Thảo luận Mời hợp tác ứng dụng ruồi Lính Đen xử lý phân

Mình nghiên cứu và nhân giống loại ruồi Lính Đen (RLĐ) được gần hai năm rồi. Quy trình nhân giống đã tương đối ổn, sử dụng nguồn thức ăn là hèm bia và xác mì. Giờ mình muốn thay thế bằng các nguồn phân gia súc, gia cầm để giảm chi phí sản xuất.
Nhưng do trại của mình quá nhỏ và gần khu dân cư nên không thể đem phân về thử nghiệm được. Mình cần một đối tác để cùng làm. Điều kiện như sau:
- Có trại gà hoặc trại heo đang hoạt động và còn trống một diện tích khoảng 50m vuông có mái che.
- Mỗi ngày thải ra tối thiểu 50kg phân, nhiều hơn càng tốt.
- Vị trí ở Hóc Môn, Củ Chi, Q12, Lái Thiêu hoặc Dĩ An. Mình sẽ ưu tiên chỗ nào gần trại mình.
Mình sẽ cung cấp con giống, kỹ thuật, và cái mình cần là các số liệu về năng suất, hiệu quả kinh tế...
Phía đối tác cung cấp phân, mặt bằng, và nhận được quy trình sản xuất ấu trùng, cũng là quy trình xử lý phân.
Ấu trùng thành phẩm trong quá trình hợp tác sẽ chia đều cho hai bên, hoặc nếu đối tác có gà thì mình sẽ tặng luôn để thử nghiệm nuôi gà xem hiệu quả ra sao. Mình thì chưa có kinh nghiệm nuôi gà, vừa rồi mua vài con gà con về nuôi thử bằng ấu trùng RLĐ thấy rất tốt, nhưng mình cần sự sử dụng và đánh giá của những người chuyên nghiệp hơn.
Vài nét về con RLĐ:
- Là một loài côn trùng sẵn có ngoài tự nhiên ở Việt Nam, nói chung không phải giống ngoại lai.
- Tuy xếp vào loại ruồi, nhưng được khoa học đánh giá là không mang mầm bệnh, là loài côn trùng có ích chỉ sau con ong, được nhà nước khuyến khích nuôi.
- Vòng đời khoảng 50-60 ngày, khi ở giai đoạn ấu trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao (đạm thô 20%, béo 11%, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao).
- Ấu trùng RLĐ rất phàm ăn. Mỗi ngày, mỗi con ăn một lượng thức ăn có trọng lượng bằng bản thân nó. Phân được xử lý sẽ hết mùi hôi rất nhanh chỉ sau 1-2 giờ đồng hồ. Tính ra mỗi m vuông chuồng nuôi sẽ xử lý 10-20kg phân mỗi ngày.
- Phân gia súc gia cầm thường có chứa vi khuẩn, nhưng sau khi được ấu trùng RLĐ xử lý bằng cách ăn, phần còn lại hầu như không còn vi khuẩn, trở thành loại phân bón hữu cơ sạch.
- Số liệu nuôi hiện tại: 4kg hèm + 4kg xác mì +1kg nước+ khoảng 3000 con giống, sau 14 ngày cho ra 500-650g ấu trùng tươi sống.
- Tốc độ nhân đàn: Cứ hai tháng tăng 8-10 lần.

Theo các tài liệu nước ngoài, cứ 10kg phân heo sẽ cho ra 1kg ấu trùng. Nhưng mình muốn thử nghiệm thực tế để có số liệu cụ thể rồi mới tiến hành sản xuất quy mô lớn. Vì thế mình cần một đối tác cùng thực nghiệm.
Các bạn có thể dùng google tìm từ khóa "ruồi lính đen" để biết thêm thông tin. Một số link tham khảo:
- Các thảo luận trong quá trình nghiên cứu, nhân giống RLĐ của mình và một số anh chị em trên agriviet trong mấy năm qua: http://agriviet.com/threads/ky-thuat-nuoi-doi-lam-thuc-an-chan-nuoi.6884/page-52
- Nuôi RLĐ quy mô lớn ở nước ngoài: http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2014-06-19/trang-trại-nuôi-ruồi-–-sáng-kiến-sẽ-làm-sôi-động-giới-nông-nghiệp-quốc-tế/1329814
Anh chị em nào có hứng thú với lĩnh vực này, xin liên hệ mình, tên Phương, nam, 34 tuổi, đt 0918201070, đc: 37 Đặng Thúc Vịnh, ấp 3, Đông Thạnh, Hóc Môn, TPHCM (ngay đầu cầu Rạch Tra).
 


