Mảnh vườn nhỏ của Thanh Thao

Hì hì. Cháu/em đọc thấy cái phần ống siphon, thấy có mấy cái vấn đề của chị Thanh Thảo. Phần này cháu có học bên thủy khí, biết chút chút. Kinh nghiệm thực tế về cái này là qua hồi còn nhỏ hay xem ông hàng xóm hút mắm từ can 20l ra chai 0,5l và đã từng hút rượu đong ra chai ở quê. Hết phần "nổ", bây giờ cháu em xin góp chút ý kiến.
1. Để ống hoạt động tốt cần kín khí, nếu không kín có thể có các phần khí rỗng ở giữa làm cho dòng chảy chậm, hoặc có thể bi ngừng chảy.
2. Chỉ cần để đầu vòi xả thấp hơn đáy thùng là sẽ rút cạn. Nếu để cao hơn thì nó chỉ chảy đến mức nước ngang nhau là ngừng (cái này gần giống với hiện tượng bình thông nhau.
3. Muốn tăng lưu lượng xả (lượng nước thoát trên đơn vị thời gian) thì điểu chỉnh độ cao chênh lệch giữa đầu xả và mực nước trong thùng, đầu xả càng thấp hơn đáy thùng thì xả càng nhanh (để ý thấy khi đầy nước sẽ xả nhanh hơn khi còn ít nước)
4. Nếu phần cao nhất của ống xả thấp hơn mức nước trong thùng để có điều kiện ban đầu cho hệ thống tự hoạt động. Nếu để cao hơn mà muốn hoạt động cẩn phải tạo lực hút ở đầu xả. Nếu đã hoạt động thì không cần điều kiện này mà lại phụ thuộc vào điều kiện 2.
Về mô hình cháu/em thấy rất hay, nếu gặp phải vấn đề cải tiến hay đơn giản hóa hay tự động hóa thì chị Thanh Thảo cứ kể ra, em học tàu thủy cũng biết đôi chút về thủy khí và bơm, bạn em học điều khiển và tự động hóa, không dám hứa chắc nhưng em sẽ ủng hộ dự án này. Hì hì.
 
Hay quá! Em đã đào sâu Aquaponics. Tui nghĩ, Aquaponics, khâu nào cũng quan-trọng, nhưng tui thấy khâu Lược, nhất là Lược Sinh-học, chứ không phải Cơ-học, nên tui chú ý khâu nầy nhứt.
Thân.
Bác! con chú trọng vào Cá, mọi việc để tạo môi trường tốt nhất cho Cá, Cá sống tốt là hệ vận động tốt, còn Rau được bao nhiêu tốt bấy nhiêu (theo con thôi nha vì con chưa hiểu nhiều mà).
Kính Bác!
 
