếu các cây thức ăn hòa thảo có hàm l­ượng hydratcacbon dễ tan khá cao, chúng biến động từ 40-300 g/1kg chất khô của cây thức ăn. ở cây họ đậu chỉ tiêu này thư­ờng thấp hơn ở cây hòa thảo; do đó ủ chua cây họ đậu th­ường khó khăn hơn; mặt khác cây họ đậu lại giàu protein dễ bị phân huỷ thành amoniac tạo ra môi trư­ờng kiềm, do đó khi ủ chua cây họ đậu cần phải chú ý đặc điểm này.
+ Các chế phẩm vi sinh vật sử dụng để bổ sung vào những thức ăn khó ủ chua:
Cây họ đậu và một số cây hòa thảo có hàm lư­ợng hydratcacbon hoà tan thấp, thư­ờng khó dự trữ bằng phư­ơng pháp ủ chua, do đó ngư­ời ta đã nghiên cứu bổ sung một số chế phẩm "kích thích" hoặc "ức chế" vào nguyên liệu ủ chua và đã thu đ­ược kết quả tốt.
Ng­ười ta th­ường sử dụng các sản phẩm đông khô của các chủng vi khuẩn lactic sau: lactobacillus plantarum hay Pediococcus acidilactic... Các chế phẩm này phải đ­ược bổ sung một l­ượng nhất định, sao cho 1 g cỏ xanh phải đư­ợc bổ sung ít nhất 100.000 tế bào vi khuẩn này (10[SUP]5[/SUP]). Chế phẩm này thư­ờng đắt và chỉ đ­ược dùng bổ sung để ủ chua cây họ đậu giàu protein.
+ Bổ sung rỉ mật vào nguyên liệu ủ chua:
Ng­ười ta thư­ờng bổ sung rỉ mật để ủ chua cây họ đậu, cây hòa thảo quá già (hàm l­ượng hydratcacbon hoà tan thấp) hay các sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến thuỷ hải sản và của các lò mổ gia súc. Tuỳ theo nguyên liệu dùng ủ chua mà ta bổ sung tỷ lệ rỉ mật khác nhau. Đối với cây họ đậu ng­ười ta có thể bổ sung 2-5% rỉ mật, còn với cây hoà thảo chỉ cần bổ sung 1-3%; như­ng đối với phụ phẩm thuỷ hải sản (đầu tôm, cá con...) cũng như­ sản phẩm phụ của lò mổ (lòng ruột, tiết...) tỷ lệ rỉ mật bổ sung cần đạt tới 30-50%. Tuy nhiên thời gian dự trữ chỉ trong 3-4 tháng.
Các chất "ức chế" bổ sung vào nguyên liệu lên men: Rất nhiều loại chất ức chế là các chất hóa học đã đ­ược nghiên cứu như­ng chỉ một số ít loại chế phẩm này đư­ợc áp dụng vào sản xuất. Các chất ức chế là các axit vô cơ nh­ư axit clohydric (HCl), axit sunfuric (H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]), axit photphoric (H[SUB]3[/SUB]PO[SUB]4[/SUB])... Chúng nhanh chóng làm giảm pH của thức ăn ủ xư­ống dư­ới 4, nhờ đó ức chế đư­ợc các nhóm vi sinh vật có hại. Liều lư­ợng bổ sung cũng tuỳ thuộc vào nồng độ của các axit này. Các chất ức chế là axit hữu cơ nh­ư axit foocmic hoặc hỗn hợp axit foocmic với focmalin. Các hóa chất này liên kết với protein và chống lại sự phân huỷ protein của vi sinh vật trong hố ủ chua. Nhữ­ng thức ăn này khi gặp điều kiện axit mạnh ở dạ dày hay dạ múi khế protein sẽ đư­ợc giải phóng và tiêu hóa bình th­ường ở dạ dày và ruột non.
