Mô hình phù hợp nhất cho 5000m2 đât trên đường Vườn Thơm- Binh Lợi-Bình Chánh?

  • Thread starter yeunongnghiep1
  • Ngày gửi
Chào cả nhà,

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông nghiệp, 18 tuổi đi học và làm việc tại thành phố HCM đến giờ, nhưng tôi luôn đau đáu một điều tại sao nông dân chúng ta luôn đối mặt với điệp khúc " được mùa mất giá". Trong chuổi giá trị của sản phẩm nông nghiệp, người nông dân luôn là đối tượng gánh chịu những rủi ro nhất, còn các thành phần khác trong chuỗi ( công ty cung ứng giống, phân, thuốc, thức ăn gia súc, thương lái thu mua nông sản, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu) luôn đạt được lợi nhuận. Tìm hiểu sách báo thấy có nhiều vấn đề nêu ra nhưng dường như không có lời giải. Năm nào điệp khúc nâng cao thu nhập cho người nông dân, làm sao cho dân bớt khổ nhưng thấy năm nào cũng có chuyện: giá lúa, giá bưởi, giá nhản, giá cá ba sa...không đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân. Tôi luôn mong có một cơ hội trải nghiệm trong lĩnh vực để tìm hiểu thực tế vấn đề. Và bây giờ tôi đã có cơ hội. Với 200 triệu + 5000m2 đất ( mới thu hoạch keo lá tràm) trên đường Vườn Thơm, xã Bình Lợi, Bình Chánh của ông anh cho thuê giá rẻ ( nghe nói gần Cống 10 và bến xe buýt). Tuần rồi mới lên tham quan về. Khu đất khá vuông vứt, kích thước khoảng 55mx95m, cách đường mặt tiền đường Vườn Thơm khoảng 150m, xung quanh mọi người trồng keo, dừa chắc khoản 2 năm tuổi, lối đi vào khu đất rộng khoảng 1m. Điện chưa có, nước kênh gần đó nhìn rất trong ( có vẻ không ô nhiễm, mặc dù nước ngoài sông dọc dường Vườn Thơm nhìn rất đục), hỏi thăm ông anh chủ đất thì ông bảo nước ở khu đất bị nhiễm phen. Đất ở đây đã được ông anh lên liếp ( 12 liếp). Đó là tất cả thông tin về khu đất mơ ước của tôi.
Sau khi tham quan khu đất về, bao ý tưởng nảy sinh trong đầu: mô hình nào phù hợp, trồng gì, nuôi gì, đầu ra ở đâu, rủi ro như thế nào .. Làm thế nào cho phù hợp với điều kiện bản thân ( không quản lý trực tiếp, chỉ có nhờ người nhà quản lý, trả lương). Tham khảo thông tin từ bạn bè, người thì bảo nuôi gà lấy trứng, phân gà nuôi cá ( vừa xử lý được phân gà, không hôi ..), trồng dừa, đu đủ. Lên trên mạng tìm tòi và cuối cùng tìm được đến diễn đàn agriviet. Đọc qua một loạt bài tư vấn tận tình của các thành viên trên diễn đàn, nhận thấy đây đúng là địa điểm phù hợp để tham khảo ý kiến mọi người, nên mạo muội tạo topic này gởi mọi người, nhờ tư vấn để tìm ra mô hình phù hợp nhất. Có một số câu hỏi cần tư vấn mọi ngưới:
1. Khu vực này an ninh như thế nào, khi đầu tư có nên xây tường rào lưới B40 hay không ( do vốn không nhiều, có 200 triệu)
2. Mô hình nào phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng ở khu vực này,trong giai đoạn đầu, có thể lấy ngắn nuôi dài ( có thu nhập để trả lương cho người nhà quản lý), lâu dài có thu nhập ổn định.
Rất mong mọi người nhiệt tình tư vấn, thành công sẽ hậu tạ, :).
 