Last edited by a moderator:
Hì hì. Cháu/em đọc thấy cái phần ống siphon, thấy có mấy cái vấn đề của chị Thanh Thảo. Phần này cháu có học bên thủy khí, biết chút chút. Kinh nghiệm thực tế về cái này là qua hồi còn nhỏ hay xem ông hàng xóm hút mắm từ can 20l ra chai 0,5l và đã từng hút rượu đong ra chai ở quê. Hết phần "nổ", bây giờ cháu em xin góp chút ý kiến.
1. Để ống hoạt động tốt cần kín khí, nếu không kín có thể có các phần khí rỗng ở giữa làm cho dòng chảy chậm, hoặc có thể bi ngừng chảy.
2. Chỉ cần để đầu vòi xả thấp hơn đáy thùng là sẽ rút cạn. Nếu để cao hơn thì nó chỉ chảy đến mức nước ngang nhau là ngừng (cái này gần giống với hiện tượng bình thông nhau.
3. Muốn tăng lưu lượng xả (lượng nước thoát trên đơn vị thời gian) thì điểu chỉnh độ cao chênh lệch giữa đầu xả và mực nước trong thùng, đầu xả càng thấp hơn đáy thùng thì xả càng nhanh (để ý thấy khi đầy nước sẽ xả nhanh hơn khi còn ít nước)
4. Nếu phần cao nhất của ống xả thấp hơn mức nước trong thùng để có điều kiện ban đầu cho hệ thống tự hoạt động. Nếu để cao hơn mà muốn hoạt động cẩn phải tạo lực hút ở đầu xả. Nếu đã hoạt động thì không cần điều kiện này mà lại phụ thuộc vào điều kiện 2.
Về mô hình cháu/em thấy rất hay, nếu gặp phải vấn đề cải tiến hay đơn giản hóa hay tự động hóa thì chị Thanh Thảo cứ kể ra, em học tàu thủy cũng biết đôi chút về thủy khí và bơm, bạn em học điều khiển và tự động hóa, không dám hứa chắc nhưng em sẽ ủng hộ dự án này. Hì hì.
Hoan-hô em tham-gia!
1- Nếu không kín, thì lực hút do "cột nước" trong ống sẽ không xảy ra.
2- Dù vòi xả thấp hơn đáy thùng, mà ống Si-phon cao hơn đáy thùng, thì cũng không hút được.
3- Đúng! Vòi xả càng thấp, "cột nước" tạo áp-suất càng mạnh.
4- Hì hì! Nếu phải ghé miệng hút thì còn gì là Si-phon? Phải không nào? Mà Si-phon thì hoàn-toàn tự-động. Em không cần tự-động-hóa. Bởi ông Si-phon, tự nó đã tự-động rồi!
Bây giờ, trước khi em cải-tiến và đơn-giản-hóa ông Si-phon nầy, tui xin hỏi em: Trong điều-kiện / trường-hợp nào, thì Si-phon không hoạt-động.
Mình học hỏi nhau, em nhé! Vui!
Thân ái!
 
Dạ, cháu học kỹ thuật nên động vào ngứa nghề nên cháu "gãi" tí cho đỡ ngứa. Cháu xin trả lời như sau: siphon là một hiện tượng của thủy khí, hoạt động dựa trên tác động của trọng lực nên phần chất lỏng (nếu như hình bác vẽ sẽ là phần ống có kí hiệu đoạn a, b) và hiện tượng mao dẫn (hiện tượng này cũng có ở trong cây làm cây hút nước từ rễ lên lá). Ngoài ra, có một yếu tố quan trọng khác tham gia vào quá trình là áp suất không khí. Vì thế khi ống hở sẽ tạo các khoang rỗng (nếu ai hút thử ống rồi sẽ thấy), các khoang rỗng này làm cho ống không hoạt động vì nhỏ hơn áp suất khí quyển (áp suất khí quyển theo một thí nghiệm thời cổ là 8 mã lực- người ta chế tạo một khối cầu rỗng chia làm hai nửa, rồi hút hết không khí bên trong, sau đó buộc dây vào 2 đội ngựa để kéo tách 2 nửa khối cầu ra). Áp suất khí quyển lớn nên có màn ảo thuật úp ngược cốc, chai nước mà nước không chảy ra. => nên làm kín ống.
Hiện tượng siphon xảy ra được khi dòng chất lỏng có thể chảy sang được phần ống mà bác kí hiệu là a,b; đây là điều kiện ban đầu để ống siphon hoạt động. Nếu để ý, bác sẽ thấy khi chưa xả, nước trong thùng phải đổ cao hơn phần cao nhất của ống để nước có thể chảy sang đoạn ab mới bắt đầu hoạt động. Khi đã hoạt động rồi thì dòng chất lỏng sẽ chảy tiếp nhờ mao dẫn và không cần để ý đoạn cao nhất nữa,lúc này chỉ cần quan tâm đến độ chênh lệch giữa 2 mặt thoáng thôi (một mặt là mực nước trong thùng, một mặt là đẩu xả). Vì thế nếu để đoạn cao nhất cao hơn thùng cần phải tạo lực hút mới có điều kiện ban đầu.
Cái sơ đồ như bác vẽ là chuẩn rồi, sửa là hỏng, cháu chỉ giải thích nguyên lý để nếu không hoạt động hoặc hiệu quả thấp để biết cách khắc phục thôi.
Phần cháu nói phía sau của bài trước là nói về các công đoạn khác. Như bài báo phải bận trực 24/24, cái này chỉ cần nêu với bên tự động, mình nói rõ nguyên lý và yêu cầu thì họ thiết kế hệ điều khiển rất đơn giản.
 