Last edited by a moderator:
Sau khi đăng nhập thì nhìn vào góc trên màn hình, bên phải, sẽ thấy chữ "Hộp thư". Không được thì nhắn qua điện thoại: 0918201070. Nhắn địa chỉ và số đt liên hệ, để bưu điện tìm không ra nhà thì họ gọi hỏi. Địa chỉ nào mà luôn có người ở nhà chứ bưu điện chuyển tới mà lúc đó không có ai nhận thì mệt. Khi nhận được trứng rồi thì chia ra các xô có sẵn thức ăn để ấp ngay. Kỹ thuật ấp đã nói ở trên. Cố gắng nhắn trong Chủ Nhật để sáng thứ hai chú chuyển luôn.
Nếu nuôi chung cả hai loại một chỗ thì mật độ ấu trùng RLĐ phải rất thấp, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trùn.
Nuôi trong thùng xốp hoặc chậu nhựa đều được, với điều kiện mật độ không cao. Nếu nuôi dày, tụi nó cảm thấy nóng hoặc thiếu thức ăn thì sẽ tìm cách bò ra.
 


Sau khi đăng nhập thì nhìn vào góc trên màn hình, bên phải, sẽ thấy chữ "Hộp thư". Không được thì nhắn qua điện thoại: 0918201070. Nhắn địa chỉ và số đt liên hệ, để bưu điện tìm không ra nhà thì họ gọi hỏi. Địa chỉ nào mà luôn có người ở nhà chứ bưu điện chuyển tới mà lúc đó không có ai nhận thì mệt. Khi nhận được trứng rồi thì chia ra các xô có sẵn thức ăn để ấp ngay. Kỹ thuật ấp đã nói ở trên. Cố gắng nhắn trong Chủ Nhật để sáng thứ hai chú chuyển luôn.
Nếu nuôi chung cả hai loại một chỗ thì mật độ ấu trùng RLĐ phải rất thấp, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trùn.
Nuôi trong thùng xốp hoặc chậu nhựa đều được, với điều kiện mật độ không cao. Nếu nuôi dày, tụi nó cảm thấy nóng hoặc thiếu thức ăn thì sẽ tìm cách bò ra.
cháu định nuôi khoảng 6 thùng . 2 thùng nuôi giun . 2 thùng nuôi ruồi . 2 thùng còn lại nuôi chung 2 con . thức ăn là rau cải , mùn cưa , rơm rạ, phân gà , phân heo và 1 số loại thức ăn thừa, trái cây chín. thức ăn chia làm 2 loại là hỗn hợp trên theo tỉ lệ 1:1 và loại 2 là phân loại thức ăn riêng . việc của cháu là chứng minh phương pháp nuôi kết hợp 2 con xử lí rác hỗn hợp hiệu quả hơn phương pháp nuôi riêng lẻ. thùng xốp dày 3cm cao 38cm rộng 45cm dài 60cm. cháu đặt thùng nuôi trên 1 phòng ở tầng 3 thì có ảnh hưởng gì không ạ ?. .cháu muốn xin chú tư vấn về tỉ lệ giun : ruồi để việc kết hợp được hiệu quả nhất.với lại có cần phải đục lỗ thùng hay dải đất bên dưới không ạ ? cháu sẽ bịt kín miệng thùng = bì và buộc miệng bì vào ống nhựa thông ra ngoài để xử lí mùi hôi, còn cách nào hiệu quả hơn không ạ? . còn việc gửi giống chú cứ gửi vào địa chỉ ở trường cháu :trường THPT Đông Sơn 2 , Xã Đông Văn, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. cháu học từ 7 -11h30 sáng, 2-4h chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 và cả sáng chủ nhật.phòng bảo vệ ngay ở cổng trường.chỉ cần hỏi bảo vệ là họ chỉ ngay chỗ lớp cháu.....còn địa chỉ và sđt nhà cháu đây ạ :xóm 2 thôn Đức Thắng, xã Đông Quang, Huyện Đông Sơn Tỉnh Thanh Hóa.sđt :0917871540...ở huyện cháu có cả trường đông sơn và đông sơn 1 nên dễ bị nhầm nên chú dặn nhân viên bưu điện lưu ý trường cháu là THPT Đông Sơn 2 ở Xã Đông Văn . dự án của cháu sẽ được gửi đi tham dự cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và được triển lãm trong tháng 12. cháu sẽ giúp chú quảng cáo nông trại nên cháu muốn xin 1 bức ảnh chụp hình chú và toàn cảnh nông trại...cháu cảm ơn chú nhiều ạ
Sau khi đăng nhập thì nhìn vào góc trên màn hình, bên phải, sẽ thấy chữ "Hộp thư". Không được thì nhắn qua điện thoại: 0918201070. Nhắn địa chỉ và số đt liên hệ, để bưu điện tìm không ra nhà thì họ gọi hỏi. Địa chỉ nào mà luôn có người ở nhà chứ bưu điện chuyển tới mà lúc đó không có ai nhận thì mệt. Khi nhận được trứng rồi thì chia ra các xô có sẵn thức ăn để ấp ngay. Kỹ thuật ấp đã nói ở trên. Cố gắng nhắn trong Chủ Nhật để sáng thứ hai chú chuyển luôn.
Nếu nuôi chung cả hai loại một chỗ thì mật độ ấu trùng RLĐ phải rất thấp, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trùn.
Nuôi trong thùng xốp hoặc chậu nhựa đều được, với điều kiện mật độ không cao. Nếu nuôi dày, tụi nó cảm thấy nóng hoặc thiếu thức ăn thì sẽ tìm cách bò ra.
chú ơi tình hình thế nào rồi ạ
 
