Mô hình chăn nuôi phối hợp mi ni

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
  • [h=2]Mô hình chăn nuôi phối hợp mi ni[/h]
    Thưa bà con, anh chị em nông dân nhà mình, tôi có 1 ý kiến sau đây. hiện nay tôi đã làm được 1 năm, thấy có cái hay hay nên viết lên đay nhờ bà con , anh chị em thảo luận nhé.
    Số là như vầy tôi có 1 mảnh đất rộng chừng 1.500m2, tôi chia ra thành nhiều mảnh. Trước hết tôi xin giới thiệu mảnh vườn số 1 của tôi. Mảnh vườn này tôi nuôi chim le le là chính. Đước bao quanh bởi bức tưởng cao////////////////////////////////////// Ối trời ơi tin nghe như sét đáng ngang tai, Thằng bạn thân bị đột quỵ . xin dừng bài viết ngay tại đây. Tôi sẽ đi ngay bà con vui lòng chờ tôi 1 tí nha. Tôi về sẽ viết tiếp,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,[h=4][/h]





    S
  • user-online.png


    Tiếp theo;
    Với một mảnh đất nhỏ 100m2, trồng 10 bụi chuối làm bóng mát lúc ban đầu, xen vào 2 cây mít 2 cây xoài để làm bóng mát tầng cao, tầng thấp tôi trồng gừng và củ nghệ. Xây một hồ 5m2 nước để cho thú nuôi tắm. Tôi nuôi chim le le là chính. Với 22 con le le, 10 con cheo, 15 con rùa núi vàng,4 con vịt trời, 2 con trích, 2 con quốc, 2 con cúm núm (gà nước). Với những con vật nói trên chúng không đánh đá nhau, sống không cạnh tranh với nhau. Không những không cạnh tranh mà còn tương trợ cho nhau;
    Chim le le ăn lúa là chính lúa rơi rãi thì chim quốc , trích cồ và cúm núm lượm. Vì lúa cho chim le le để trong nước. Chim quốc và chim cúm núm có nhiệm vụ ăn những con côn trừng như dế nhũi, trùn, bọ, sâu , ... có trong phân và đất của nền chuồng. Con le le không ăn những thứ đó. Vì thế trích, cúm núm, quốc làm vệ sinh cho chuồng trại. Con cheo ăn trái cây, cỏ, lá, hạt... Trái cây cho cheo ăn bị thừa thì rùa núi ăn tiếp. Rùa có bộ tiêu hóa cực hay, tiêu hóa cả những nấm mốc độc, rêu, trái chín nhũn mà không bị hại đến sức khỏe. Vì thế rùa núi vàng ăn phần trái cây thừa của cheo. Nếu trái thừa quá nhiều sinh ra nhũn nước có ruồi nhặn, lằn, đến bu , thì là món thích khẩu của vịt trời. Con vịt trời ngoài ăn lúa, còn ăn nhiều thức ăn khác, nhưng nó có cách bắt ruồi rất tuyệt chiêu, nên nuôi vịt trời phối hợp và để duyệt những con ruồi nhặn bu vào phần trái cây quá chín.
    Cây củ nghệ, cây củ gừng, trồng vừa làm cho có màu xanh trong trại, mà cũng là chổ cho chim le le vào làm tổ và ấp trứng. Tôi có cách làm cho chim không bay được, nên chuồng trại không cần rào chắn bên trên.
    Với mô hình như thế tính chi thu như sau;
    - Chi;
    -1 con chim le le ăn ngày 25 gam lúax22=
    -1 con cheo ăn ngày 200gam trái chín và rau, lá, hạt....x10
    - Vịt trời+ trích cồ+ cúm núm+ chim quốc= 10 con = 10gam x10 (vì ăn thêm phần thức ăn phụ, tự có trong chuồng)
    - Rùa vàng ăn trái thừa của cheo và rau , cỏ, mấn mốc ...
    Lúa thì tôi phải mua rồi, còn trái chín tôi ra chợ xin 1 vựa trái cây nào đó, loại trái hư, chín nhiều, mình xin đi đổ dùm, có khi họ còn mời caphe là khác.. Thật ra với trái cây, tôi có quen với 1 vựa bán trái cây ngoài chợ, tôi nhờ người bán bỏ loại trái chín quá nhiều, vào 1 thùng, sáng tôi đem về. Cứ 2 ba ngày tôi mời người bán trái cây 1 ly cà phê, thế là mình có thức ăn cho thú nuôi rồi he he .
    Chi là thế đó, còn thu thì sau
    Thu;
    22 chim le le=11 cặp mổi cặp đẻ trung bình 8 con/lứa=
    1 con cheo 3 đực 7 cái 1 năm đẻ 2 lứa là 14 con con/năm=
    vịt nước 2 cặp x 10 = 20 con con=
    trích, cúm núm, quốc, đẻ 1 cặp 4 con/lứa =
    Rùa núi thì nuôi để bỏ hụi thôi vì thời gian sinh trưởng rất chậm, 1 năm nuôi tốt có thể đạt 0,5kg/con. Nếu rùa đã trưởng thành 3 năm tuổi đẻ 10 trứng/ năm=