Vật-liệu cần lúc nầy là:
- Hình trên, là một miếng plastic khổ 1m - dài (tùy, đề-nghị 10m). Miếng plastic nấy không nhứt thiết phải màu trắng.
- 1 bơm nước (bơm điện chìm loại hồ cá, rất nhỏ, chỉ cần bơm lên 2-3m. Cần thêm 1 bơm dự-trử, phòng bơm hư.
- 2 thùng nhựa 200 lít.
- 15m lưới lan, khổ 2m.
- Dung-dịch thủy-canh (nước cốt) 10 lít.
- 1 đồng hồ EC, đo nồng-độ dung-dịch thủy-canh.
- 1 đồng hồ hay giấy đo pH.
- 1 m PVC.
- 10 châu cây con 20cm x 20cm.
- 100 lít phân trộn : phân chuồng + đất mặt (đã phơi 2-3 nắng) + cát (thợ hồ, rửa sạch).
Em, tui gói gọn nhiêu đó, để giảm vất-vả.
Thân.
Bác! về những vật liệu Bác đưa lên, con còn thắc mắc về phần đất mặt không biết mua ở đâu, con có thể hỏi Phú được không?
Còn 2 thùng nhựa, con dùng thùng đựng hóa chất (đã rửa sạch) cao khoảng 1m được không? Vì con thấy loại nhựa này rất bền.
Các thứ còn lại con đã có kế hoạch, nếu có gì không ổn, con hỏi Bác tiếp, he, he.
Kính Bác!
Em @Phạm Quang Thắng ! Rất vui được em nhiệt tình ủng hộ. Em có biết về Airlift không? Tụi chị đang tìm hiểu về nó, nếu được em giúp sức thì hay quá, chị tính dùng nó cho hệ Aquaponics.
Chúc em khỏe.
Thân!
 