vài ý kiến gởi anh yêu Nông nghiệp

Do anh không cho biết là đất đã lên liếp bao lâu, đúng kỷ thuật không
Tầng canh tác dày không
liếp rộng bao nhiêu mét? nước tưới ntn?, hiện đang trồng cây gì?
Tôi mạo muội xin dâng vài ý nho nhỏ để a tham khảo
Về cây trồng: Do nằm trong dải đất phèn từ đồng tháp 10 trải dài đến tận Tp.HCM nên đất có tầng sinh phèn và phèn tiềm tàng (Fe,Al), tầng sinh phèn nông, mực nước ngầm cạn <1m, là loại đất rất kén cây trồng, chăm sóc khó khăn cho nên a cần xác định kỹ trước khi chọn loại cây. Tôi xin nêu 1 số loại cây phù hợp với loại đất này và đã được người dân xung quanh trồng thành công:
Cây hàng năm: Mía, Thơm Cayene, Chuối
Cây hàng năm có thể trồng xen để lấy ngắn nuôi dài: nghệ đen, Xả, Khoai mỡ
Cây ăn trái: Bưởi da xanh, Xoài cát, xoài thái, ổi không hạt
Cây rừng: Tràm lai, các loại cây đường phố (bằng lăng, sò đo cam, bàng ĐL, Lim sét, các loại cau...)
Cây kiểng: Mai, nguyệt quới, Sanh...
Về con vật nuôi:
Dưới nước rất khó nuôi nếu không cải tạo nước tốt, cá có thể bị sặc phèn vào đầu mùa mưa hay giữa mùa khô. Có thể nuôi cá trê lai, cá lóc đồng (khả năng chịu đựng rất cao).
Trên bờ nuôi gà đá, làm chuồng nuôi nhím, heo rừng, heo thịt cũng tạm được (lấy phân heo cải tạo nước phèn là thượng sách). Do chi phí đầu tư a ít nên không thể tư vấn cho a nuôi cá sấu được (con giống cao).
Chỉ có thể tư vấn a bi nhiêu thôi, tới giờ rước con rồi, khi anh tham khảo hết và lựa chọn con vật, cây trồng nào nuôi trồng thích hợp, khép kín thì lúc đó mới có ý kiến sâu và kỹ hơn.
Anh phải xem kỹ người quản lý có tin cậy hay không, biết làm nông nghiệp mới được, yêu nghề và nhanh nhanh câu điện, không có điện thì không làm gì được đâu. haha
Tôi post 1 số hình ảnh mà ở trang trại gần đó đã làm cho a xem nha
Đây là cây kiểng (Sò đo cam)
sieuthiNHANH2011081322432yjuymta1ym3514464.jpeg

Bưởi da xanh
sieuthiNHANH2011081322432mzrhzdq3od3601440.jpeg

sieuthiNHANH2011081322432mmfjztixot3917180.jpeg

Cá sấu xiêm
sieuthiNHANH2011081322432yznhytc5nz4935857.jpeg

sieuthiNHANH2011081322432ymzlnzzkmj4898433.jpeg

cây bằng lăng
sieuthiNHANH2011081322432zdy4yjfkzw3332944.jpeg
 
Cảm ơn sự tư vấn nhiệt tình của luxury.
Sáng sớm ngày mai tôi sẽ lên thăm khu đất và chụp hình cũng như thu thập các thông số liên quan để có thể cung cấp cho mọi người từ đó có thể dễ dàng cho mọi người tư vấn.
Chân thành cảm ơn mọi người.
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.
 
Một số hình ảnh của khu đất:
Đường đi và con kênh bên cạnh khu đất

DSCN2481.jpg

DSCN2479.jpg

Hinh anh khu đất:
DSCN2432.jpg

DSCN2440.jpg

DSCN2444.jpg

Hình ảnh mỗi liếp: kích thước bề ngang khoảng 3m, hai bên là hai rạch nước khoảng 0,5m
DSCN2443.jpg

Chất đất
DSCN2462.jpg


Các rạch nước bao quanh khu đất
DSCN2447.jpg

DSCN2464.jpg

DSCN2452.jpg

DSCN2466.jpg

Cây cối xung quanh
DSCN2450.jpg

DSCN2458.jpg

DSCN2464.jpg


Nước trong các rạch
DSCN2472.jpg

DSCN2476.jpg
 
Nếu đúng màu trong hình chụp thì tôi nghĩ nước ở đây nhiễm phèn hơi nặng. Sẽ khó khăn nhưng cũng rất sung sướng nếu tìm ra giải pháp thích hợp đem lại hiệu quả cao. Đây có vẻ là một thế đất điển hình để bà con ta "ra tay".
@ Ngoinhanhotrenthaonguyen: Hay là chúng ta đưa mảnh đất thực tế này làm "đề thi" đi, vì mọi người sẽ có thực tế để đóng góp và kiểm chứng, đồng thời có thể sẽ giúp ích "nhỡn tiền" cho thành viên của diễn đàn. Sẽ hào hứng hơn là giả định. Nếu được thì ngoài rượu biếu tôi sẽ góp 500.000,đ làm giải thưởng cho giải pháp hay nhất. Cũng đề nghị chủ topic tham gia hỗ trợ cho giải thưởng luôn vì bác ấy sẽ là người "hưởng lợi" giống tôi ở "thế" đầu tiên.

