Mô hình chăn nuôi Dông - Thỏ trong vườn Thanh Long

Võ Trần Nguyễn
Một ngày đẹp trời, chúng tôi đến thăm mô hình trồng thanh long và mãng cầu ta kết hợp nuôi thỏ rừng và dông của ông Ngô Văn Kéo (Mười Kéo) ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận .

Với 6 ha đất cát ven biển, ông Mười Kéo trồng 3.000 trụ thanh long, phần đất còn lại ông trồng cây mãng cầu dai. Chung quanh vườn cây, ông cho xây tường gạch ống thô âm sâu 0,5 m dưới mặt đất và phần nhô trên mặt đất xây cao 0,5 mét, có lót tôn trên lớp gạch rào lưới B.40 cao 1,2 mét ngăn không cho dông, thỏ thoát ra ngoài.

Sau khi xây dựng vòng thành, Mười Kéo mua giống thỏ rừng và dông về thả vào vườn để nuôi.

Con dông đã được nông dân Bình Thuận nuôi rất nhiều, nhưng nuôi kết hợp trong vườn thanh long, mãng cầu thì chỉ có vài hộ ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận làm. Riêng thỏ rừng, Mười Kéo cho biết rất dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế rất cao; mỗi năm thỏ rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Tuy số lượng thỏ con sinh ra mỗi lứa ít hơn thỏ nhà, nhưng bù lại, chúng không đào hang nên không bị hao hụt do thoát ra ngoài, đặc biệt thỏ rừng có sức sống rất mãnh liệt, qua 4 năm thực hiện mô hình này, ông Mười Kéo cho biết, không phát hiện đàn thỏ rừng có bệnh tật gì.
Cái hay nhất của mô hình nuôi thỏ rừng và dông trong vườn thanh long, mãng cầu là sau khi thả con giống vào vườn, không cần cho ăn uống hay chăm sóc gì cả. Dông và thỏ rừng tự tìm cây cỏ trong vườn để ăn; do đó, làm mô hình này, chỉ cần đầu tư xây tường bao quanh vườn thanh long, thả con giống và cứ thế ... chờ thu hoạch, lại giảm công sức làm cỏ cho vườn cây.
Cứ vài ngày, cha con ông Mười Kéo ra bắt vài ký dông, vài ký thỏ rừng giao cho các nhà hàng, quán nhậu là đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày; các nguồn thu từ mãng cầu, thanh long coi như tích lũy... Giá dông thịt giao sĩ bình quân 300.000 đồng/kg, còn thỏ rừng, Mười Kéo giao cho các nhà hàng, resort ở Thuận Quý tới 700.000 đồng/kg mà không đủ hàng để bán, do thịt thỏ rừng là đặc sản có thể chế biến rất nhiều món ngon.

Được biết, để giảm chi phí xây tường bao, một số hộ ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý học tập làm theo mô hình của ông Mười kéo, nhưng có cải tiến: chỉ cần đào mương, chôn tấm tôn fibro xi măng cũ (loại tôn cũ người ta thải ra khi làm nhà mới), nữa chìm dưới đất, nữa lộ trên mặt đất và rào lưới B.40 loại cao 1,2 mét bao quanh là có thể thả con giống vào nuôi.

Tỉnh Bình Thuận có trên 15.000 ha thanh long, các tỉnh miền tây Nam bộ có 6.000 ha thanh long, ngoài ra, trong cả nước có trồng rất nhiều loại cây lâu năm tán thấp; nếu bà con biết tận dụng phần đất dưới tán cây thanh long (hoặc cây lâu năm khác) để chăn nuôi dông và thỏ rừng như ông Mười Kéo thì sẽ giúp cho bà con có thêm nguồn thu đáng kể mà không phải đầu tư nhiều.
(Bài đã đăng trên báo Bình Thuận)
 
700.000 đồng/kg ? nếu đúng thế thì lại sắp có cơn sốt thỏ rừng rồi!
 
700.000 đồng/kg ? nếu đúng thế thì lại sắp có cơn sốt thỏ rừng rồi!
+Nghe ông Mười nói giá thỏ rừng, tôi cũng rất ngạc nhiên và hỏi lại...Ông cho rằng thỏ rừng ăn ngon hơn thỏ nuôi công nghiệp và ông ở sát khu du lịch Thuận Quý nên bán được giá cao cho khách du lịch. Người viết phải ghi nhận và phản ảnh trung thực thôi!
+Đây cũng là một trong những mô hình "làm chơi ăn thật", tuy phải đầu tư làm tường rào rộng, nhưng bù lại, không phải tốn công chăm sóc, cho ăn vv...Có thể áp dụng cho vườn cây lâu năm, vườn rừng...
 