Không hiểu bác đang nói gì ?
Tui cám ơn bạn vào đây đọc. Nhưng nếu bạn "tửng-tửng" thế nầy, thì vì tui không có thì gìờ để phí cho bạn, tui buộc lòng phải ngăn lại, nên ngay từ lúc bạn mở miệng, tui sẽ đập bạn cho bỏ tật.
Đi chỗ khác nhé!
Bác! con chú trọng vào Cá, mọi việc để tạo môi trường tốt nhất cho Cá, Cá sống tốt là hệ vận động tốt, còn Rau được bao nhiêu tốt bấy nhiêu (theo con thôi nha vì con chưa hiểu nhiều mà).
Kính Bác!
Em nói đúng! Chúng ta phải chọn ưu-tiên bên nào : Cá và Cây? Thì rõ ràng thì phải đưa Cá lên hàng đầu. Nên chúng ta "bỏ bê" Cây. Không sao! Cây thích-ứng dễ hơn Cá. Chỉ riêng pH, Cá thích pH trên 7.0 còn Cây thi ngược lại, thích pH dưới 7.0.
Thân.
Dạ, cháu học kỹ thuật nên động vào ngứa nghề nên cháu "gãi" tí cho đỡ ngứa. Cháu xin trả lời như sau: siphon là một hiện tượng của thủy khí, hoạt động dựa trên tác động của trọng lực nên phần chất lỏng (nếu như hình bác vẽ sẽ là phần ống có kí hiệu đoạn a, b) và hiện tượng mao dẫn (hiện tượng này cũng có ở trong cây làm cây hút nước từ rễ lên lá). Ngoài ra, có một yếu tố quan trọng khác tham gia vào quá trình là áp suất không khí. Vì thế khi ống hở sẽ tạo các khoang rỗng (nếu ai hút thử ống rồi sẽ thấy), các khoang rỗng này làm cho ống không hoạt động vì nhỏ hơn áp suất khí quyển (áp suất khí quyển theo một thí nghiệm thời cổ là 8 mã lực- người ta chế tạo một khối cầu rỗng chia làm hai nửa, rồi hút hết không khí bên trong, sau đó buộc dây vào 2 đội ngựa để kéo tách 2 nửa khối cầu ra). Áp suất khí quyển lớn nên có màn ảo thuật úp ngược cốc, chai nước mà nước không chảy ra. => nên làm kín ống.
Hiện tượng siphon xảy ra được khi dòng chất lỏng có thể chảy sang được phần ống mà bác kí hiệu là a,b; đây là điều kiện ban đầu để ống siphon hoạt động. Nếu để ý, bác sẽ thấy khi chưa xả, nước trong thùng phải đổ cao hơn phần cao nhất của ống để nước có thể chảy sang đoạn ab mới bắt đầu hoạt động. Khi đã hoạt động rồi thì dòng chất lỏng sẽ chảy tiếp nhờ mao dẫn và không cần để ý đoạn cao nhất nữa,lúc này chỉ cần quan tâm đến độ chênh lệch giữa 2 mặt thoáng thôi (một mặt là mực nước trong thùng, một mặt là đẩu xả). Vì thế nếu để đoạn cao nhất cao hơn thùng cần phải tạo lực hút mới có điều kiện ban đầu.
Cái sơ đồ như bác vẽ là chuẩn rồi, sửa là hỏng, cháu chỉ giải thích nguyên lý để nếu không hoạt động hoặc hiệu quả thấp để biết cách khắc phục thôi.
Phần cháu nói phía sau của bài trước là nói về các công đoạn khác. Như bài báo phải bận trực 24/24, cái này chỉ cần nêu với bên tự động, mình nói rõ nguyên lý và yêu cầu thì họ thiết kế hệ điều khiển rất đơn giản.
Em,
Nếu em có thể cải-tiến hệ-thống Si-phon nầy, thì sẽ giúp ích rất nhiều cho bà con. Riêng tui, tui thấy Mao-dẫn không tham-gia vào ống Si-phon, mà tui chỉ áp-dụng "Áp-lực" và "Áp-suất" là đủ. Hì hì, đơn-giản quá phải không em?
Em, ý tưởng của em rất hay. Tui sẽ áp-dụng sau nầy, sau khi em cải-tiến hệ-thống.
Thân ái.
Bác! về những vật liệu Bác đưa lên, con còn thắc mắc về phần đất mặt không biết mua ở đâu, con có thể hỏi Phú được không?
Còn 2 thùng nhựa, con dùng thùng đựng hóa chất (đã rửa sạch) cao khoảng 1m được không? Vì con thấy loại nhựa này rất bền.
Các thứ còn lại con đã có kế hoạch, nếu có gì không ổn, con hỏi Bác tiếp, he, he.
Kính Bác!
Em @Phạm Quang Thắng ! Rất vui được em nhiệt tình ủng hộ. Em có biết về Airlift không? Tụi chị đang tìm hiểu về nó, nếu được em giúp sức thì hay quá, chị tính dùng nó cho hệ Aquaponics.
Chúc em khỏe.
Thân!
Thùng nhựa thì được cho thủy-canh, còn Aquaponics thì nên mua thùng nhựa nào loại không làm chết cá!
Em dùng đất mặt trong vườn của em là được rồi. Tui đề-nghị: Móc đất mặt, đổ lên một miếng plastic để giết Tuyến-trùng và các thứ có hại cho rễ, phơi nắng cho khô. Rồi trộn cát + Phân chuồng và Đất mặt + Phân trùn (có sinh-khối). Chưa cần dụng-dịch thủy-canh.
Thân.
Bác Thủy-Canh! cho con thêm một hai ngày nữa, con có máy ảnh rồi, mấy bữa trước con chụp hình bằng điện thoại cùi bắp nên không rõ lắm.
Con xem Bác vẽ mô hình nuôi Ốc của người Úc rất sáng tạo, con đã coi nhiều clip nuôi Ốc mà chưa thấy cái nào như vậy cả. Trước mắt con sẽ nuôi Ốc trong vườn đã, khi nào xong liếp trồng rau thủy canh sẽ tính đến nó.
Kính Bác!