    - Đấy là thu chi, mời bà con tham khảo và góp thêm cho đầy đủ. Có gì hay xin góp thêm, còn có gì chưa tường hãy alo sdt 0907938476 hay viết hỏi tại đây. Tôi rất vui khi được học thêm , và được trả lời những câu hỏi của bà, nếu tôi biết thì tôi trả lời thì tôi sẽ trả lời ngay. Còn những gì tôi không biết thì potay he he .
    Đây là mô hình mi ni nếu muốn làm lớn ra thì ta nhân số 10, 100, 1.000 v v . Nếu nhân rộng ra ta có thể tận dụng hồ nước để nuôi thêm cá, rùa nước....
    Và Đây tôi chỉ nói nuôi con chim le le chính , còn nuôi con khác là chính sẽ có thay đổi và thêm bớt những con vật khác vào.
    Ví dụ như nuôi vịt trời là chính thì mình không nuôi rùa vàng núi mà nuôi rùa nắp ( mây) loại rùa ăn mặn..... Hoặc nuôi cheo là chính thì có cách phối hợp khác đi 1 tí ....
    Thân ái chào bà con nông dân​

 
Trang trại... vịt giời
Thanh Vũ -Thứ Ba, 02/04/2013, 9:57 (GMT+7)

Đến trang trại của anh Hoàng Văn Công ở thôn Bạch Nao (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên ao từng đàn... vịt giời đang bơi lội thoả thê.

Thấy động, đàn vịt bay vút lên. Cứ tưởng bay mất, nhưng không, chỉ một lát chúng lại bay về, sà xuống ao. Trong một cái chuồng ở góc ao, chúng tôi còn thấy cả một đôi thiên nga (ngỗng trời).

Hỏi ra mới rõ, thấy khu đất có diện tích 1 ha này vốn là đất xấu, cấy lúa không hiệu quả, nên từ năm 1993 Công đã xin thuê của xã để cải tạo, đào ao thả cá. Cứ thế đắp đổi, lời lãi từ cá được bao nhiêu anh lại dồn vào đầu tư. Đến năm 2006 thì trang trại có được diện mạo như ngày nay, bao gồm hệ thống chuồng trại, nhà ở, mặt nước và vườn cây.

