Anh Mod nói gần hết rồi, đa số như trong sách Việt Chương, theo mình, cuốn sách đó chỉ tham khảo, coi chơi chứ áp dụng ko tốt lắm vì quá chung chung... Nhưng đồng ý là chim ở 1 mình thì chúng sẽ buồn thật, và đa số các loài chim nhỏ dễ giật mình, YP ko riêng gì. Tiếp thêm nữa là, YP trống sẽ có mũi xanh nếu là màu lông xanh và sẽ hồng khi lông vàng hoặc trắng. Nhưng nói chung là cũng tùy con, mình có 1 con nuôi hơn năm rồi mà ko biết trống mái thế nào luôn. Mắt đen như chim non, mũi hồng, lông vàng xanh. Ah chim càng lớn, sẽ càng có nhiều tròng trắng mắt. Con đấy thì rất to con, mua về làm giống mà ko thấy nó tỏ vẻ gì muốn kết bạn với con nào, cứ im im mà sống vậy thôi. Trống thường rất năng động, bay lung tung, kêu ầm ĩ. Chú chàng thường xù đầu, miệng kêu liên hồi ve mái. Dễ nhìn lắm nếu đã có tí kinh nghiệm. Còn về ăn uống thì YP rất dễ, kê ăn quanh năm cũng được, nếu thích thì cho thêm lúa, cám gà, chim sẽ sung hơn. Còn rau xanh thì ko thể thiếu, tuần ít nhất 3 lần. Rau muống, xà lách đều ổn. Ko có chất xanh, chim sẽ phá lông nhau đấy. Chim đang nuôi con sẽ ăn lông ống chim non. YP nếu nuôi thành đàn, chúng sẽ khỏe hơn, vì YP có tập tính họp đàn mà. La chói lói, rượt nhau, bay thành đám rất vui mắt. Mình có 1 đàn YP nuôi trong aviary rất vui, rộn ràng lắm. Mình làm ổ trái dừa khô cho chúng, rất bền chắc là rất lâu hư. Trước mình có mua ổ ván ép bán sẵn nhưng ko kịp đẻ lứa nào thì đã tanh banh rồi. Loại này dễ thấm nước nên mau mục, mình khuyên là ko nên mua, cứ tự làm cho rẻ. Mua dừa khô, khoan lỗ vừa mình chim, ngâm nước bỏ cái, để khô, khoan lỗ làm móc. Thế là xong, muôn đời, chỉ hư khi làm rơi, mà thường chỉ nứt, nhưng vẫn xài đươc nếu ko quá tệ. Chú ý số lượng tổ ít nhất phải nhiều gấp 2 số lượng chim mái. Mình có 3 mái đẻ, để 6 ổ nhưng vẫn choảng nhau ra trò vì 1 cái tổ ưa thích. Và trong thời gian chim mẹ chiếm ổ, con mái nào lại gần đều ko xong, con mái thua sẽ phải ở đầu kia của cái chuồng. Từ từ yên chỗ, chúng sẽ bình thường trở lại trước khi đẻ cái trứng đầu tiên. YP nhà mình toàn đẻ trong ổ gáo dừa. Khuyết điểm là chật, nếu 4-5 con là chật lắm, nên người nuôi phải can thiệp bằng cách san ổ nếu có con mái khác cũng đang nuôi con. Còn nữa, ổ chim rất dơ nếu chim mẹ ko biết dọn phân cho con. May mắn là mình có 2 con biết dọn phân nên ổ nuôi 5 con mà vẫn ổn, chúng sẽ dạy nhau kĩ năng ấy. Lúc đầu chỉ có 1 con biết chuyện đó, giờ là 2. Còn 1 con nữa làm ổ trong kẹt tường ko ktra được, nó cắn lủng tường đá ép, giữa cục đá có 1 cái lỗ, làm tổ trong ấy. Mình chỉ có 3 con mái đang đẻ, trước nhiều lắm nhưng có dạo cho ăn quên đóng cửa, chim xổng nhiều lắm, uổng, đa số chim xổng là con tốt, đang đẻ ko à. Lan man quá, trở lại í chính. Kĩ thuật dồn ổ chim cũng rất quan trọng, chim con dồn ổ phải có màu tương tự với những con trong tổ mới, nếu chỏi màu thì có thể sẽ có kết quả đáng tiếc, chim con còn đỏ hỏi thì vô tư. YP nhà mình đang đút con, vô đuổi ra, dồn con, ko sao hết, vô đút tiếp như thường. Mới đợt vừa rồi mình có 2 con đẻ 1 lúc, 1 ổ 8 trứng, 1 ổ 6. Thế mà nở 1 bên 6-7 con, 1 bên 3-4 con. Thế là dồn, nhưng chúng ko nở cùng lúc nên phải lựa sao cho chim non trong ổ phải sàn sàn nhau, tránh trường hợp con lớn mạnh giành hết đồ ăn. Vậy mà mấy con nở cuối bé quá, giành ko lại, thế là đi. Ra ổ được 8 con, là thành công rồi, nếu ko can thiệp, chết còn nhiều nữa vì con mới nở nhỏ quá dễ bị mấy con lớn đạp chết. 1 ổ dồn toàn con to, chim mẹ nuôi ngắn nhưng đút chít dzịt, còn ổ kia nuôi lâu nhưng khỏe hơn, tí ti ko à. Chim con thì khoảng 1 tháng là bay chập choạng rồi, độ trước đó 1-2 tuần chim con dễ rơi ra khỏi ổ lắm vì tụi nó rướn ra ngoài đòi ăn, chen lấn. Nên phải chú ý lụm chim con. Con nào lớn, đuôi dài khoảng gần ngón út là bắt ra nuôi riêng cho chim mẹ đỡ công. Chim con nhốt chuồng nhỏ, cho ăn kê trong dĩa trẹt, nước cũng vậy, được thì bắt thêm 1 con lớn nào đó nhốt chung cho chim con bắt chước ăn. Khoảng 1 tuần là thả chuồng chung được rồi. Còn nếu bạn nuôi riêng từng cặp, trong lồng nhỏ cho đẻ thì dễ hơn, chim con rớt ra ko chết. Nhốt chung chim non với chim bố mẹ là ổn rồi. Chim non 2 tháng là khỏe, khỏi lo nữa, khoảng 3 tháng là tập tọe yêu. Cứ thế thôi. Kinh nghiệm nuôi chim trong aviary đấy, còn nhiều mấy cái lặt vặt nữa ko nhớ nhưng bạn nên tự tìm tòi thêm, đúc kết kinh nghiệm cho riêng mình, đó mới là 1 phần cái thú chơi chim. Nếu có cái j bạn thấy ko áp dụng được trong điều kiện của bạn, cứ đưa lên, mọi người sẽ giúp đỡ bạn để có 1 cái bắt đầu tốt hơn.