Bác! con đã đọc qua topic "mô hình Aquaponics cũ mà mới", nên cũng hiểu sơ sơ. Ý định của con là làm mô hình gồm: bồn tròn nuôi cá, lọc cặn, lược vi sinh, nước sau khi lược vi sinh qua máng dòng chảy sâu trên đó trồng rau Nhút và bèo tấm. Cá và rau Nhút mình ăn, cặn lắng để nuôi Trùn hoặc trồng cây, còn bèo tấm cho cá ăn.
Kính Bác!
Khi có được máy ảnh, tui nhờ em:
- Em đóng vai tài-tử Xi-nê, không cần tạo dáng, em lôi tài-tử phụ có tên "Ông Xả", cùng em ra đứng trong Mảnh Vườn Nhỏ, chộp một tấm, gởi lên, để nộp cho Liên-hiệp-quốc, tài-sản quốc-gia! À quên, tài-sản của bà con trong "Mảnh Vườn Nhỏ của ThanhThao".
Nhé! Nhớ nhé!
 
Last edited:
Nói về siphon thì tôi cũng thí nghiệm khá nhiều.
Nếu làm để hút nước từ 1 cái ao nước lớn cho cạn thì nhất thiết phải có ống có đường gân tăng cứng, người ta hay gọi là ống ruột gà... nhưng tôi không thể hình dung ra nếu con gà mà khúc ruột nó to như vậy thì cái mình nó phải cỡ nào :) đành cười 1 mình vì cách đặt tên của bà con.
Cách làm của tôi như sau : ngâm ống xuống ao cho nước đầy rồi bịt miệng ống đầu ra bằng bao cám và dây ràng đồ bằng cao su. 2 người ôm dây đã đầy nước chạy qua bờ ao rồi cắm đầu ra xuống mương nước rồi gỡ bao bịt miệng... nước chảy mạnh như... súng. Làm cách này tôi đã làm siphon tới ống 114mm.
Sau này có máy bơm... tôi không dùng cách đó nữa mà tôi bơm thẳng vào đầu ra cho chạy 1 lúc cho ra hết không khí (hết bong bóng nổi lên ở đầu trong ao). Sau đó cứ để máy bơm chạy và gỡ ống đầu ra của siphon cho nó chạy... sau đó mới tắt máy bơm... vào chòi đánh 1 giấc.
 
Bác @lequangdata ! Cách Bác rút nước ở ao, con nghĩ nó là nguyên lý bình thông nhau. Có clip này cũng hay, gửi lên các Bác và mọi người xem qua.
Kính!
Bác @nguyenminhhai ! con muốn hỏi Bác là cây Tiêu ra trái theo mùa hay quanh năm ạ? Mình có cách nào cho cây Tiêu ra trái quoanh năm không?
Kính Bác!
 
Hì, cháu đi sâu vào lý thuyết quá rồi. Bác lequangdata nói chuẩn đấy ạ. Ống dài cần gân tăng cứng để tránh bị gập => tắc. Nhưng mà bác bảo bắn như "súng" thì cháu "hãi quá" (không biết bác xả xuống thấp bao nhiêu mét). Theo lý thuyết để xả nhanh cần ống to (lưu lượng bằng vận tốc x diện tích) hoặc tăng vận tốc nhờ tăng độ chênh lệch mặt thoáng.
Chị Thanh Thảo, em chưa làm hệ thống này bao giờ, có chăng em chỉ góp được ý tưởng thôi. Chị hỏi về air-lift, em chỉ nghĩ là bơm nước lên nhờ cột khí. Em đoán có 2 khả năng, bơm nước thải từ bể dưới lên bể trên, hoặc ứng dụng vào hệ thống lọc váng bề mặt. Nếu là bơm từ bể dưới lên bể trên cần những lưu ý như sau:
1. cái này hiệu suất thấp, chỉ áp dụng với mô hình nhỏ.
2. lưu lượng không ổn định.
3. ống đẩy không thể to so với lượng khí bơm vào vì nếu to quá không thể tạo được cột khí mà tạo thành bong bóng khí.
4. hay bị tắc.
5. cột áp đẩy nhỏ, cái này còn tùy vào lượng khí cấp
Nếu làm phần lọc nước mặt thì khác với đẩy một tí là làm ống chữ U, cũng dùng khí đẩy ở một đầu chữ U nhưng đầu còn lại là đưa lên bề mặt (cái hệ thống trước thì đầu này không có hoặc ở dưới ống đẩy). Nguyên tắc bình thông nhau sẽ làm nước bề mặt bị hút vào ống, xong rồi lại được khí đẩy ra ở đầu kia). Nếu muốn chặn rác to làm tắc ống thì chỉ cần khía đầu hút tạo các khe nhỏ để nước chảy vào là được.
Cháu/em chưa làm thực tế, không có kinh nghiệm phần này, nếu bác hay chị làm rồi hay có mô hình mẫu rồi thì up ảnh cho cháu xem ké để mở mang kiến thức. Cháu/em cũng định vẽ ra rồi up ảnh khổ nỗi là máy tính của cháu không có chuột, mà vẽ tay thì lại không có máy ảnh (điện thoại vẫn xài con 1200, :d)
 