Từ ngoài nhìn vào, lúc đầu chúng tôi cứ ngỡ đây cũng chỉ là một mô hình V.A.C bình thường, lợn trên cá dưới. Nhưng không phải thế. Toàn bộ hệ thống chuồng trại của vợ chồng Công được dùng để nuôi 9 loại chim hoang dã, có đăng ký với cơ quan kiểm lâm hẳn hoi, là gà lôi trắng; công Ấn Độ; trĩ đỏ; cu gáy; cu ngói; vịt giời; le le; cuốc và sâm cầm. Hỏi mua giống ở đâu, Công bảo:

- Trước đây em đã nuôi cò, vạc, diệc... nhưng thấy hiệu quả kinh tế không cao nên mới chuyển sang nuôi các loại chim. Mua của những người đánh bẫy, của kiểm lâm. Khi mua của kiểm lâm thì được cấp giấy tờ chứng nhận xuất xứ. Em mua về nuôi, gây cho đẻ rồi ấp trứng bằng máy. Hiện nay trang trại của em có 50 cặp vịt giời bố mẹ. Vịt giời cái mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 12 - 15 trứng. Tỷ lệ ấp bằng máy nở khoảng 90 - 95%.


Vịt giời trong trang trại của Hoàng Văn Công

Như vậy nếu chỉ tính trung bình 1 năm, 1 vịt giời cái đẻ 2 lứa, bình quân 25 trứng, thì trang trại của anh cho ra đời khoảng 1.000 con vịt giời. Loại này giá bán rất cao. Vịt trưởng thành giá thấp nhất cũng 800.000 - 900.000 đ/con, lúc cao 1,2 - 1,5 triệu đ/con.

Cũng giống như vịt giời, le le cũng được anh nuôi đẻ rồi ấp trứng bằng máy, chim trưởng thành có giá bình quân 800.000 đ/con. Trang trại của Công nhiều nhất là cu gáy (gáy ta). Hiện anh có khoảng 1.000 đôi cu gáy bố mẹ. Nói “khoảng” là vì không thể đếm chính xác được. Gáy ta đẻ rất mắn. Mỗi tháng 1 gáy mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 trứng. Đẻ mắn vậy nhưng loại này ấp trứng lại rất vụng, vì vậy Công nghĩ ra cách lấy trứng gáy ta cho gáy Pháp ấp.

Gáy Pháp ấp trứng khéo hơn, tỷ lệ nở cao hơn. Gáy ta ra ràng có giá bán từ 800.000 - 2 triệu đ/con, có con đẹp, khách đã trả tới 5 triệu. Ngoài cu gáy, trang trại của Công còn có 500 đôi cu ngói. Cu ngói nhỏ hơn cu gáy một chút, có vành khuyên ở cổ, và cũng đẻ mắn như cu gáy. Trứng cu ngói đẻ ra cũng được Công lấy cho cu Pháp ấp, và cũng có tỷ lệ nở rất cao.

Ngoài chim thịt được coi là một thứ đặc sản ở các nhà hàng cao cấp, khách của trang trại Hoàng Văn Công còn rất nhiều người đến mua các loại chim về làm giống. Và đều được cấp giấy phép ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

Các loại vịt giời, cu gáy, cu ngói đều được Công thu trứng để cho ấp máy hoặc cho cu Pháp ấp. Chỉ riêng loài cuốc là được cho “tự do”. Loại cuốc mà Công nuôi trong trang trại là cuốc sen. Hiện anh có khoảng 300 đôi cuốc sen bố mẹ. Chúng được thả ở một khu riêng, được tự do làm tổ, đẻ trứng và tự ấp, chủ trang trại chỉ thu cuốc con. Cuốc sen đẻ 4 mùa, mỗi lứa một cuốc mái đẻ 2 trứng.


Con cu gáy ta trong tay Hoàng Văn Công có giá 5 triệu đồng

Lần đầu tiên chúng tôi được nhìn kỹ những con sâm cầm ở trang trại của Hoàng Văn Công. Xung quanh loài chim này rất lắm chuyện đồn thổi, rằng chúng là loài chim phương Bắc, chuyên ăn... nhân sâm, nên mới có tên gọi là sâm cầm. Mùa đông phương Bắc rất lạnh, nên chúng di cư đến ta, nhiều nhất là đến Hồ Tây (Hà Nội). Cũng vì cái tiếng “ăn sâm” này mà chúng được coi là loài chim đặc biệt quý. Mỗi năm, dân các vùng quanh Hồ Tây phải mang tiến vua mấy chục đôi.