Last edited by a moderator:
@Lâm Hoàng: Sáng thứ Hai chú sẽ gởi khoảng 50 ổ trứng. Phân chia vào các thùng để nuôi như thế nào thì tùy cháu. Nhưng ở thùng nuôi hỗn hợp cả hai loại thì nên cho ấu trùng vào ít hơn so với thùng nuôi ấu trùng không. Có thể chia trứng thành 6 phần, cho vào 4 thùng, tỷ lệ 1:1:2:2
Nếu cháu chưa từng nuôi trùn, thì phải rất cẩn thận. Thông thường thì thùng xốp sẽ chứa sẵn sinh khối trùn, sau đó cháu cho thức ăn dần từng chút lên trên bề mặt, trùn sẽ ăn dần. Đổ cả lớp dày lên thì trùn sẽ ngộp chết. Nếu cháu bỏ đầy thức ăn vào thùng, rồi sau đó thả trùn vào, thì nó cũng khó sống.
Với thùng nuôi hỗn hợp, nên ấp nở riêng ấu trùng RLĐ rồi mới cho vào.
Chú không biết cháu chứng minh sự hiệu quả ở đây là về mặt nào: xử lý khối lượng rác nhiều? Hay nhanh? Dĩ nhiên kết quả mong đợi là hết hẳn mùi hôi và thành phân bón hữu cơ có thể sử dụng trực tiếp bón cây.
Theo kinh nghiệm của chú thì đầu tiên bỏ thức ăn rác thải vào cho ấu trùng RLĐ xử lý, sau đó mới đem dư chất sang cho trùn quế ăn. Cách này là triệt để và nhanh nhất.
Đối với thùng nuôi: cả trùn quế và ấu trùng RLĐ đều cần không khí và thoát nhiệt. Nếu bít lại thì tụi nó sẽ ngộp và tìm cách bò ra. Càng thông thoáng càng tốt. Yêu cầu đặt ra là cho ăn vừa đủ. Cho ăn dư sẽ phát sinh mùi hôi. Trùn thì chú không rành, nhưng ấu trùng RLĐ thì mỗi ngày nó sẽ ăn một lượng thức ăn bằng trọng lượng bản thân nó .
Đối với rác loại rau trái, trong quá trình cho ăn sẽ phát sinh nước rỉ rất nhiều, thùng mà không có hệ thống thoát nước sẽ dễ gặp rắc rối. Nếu cần thiết thì phải đục nhiều lỗ cỡ đầu ngón tay ở đáy, rồi đặt thùng lên trên một lớp mùn cưa để thấm hút phần nước rỉ. Làm chữa cháy vậy thôi chứ nuôi các loài này bằng thùng xốp thì không tốt cho lắm. Phải dùng thùng chuyên dụng. Chú đang thiết kế một kiểu thùng nuôi dùng để xử lý những loại rác nhà bếp. Chắc tuần sau thì làm xong.
Hình thì chú không có sẵn. Thôi cứ ghi một dòng chữ: "Được sự hỗ trợ về con giống RLĐ từ Hồ Ngọc Phương- 0918201070-Sài Gòn" là được rồi.
 
