Lại 1 nỗi ám ảnh về "dịch bệnh" mà người nuôi trồng thủy sản phải đương đầu...
<table><tbody><tr><td id="title" class="tintop_title" align="left" valign="top">Cát Lợi, mùa ốc chết…</td></tr><tr><td class="news_date" id="date" align="left" valign="top" height="20">18:49' 07/07/2010 (GMT+7) </td></tr><tr><td class="text" id="content" align="left" valign="top">Chỉ trong vòng 1 tháng, hàng trăm hộ nuôi ốc hương thuộc 6 xã quanh đầm Nha Phu (Nha Trang, Ninh Hòa) bỗng “trắng tay” vì ốc chết hàng loạt. Từ dự kiến lợi nhuận lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng, người nuôi ốc hương chuyển sang “ngậm đắng nuốt cay” với số tiền thu được từ bán vỏ ốc chết không đến 2 triệu đồng! Thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương là nơi chịu hậu quả nặng nề nhất khi có gần 100 hộ với gần 1.500 ô lồng ốc hương bị chết tới 97%, tổng thiệt hại ước tính trên 60 tỷ đồng. Lần này được xem là cơn “bão bệnh” lịch sử, lớn nhất từ trước tới nay kể từ khi người dân Cát Lợi bắt đầu nghề nuôi ốc hương…
. Nuôi ốc bán… vỏ
<table class="image center" fck_template="imagecontener" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="400"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc" align="middle">Mật độ nuôi ốc quá dày, ô nhiễm môi trường là khó tránh khỏi</td></tr></tbody></table>Đã mấy ngày nay, ông Đặng Ngọc Thông, thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương (Nha Trang) cứ như người mất hồn vì bên tai lúc nào cũng lùng bùng chuyện ốc hương chết. Buồn bực, hết đi ra lại đi vào, cực chẳng đã, ông gọi mấy cậu con trai đi tháo dỡ, sửa lại mấy ô lồng vừa được kéo vào bờ để chờ khi hết dịch tiếp tục thả nuôị Bởi ngoài nghề nuôi ốc hương, gia đình ông với 3 thế hệ không có thu nhập gì thêm để mưu sinh. Bắt đầu nuôi trồng thủy sản từ năm 1986, ông Thông được xem như “lão làng” trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở thôn Cát Lợi, có tiềm lực kinh tế tương đối vững. Tuy nhiên, do đầu tư theo kiểu gối đầu, vụ sau nhiều hơn vụ trước, nên khi ốc hương “chết trắng”, bao nhiêu vốn - lãi sau nhiều năm tích góp của ông Thông bỗng chốc “bốc hơi” hết. Khi chúng tôi đến tìm hiểu về tình hình bệnh dịch, như chạm vào nỗi đau, ông Thông hết than ngắn, thở dài rồi dốc bầu tâm sự: “Nói thật, nuôi tôm hay nuôi ốc cũng giống như đánh bạc vậỵ Chỉ cần trúng mấy vụ ốc là có trong tay hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Nhưng do chi phí đầu vào quá lớn, chỉ cần một vụ mất trắng thì tay trắng lại hoàn trắng tay! Năm ngoái, gia đình tôi đầu tư nuôi 16 lồng ốc hương, sau khi trừ chi phí cũng lãi trên 100 triệu đồng. Năm nay, ngoài tiền vốn, lãi thu được, tôi và các con quyết định vay thêm 300 triệu đồng để thả nuôi tới 54 ô lồng. Sau gần 4 tháng thả nuôi, khi chỉ còn 5 ngày nữa là cho thu hoạch thì ốc có hiện tượng kém ăn, phơi mình trên nền đáy, ít vùi đáy, vòi lấy thức ăn bị sưng… rồi chết hàng loạt. Với 54 ô lồng, bình quân mỗi lồng thu 200kg ốc thương phẩm thì số ốc chết của nhà tôi phải trên 10 tấn. Với giá bán 185 ngàn đồng/kg ốc hương như hiện nay thì thiệt hại của gia đình tôi khoảng gần 2 tỷ đồng. Đó là chưa kể tiền đầu tư mua lưới làm lồng, tiền mua con giống, công chăm sóc và tiền thức ăn còn khất nợ, chờ khi thu hoạch mới trả. Giờ, ốc chết hết, vốn liếng cũng không còn, nếu không tiếp tục thả nuôi thì không biết đến bao giờ gia đình tôi mới trả được hết nợ!”. Thế đấy, người ốm đau vì bệnh tật đã khổ, còn với ông Thông bây giờ, cả thể xác, tinh thần đều suy sụp còn hơn bị cơn đau thập tử nhất sinh. Khuôn mặt của ông Thông giờ tiều tụy, khắc khổ và thất thần…