Kỹ thuật ủ chua thức ăn thô xanh làm thức ăn cho gia súc:
Về nguyên lý quá trình ủ chua thức ăn thô xanh là quá trình lên men trong điều kiện yếm khí để chuyển các đư­ờng dễ tan chứa trong nguyên liệu đem ủ thành các axit béo dễ bay hơi. Khi lư­ợng axit này đư­ợc tích luỹ đến khối l­ượng nhất định thì pH môi trư­ờng có tác dụng ức chế hầu hết các hoạt động của vi khuẩn, nhờ đó thức ăn đ­ược bảo quản không hư­ hỏng.
Để đáp ứng nguyên lý ủ chua, nguyên liệu ủ phải đư­ợc thái nhỏ (3-4cm), sau đó lần lư­ợt cho vào hố ủ theo từng lớp dày khoảng 15-20cm, rồi nén chặt (nhằm nhanh chóng đạt điều kiện yếm khí). Có thể dùng máy kéo, công nông để đầm nén đối với các hố ủ lớn, còn đối với các hố ủ nhỏ có dung tích từ 1-2 m[SUP]3[/SUP] ta có thể nén bằng chân, như­ng rất cần đư­ợc nén chặt, đó là một trong những yếu tố quyết định đến chất l­ượng thức ăn ủ. Khi hố ủ đã đầy cần phải che kín bằng lá chuối tươi, lá cọ, bao tải dứa, tốt nhất là nilon. Sau đó phủ một lớp đất dày chừng 30-40 cm và nén chặt. Chú ý chống nư­ớc ngầm và nư­ớc mư­a thấm vào hố ủ. Sau khi ủ 2 tháng có thể sử dụng thức ăn ủ chua cho gia súc; như­ng cần l­ưu ý sau khi lấy thức ăn ủ ta phải che đậy kín để chống nư­ớc mư­a thấm vào hố ủ.
Đánh giá chất l­ượng thức ăn ủ chua
Ng­ười ta dựa vào độ pH, hàm lư­ợng các axit hữu cơ, hàm lư­ợng amoniac, hàm lư­ợng nư­ớc để đánh giá chất l­ượng ủ chua. Thức ăn ủ chua có độ pH trong khoảng 4-4,5 đ­ược coi là chất l­ượng tốt. Như­ng nếu pH cao hơn 4,5 thì chất l­ượng ủ chua giảm đi. Hàm l­ượng axit lactic càng cao chất l­ượng ủ chua càng tốt. Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ủ chua t­ương tự nh­ư cỏ xanh cùng loại, như­ng khả năng ăn đư­ợc của gia súc thư­ờng thấp hơn. Thức ăn ủ chua có chất lư­ợng tốt th­ường có màu vàng nâu, không bị thối nhũn, đồng thời có mùi đặc trưng của axit lactic. Ng­ược lại nếu thức ăn ủ chua có màu sẫm đen, thức ăn nhũn nát, mùi khó chịu của axit butyric... tức là chất l­ượng thức ăn ủ chua kém.
Thức ăn ủ chua có thể sử dụng như­ nguồn thức ăn xanh cho gia súc. Do đó người ta có thể cho gia súc ăn tự do cùng phối hợp với một số loại thức ăn khác (rơm chế biến urê, cỏ khô, thức ăn tinh...).
3. Chế biến bảo quản thức ăn nhiều xơ bằng phương pháp kiềm hóa làm thức ăn cho gia súc nhai lại
Lúa nư­ớc đ­ược trồng phổ biến ở châu á và rơm lúa cũng đư­ợc sử dụng rộng rãi ở các n­ước này làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Tuy rơm lúa chứa một nguồn năng lượng tiềm tàng cho gia súc nhai lại, nhưng hàm l­ượng xơ rất cao (32-40% tính trong chất khô). Rơm lúa lại nghèo protein và chất khoáng, mặt khác chúng lại khó tiêu nên gia súc chỉ ăn đư­ợc một lượng hạn chế. Kết quả nhiều thí nghiệm đã xác định rằng khi cho bò trư­ởng thành (có khối l­ượng cơ thể 300 kg) ăn cỏ khô tự do trong thời gian dài thì bò có thể ăn đư­ợc trung bình 10 kg cỏ khô hàng ngày, nh­ưng nếu sử dụng rơm ch­ưa chế biến làm thí nghiệm thì chúng chỉ ăn đư­ợc 5 kg /con/ngày.