Trước mắt có hai con đường lựa chọn: Cải tạo nguồn nước hay là tạo ra những sản phẩm phù hợp chịu đựng được nguồn nước. Mong bà con ta góp ý sôi nổi đi!
 
Hoan hô bác botienthi và cảm ơn bạn yeunongnghiep1 đã đưa lên một thế đất thực tế với những thông tin chi tiết.

Vậy bây giờ chúng ta sẽ quyết định lấy thế đất này của bạn yeunongnghiep1 làm đề tài để các thành viên của diễn đàn ra tay phá giải, làm bàn đạp để dẫn động chúng ta bước vào cuộc thi chính thức.

BTC xin trân trọng kính mời thành viên BGK vào cuộc và kính mời các thành viên của diễn đàn nghiên cứu nghiền ngẫm thật kỹ để tìm ra phương án giải pháp hay nhất cho thế đất này.

Thời gian gửi bài dự thi: Ngày 20 – 25/8/2011

Thời gian thảo luận và chấm bài: 26/8/2011 đến 5/9/2011

Công bố kết quả vào ngày 6/9/2011

*** Tuỳ vào mức độ sôi nổi và giá trị thực tiễn mà các mô hình dự thi đem lại, cơ cấu giải thưởng cho thế đất này sẽ được công bố sau.

Vì đây là thế đất do thành viên đưa lên nên ngoinhanhotrenthaonguyen cũng sẽ cố gắng tham gia gửi bài cho thêm phần sôi nổi. Rất mong toàn thể thành viên Agriviet nhiệt tình tham gia đóng góp cách phá giải để tạo thêm khí thế mạnh mẽ cho diễn đàn nông nghiệp của chúng ta.

Lưu ý với bà con: Cuộc thi chính thức vẫn sẽ được tiến hành bình thường nhưng tạm thời sẽ hoãn lại một thời gian vì trong khoản thời gian này Admin khucthuydu đang bận rộn với công việc fix lỗi hoàn thiện giao diện của diễn đàn.
 
Được các thành viên trên diễn đàn ủng hộ như thế này thì còn gì bằng. Như đã trình bày trong phần giới thiệu, bản thân yeunongnghiep1 rất đam mê lĩnh vực nông nghiệp nên đây thực sự là cơ hội để bản thân học hỏi kinh nghiệm. Làm sao có sự liên kết, chia sẽ kinh nghiệm của mọi người để đưa nền nông nghiệp phát triển. Nông dân có thể sống được với mảnh đất của mình. Có vẻ yeunongnhiep1 nói giống hô khẩu hiệu nên lần này yeunongngiep1 quyết tâm tham gia thực tế. Trong một lần thực hiện đề tài nghiên cứu về đầu ra cho bưởi năm roi, yeunongnghiep1 đã hiểu phần nào về những lí do vì sao nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Hôm chủ nhật vừa rồi đọc báo tuổi trẻ liên quan đến hợp tác xã bưởi năm roi Mỹ Hòa mà thấy xót xa cho một thương hiệu. Cứ như thế này mãi thì làm sao nông nghiệp khá được.
Như đề nghị của botienthi, yeunongnghiep1 quyết định trích 1% vốn đầu tư = 2.000.000VND ủng hộ giải thương. Sau này mô hình của các thành viên mà thành công thì sẽ trích thêm các đặc sản cây nhà lá vườn ủng hộ mọi người.
Chân thành cảm ơn các thành viên đã ũng hộ.
 
Mình ủng hộ việc đưa thế đất này vào cuộc thi.
Khu vực bình chánh hiện nay còn rất nhiều mảnh đất như vậy.
Bỏ không có, nuôi trồng để đắp đổi qua ngày có, làm du lịch sinh thái cũng có nhưng tóm lại là gần như không đem lại nguồn kinh tế rõ ràng và ổn định chứ đừng nói thu nhập cao. Thành công với thế đất này ta có thể nhân rộng ra để giúp khu vực này rất nhiều.
Tuy nhiên cần phải nói là mảnh đất của bạn này còn tương đối chứ có ko ít mảnh đất xấu hơn rất nhiều. Phèn vàng khè cả đất và chưa được lên líp nữa đó.