Tiếng là tiến vua mấy chục đôi nhưng thực ra phải hàng trăm đôi, vì chim tiến phải nộp lên huyện, huyện nộp lên tỉnh. Qua mỗi cấp, ngoài chim tiến còn phải cống cho quan huyện, quan tỉnh, nếu không sẽ bị hạch sách đủ điều rằng chim xấu, chim gầy...

Đồn là chim ăn sâm, nhưng dân gian bảo nó chỉ là một loại chim nước rất bình thường, bà con vẫn gọi là con cốc vộc. Thức ăn của cốc vộc là các loại từ tôm tép, cá nhỏ cho đến châu chấu cào cào chứ sâm đâu mà ăn. Công bảo, thấy nó hay hay thì mua về nuôi. Trang trại của anh hiện có 20 đôi sâm cầm cũng bắt đầu đẻ. Mỗi năm 1 sâm cầm mái đẻ 2 lứa như vịt giời.
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/108529/Trang-trai-vit-gioi.aspx
 
bác Xuân Vũ cho em hỏi.bên Bác nuôi RÙa có đẻ đc nhiều ko.Bác có kinh nghiệm nào chia sẽ cho em với


Rùa vàng nuớc chưa có đẻ bạn à. Rùa núi vàng có 2 con đẻ được 8 trứng nay 1 tháng rồi. Còn rùa mây ( nắp) chỉ đẻ 1 trứng có lẻ là 1 con đẻ. Nhưng rùa mây con đực sung lắm. Tìm con cái giao phối liên tục luôn.
 
Bác hàng ngày chăm lo cho cái thế giới mini này chắc cũng vui lắm ha!
Nhưng mà không biết là rùa khi đẻ được bao nhiêu tháng là nở trứng vậy bác!
Nghĩ chắc cũng lâu lắm,nhưng không biết là những loại rùa bác nuôi ấp trứng kiểu nào,có phải là chôn dưới cát hay đất như rùa biển với cá sấu hay không? hay là nó đẻ trên bờ trong cái hóc nào đó rồi tự nở.

Và từ cái thế giới tuy nhỏ như thế này nhưng tôi nghĩ chắc là cũng có lợi nhuận rồi.Mạo muội hỏi bác thử với số lượng chăn nuôi như hiện nay mô hình này trung bình một tháng cho bác khoản bao nhiêu lợi nhuận khi đã trừ tất cả chi phí rồi (không tính công mình chăm nhé bác).Tôi chỉ muốn hỏi thử để sau này có học tập nếu nuôi với số lượng nhiều hơn thì biết để tính lợi nhuận?
 
gửi bác XV

Con thấy Bác XV nuôi thêm chim bìm bịp nửa là hay lắm đó, con đang nuôi một số con nè, đã nổi mồi vài con rồi, chủ yếu nghe nó kêu chơi. Sắp tới con sẽ tuyển chọn những con hây (kêu nhiều có thể làm mồi được) để ghép cặp cho nó đẻ. Nếu có gì ko phải xin bỏ qua cho cháu nhé, con thích nuôi chim nên nuôi nhiều thứ thôi.
Trân trọng!
 
doan_tuanvn204: Hi mr Tuan , Mình cũng đang muốn bổ phố lên rừng, nhưng cũng giống bác chưa đủ sức, giờ cũng đang đi làm thuê, đã 2 lần làm chủ nhưng bị out. hic . Mình cũng đang ở Tp. HCM , GV , có dip giao lưu

Chào anh Hưng, em Mr Tú cũng đang ở Quang Trung, Gò Vấp, hôm nào anh rảnh, ae mình giao lưu uống cafe,em cũng thích làm nông nghiệp mà chưa đủ điều kiện,HjHj
Agriviet.Com-IMG_0069.JPG
 
Bác hàng ngày chăm lo cho cái thế giới mini này chắc cũng vui lắm ha!
Nhưng mà không biết là rùa khi đẻ được bao nhiêu tháng là nở trứng vậy bác!
Nghĩ chắc cũng lâu lắm,nhưng không biết là những loại rùa bác nuôi ấp trứng kiểu nào,có phải là chôn dưới cát hay đất như rùa biển với cá sấu hay không? hay là nó đẻ trên bờ trong cái hóc nào đó rồi tự nở.