@Lâm Hoàng: Sáng thứ Hai chú sẽ gởi khoảng 50 ổ trứng. Phân chia vào các thùng để nuôi như thế nào thì tùy cháu. Nhưng ở thùng nuôi hỗn hợp cả hai loại thì nên cho ấu trùng vào ít hơn so với thùng nuôi ấu trùng không. Có thể chia trứng thành 6 phần, cho vào 4 thùng, tỷ lệ 1:1:2:2
Nếu cháu chưa từng nuôi trùn, thì phải rất cẩn thận. Thông thường thì thùng xốp sẽ chứa sẵn sinh khối trùn, sau đó cháu cho thức ăn dần từng chút lên trên bề mặt, trùn sẽ ăn dần. Đổ cả lớp dày lên thì trùn sẽ ngộp chết. Nếu cháu bỏ đầy thức ăn vào thùng, rồi sau đó thả trùn vào, thì nó cũng khó sống.
Với thùng nuôi hỗn hợp, nên ấp nở riêng ấu trùng RLĐ rồi mới cho vào.
Chú không biết cháu chứng minh sự hiệu quả ở đây là về mặt nào: xử lý khối lượng rác nhiều? Hay nhanh? Dĩ nhiên kết quả mong đợi là hết hẳn mùi hôi và thành phân bón hữu cơ có thể sử dụng trực tiếp bón cây.
Theo kinh nghiệm của chú thì đầu tiên bỏ thức ăn rác thải vào cho ấu trùng RLĐ xử lý, sau đó mới đem dư chất sang cho trùn quế ăn. Cách này là triệt để và nhanh nhất.
Đối với thùng nuôi: cả trùn quế và ấu trùng RLĐ đều cần không khí và thoát nhiệt. Nếu bít lại thì tụi nó sẽ ngộp và tìm cách bò ra. Càng thông thoáng càng tốt. Yêu cầu đặt ra là cho ăn vừa đủ. Cho ăn dư sẽ phát sinh mùi hôi. Trùn thì chú không rành, nhưng ấu trùng RLĐ thì mỗi ngày nó sẽ ăn một lượng thức ăn bằng trọng lượng bản thân nó .
Đối với rác loại rau trái, trong quá trình cho ăn sẽ phát sinh nước rỉ rất nhiều, thùng mà không có hệ thống thoát nước sẽ dễ gặp rắc rối. Nếu cần thiết thì phải đục nhiều lỗ cỡ đầu ngón tay ở đáy, rồi đặt thùng lên trên một lớp mùn cưa để thấm hút phần nước rỉ. Làm chữa cháy vậy thôi chứ nuôi các loài này bằng thùng xốp thì không tốt cho lắm. Phải dùng thùng chuyên dụng. Chú đang thiết kế một kiểu thùng nuôi dùng để xử lý những loại rác nhà bếp. Chắc tuần sau thì làm xong.
Hình thì chú không có sẵn. Thôi cứ ghi một dòng chữ: "Được sự hỗ trợ về con giống RLĐ từ Hồ Ngọc Phương- 0918201070-Sài Gòn" là được rồi.
vậy mình cứ để cả thùng xốp rồi cho thức ăn vào mà không cần rải đất hay mùn cưa trước hả chú? RLĐ thì ko ăn các loại giàu chất sơ như rơm rạ hay lá cây đã hoai mục, nên cháu tính là nuôi chung 2 con rồi cho ăn hỗn hợp, còn lại là nuôi như chú nói . phòng để cháu nuôi là 1 phòng học ko sài nữa ở tầng 3, theo cháu biết là trên tầng cao thì ít oxi liệu có ảnh hưởng gì không ạ?.mà mình dùng khay hứng nước loại gì cho hiệu quả hả chú ? nếu nước mà lênh láng mùi hôi nồng nặc chắc cháu bị chửi chết...với lại RLĐ có cần ánh sáng không ạ.theo cháu biết thì trùn chỉ ăn khi có bóng tối và rất thích chui xuống đất nên cháu dự tính sẽ rải 1 lớp mùn cưa trộn đất và rơm đã hoai mục dày khoảng 10cm, sau đó thả trùn, RLĐ xuống rồi rải thức ăn lên trên.Nếu đục lỗ 1 ngón tay ở đáy thì phải lót 1 miếng bì để chúng không bò ra đúng không ạ. khi nào chú làm xong mô hình thùng nuôi chuyên dụng thì gửi ảnh cho cháu xem với ạ. nếu thấy tiện cháu sẽ chuyển cả RLĐ và trùn sang thùng của chú để mang đi dự thi. mà làm sao để lấy được nhộng trước khi nó nở thành ruồi ạ ?...31 tháng 11 phải nộp bài chú ạ... cháu cảm ơn chú nhiều lắm
 
Đọc comment trao đổi giữa Lâm Hoàng và Phương (Jnbgyu), chú thấy có trách nhiệm nói với Lâm Hoàng mấy việc.
- Nuôi Trùn quế trong thùng xốp thì có thể được, nhưng với ấu trùng BSF thì hoàn toàn không thể. Thất bại này chú đã nếm mùi rồi ! :)
- Nếu cháu muốn nuôi kết hợp 2 con này trong cùng môi trường để làm theme thì chú bày cho cháu cách này:
Cháu tìm mua 1 bồn chứa nước bằng nhựa loại 200, 300, hoặc 500 lít loại hư nứt mà người ta bán ở vựa ve chai, mua loại bồn dạng ovale giống như bồn xì tẹc trên mấy xe xăng dầu đó biết không?
Mua về lấy máy cắt cầm tay cắt bỏ phần trên miệng, bề ngang 45cm, bề dài thì gần hết mặt bồn, chừa lại mỗi bên chừng 10cm.
Mua 1 kết nhựa 40*50 loại ngoài chợ đựng rau quả, chọn loại kín không có khoảng cách thông hơi.
Trong bồn nước cho vào lớp phân bò tươi ráo nước dày độ 20cm và cho trùn giống vào.
Đặt kết nhựa vào giữa bồn nước, bỏ vỏ thơm vào và cho trứng BSF vào ấp.
Khi ấu trùng BSF nở và được 4 ngày tuổi, trút hết kết nhựa vào bồn nhựa đang nuôi trùn quế và chỉ bổ sung thức ăn cho dòi BSF.
Hiện tượng cộng sinh sẻ bắt đầu và kết quả rất tốt.
Chúc cháu làm tốt mọi việc và theme của cháu đạt điểm ưu.
 