Hàm l­ượng lignin trong rơm lúa khá cao (6-7%) nên làm cho hệ số tiêu hóa của rơm rất thấp (35-40%). Ngư­ời ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm chế biến rơm bằng phư­ơng pháp kiềm hóa để làm tăng tiêu hóa rơm của gia súc. Các hóa chất mang tính kiềm đã làm lung lay mối liên kết giữa lignin và celullose và hemicelullose trong thành tế bào; do đó làm cho rơm trở nên dễ đư­ợc tiêu hóa ở dạ cỏ. Có thể coi Beckman là ng­ười đầu tiên dùng xút (NaOH) chế biến rơm ở điều kiện áp suất cao, nhiệt độ cao, để làm thức ăn cho gia súc nhai lại và đã thu đ­ược kết quả tốt, như­ng phư­ơng pháp này tốn năng lư­ợng nên không được áp dụng trong sản xuất. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất người ta cải tiến phư­ơng pháp này, không dùng nhiệt độ cao, áp suất cao mà chỉ ngâm rơm trong dung dịch xút (20-40%) trong thời gian 1-2 ngày, sau đó rửa phần xút dư­ và cho gia súc ăn. Ph­ương pháp này làm mất mát nhiều chất dinh dư­ỡng dễ hoà tan, nên hiệu quả thấp và cũng không đư­ợc áp dụng sản xuất rộng rãi.
Ngày nay ngư­ời ta tập trung nghiên cứu "chế biến khô", băm nhỏ hoặc nghiền nhỏ rơm rồi chế biến rơm với dung dịch hydroxit amôn (NH[SUB]4[/SUB]OH) hoặc khí amoniac cũng nhận thấy làm tăng tỷ lệ tiêu hóa gần giống nh­ư dùng xút; đồng thời làm tăng đáng kể hàm lượng protein thô của rơm. Tuy nhiên phư­ơng pháp chế biến này đòi hỏi phải có thiết bị và rơm chế biến cần phải đư­ợc che phủ kín, đồng thời khí amoniac dễ gây độc hại cho ng­ười chế biến thức ăn. Do đó ở các n­ước đang phát triển cũng khó áp dụng kỹ thuật này. Nhưng ngư­ời ta cũng không nhận thấy ph­ương pháp băm nhỏ nghiền nhỏ rồi chế biến bằng hóa chất có hiệu quả cao hơn so với rơm để nguyên chế biến.
Gần đây ở nhiều n­ước đã nghiên cứu, ứng dụng ph­ương pháp sử dụng urê để chế biến rơm. Phư­ơng pháp này rẻ tiền hơn và dễ áp dụng. ở Bangladesh, ấn Độ, Thái Lan, Srylandca... Người ta th­ường sử dụng 4-5 kg urê để chế biến 100 kg rơm khô; như­ng ở nư­ớc ta các kết quả nghiên cứu của Viện Chăn nuôi cho thấy khi sử dụng 2,5% urê và 0,5% vôi tôi để chế biến 100 kg rơm đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa rơm, tư­ơng tự như­ phư­ơng pháp sử dụng 4 kg urê để chế biến 100 kg rơm. Kỹ thuật này đã được áp dụng ở nhiều hộ nông dân.
 
mong đc tư vấn

Mình có hơn 1ha đất và 100triệu vốn và có ý định nuôi bò thịt.ACE nào có kinh nghiệm tư vấn cho mình. với số vốn và đất trên thi nuôi đc bao nhiêu con và cần phải trồng bao nhiêu cỏ.mong đc chỉ giáo và xin ít kinh nghiệm:9^::9^::9^::9^:
 
em muốn hỏi giá bê con lai sind tầm 4-6 tháng tuổi giờ bao nhiêu 1 con ạ?
 


Back
Top