Và từ cái thế giới tuy nhỏ như thế này nhưng tôi nghĩ chắc là cũng có lợi nhuận rồi.Mạo muội hỏi bác thử với số lượng chăn nuôi như hiện nay mô hình này trung bình một tháng cho bác khoản bao nhiêu lợi nhuận khi đã trừ tất cả chi phí rồi (không tính công mình chăm nhé bác).Tôi chỉ muốn hỏi thử để sau này có học tập nếu nuôi với số lượng nhiều hơn thì biết để tính lợi nhuận?
Rùa nó tự đào cát lên đẻ xong lấp lại như rùa biển, mình không có ấp gì hết. Còn lợi nhuận thì chưa có tính, vì hiện nay mình đang thực nghiệm, nên chưa tính. Công à , chẳng có bao nhiêu, lúc thời gian nhàn rỗi mình vừa ngắm vừa chăm cho vật nuôi thấy cũng vui. Một ngfy cần chừng 2 giờ cho một trang trại nhỏ là xong.

--------

Con thấy Bác XV nuôi thêm chim bìm bịp nửa là hay lắm đó, con đang nuôi một số con nè, đã nổi mồi vài con rồi, chủ yếu nghe nó kêu chơi. Sắp tới con sẽ tuyển chọn những con hây (kêu nhiều có thể làm mồi được) để ghép cặp cho nó đẻ. Nếu có gì ko phải xin bỏ qua cho cháu nhé, con thích nuôi chim nên nuôi nhiều thứ thôi.
Trân trọng!
Hi hi...bìm bịm nuôi cũng hay lắm nhưng nó chỉ kêu bịm bịm thôi. Bìm bịm không nuôi ghét được với các loài chim khác bạn à. vì nó rất hung dữ và là loài chim ăn thịt, nó ăn thịt tất cả các con nuôi chung với nó, kể cả con lớn hơn. Với lại chim bìm bịm không nằm vào danh sách chim cảnh, chim hót hay chim đá bạn ơi. Vì thế nuôi nó không có kinh tế đâu, chỉ nuôi chơi 1 vài con để đi bẩy cho vui là Oke ..
 
Last edited by a moderator:
Bìm bịm ngâm rượu là oke rồi , nhưng phải cộng thêm rắn và thuốc bắc nửa mới có kết quả. Trong cơ thể con bìm bịm khi ngâm rượu người ta cần nhất và mỏ và đôi chân nó, nếu mất đi mỏ và đôi chân ( dù mất 1 móng cũng không được) thì bình rượu đó không có công dụng.

Bìm bịm ngâm rượu là oke rồi , nhưng phải cộng thêm rắn và thuốc bắc nửa mới có kết quả. Trong cơ thể con bìm bịm khi ngâm rượu người ta cần nhất và mỏ và đôi chân nó, nếu mất đi mỏ và đôi chân ( dù mất 1 móng cũng không được) thì bình rượu đó không có công dụng. Hiện nay ngoài thiên nhiên bìm bịm còn rất nhiều, nên giá thành của nó chưa cao .
 
thấy hũ rượu ngâm nguyên con bìm bịp vào là thấy lợm rồi,uống sao nổi,không hiểu bổ béo kiều gì,còn rượu rắn ngâm rượu đem xoa bóp nhức mỏi thì được chứ uống thì hơi tanh,người việt nam ta ăn uống ghê quá,thứ gì cũng nuốt tuốt được và lí do ăn gì bổ nấy hay không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc thì uống rượu bìm bịp chắc bổ lông với bổ cánh ^^
 