@Lâm Hoàng: Nuôi trên cao không ảnh hưởng gì. Đối với nước rỉ thì dĩ nhiên nó sẽ bốc mùi không thơm. Nó rỉ ra ngoài cứ lấy mùn cưa thấm hút cho hết thì đỡ hôi. Có thể trải một bao (nilon, cám, pp...) xuống đất, rải một lớp 5cm mùn cưa lên, rồi đặt thùng xốp đã đục lỗ đáy lên trên cùng. Khi thấy mùn cưa ướt quá thì thay lớp khác, mùn cưa ướt đem bón cây rất tốt.
Ấu trùng RLĐ ưa tối.
Lót đáy kiểu như cháu cũng được. Nhưng mà cháu dùng trùn gì đó? Đào ở vườn rồi bỏ vào hả? Thứ nhất, làm như vậy tỷ lệ sống chỉ khoảng 50%. Thứ hai, nếu kiếm được trùn quế thì nó ăn nhanh hơn. Tìm gần đó có trại nuôi trùn quế nào không.
Dùng bao cám lót đáy thùng mốp đã đục lỗ cũng được.
Với thùng mốp thì khó thu được ấu trùng trưởng thành (nhộng đen). Muốn thu phải thiết kế thêm đường dẫn có độ dốc khoảng 35º. Còn với vách đứng, nếu bên trong có độ ẩm cao thì nó sẽ bò ra được vào ban đêm. Đến sáng có thể thấy được dấu vết leo trèo của nó.
Anh Yên Sơn chỉ cho cháu nó cách nuôi quy mô lớn quá. Có thể thay bằng thùng xốp 40x60cm và một xô nhựa loại 4lít cho gọn nhẹ, dễ vận chuyển.
 
Đọc comment trao đổi giữa Lâm Hoàng và Phương (Jnbgyu), chú thấy có trách nhiệm nói với Lâm Hoàng mấy việc.
- Nuôi Trùn quế trong thùng xốp thì có thể được, nhưng với ấu trùng BSF thì hoàn toàn không thể. Thất bại này chú đã nếm mùi rồi ! :)
- Nếu cháu muốn nuôi kết hợp 2 con này trong cùng môi trường để làm theme thì chú bày cho cháu cách này:
Cháu tìm mua 1 bồn chứa nước bằng nhựa loại 200, 300, hoặc 500 lít loại hư nứt mà người ta bán ở vựa ve chai, mua loại bồn dạng ovale giống như bồn xì tẹc trên mấy xe xăng dầu đó biết không?
Mua về lấy máy cắt cầm tay cắt bỏ phần trên miệng, bề ngang 45cm, bề dài thì gần hết mặt bồn, chừa lại mỗi bên chừng 10cm.
Mua 1 kết nhựa 40*50 loại ngoài chợ đựng rau quả, chọn loại kín không có khoảng cách thông hơi.
Trong bồn nước cho vào lớp phân bò tươi ráo nước dày độ 20cm và cho trùn giống vào.
Đặt kết nhựa vào giữa bồn nước, bỏ vỏ thơm vào và cho trứng BSF vào ấp.
Khi ấu trùng BSF nở và được 4 ngày tuổi, trút hết kết nhựa vào bồn nhựa đang nuôi trùn quế và chỉ bổ sung thức ăn cho dòi BSF.
Hiện tượng cộng sinh sẻ bắt đầu và kết quả rất tốt.
Chúc cháu làm tốt mọi việc và theme của cháu đạt điểm ưu.
vâng ạ. cháu cảm ơn chú. nhưng có lẽ ko đủ thời gian để cháu làm cái này. cháu sẽ nghiên cứu thêm mô hình của chú để p.triển sản phẩm.với lại chú có phát hiện ra vì sao thất bại trong thùng xốp ko ạ??.vì ở chỗ cháu ít bán mấy loại thùng này mà cháu lại sắp phải trưng bày sp rồi...mà lúc đó chú cho ăn bằng loại gì thế ạ??
@Lâm Hoàng: Nuôi trên cao không ảnh hưởng gì. Đối với nước rỉ thì dĩ nhiên nó sẽ bốc mùi không thơm. Nó rỉ ra ngoài cứ lấy mùn cưa thấm hút cho hết thì đỡ hôi. Có thể trải một bao (nilon, cám, pp...) xuống đất, rải một lớp 5cm mùn cưa lên, rồi đặt thùng xốp đã đục lỗ đáy lên trên cùng. Khi thấy mùn cưa ướt quá thì thay lớp khác, mùn cưa ướt đem bón cây rất tốt.
Ấu trùng RLĐ ưa tối.
Lót đáy kiểu như cháu cũng được. Nhưng mà cháu dùng trùn gì đó? Đào ở vườn rồi bỏ vào hả? Thứ nhất, làm như vậy tỷ lệ sống chỉ khoảng 50%. Thứ hai, nếu kiếm được trùn quế thì nó ăn nhanh hơn. Tìm gần đó có trại nuôi trùn quế nào không.
Dùng bao cám lót đáy thùng mốp đã đục lỗ cũng được.
Với thùng mốp thì khó thu được ấu trùng trưởng thành (nhộng đen). Muốn thu phải thiết kế thêm đường dẫn có độ dốc khoảng 35º. Còn với vách đứng, nếu bên trong có độ ẩm cao thì nó sẽ bò ra được vào ban đêm. Đến sáng có thể thấy được dấu vết leo trèo của nó.
Anh Yên Sơn chỉ cho cháu nó cách nuôi quy mô lớn quá. Có thể thay bằng thùng xốp 40x60cm và một xô nhựa loại 4lít cho gọn nhẹ, dễ vận chuyển.
chú ơi chú chuyển trứng cho cháu chưa ạ?? thứ 4 tuần này có đến nơi đc ko ạ?? cháu xin đc hẳn 1 thùng có cả đất vs khoảng vài lạng trùn quế...nhưng mà phải di tới gần 60km.... cái xô 4 lít dùng để làm gì thế ạ?...còn thức ăn mình để nguyên liệu thô hay phải ủ thành hỗn hợp đặc sánh như mấy trang web nói về kĩ thuật nuôi ạ?? chú chỉ cho cháu cách thiết kế đường dẫn với ạ...nếu ko làm kịp thì cháu còn biết đường trả lời phỏng vấn...còn về việc nuôi cộng sinh cháu sẽ nuôi chùn trước và lấy RLĐ đã được ấp cho vào sau, nuôi chung...tối nay cháu nhốt chùn trong cái thùng xốp ko nắp mà cũng chưa đục lỗ ko biết có bị sao ko...nhưng đất cháu lấy nguyên ở trang trại nên độ ẩm rất chuẩn xác . hi vọng chúng ko tranh giành thức ăn của nhau...
 