Có lần mình đi thăm 1 mảnh đất. Chủ ở đó chỉ cho mình cây đu đủ trồng 2 năm trời chỉ cao có ... mét mốt :wacko:

Để ủng hộ phong trào mình góp vào mảnh đất này 30Lít phân bón lá 8-8-4 để bạn bón chơi.
 
Last edited:
Góp ý với anh yeunongnghiep

Tôi thì không biết thi thố gì hết nhưng vì đã hứa với anh yeunongnghiep nên đành mạo muội góp vài ý kiến, nếu có gì còn thiếu xót mong các "đại ca - sư huynh mụi" bổ sung thêm.
Theo như những tấm hình đã post lên thì tôi tin chắc rằng đất bị nhiễm phèn nặng, tầng sinh phèn cao (có phèn Fe và Al)
Nguyên trước đây đất này trồng cây tràm Úc là loại cây rất thích hợp với đất phèn (được Phân Viện Bộ Nông nghiệp nhân giống đưa vào sản xuất ở Thạnh Hóa - Long An năm 1997).
Bây giờ đã đôn liếp, móc toàn bộ lớp đất phèn nóng (Fe) và phèn lạnh (Al) đổ lên trên mặt thì coi như đi tong tầng đất canh tác này rồi (bài trước tôi đã nói không biết nhập liếp có đúng kỷ thuật không- tôi đoán chính xác mà)
Với diện mạo đất kiểu này, muốn sử dụng được với loại đất này cần phải có thời gian, hơn nữa hiện tại nơi này chưa có điện, nước ngọt nên việc sản xuất ở đây là 1 thác thức không những cần người cần mẫn kiên trì mà phải có chút ít kiến thức mới có thể mở toan cánh cửa khó nhọc này.
Bước 1: Trồng trọt
Cào mặt liếp: dùng Kobe 0,3m2 cào mặt liếp, móc tất cả gốc cây tràm Úc đang tái sinh dồn đống để khô.
Đào đặt cống tiêu thoát nước ra kinh lớn, nạo vét các mương bên trong khu đất để có thể nhanh chóng thoát rửa phèn.
Xác định vị trí làm ao nuôi cá vì không thể nuôi cá với lòng mương hẹp cá dễ bị sặc phèn, tiếp đó dùng Kobe móc ao rộng 15m (có thể cắt hết 2 liếp) dài tùy thích nhưng không quá 100m vì khó quản lý, phần đất móc lên nhập xuống mương kế bên để tạo mặt bằng chăn nuôi sau này.
Phần đất còn lại dùng 1 tấn vôi cục (vôi sống CaCO3) để bung rồi rải đều trên mặt liếp, tiếp đó dùng máy cày lưỡi phay, phay đất tơi ra để trộn lẫn với vôi, khi mưa xuống sẽ dễ rửa phèn, vôi hấp thu phần nào ion H+ và Al+++ trong đất, giảm chua và giảm độc.
Sau đó trên phần đất trồng cây tiến hành trồng thơm Cayene, hiện nay loại này giá cao, làm đồ hộp xuất khẩu giá loại 1 # 3500đ/kg (năng suất hiện tại canh tác trên loại đất này khoảng 20tấn/ha lỏng)
Chỉ có thể trồng thơm cayene trong 1 chu kỳ (3 vụ #: vụ 1 18 tháng, vụ 2 12 tháng, vụ 3 12 tháng)
Nhưng cũng không thể trồng chuyên canh cây thơm, những liếp xung quanh có thể trồng dừa dứa, dừa dâu, dừa xiêm Sirilanca cũng tốt. Có thể những năm đầu trồng dừa ta trồng xen cây chuối già vừa lấy ngắn nuôi dài vừa làm bóng mát cho cây dừa. Sau này dễ đốn chặt làm phân xanh cho cây dừa
Bên những liếp trồng thơm, khi đến hết vụ 1, bắt đầu cắm tiêu vun ụ trồng bưởi da xanh, kích thước vun ụ cao 0,3m rộng 1m, cây cách cây 4m, hàng cách hàng từ 4-5m, xem qua cấu trúc liếp này chỉ rộng chừng 4m cho nên trồng 1 hàng/liếp. Tiếp đó chờ đến đầu mùa mưa trồng bưởi da xanh, sau đó vừa chăm cây bưởi, vừa thu hoạch thơm, đến hết chu kỳ thơm thì cây bưởi cũng đã được 2 năm, lúc này phá bỏ hết thơm để chuyên canh cây bưởi và có thể trồng xen tiếp cây ổi không hạt vừa ngừa bệnh Greenning vừa tăng thu nhập.
Bên cạnh những cây tôi vừa nêu rất phù hợp với đất phèn hoặc dùng cải tạo đất phèn còn có 1 số cây trồng như các loại cây kiểng, cây công trình.
Bước 2: Chăn nuôi
Ao đào lên, bơm nước khô, rải vôi xung quanh và đáy ao rồi phơi ao chừng 7-10ngày để diệt mầm bệnh, tiếp đó cho nước vào, tiếp tục rải phân hữu cơ đặt biệt là phân heo, tạo tảo để cải tạo nguồn nước. Đến khi thấy nước chuyển mày xanh là có thể nuôi cá được (cá trê lai, cá lóc đồng, cá rô phi đơn tính...
Phần trên mặt đất xây chuồng nuôi heo, đến nay nguồn cung thịt heo khan hiếm, giá heo cao, nếu nuôi heo nái và heo thịt (tự cung cấp con giống) thì cũng có lãi cao. Quang trọng hơn, nước phân heo là nguồn cải tạo đất phèn cực tốt, phân heo ủ với tro trấu, xơ dừa, vôi bón bưởi là số 1.
Tính chi phí:
- Câu điện: 10tr
- Chi phí sửa, cải tạo liếp, đào ao: 20tr
- Trồng thơm Cayene: 20.000 cây x 1500đ/cây = 30tr
- Trồng dừa: 100 cây x 80000đ/cây = 8tr
- Chi phí trồng bưởi: 150c x 50000đ/cây = 7,5tr
- Cải tạo và nuôi cá : 1500m2 khoảng 20tr
- Xây chuồng nuôi heo: 30tr nuôi được 40con
- Con giống, nuôi: 100tr
- Nhân công: 2 công: 5tr/tháng
Tính tổng chi phí tầm 200tr, nhưng từ tháng thứ 6 là đã có nguồn thu từ heo, cá; 1 năm từ chuối; 1,5 năm từ thơm và sau đó có thể mở rộng chăn nuôi.
Dự kiến nguồn thu:
Cá thu được 45tr
Heo 1 lứa thu được 150tr
Thơm 1 vụ thu 45tr
Nguồn thu này trả lương nhân công, tái đầu tư, mua phân bón, con giống và còn lại thì dẫn anh em ACE nhậu lai rai 1 bữa.
Thôi buồn ngủ quá, có gì sau nói tiếp.
 