Không sao đâu bác, xưa giờ ông bà ta vẫn ngâm vẫn uống mà. Uống không bổ nhưng xỉn là được rồi ...hihi
 
các bác có kinh nghiệm chỉ giứp em nên trồng gì và nuôi gì?

chuyện là như vầy: em đây có 1500m vuông đất ruộng đang bỏ hoang, em muốn về làm trang trại nhưng em ko biết bắt đầu từ đâu. em có kế hoạt nhu vầy mong các bác góp ý dùm em :
đầu tiên em đào một cái ao 250m vuông lấy đất đó đổ lên làm nền nhà và dựng nhà lá để ở. em thả cá tai tuợng cho an lá rau muống vá cám thực phẩm. em sẽ dành tiếp 150m vuông nữa làm theo mô hình nuôi mi ni của bác xuân vũ ( nhưng ko nuôi con cheo vì ko đủ tiền mua) với số đất còn lại em dự định sẽ lên liếp trồng cây nhưng chưa biết trồng gì cho hiệu quả kinh tế ( lấy ngắn nuôi dài). mong các bác có kinh nghiệm chỉ giúp em . em xin hậu ta hehe.............:5^:.
 
chuyện là như vầy: em đây có 1500m vuông đất ruộng đang bỏ hoang, em muốn về làm trang trại nhưng em ko biết bắt đầu từ đâu. em có kế hoạt nhu vầy mong các bác góp ý dùm em :
đầu tiên em đào một cái ao 250m vuông lấy đất đó đổ lên làm nền nhà và dựng nhà lá để ở. em thả cá tai tuợng cho an lá rau muống vá cám thực phẩm. em sẽ dành tiếp 150m vuông nữa làm theo mô hình nuôi mi ni của bác xuân vũ ( nhưng ko nuôi con cheo vì ko đủ tiền mua) với số đất còn lại em dự định sẽ lên liếp trồng cây nhưng chưa biết trồng gì cho hiệu quả kinh tế ( lấy ngắn nuôi dài). mong các bác có kinh nghiệm chỉ giúp em . em xin hậu ta hehe.............:5^:.

cá tai tượng đừng tưởg dể ăn nha bác, theo mình bác nên nuôj cá sặc rằng, thờj gjan nuôj khoảng 8tháng là có thu nhập, còn cá tai tượg thì trên 1năm mớj có cá thươg phẩm.. Trên bờ thỳ bác trồng toàn bộ là cây dừa, vì đỡ tốn côg chăm sóc hơn kác loạj cây ăn tráj. Djện tích còn trống pác lên thành từng luống rồj gjeo toàn bộ rau muống để lấy ngắn nuôj dài. Bình quân 1kg hạt rau muống sau khj gjeo 20=>25ngày cho ra 80kg rau muống thành phẩm, gjá pán lúc rẻ nhất là 4000/1kg. Hoặch toán 1kg hạt rau muốg 50nghìn, phân 20ngìn, tổng vốn 70k. Sau 2đến 3 năm dừa cho tráj tạo được bống râm thỳ pác có thể nuôj 1000 c0n gà làm kinh tế.. Lá rau muốg gjà có thể làm phụ phế phẩm cho cá ăn.
 