<table class="image center" fck_template="imagecontener" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="400"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc" align="middle"> Vợ chồng ông Thông ngồi nhặt nhạnh các vỏ ốc hương cỡ lớn để bán, gỡ lại chút nào hay chút ấỵ</td></tr></tbody></table>Những ngày này, người dân ở thôn Cát Lợi “buồn như nhà có đám”, đi đâu cũng bắt gặp những gương mặt thẫn thờ, thiểu não vì chuyện ốc hương chết hàng loạt. Chuyện cùng một lúc hầu hết các hộ nuôi ốc hương trắng tay, thiệt hại hàng chục tỷ đồng là sự việc xảy ra lần đầu ở Cát Lợị Ông Trần Văn Út, một người nuôi ốc hương có “thâm niên” cho biết: ‘’Bình thường, con ốc hương ăn rất khỏe, thức ăn vừa bỏ xuống là ốc bu lại, ăn hết liền. Ăn xong, ốc vùi xuống cát. Thông thường, sau 1 giờ, thợ lặn phải dọn vệ sinh đáy lồng và kiểm tra sức khỏe con ốc. Hôm ấy (7-6-2010), đám thợ lặn chúng tôi hoảng hốt vì ốc không ăn hết thức ăn, lờ đờ, nổi lên ăn và không vùi xuống cát được nữạ Hiện tượng này đến rất nhanh. Cuối cùng, tôi đành cay đắng vớt hàng tấn ốc chết ra khỏi lồng mà vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy rạ Một vài ngày sau, tôi mới biết toàn vùng đều có tình trạng nàỵ Sau đó, chúng tôi cũng chỉ đoán già đoán non về nguyên nhân ốc chết. Hiện tôi đang vay mượn anh em, bạn bè tiếp tục thả 30 vạn con ốc giống. Nếu thành công thì còn có khả năng trả nợ và tiếp tục tái đầu tư, còn nếu lại mất tiếp thì chỉ có nước bán nhà!”. Đợt này, hộ ông Út có 40 ô lồng với trên 50 vạn ốc giống. Tính đến thời điểm ốc hương chết, ông Út đã nuôi được 3,5 tháng, gần đến kỳ xuất bán. Với khoảng 8 tấn ốc hương dự tính thu được, thiệt hại của ông Út lên đến trên 1,3 tỷ đồng. Nhưng hiện nay, với 6 tạ vỏ ốc chết, ông Út chỉ bán được 1,2 triệu đồng!
. Nuôi ốc hương có “lên hương”?
<table class="image center" fck_template="imagecontener" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="400"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc" align="middle">Chẳng còn làm gì được để cứu ốc hương, ông Đặng Ngọc Thông đành thu gom lưới, sửa lại lồng, chờ hết dịch sẽ nuôi tiếp.</td></tr></tbody></table>Sau khi ốc hương chết hàng loạt, người dân thôn Cát Lợi còn tiếp tục chứng kiến những cảnh cười ra nước mắt! Ốc chết, người dân phải đem lên núi đổ bỏ, hoặc đào hố chôn để tránh ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng nghe thông tin có một công ty ở Khu Công nghiệp Suối Dầu thu mua vỏ ốc để làm hàng mỹ nghệ, hàng chục hộ dân đã đổ xô đi đào bới, nhặt nhạnh ốc chết đã vứt bỏ về bán. Tuy nhiên, với giá 2.000 - 2.500 đồng/kg vỏ ốc, số tiền mà mỗi hộ gia đình thu về không quá 2 triệu đồng! Trường hợp của anh Đỗ Văn Nữ còn đáng thương hơn. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, 4 anh em vay mượn khắp nơi được 200 triệu đồng để thả nuôi gần 20 ô lồng ốc hương. Vậy mà hiện nay, anh chỉ thu được vẻn vẹn 20kg ốc gần chết và được thương lái mua với giá 2 triệu đồng! Đây cũng là số tiền đủ để anh làm mấy mâm cơm lo đám giỗ cho cha ruột của mình…
Phong trào nuôi ốc hương ở thôn Cát Lợi manh nha từ năm 2000 và phát triển rầm rộ từ năm 2005 - 2010. Sau nhiều vụ nuôi có lãi, người dân trong làng đổ xô vào nuôi ốc hương, số lồng nuôi tăng nhanh chóng mặt. Mấy năm gần đây, hầu hết hộ nuôi ốc hương ở thôn Cát Lợi đều thắng lớn; chỉ cần trúng vài vụ là có trong tay hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Nhiều gia đình đã thoát nghèo và giàu lên nhanh chóng. Nuôi ốc hương tốn ít thời gian, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế rất cao, giá cả tương đối ổn định, không thua kém gì nghề nuôi tôm hùm lồng. Chính vì thế, hầu