Bác luxury am hiểu về vùng đất này quá, ngoinhanho chưa biết đến vùng đất này nhưng search thông tin trên mạng thì thấy đúng y như những lời bác luxury nói.

Hihi... ngoinhanho rất muốn tham gia dự thi cho vui nhưng vì kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn sản xuất nông nghiệp không có nên không biết căn cứ vào đâu để lấy cơ sở dữ liệu tính toán chi phí hết. Rất mong các bậc tiền bối đã có kinh nghiệm nhiệt tình tham gia đóng góp cách phá giải cho thế đất này để giúp bác yeunongnghiep1 định hướng sản xuất nông nghiệp và giúp ngoinhanho có thêm cơ hội học hỏi kiến thức về nông nghiệp để sau này papa-mama không thèm nuôi nữa đuổi ra đường thì ngoinhanho cũng không sợ bị... chết đói. :lol:

Ngoinhanho cũng xin góp một vài ý kiến "râu quai nón" cho "bộ mặt" mô hình nông nghiệp của bác yeunongnghiep1:

-- Nếu xây tường rào lưới B40 xung quanh mảnh đất thì sẽ an toàn hơn nhưng với diện tích 5.000m2 thì sẽ tốn rất nhiều tiền, không biết theo ý mọi người thì có nên xây không (vì đây là đất thuê) nhưng nếu xây thì ngoinhanho nghĩ là bác yeunongnghiep1 nên tận dụng bờ rào để trồng hoa thiên lý hoặc chanh dây (2 loại cây này cũng rất kinh tế và cũng thích hợp với vùng đất nhiễm phèn) cho leo lên rào lưới B40 (cách này vừa có thêm thu nhập vừa giúp cho hàng rào không bị trống trải, tránh được sự dòm ngó của mọi người xung quanh).

-- Giữa khu đất xây một cái chòi để nhân công ở lại chăm sóc, canh giữ trang trại. Hihi... nuôi thêm 2 chú béc-giê làm bạn để làm nhiệm vụ truyền thông tin liên lạc khi có giặc ngoại xâm.