Tôi củng có ý tưởng này từ lâu - nhưng chưa có đất - ko phải nhất thiết là thỏ hay dông - ăn thua chúng ta biết kết hợp cây trồng và vật nuôi - hổ trợ tương sinh tương khắc

cái khó của việc kết hợp là ở chổ - an ninh khu vực - vật nuôi thế này thì chỉ tương sinh với chủ thôi còn tương khắc rất nhiều với kẻ vô công rổi nghề

Con vật để sinh tồn nó củng khôn lắm - nhưng ko khôn = con người - đầu tư cho chắc ăn thì củng khó mà lấy vốn đấy

Dông 300k - thỏ 700k chắc là lâu lắm rùi - lúc bị sốt thịt rừng thôi - chứ giá đó mà bị phát hiện thì thỏ tặc với dông tặc nó tàn sát rừng thanh long - mất rùi
 
Last edited by a moderator:
Tuy đã thất bại một lần về nuôi dông và gà ở Bình thuận, nhưng mình vẫn máu con dông cát,chưa thấy nuôi con nào thích thú như con dông này.
 
không biết có hiệu quả ko nhưng thỏ là là loài gặm nhắm nên khi thả vào đám thanh long thỏ sẽ ăn trái và dây thanh long..vì thỏ nhà đã có người nuôi cho ăn bằng trái và dây thanh long, thỏ nhà và thỏ rừng thì đặc tính nó sẽ giống giống nhau chỉ có tập tính là khác nhau..vài lời chia sẽ cùng mọi người
 
không biết có hiệu quả ko nhưng thỏ là là loài gặm nhắm nên khi thả vào đám thanh long thỏ sẽ ăn trái và dây thanh long..vì thỏ nhà đã có người nuôi cho ăn bằng trái và dây thanh long, thỏ nhà và thỏ rừng thì đặc tính nó sẽ giống giống nhau chỉ có tập tính là khác nhau..vài lời chia sẽ cùng mọi người
+Chính mắt tôi trông thây mô hifng này, đảm bảo thỏ rừng và thanh long chung sống hòa bình.
+Còn sợ bị mất trộm cũng khỏ lo. Tôi vào trong vườn, canh me chụp 1 tấm hình để đăng báo, thấy con thỏ chạy ngang, giương máy lên chụp. Chụp xong, xem lại hình chẳng thấy con thỏ đâu (nó chạy nhanh quá, ra ngoài khung hình mất tiêu)...
+Ông Mười kéo cho biết: muốn bắt thỏ phái giăng lưới và đánh lưới ban ngày, vban đêm không thể đánh lưới bắt thỏ được. Bộ lưới vài triệu, có ai dám đầu tư mua để bắt trộm thỏ vào ban ngày?
+Bạn có quan tâm, đến ủy ban xã Thuận Quý, hỏi nhà ông Mười Kéo nuôi thỏ, nhà ông cách UB khoảng 100m, ai cũng biết...
 
"Chụp xong, xem lại hình chẳng thấy con thỏ đâu (nó chạy nhanh quá, ra ngoài khung hình mất tiêu"
Vận tốc chạy của Thỏ nhanh hơn vận tốc ánh sáng (Ánh sáng truyền đi xấp xỉ 300.000 km trên giây) vậy thỏ này siêu siêu, 1 phát ngôn vĩ đại của thế kỷ 21.
 
Tuy đã thất bại một lần về nuôi dông và gà ở Bình thuận, nhưng mình vẫn máu con dông cát,chưa thấy nuôi con nào thích thú như con dông này.
Võ Trần Nguyễn
Một ngày đẹp trời, chúng tôi đến thăm mô hình trồng thanh long và mãng cầu ta kết hợp nuôi thỏ rừng và dông của ông Ngô Văn Kéo (Mười Kéo) ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận .

Với 6 ha đất cát ven biển, ông Mười Kéo trồng 3.000 trụ thanh long, phần đất còn lại ông trồng cây mãng cầu dai. Chung quanh vườn cây, ông cho xây tường gạch ống thô âm sâu 0,5 m dưới mặt đất và phần nhô trên mặt đất xây cao 0,5 mét, có lót tôn trên lớp gạch rào lưới B.40 cao 1,2 mét ngăn không cho dông, thỏ thoát ra ngoài.