hết diện tích mặt nước mặn ven biển đều được khai thác để nuôi ốc hương. Ban đầu, chỉ vài chục lồng, đến nay, đã có trên 100 hộ nuôi với 1.500 ô lồng. Theo anh Thái, một hộ nuôi ốc hương, nghề nuôi ốc hương “sướng” hơn nhiều so với nghề nuôi tôm hùm lồng. Ốc hương có thể nuôi lồng, nuôi đìa, nuôi đăng. Mỗi lồng nuôi có diện tích khoảng 25 - 30m2, thả 2,5 vạn con ốc giống. Chi phí làm lồng nuôi ốc hương rất rẻ, chỉ khoảng 1,5 - 2 triệu đồng, trong khi lồng nuôi tôm hùm phải tốn từ 3 - 4 triệu đồng. Thời gian nuôi ốc hương lại chỉ khoảng 4 tháng, nhanh thu lãi, sớm thu hồi vốn. Trong khi đó, nuôi tôm hùm lồng phải mất 2 năm mới thu hoạch nhưng lãi không bằng. Hiện nay, ốc hương bán rất chạy trên thị trường nội địa và còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…
<table class="image center" fck_template="imagecontener" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="400"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc" align="middle"> Ốc hương chết, đầm Nha Phu bỗng lặng ngắt…</td></tr></tbody></table>Anh Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng thôn Cát Lợi cho biết: “Toàn thôn có 380 hộ dân, trong đó cóù trên 100 hộ nuôi ốc hương với 1.500 ô lồng lồng. Tính đến ngày 3-7-2010, hầu hết hộ nuôi ốc hương đều có ốc bị chết tới 97%, tổng thiệt hại ước khoảng trên 60 tỷ đồng. Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã kiến nghị UBND tỉnh, các ngành chức năng xem xét hỗ trợ thiệt hại; khoanh nợ hoặc gia hạn thời gian trả nợ ngân hàng cho người dân. Ngoài ra, người dân trong thôn còn đề nghị ngành Nông nghiệp kiểm tra các trại sản xuất giống, công ty chế biến thủy sản trong khu vực, vì đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường trong đầm Nha Phu”.
Toàn bộ diện tích nuôi ốc hương của xã Vĩnh Lương nằm trong khu vực đầm Nha Phụ Đây là khu đầm rất nổi tiếng về chủng loại cũng như trữ lượng thủy hải sản. Tuy nhiên, thời gian qua, do khai thác bừa bãi, nguồn lợi thủy sản trong đầm đã cạn kiệt nghiêm trọng; hầu hết người dân chuyển sang nuôi trồng thủy sản nhưng liên tiếp thất bạị Đầu năm 2009, hàng trăm hộ dân nuôi vẹm tại xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa (một trong 6 xã trong đầm Nha Phu) cũng bị thiệt hại hơn 20 tỷ đồng do vẹm chết vì ô nhiễm môi trường nước tại đâỵ Sau khi vẹm chết, hầu hết các hộ dân trong đầm đều chuyển sang nuôi ốc hương và hiện lại đứng ngồi không yên vì ốc chết hàng loạt ở xã Vĩnh Lương và có thể lan rộng. Bà Nguyễn Thị Minh Hậu, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh cho biết: “Đây là lần thứ hai xảy ra hiện tượng ốc hương chết hàng loạt (lần đầu vào tháng 4 năm nay). Kết quả xét nghiệm mẫu phát hiện có vi khuẩn gây bệnh làm ốc chết. Sau đó, tình hình dịch bệnh có thuyên giảm nên các hộ dân tiếp tục nuôị Tuy nhiên, do mật độ nuôi quá dày, vượt rất nhiều lần so với khuyến cáo của các ngành chức năng nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất lớn”.
Lần lượt từng “đại dịch” trên tôm sú, tôm hùm, vẹm xanh, và đến giờ là ốc hương…, người nuôi trồng thủy sản lại “trắng tay” và phải gánh chịu bao điêu đứng. Những mùa nuôi trồng thủy sản sẽ còn tiếp diễn, được mùa hay thất bát - câu hỏi này vẫn chưa khi nào hết tính thời sự. Nhưng trên các diễn đàn kinh tế - xã hội, Khánh Hòa vẫn là địa phương khá nổi tiếng bởi có tới 3 trung tâm nghiên cứu khoa học về biển tầm cỡ quốc gia, quốc tế là Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III và Trường Đại học Nha Trang. Nhưng người nuôi trồng thủy sản địa phương thì vẫn phải “đánh bạc” với trời vì nhiều lý do…
ANH TUẤN - BÍCH LA</td></tr></tbody></table>