-- Bản thân bác yeunongnghiêp1 tuy không trực tiếp nuôi trồng nhưng phải nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi trồng để lên kế hoạch quản lý phát triển trang trại. Photo quy trình kỹ thuật và công thức đầu tư nuôi dưỡng đối với từng đối tượng vật nuôi cây trồng theo từng thời kỳ phát triển để phổ biến cho nhân công làm theo đúng kỹ thuật (khâu quản lý tránh thất thoát cũng rất quan trọng).

-- Cải tạo đất và nước nhiễm phèn: Bên cạnh cách của bác luxury đã trình bày thì bác yeunongnghiep1 có thể tham khảo thêm biện pháp dùng khoáng trung vi lượng hạ phèn RVAC số 1 http://rvac-tg.com/product/3

-- Tham khảo hướng dẫn làm bể lọc nước nhiễm phèn bằng than hoạt tính:

locnuoc500.jpg

Link http://sinhquyen.com/biophere/hướng-dẫn-lam-bể-lọc-nước-bằng-than-hoạt-tinh/

Hihi... hàm râu quai nón đã vẽ xong, nếu bác yeunongnghiep1 không thích thì có thể cạo đi hoặc sửa lại cho đẹp hơn.
Rất mong bà con tiếp tục gửi bài đóng góp!
 
Tui xưa nay chỉ trồng rau, nên gặp đất xấu, tui mua đất mặt chỗ khác (đất tốt), về đổ lên làm thành liếp cao khoảng 1 tấc là đủ trồng. Đọc bài bạn luxury "trị" đất phèn hết sức lý-thú.
Chào làm quen bạn luxury. Xin hỏi bạn :
- Sau bao lâu thì đất sẽ "thuần" (phỏng chừng thôi). Nghĩa là chúng ta sẽ trồng được bình thường.
Thân.
*
ngoinhanhotrenthaonguyen :
Bác không giỏi lướt mạng, được những links con vừa cho bác mừng, nên đọc ngay. Nhưng với link 1 : Bác đọc thấy lạ quá. Ngưới ta quảng-cáo là thử pH để biết "độ phèn". Xin hỏi bà con có biết thêm gì về cách đo nầy không?

Riêng link sau (cũng như hình con đưa lên). Hay quá con. Không hiểu sau khi lọc rồi nước đó có uống được không?

Bác hỏi vậy, là bởi chi-tiết nầy với bác rất quan-trọng :
- Chúng ta có đất : 5000m2.
- Nắng tốt (dĩ-nhiên. Hì hì)
- Bây giờ còn thêm một nhân-tố nữa là sẽ có sự sống : Nước uống được.

Thương.
 
Last edited:
cải tạo đất phèn

Nếu đất chỗ anh yeunongnghiep thì chỉ cần qua 1 vụ thơm thì có thể cải tạo tầng canh tác được (20cm), sau 1 vụ thơm có thể trồng cây ngằn ngày như mía, nha đam (lô hội), gấc...
Trồng cây dài ngày, cây ăn quả thì phải vun ụ, gom lớp đất mặt để vun và bón nhiều phân hữu cơ. Nói chung canh tác ở đất này rất cực nhưng cứ quan niệm không có đất nào xấu cả. Ngày xưa Liên Xô từng trồng lúa mì trên đá cũng được mà, lo gì.
Phương pháp xử lý nước phèn của ngoinhanhotrenthaonguyen cũng rất hay nhưng nước sau xử lý cũng chỉ rửa ráy, tắm giặt và tưới cây thì được chứ dùng để ăn uống thì lẹo lưỡi luôn (ngày xưa tôi cũng đã làm rồi theo chương trình của UNICEF). Tốt hơn hết nước dùng cho con người và cho chăn nuôi thì mua nước xe bồn, sắm nhiều lu, bi để hứng nước mưa (đa số bà con nơi đây cũng làm như thế).
Có vài ý gởi anh, mong anh sức khỏe và quyết tâm - mọi người luôn ủng hộ ai yêu nông nghiệp - phải không các bạn!:5^:
 
Bác không giỏi lướt mạng, được những links con vừa cho bác mừng, nên đọc ngay. Nhưng với link 1 : Bác đọc thấy lạ quá. Ngưới ta quảng-cáo là thử pH để biết "độ phèn". Xin hỏi bà con có biết thêm gì về cách đo nầy không?

Riêng link sau (cũng như hình con đưa lên). Hay quá con. Không hiểu sau khi lọc rồi nước đó có uống được không?