Last edited by a moderator:
Đã gởi trứng vào sáng thứ Hai. Trong ngày thứ Tư sẽ đến. Ý chú là thay vì dùng cái bồn nhựa lớn mấy trăm lít, thì mình dùng cái thùng xốp. Thay vì dùng kết nhựa 40x50cm thì dùng cái xô nhỏ 4 lít để ấp ấu trùng RLĐ rồi mới trút vô thùng xốp. Nói chung là quy mô thu gọn lại.
Vấn đề chủ yếu là mật độ. Nếu mật độ quá cao, ấu trùng sẽ bị thiếu thức ăn, bị nóng... và sẽ tìm cách bò đi. Với loại thức ăn có độ ẩm cao như vậy thì dư chất sẽ nhiều nước, và nó muốn đi thì đi thoải mái. Nuôi mật độ thấp thôi, cho ít thức ăn thôi, chứ không nó ăn không kịp sẽ phân hủy bốc mùi.
Để xem cách thiết kế đường dẫn thì rất đơn giản. Nói tóm lại là tạo một con đường có độ dốc 35º dẫn từ bề mặt nuôi ra xô hứng. Cháu Google "back soldier flies", tìm mục "Hình ảnh" sẽ ra cả vài chục mẫu thiết kế thùng nuôi của dân nuôi ruồi nghiệp dư.
Trùn nằm trong thùng xốp có chứa đất thì không sao cả. Miễn trong đó đừng sũng nước, đừng có thứ gì đó phân hủy gây nhiệt, và có chút phân bò cho nó ăn là nó sẽ ở yên trong đó.
 
chào chú phương, cháu đã đọc qua bài viết của chú, cũng rất quan tâm tới con RLĐ này, cháu cũng rất muốn nuôi nhưng không có giống, mà cháu lại ở tận tỉnh lạng sơn, chú xem ở ngoài này có nơi nào bán giống không ah, cháu muốn thử nuôi ít
cháu mong nhận được hồi âm của chú nhanh nhất có thể ah, cháu cảm ơn
 
@hoangluanls: Đã trao đổi với cháu qua tin nhắn đt. Ở Lạng Sơn có thể mùa lạnh không thích hợp cho RLĐ đẻ trứng. Khi trời ấm thì có lẽ nuôi bình thường được. Ở Hà Nội có chú AQ101 đã gây giống RLĐ. Cháu có thể liên hệ mua trứng hoặc thảo luận kinh nghiệm cũng được.
 
chú ơi cái thùng nuôi chuyên dụng chú làm tới đâu rồi ạ?. cháu đã xem các mẫu làm máng thu nhộng. Nhưng mà chỗ ống dẫn trong bồn chứa nếu làm cong sẽ tốn khá nhiều diện tích. còn nếu mà làm dọc thì khi bò đến miệng thùng chứa nhộng nó sẽ bị rơi xuống với độ cao = với độ cao của thùng chứa nhộng, như vậy chắc nó bị dập đầu ... ?? phải làm máng nghiêng như thế nào ạ ???
cháu đọc mấy trang đầu thấy họ nói cho RLĐ ăn cả cám gạo. vậy là cám khô hay là cám ẩm ạ ???
công đoạn chuẩn bị ấp như chú nói là rải 1 lớp phân gà nhão dày 1-2cm rồi cho trứng vào theo đúng tỉ lệ ,chỉ đơn giản vậy thôi ạ ?? còn công đoạn khử trùng thì sao ạ?? hay là ấp xong cứ thế tồi thức ăn vào lun ạ ??
 