Xin nhờ bác Xuân Vũ tư vấn dùm vấn đề này .
nhà em có nuôi 1 ít bồ câu dt chuồng 5x12m dạng nuôi lồng có lưới bao xung quanh se sẻ không vào được lồng treo cách mặt sàn 3 tấc.em muốn tận dụng mặt sàn để nuôi thêm con chim cuốc hay loài nào khác bác thấy thế nào ,có khả thi không.theo bác nên nuôi con gì để kết hợp với chồng bồ câu là tốt nhất.cảm ơn bác
 
Nhà mình thì làm chuồng quần thể, bên trên mình làm các ngăn đẻ cho chim, mình nuôi chim bồ câu lẫn gà, ngăn đẻ mình làm cửa nhỏ gà 0 chui vào dc :D
 
Xin nhờ bác Xuân Vũ tư vấn dùm vấn đề này .
nhà em có nuôi 1 ít bồ câu dt chuồng 5x12m dạng nuôi lồng có lưới bao xung quanh se sẻ không vào được lồng treo cách mặt sàn 3 tấc.em muốn tận dụng mặt sàn để nuôi thêm con chim cuốc hay loài nào khác bác thấy thế nào ,có khả thi không.theo bác nên nuôi con gì để kết hợp với chồng bồ câu là tốt nhất.cảm ơn bác
Chiều cao từ nền lên chuồng 30cm hơn thấp, phải có 1 chổ nào đó cao hơn 1 tí, nhỏ thôi, đẻ cho chim quốc ngẩng đầu thoải mái. Với chiều cao này bạn có thể nuôi chim cút hăc he hay chim đa đa. Chim cút hắc he nuôi đẻ làm cảnh và có lúc cũng làm thịt, ăn rất ngon, nhưng kinh tế không bằng chim đa đa. Chim đa đa lớn con hơn, thịt ngon hơn, nuôi làm cảnh, nuôi làm con mồi, v v . Chim quốc, hắc he, đa đa, trích cồ, đều ăn được cám của chim câu. Nếu có được 1 hồ nước nhỏ bạn có thể nuôi le le , vịt trời, bồng bồng.... Những con nầy với chiều cao nơi nuôi 3 tất là được. Chim quốc nuôi để bán làm cảnh, hay làm con mồi đi bẩy,,, Chứ bán thịt thì không có lời bao nhiêu
 
Cảm ơn bác XV
30cm là chỗ thấp nhất với lại đó là tính dưới đáy chuồng còn đường đi cũng rộng bác à.e muốn nuôi lele lắm nhưng nó cần nhiều nước mà dùng nước trong chuồng bồ câu nhiều em thấy hôi lắm sợ ảnh hửơng bồ câu . cuốc dùng nuớc ít hơn nhưng cũng ăn hết thức ăn rơi vãi và ruồi muỗi trong chuồng nữa .bác đã có lele con chưa.vườn nhà e còn rộng nhưng em làm chưa hiệu quả lắm.khi nào bác có dịp đi qua ngã tư An Sương alo e ra đón bác vào chơi.Đây là hình ảnh chuồng trại của em .À quên bác có nuôi cu gáy đẻ không nếu có bác để e vài cặp.
Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0302.jpg

Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0303.jpg

Agriviet.Com-IMG_0042.JPG

Agriviet.Com-IMG_0049.JPG

Agriviet.Com-IMG_0050.JPG

Agriviet.Com-IMG_0051.JPG

Agriviet.Com-IMG_0921.JPG

Agriviet.Com-IMG_0927.JPG
 
Last edited by a moderator:
Chuồng rất thoáng mát bạn nuôi kèm con gì cũng được. Nuôi quốc thì không thể nuôi tập thể được, chỉ nuôi 1 cặp một chỗ vì chúng hay đánh đá nhau. Con quốc, cúm núm ( gà nước) trích cồ.... Nuôi phải có chỗ nước để cho nó ngâm chân vào đó, nếu không có chỗ cho nó ngâm chân nó sẽ chết đó bạn à. Hiện nay tôi không còn nuôi cu gáy đẻ nửa bạn ơi, vì diện tích của tôi rất hẹp. Le le, vịt trời, bồng bồng, chịu trống và nằm ổ rồi nhưng đẻ
 
ủng hộ bác Vũ .
em nghĩ mô hình trang trại tổng hợp khép kín là xu hướng mới và đang trở thành chọn lựa của nhiều trang trại.
 
Back
Top