Bác hỏi vậy, là bởi chi-tiết nầy với bác rất quan-trọng :
- Chúng ta có đất : 5000m2.
- Nắng tốt (dĩ-nhiên. Hì hì)
- Bây giờ còn thêm một nhân-tố nữa là sẽ có sự sống : Nước uống được.

Thương.
Hihi... Con cũng không biết là nước đó có uống được không nữa đó bác!
Trừ trường hợp nơi nào không có nước sạch để dùng thì mới phải áp dụng cách này để lấy nước sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày thôi, uống nước này vô không chết thì con thấy cũng... ghê ghê!!! :lol:
Nhưng mà sử dụng cho trồng trọt và chăn nuôi thì chắc là... ổn!
 
Lọc kiểu đó xong uống thì miễn cưỡng chấp nhận được vì hơi có mùi, có vị chút đỉnh chứ chả ăn nhằm gì sống chết. Nếu chết được thì vn cũng đã ko đông dân như vậy. Nói vậy vì vùng nhiễm phèn ở vn rất nhiều. Phèn nặng hơn và thậm chí hàm lượng asen cao gấp trăm lần chỉ tiêu cho phép. Vậy mà người dân ta từ xa xưa vẫn lọc để lấy nước ăn uống và vẫn sống đó thôi.
Mình thấy mô hình mà bác luxury đề ra rất ổn. 1 phiếu bầu cho mô hình của bác!
 
Nếu sau khi lọc mà được vậy thì cứ dùng. Ít nhất cũng chăn nuôi được.
Kể Baby_plm nghe :
Nước Úc là một Lục-địa "khô". Lúc nào cũng lo cánh-cánh chuyện thiếu nước. Nên người Úc cũng là chuyên gia về ngăn đập giữ nước mưa. Đập nước là thung-lủng giữa mấy trái núi... và mỗi nơi, mỗi vùng đều có cách lọc và làm sạch riêng.

Nước máy tại chỗ tui (Sydney) mà uống thì khỏi chê! Như nước mưa.
Nhưng hơn 30 năm trước, đập nước Warragamba sát bên tui, chỉ hơn 1 giờ lái xe, cung-cấp nước cho thành-phố Sydney thì trong quá-trình lọc và sát-trùng có cho Nhôm vào. Mà nhôm trong nước uống hàng ngày là kẻ thù âm-thầm không tốt chơ não. Bởi chúng (dù rất chậm) khiến óc trẻ con ít nhiều chậm phát-triển. Dân-chúng lo-ngại. Các Chuẩn Dân-biểu và Chuẩn Nghị-sĩ hứa-hẹn giải-quyết để được đắc cử. Bây giờ, nước hứng từ vòi ra uống ngay. Tại các nơi công-cộng thì vòi nước cho du-khách uống cũng cùng là nước cung-cấp cho mọi gia-đình dùng hàng ngày...

Lúc tui tỵ-nạn ở đảo. Nước lấy từ giếng lên chưa nấu ăn hay uống ngay được mà phải để lắng qua 1,2 ngày. Vôi đọng dưới đáy cả lớp! Lấy lớp trên mà dùng. Ngậm vào biết ngay là rất "cứng".

Nhưng nếu không có cách gì khác thì có nước nào uống nước đó.
Thân.
 
Thông tin đầu vào

Chân thành cảm ơn các thành viên đã nhiệt tình chia sẽ kinh nghiêm.
Như góp ý của ngoinhanhotrenthaonguyen về việc xây hàng rao lưới B40 để bảo vệ. Do vốn đầu tư hạng hẹp nên yeunongnghiep1 kiếm chỗ mua lưới B40 cũ để xây dựng tường rào. Tìm kiếm ở mấy tiệm phế liệu nhưng không có. Không biết có thành viên nào biết chỗ bán lưới B40 cũ ( gần khu vực bình chánh thì qua tốt) giới thiệu giúp tôi. Ước tính cần hơn 250m lưới B40.
Một lần nữa chân thành cảm ơn mọi người.
 