Last edited by a moderator:
@hoangluanls: Đã trao đổi với cháu qua tin nhắn đt. Ở Lạng Sơn có thể mùa lạnh không thích hợp cho RLĐ đẻ trứng. Khi trời ấm thì có lẽ nuôi bình thường được. Ở Hà Nội có chú AQ101 đã gây giống RLĐ. Cháu có thể liên hệ mua trứng hoặc thảo luận kinh nghiệm cũng được.
vâng, nhưng chú cứ gửi trứng cho cháu đi ah, cũng không bao nhiêu mà, chắc là gửi 2 ngày trứng ruồi chưa nở đâu chứ chú nhỉ
 
vâng, nhưng chú cứ gửi trứng cho cháu đi ah, cũng không bao nhiêu mà, chắc là gửi 2 ngày trứng ruồi chưa nở đâu chứ chú nhỉ
Đã gởi trứng vào sáng thứ Hai. Trong ngày thứ Tư sẽ đến. Ý chú là thay vì dùng cái bồn nhựa lớn mấy trăm lít, thì mình dùng cái thùng xốp. Thay vì dùng kết nhựa 40x50cm thì dùng cái xô nhỏ 4 lít để ấp ấu trùng RLĐ rồi mới trút vô thùng xốp. Nói chung là quy mô thu gọn lại.
Vấn đề chủ yếu là mật độ. Nếu mật độ quá cao, ấu trùng sẽ bị thiếu thức ăn, bị nóng... và sẽ tìm cách bò đi. Với loại thức ăn có độ ẩm cao như vậy thì dư chất sẽ nhiều nước, và nó muốn đi thì đi thoải mái. Nuôi mật độ thấp thôi, cho ít thức ăn thôi, chứ không nó ăn không kịp sẽ phân hủy bốc mùi.
Để xem cách thiết kế đường dẫn thì rất đơn giản. Nói tóm lại là tạo một con đường có độ dốc 35º dẫn từ bề mặt nuôi ra xô hứng. Cháu Google "back soldier flies", tìm mục "Hình ảnh" sẽ ra cả vài chục mẫu thiết kế thùng nuôi của dân nuôi ruồi nghiệp dư.
Trùn nằm trong thùng xốp có chứa đất thì không sao cả. Miễn trong đó đừng sũng nước, đừng có thứ gì đó phân hủy gây nhiệt, và có chút phân bò cho nó ăn là nó sẽ ở yên trong đó.
chú ơi chính xác là khi nào nó tới nơi ạ?? cháu đợi cả ngày nay vẫn chưa thấy. Cháu thấy sốt ruột quá . ngày mai cả trường cháu nghỉ 20/11, nếu ngày mai mà chuyển tới trường thì mệt...
 
Last edited by a moderator:
@Lâm Hoàng: Ấu trùng RLĐ có thể rơi xuống từ độ cao 1m vẫn tỉnh queo. Cao hơn thì chú chưa thử. Thùng nuôi chuyên dụng thì chưa xong, vì tuần này bận quá. Cháu thử tham khảo mẫu Bug Barrack (dùng Google nhé).
Ấu trùng RLĐ có thể ăn được cám ẩm thôi. Đồ khô thì nó ăn không được.
Ấp đơn giản vậy thôi. Ấp xong thấy nó to cỡ hạt nếp, hoặc thấy nó ăn vơi thức ăn thì cho thêm thức ăn vào. Con này nó có sợ dơ gì nữa đâu mà phải khử trùng.
Chú thường gởi bưu điện vào sáng thứ hai thì trong ngày thứ Tư sẽ đến. Hà Nội, Thanh Hóa, Tây Ninh... gì cũng thế. Có hôm gởi sáng thứ Tư thì chiều thứ Năm đã đến Hải Phòng. Vấn đề phụ thuộc vào sự siêng năng của nhân viên bưu điện địa phương thôi. Họ làm biếng thì sẽ mất thêm ngày nữa.

@hoangluanls: Tuần này chú chưa kịp gởi rồi. Có lẽ phải đợi sáng thứ Hai tuần tới.
 
@Lâm Hoàng: Ấu trùng RLĐ có thể rơi xuống từ độ cao 1m vẫn tỉnh queo. Cao hơn thì chú chưa thử. Thùng nuôi chuyên dụng thì chưa xong, vì tuần này bận quá. Cháu thử tham khảo mẫu Bug Barrack (dùng Google nhé).
Ấu trùng RLĐ có thể ăn được cám ẩm thôi. Đồ khô thì nó ăn không được.
Ấp đơn giản vậy thôi. Ấp xong thấy nó to cỡ hạt nếp, hoặc thấy nó ăn vơi thức ăn thì cho thêm thức ăn vào. Con này nó có sợ dơ gì nữa đâu mà phải khử trùng.
Chú thường gởi bưu điện vào sáng thứ hai thì trong ngày thứ Tư sẽ đến. Hà Nội, Thanh Hóa, Tây Ninh... gì cũng thế. Có hôm gởi sáng thứ Tư thì chiều thứ Năm đã đến Hải Phòng. Vấn đề phụ thuộc vào sự siêng năng của nhân viên bưu điện địa phương thôi. Họ làm biếng thì sẽ mất thêm ngày nữa.

