Một số điểm cần lưu ý khi nuôi chim bồ câu

  • Thread starter tiduta
  • Ngày gửi
Chim bồ câu là giống gia cầm được nuôi dưỡng và thuần hoá khá lâu đời ở nước ta. Thịt bồ câu ngon và bổ dưỡng vì vậy ngoài mục đích nuôi chim bồ câu cảnh người ta còn nuôi chim bồ câu theo hướng lấy thịt cho hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay giống bồ câu cho năng suất cao là giống chim câu Pháp. Kỹ thuật nuôi chim câu Pháp theo hướng lấy thịt như sau:
Chuồng nuôi:
Diện tích chuồng nuôi chim bố mẹ mỗi ô dài 60 cm, rộng 40 cm và lót 2 ổ cho chim mái vì đang giai đoạn nuôi con chim mái đã đẻ lứa tiếp theo.
Chuồng có thể làm bằng gỗ, có nhiều ô, mỗi ô nên nuôi một đôi chim sinh sản, hoặc có thể tận dụng mái hiên nhà đã được lợp chống nóng ở trên để làm chuồng nuôi chim. Pphải đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, chống được chuột mèo vào phá hoại tạo điều kiện thuận lợi cho chim đẻ, ấp trứng và nuôi con.
Với vùng núi cao chuồng chim không nên đóng cố định một hướng, mà để trên trụ xoay hoặc để trên một giá gỗ đỡ có thể xoay chuồng đi các hướng được. Tuy nhiên cần có dây buộc chặt mỗi khi xoay theo hướng đã vừa ý. Mục đích xoay chuồng để chống gió lạnh, gió thổi thốc mạnh, mưa tạt. nếu là mùa đông thì quay cửa chuồng hướng nam hơI chếch đông một chút, mùa mưa xoay hướng đông bắc để hứng nắng buổi sớm, tối kỵ là quay chuồng hướng tây.
Chăm sóc:
Khi chim được 20 - 21 ngày tuổi tách mẹ nuôi theo hướng nhồi vỗ béo.
Mật độ nuôi 45 - 50 con/m<sup>2</sup>.
Thức ăn nhồi: 80% ngô, 20% đậu xanh. Cho chim ăn no 2 bữa vào buổi sáng và tối.
Cần bổ sung thêm lượng khoáng, vitamin và các loại thuốc bổ khác thông qua nước uống hàng ngày.
Trọng lượng chim lúc 28 ngày tuổi (ra giàng) 530 - 580 gam/con. Tỷ lệ sống 94 - 99%.
Chim bố mẹ có thể sử dụng thóc, ngô, đỗ tương, cơm nguội làm thức ăn. Để chim không bỏ đi nên định kỳ 3-4 ngày cho chim ăn muối hoặc đường. Có thể ngâm thức ăn vào trong nước đường hoặc muối nhạt, có thể định kỳ cho chim ăn đậu tương rang chín.
Để chim khoẻ mạnh sinh trưởng phát triển tốt cần vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, cứ một tuần dọn chuồng một lần.
Chim có thể mắc một số bệnh sau: Bệnh đậu, bệnh viêm đường hô hấp, bệnh thương hàn, bệnh giả lao, bệnh giun đũa, bệnh giun diều, bệnh cầu trùng, bệnh nấm diều... Khi có chim bị bệnh cần cách ly và điều trị kịp thời.

<!--Tac gia-->
Thanh Nhàn - TTKN Yên Bái
 




Back
Top