xin chào, mình ở LMX ngay cống 8. nếu xin điện thì bác phải đề phòng trộm đó, bên mình năm nào cũng phải đi báo mất dây điện mà mỏi lần xin thì phải cả tháng mới đc cấp lại. sau này mình xin vào dây điện bằng nhôm thế mới không bị cắp
đất ở đây phèn nặng và trộm cắp thì rất nhiều. mình thấy xung quanh nhiều người tròng cây ăn trái nhưng cây lớn rất chậm và không ra trái. kế bên đât mình trước đây có nuôi cá, nhưng chim, cò xuông ăn wá trời, còn những người giữ giùm thì lâu lâu chở xe ba gác đi bán.
đất mình thì chỉ 3000m2 (15x200) thôi trước tiên mình trồng tràm bông vàng f1 xung quanh miến đất. 30m đâu mình mở cơ sở sản xuất nhỏ và là nơi ăn ở. 70m tiếp thì mình theo mô hình bác nguyenhungdung nuôi thỏ lấy phân nuôi trùn trun cho gà ăn, nhưng ở đây mình nuôi gà đá (gà tre, gà nồi, gà mỹ lai),tối đi soi nhái về cho gà ăn cũng vui lắm đó, mình chỉ rào b40 xung quanh 70m khu chăn nuôi này thôi để thả gà. 100m còn lại mình trồng tràmbông vàng 4năm thu hoạch.
còn phần nước thì mình làm giống ngoinhanho để sinh hoạt, còn nước uống thì mỗi sáng khi lên mình chở can 20l. vì nhà mình ở q11.sáng lên tối về, đêm thì có công nhân sx ở lại ngủ. mình mới bắt đầu đi vào mô hình thôi, còn đanh chuẩn bị vốn để nuôi thỏ nữa là xong. mình lên lmx cũng đc 4năm rối, mấy năm nay chỉ lo sx và lại không có vốn nên không dám đâu tư nhiều.
 
xin chào, mình ở LMX ngay cống 8. nếu xin điện thì bác phải đề phòng trộm đó, bên mình năm nào cũng phải đi báo mất dây điện mà mỏi lần xin thì phải cả tháng mới đc cấp lại. sau này mình xin vào dây điện bằng nhôm thế mới không bị cắp
đất ở đây phèn nặng và trộm cắp thì rất nhiều. mình thấy xung quanh nhiều người tròng cây ăn trái nhưng cây lớn rất chậm và không ra trái. kế bên đât mình trước đây có nuôi cá, nhưng chim, cò xuông ăn wá trời, còn những người giữ giùm thì lâu lâu chở xe ba gác đi bán.
đất mình thì chỉ 3000m2 (15x200) thôi trước tiên mình trồng tràm bông vàng f1 xung quanh miến đất. 30m đâu mình mở cơ sở sản xuất nhỏ và là nơi ăn ở. 70m tiếp thì mình theo mô hình bác nguyenhungdung nuôi thỏ lấy phân nuôi trùn trun cho gà ăn, nhưng ở đây mình nuôi gà đá (gà tre, gà nồi, gà mỹ lai),tối đi soi nhái về cho gà ăn cũng vui lắm đó, mình chỉ rào b40 xung quanh 70m khu chăn nuôi này thôi để thả gà. 100m còn lại mình trồng tràmbông vàng 4năm thu hoạch.
còn phần nước thì mình làm giống ngoinhanho để sinh hoạt, còn nước uống thì mỗi sáng khi lên mình chở can 20l. vì nhà mình ở q11.sáng lên tối về, đêm thì có công nhân sx ở lại ngủ. mình mới bắt đầu đi vào mô hình thôi, còn đanh chuẩn bị vốn để nuôi thỏ nữa là xong. mình lên lmx cũng đc 4năm rối, mấy năm nay chỉ lo sx và lại không có vốn nên không dám đâu tư nhiều.

Cảm ơn anh andykhiem đã chia sẽ. Nếu được anh Khiêm cho tân số điện thoại để mình có thể liên lạc trực tiếp tham khảo mô hình của anh.
Anh có thể liên lạc qua email: tntranduy@gmail.com
 
email của mình đây: andykhiem@yahoo.com
mình thấy chăn nuôi lấy cồng làm lời chứ bây giờ mướn người tốn kém lắm. mà khó tìm đc người tin tưởng, đất ở đây thì nhiễm phèn, nước thì ô nhiễm, chăn nuôi thì khó tìm đầu ra, đất thì thuộc Tp khi có dịch gì xảy ra là thú y xuống bắt thiêu hủy chi cho chúng 1 ít thì cho 3 ngày để mình giải quyết hic :1^:. Nếu không có thời gian thì không nên làm đâu. nếu đất đã làm liếp hết rồi thì mua cây lấy gỗ về trồng rồi nhờ hàng xóm ngó chừng lâu lâu lên thăm vài năm bán là xong. xung quanh mình thấy nhiều người làm vậy.
 
Back
Top