@hoangluanls: Tuần này chú chưa kịp gởi rồi. Có lẽ phải đợi sáng thứ Hai tuần tới.
ý cháu là khử trùng RLĐ lúc ấp xong ấy ạ. 1 số tài liệu nói là sau khi ấp cho vào chậu nước rửa, con còn sống sẽ nổi lên trên, pha thuốc tím với nước theo tỉ lệ 7/10000 dể làm sạch ấu trùng non trước khi cho vào nuôi, như vậy có được ko ạ??
 
@Lâm Hoàng: Vụ khử trùng này mới à nha. Chú không hiểu khử trùng để làm gì. Có thể họ thu trứng từ ngoài tự nhiên, sau đó muốn khử trùng để loại hết các mầm bệnh có thể có, rồi nuôi ra con ấu trùng sạch để sinh vật cảnh của họ ăn. Cháu nuôi để xử lý phân, rác, thì còn khử trùng để làm gì nữa. Còn mấy con ấu trùng non mà chết thì mấy con còn lại ăn hết chứ cần gì lọc ra.
Cháu nhận được trứng chưa?
 
@Lâm Hoàng: Vụ khử trùng này mới à nha. Chú không hiểu khử trùng để làm gì. Có thể họ thu trứng từ ngoài tự nhiên, sau đó muốn khử trùng để loại hết các mầm bệnh có thể có, rồi nuôi ra con ấu trùng sạch để sinh vật cảnh của họ ăn. Cháu nuôi để xử lý phân, rác, thì còn khử trùng để làm gì nữa. Còn mấy con ấu trùng non mà chết thì mấy con còn lại ăn hết chứ cần gì lọc ra.
Cháu nhận được trứng chưa?
...cháu nhận đc rồi chú ạ. cháu cảm ơn chú nhiều lắm. sáng ngày mai cháu bắt đầu ấp...hi vọng chỗ phân gà cháu pha ko quá loãng hay quá khô mà làm chết mất ấu trùng...hic hic
 
Last edited by a moderator:
@Lâm Hoàng: Ấu trùng RLĐ có thể rơi xuống từ độ cao 1m vẫn tỉnh queo. Cao hơn thì chú chưa thử. Thùng nuôi chuyên dụng thì chưa xong, vì tuần này bận quá. Cháu thử tham khảo mẫu Bug Barrack (dùng Google nhé).
Ấu trùng RLĐ có thể ăn được cám ẩm thôi. Đồ khô thì nó ăn không được.
Ấp đơn giản vậy thôi. Ấp xong thấy nó to cỡ hạt nếp, hoặc thấy nó ăn vơi thức ăn thì cho thêm thức ăn vào. Con này nó có sợ dơ gì nữa đâu mà phải khử trùng.
Chú thường gởi bưu điện vào sáng thứ hai thì trong ngày thứ Tư sẽ đến. Hà Nội, Thanh Hóa, Tây Ninh... gì cũng thế. Có hôm gởi sáng thứ Tư thì chiều thứ Năm đã đến Hải Phòng. Vấn đề phụ thuộc vào sự siêng năng của nhân viên bưu điện địa phương thôi. Họ làm biếng thì sẽ mất thêm ngày nữa.

@hoangluanls: Tuần này chú chưa kịp gởi rồi. Có lẽ phải đợi sáng thứ Hai tuần tới.
VÂNG AH, THỨ 2 GỬI CŨNG ĐƯỢC , KHI NÀO GỬI ĐƯỢC CHÚ NHẮN TIN CHO CHÁU HOẶC NHẮN QUA AGRIVIET CUNG DC AH
 
chú ơi, mình cám nhão hoặc mình rau cải cũng ấp trứng đc đúng ko ạ. phân gà nhà cháu lẫn nhiều trấu quá chắc RLĐ ko ăn nổi. trứng bị long ra khỏi miếng bìa dính hết vào thành và nắp hộp...thức ăn thì pha kiểu nhão như cháo hay nắm thành cục như mồi câu cá ạ??
mùn cưa mà xử lí = chế phẩm sinh học EM hay Biomix 1 thì RLĐ có ăn ko ạ ??bào cưa mỏng hoặc loại mà dư thừa sau khi trồng nấm ấy ạ...
chú có biết ai nuôi giun quế ko ạ. cháu muốn hỏi xem giun có ăn phân gà ko... cháu bỏ 1 nhúm nhỏ phân gà mà mấy ngày rồi chưa thấy nó ăn gì...
khoảng bao nhiêu ngày RLĐ mới nở mà nhìn thấy được ạ?? cháu có kính lúp..
 


Back
Top