Sau khi xây dựng vòng thành, Mười Kéo mua giống thỏ rừng và dông về thả vào vườn để nuôi.

Con dông đã được nông dân Bình Thuận nuôi rất nhiều, nhưng nuôi kết hợp trong vườn thanh long, mãng cầu thì chỉ có vài hộ ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận làm. Riêng thỏ rừng, Mười Kéo cho biết rất dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế rất cao; mỗi năm thỏ rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Tuy số lượng thỏ con sinh ra mỗi lứa ít hơn thỏ nhà, nhưng bù lại, chúng không đào hang nên không bị hao hụt do thoát ra ngoài, đặc biệt thỏ rừng có sức sống rất mãnh liệt, qua 4 năm thực hiện mô hình này, ông Mười Kéo cho biết, không phát hiện đàn thỏ rừng có bệnh tật gì.
Cái hay nhất của mô hình nuôi thỏ rừng và dông trong vườn thanh long, mãng cầu là sau khi thả con giống vào vườn, không cần cho ăn uống hay chăm sóc gì cả. Dông và thỏ rừng tự tìm cây cỏ trong vườn để ăn; do đó, làm mô hình này, chỉ cần đầu tư xây tường bao quanh vườn thanh long, thả con giống và cứ thế ... chờ thu hoạch, lại giảm công sức làm cỏ cho vườn cây.
Cứ vài ngày, cha con ông Mười Kéo ra bắt vài ký dông, vài ký thỏ rừng giao cho các nhà hàng, quán nhậu là đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày; các nguồn thu từ mãng cầu, thanh long coi như tích lũy... Giá dông thịt giao sĩ bình quân 300.000 đồng/kg, còn thỏ rừng, Mười Kéo giao cho các nhà hàng, resort ở Thuận Quý tới 700.000 đồng/kg mà không đủ hàng để bán, do thịt thỏ rừng là đặc sản có thể chế biến rất nhiều món ngon.

Được biết, để giảm chi phí xây tường bao, một số hộ ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý học tập làm theo mô hình của ông Mười kéo, nhưng có cải tiến: chỉ cần đào mương, chôn tấm tôn fibro xi măng cũ (loại tôn cũ người ta thải ra khi làm nhà mới), nữa chìm dưới đất, nữa lộ trên mặt đất và rào lưới B.40 loại cao 1,2 mét bao quanh là có thể thả con giống vào nuôi.

Tỉnh Bình Thuận có trên 15.000 ha thanh long, các tỉnh miền tây Nam bộ có 6.000 ha thanh long, ngoài ra, trong cả nước có trồng rất nhiều loại cây lâu năm tán thấp; nếu bà con biết tận dụng phần đất dưới tán cây thanh long (hoặc cây lâu năm khác) để chăn nuôi dông và thỏ rừng như ông Mười Kéo thì sẽ giúp cho bà con có thêm nguồn thu đáng kể mà không phải đầu tư nhiều.
(Bài đã đăng trên báo Bình Thuận)
trong vườn thanh long chỉ trồng xen cây dược liệu tán thấp, và nuôi gà là hợp lý
 
trong vườn thanh long chỉ trồng xen cây dược liệu tán thấp, và nuôi gà là hợp lý
+Những người trồng thanh long "đại kỵ" thả gà vào vườn thanh long, họ cũng "kyl" con bò. Vì nếu gà vào vườn thanh long, nó bươi "tanh bành" rơm tủ+phân bón gốc; còn bò vào vườn thanh long thì...khỏi nói!
 
"Chụp xong, xem lại hình chẳng thấy con thỏ đâu (nó chạy nhanh quá, ra ngoài khung hình mất tiêu"
Vận tốc chạy của Thỏ nhanh hơn vận tốc ánh sáng (Ánh sáng truyền đi xấp xỉ 300.000 km trên giây) vậy thỏ này siêu siêu, 1 phát ngôn vĩ đại của thế kỷ 21.

Thỏ chỉ cần nhanh hơn tốc độ màn trập của camera hoặc tốc độ bấm máy của người thôi là đủ.

Bác chả biết gì về chụp ảnh rồi.
 
Võ Trần Nguyễn
Một ngày đẹp trời, chúng tôi đến thăm mô hình trồng thanh long và mãng cầu ta kết hợp nuôi thỏ rừng và dông của ông Ngô Văn Kéo (Mười Kéo) ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận .

Với 6 ha đất cát ven biển, ông Mười Kéo trồng 3.000 trụ thanh long, phần đất còn lại ông trồng cây mãng cầu dai. Chung quanh vườn cây, ông cho xây tường gạch ống thô âm sâu 0,5 m dưới mặt đất và phần nhô trên mặt đất xây cao 0,5 mét, có lót tôn trên lớp gạch rào lưới B.40 cao 1,2 mét ngăn không cho dông, thỏ thoát ra ngoài.

Sau khi xây dựng vòng thành, Mười Kéo mua giống thỏ rừng và dông về thả vào vườn để nuôi.

Con dông đã được nông dân Bình Thuận nuôi rất nhiều, nhưng nuôi kết hợp trong vườn thanh long, mãng cầu thì chỉ có vài hộ ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận làm. Riêng thỏ rừng, Mười Kéo cho biết rất dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế rất cao; mỗi năm thỏ rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con. Tuy số lượng thỏ con sinh ra mỗi lứa ít hơn thỏ nhà, nhưng bù lại, chúng không đào hang nên không bị hao hụt do thoát ra ngoài, đặc biệt thỏ rừng có sức sống rất mãnh liệt, qua 4 năm thực hiện mô hình này, ông Mười Kéo cho biết, không phát hiện đàn thỏ rừng có bệnh tật gì.
Cái hay nhất của mô hình nuôi thỏ rừng và dông trong vườn thanh long, mãng cầu là sau khi thả con giống vào vườn, không cần cho ăn uống hay chăm sóc gì cả. Dông và thỏ rừng tự tìm cây cỏ trong vườn để ăn; do đó, làm mô hình này, chỉ cần đầu tư xây tường bao quanh vườn thanh long, thả con giống và cứ thế ... chờ thu hoạch, lại giảm công sức làm cỏ cho vườn cây.
Cứ vài ngày, cha con ông Mười Kéo ra bắt vài ký dông, vài ký thỏ rừng giao cho các nhà hàng, quán nhậu là đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày; các nguồn thu từ mãng cầu, thanh long coi như tích lũy... Giá dông thịt giao sĩ bình quân 300.000 đồng/kg, còn thỏ rừng, Mười Kéo giao cho các nhà hàng, resort ở Thuận Quý tới 700.000 đồng/kg mà không đủ hàng để bán, do thịt thỏ rừng là đặc sản có thể chế biến rất nhiều món ngon.

Được biết, để giảm chi phí xây tường bao, một số hộ ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý học tập làm theo mô hình của ông Mười kéo, nhưng có cải tiến: chỉ cần đào mương, chôn tấm tôn fibro xi măng cũ (loại tôn cũ người ta thải ra khi làm nhà mới), nữa chìm dưới đất, nữa lộ trên mặt đất và rào lưới B.40 loại cao 1,2 mét bao quanh là có thể thả con giống vào nuôi.

Tỉnh Bình Thuận có trên 15.000 ha thanh long, các tỉnh miền tây Nam bộ có 6.000 ha thanh long, ngoài ra, trong cả nước có trồng rất nhiều loại cây lâu năm tán thấp; nếu bà con biết tận dụng phần đất dưới tán cây thanh long (hoặc cây lâu năm khác) để chăn nuôi dông và thỏ rừng như ông Mười Kéo thì sẽ giúp cho bà con có thêm nguồn thu đáng kể mà không phải đầu tư nhiều.
(Bài đã đăng trên báo Bình Thuận)
Cảm ơn bạn đã chia sẽ :)
HMK FARM | Tưới nhỏ giọt | Tưới sân vườn | Nông nghiệp công nghệ cao
 
Nếu xây tường gạch sâu 0,5m cao 0,5 m cộng với rào lưới B40 1,2m bao quanh diện tích vài ha thì chi phí ban đầu cũng không hề nhỏ. Nếu quây tôn fibro xi măng cũ thì kiếm đâu đủ lượng tôn cũ lớn như vậy?
 
Nếu xây tường gạch sâu 0,5m cao 0,5 m cộng với rào lưới B40 1,2m bao quanh diện tích vài ha thì chi phí ban đầu cũng không hề nhỏ. Nếu quây tôn fibro xi măng cũ thì kiếm đâu đủ lượng tôn cũ lớn như vậy?
Rất nhiều nhà cũ làm nhà lại, thải tôn fibro cũ ra chất đống trước nhà, bán lại giá 10k/tấm
 
Back
Top