(điện thoại vẫn xài con 1200, :d)
Chị thích em, he, he!
Em! Xem qua cái này rồi mình trao đổi nhé.
Thân!
Hì, cháu đi sâu vào lý thuyết quá rồi. Bác lequangdata nói chuẩn đấy ạ. Ống dài cần gân tăng cứng để tránh bị gập => tắc. Nhưng mà bác bảo bắn như "súng" thì cháu "hãi quá" (không biết bác xả xuống thấp bao nhiêu mét).
Em tin Bác @lequangdata đi, chị đã từng thấy người ta xả ao theo cách của Bác ấy rồi.
Thân!
 
Hì, clip chị đưa lên rất hay, em ngộ ra vài thứ không chỉ về phần bơm. Nguyên lý hoạt động của hệ thống này là quy tắc bình thông nhau. Do khí nhẹ hơn nước nên hỗn hợp khí + nước < nước (về trọng lượng riêng), vì thế sẽ đẩy cột nước nhẹ lên. (cái này thí nghiêm đơn giản bằng cách kiếm một ống chữ u, đổ một ít dầu vào, sau đó đổ nước vào sẽ thấy cột bên có dầu sẽ cao hơn).
 
Last edited by a moderator:
Em @Phạm Quang Thắng , em có hứng thú với cách bơm nước kiểu này không? Nếu có thì mình đào sâu thêm một chút, ở đây có các Bác võ công đầy mình, nhân tiện nhờ các Bác tư vấn thêm. Chị nghĩ nếu dùng kiểu bơm này mà nuôi Thủy sản (cả Cá kiểng) thì được lắm. Những điều em nói ở trên theo chị là không sai, nếu được em hoàn chỉnh và ra sản phẩm thì hay quá.
Chúc em vui!
Thân!
 
Hì, clip chị đưa lên rất hay, em ngộ ra vài thứ không chỉ về phần bơm. Nguyên lý hoạt động của hệ thống này là quy tắc bình thông nhau. Do khí nhẹ hơn nước nên hỗn hợp khí + nước < nước (về trọng lượng riêng), vì thế sẽ đẩy cột nước nhẹ lên. (cái này thí nghiêm đơn giản bằng cách kiếm một ống chữ u, đổ một ít dầu vào, sau đó đổ nước vào sẽ thấy cột bên có dầu sẽ cao hơn). để tăng hiệu suất, người ta có nhiều lỗ nhỏ bơm khí dọc ống.
Em chịu khó tiếp-tục cải-tiến ống Si-phon. Bởi nó dùng nhiều lãnh-vực lắm!
Riêng về làm Giá và Thủy-canh, tui đang dùng cách tui đã trình-bày, và tui nghĩ, đã quá đơn-giản rồi. Tuy nhiên, tui vẫn chờ một cách khác tiện-dụng hơn.
Khi nào có thì giờ rảnh, em chịu khó chia sẻ với bà con, nhé em!
Thân.
 
BrickBedforHerb_zps252afa67.jpg

Bác Thủy-Canh! Bàn thêm về cái này đi Bác. Hàng gạch Bác dùng gạch 10cm phải không? Dòng nước chảy ở giữa Bác dùng tưới ngập-xả cạn phải không ạ?
Kính Bác!
 
Em tin Bác @@lequangdata đi, chị đã từng thấy người ta xả ao theo cách của Bác ấy rồi
Em không có ý gì ở câu này cả, em chỉ muốn biết thực tế như nào thôi vì em chưa được nhìn. Nhà em có téc nước đặt trên cao 3m, nước xả cũng bình thường không mạnh như bắn súng. Nếu thực tế mà mạnh như bắn súng thật thì có khi em sẽ để dành tiền đi thực tế tìm hiểu để bớt tò mò, tính em cái gì mà chưa hiểu thì tối khó ngủ.
Khi nào có thì giờ rảnh, em chịu khó chia sẻ với bà con, nhé em!
Cháu vẫn theo dõi nhiều chủ đề, nhưng mà cái gì biết cháu mới dám thưa thớt, còn không biết cháu chỉ dựa cột nghe thôi. Còn về ống siphon thì chỉ cần hiểu nguyên lý, lắp như bác là đơn giản rồi ạ. Nếu dùng có gì bác thấy bất tiện, hoặc thấy chưa ổn thì bác nêu ra. Từ những yêu cầu đặt ra cháu mới nghĩ được nên cải tiến như thế nào, cũng như bác lequangdata nói về gân tăng cứng đó ạ.
Chị nghĩ nếu dùng kiểu bơm này mà nuôi Thủy sản (cả Cá kiểng) thì được lắm
Em không rõ là chị dùng cái này vào việc gì (hút cặn của bể cá chăng?)
 
Em không rõ là chị dùng cái này vào việc gì (hút cặn của bể cá chăng?)
Chị thích bơm loại này vì:
1. Tiết kiệm (clip cho thấy lượng nước bơm lên từ năng lượng sử dụng để bơm hơi).
2. An toàn (so với bơm chìm)
3. Khi bơm nước lên, cặn (phân cá) lên theo vẫn còn nguyên không bị đánh tan ->dể lược cặn. Nước bơm lên rất giàu oxy (điều này cực kỳ quan trọng trong nuôi thủy sản).
Thân!
 
Chúc bạn @Phạm Quang Thắng ngủ ngon.
Tôi nói mạnh như... súng để cường điệu chút cho câu văn thêm gần gũi bà con vậy thôi mà.
Có điều, cũng đúng là lực hút của nó mạnh lắm. Có hôm, vì khi gần hết nước nó tạo xoáy nên tôi đến để đánh tan xoáy cho nó hút cạn thêm (vì xoáy sẽ làm gió lòn vào ống làm nước không chảy ra nữa), sơ ý sờ vào gần chỗ đầu hút bị nó hút tay vào bầm cả tay. Lần sau là cạch, không dám bén mảng.
Độ cao từ bờ ao xuống mương tầm 5m. Vì ao tôi thuê, nếu ao nhà thì tôi đã kêu xe cuốc đào bờ ra để chôn ống ngầm cho tiện.
Bây giờ thì đã hết nghiệp ngư ông rồi...
*******
Thôi, tôi lại lan man quá rồi...
 
Vậy ống Drainage Pipe mình phải đục lỗ phải không Bác? Như vậy ống Drainage Pipe vừa cung cấp nước, chất dinh dưỡng vừa cung cấp oxi cho rễ cây. Vậy mô hình này để trồng "Cây Tiêu Bác Hải" phải không Bác!
Kính Bác!
Em,
Ống nầy có cắt rảnh bốn chung quanh và suốt chiều dài ống, để rỏ nước từ đất và nước trong ống được xả ra ngoài. Tui dùng ồng nầy để:
- Rỏ nước, xả nước trong đất ngập mưa. (Tui nghĩ vườn Tiêu cần lắm!)
- Tưới nước cho liếp thủy-canh. Tưới nước bên ngoài, nước rỉ vào ống, hay cho nước tưới chảy vào giữa ống, rồi nước thấm ra đất, để tưới rễ trong liếp.
- Trồng thủy-canh theo cách Tưới ngập / Xả cạn.
Nhưng nếu không mua được ống, thì phải làm hàng gạch, như các hình trước ThanhThao hỏi đó.
Tui nhận-xét : Ống nầy nầy hết sức đắc-dụng. Tui biết ở VN cũng có bán nhiều cho dân xây cất. Đề-nghị : Xin bà con dùng thử 1 lần, để thấy nó tiện-dụng thế nào.
Thân.
Em,
Các bác và quý bạn đến thăm Mảnh Vườn Nhỏ của vợ chồng em, em bắt cá, bắt ốc, lặt sau nhúc... tui góp thêm vô nồi cho ThanhThao một vài trái cà.


 
Back
Top