Một số thông tin về " Cá Tầm"

Hình thái phân lọai, phân bố của cá tầm

Cá tầm (Sturgeon) thuộc gia đình cá Acipenseridae, một loài cá được xem là 'bán khai' (primitive). Cá có thân dài và rất thuôn, di chuyển nhiều và thay đổi vùng sinh thái. Cá tầm có thể cân nặng đến hơn 1 tấn và dài trên 4m. Cá xuất hiện trên trái đất khoảng hơn 100 triệu năm trước, và hiện chia làm 4 chủng loại khác nhau gồm 25 loài, bao gồm cá tầm trắng, cá tầm mũi ngắn, cá tầm sao, beluga và sterlet. Vài loài chỉ sinh sống nơi vùng nước ngọt, có loài sống ngoài biển khơi nhưng bơi ngược trở về sông để đẻ trứng. Cá tầm không chỉ là loài cá nước ngọt lớn nhất mà còn là loài sống lâu nhất: Có con sống đến hơn 150 tuổi. Tuổi của cá phù hợp với chiều dài thân cá: Cá 12 tuổi dài chừng 1,2 m; và cá 20 tuổi chừng 1,8 m. Cá chỉ gặp ở vùng Bắc Bán Cầu và thường gặp tại Bắc Ðại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương, Vùng Biển Caspian, Biển Ðen, tại nhiều sông và hồ như sông Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga.

Cũng như cá đuối, cá mập, cá tầm thuộc loại cá không xương: bộ xương chỉ là những sụn. Thân cá hình ống gồm 5 hàng xương gai (sụn), da dầy, nhám không vảy, màu sắc thay đổi tùy loài, tuổi và tùy vùng sinh thái. Ðuôi cá dạng chia chẻ đôi. Miệng cá nhỏ nằm ngang, không răng; mũi dài nhọn có 4 râu hình trụ cứng, dùng quậy để kiếm mồi.

Cá tầm Sterlet
Tên khoa học: Acipenser ruthenus (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh:
Tên tiếng Việt: cá tầm Sterlet
catamster.jpg



Lòai cá tầm Sterlet sống ở biển Caspian, Biển Đen, Azov, Baltic, …di cư vào các sông như Volga, Đa nup để sinh sản hàng năm. Cá tầm Sterlet có thể nặng đến 16 kg, dài từ 100-125 cm, có màu xám ở mặt lưng và hơi vàng ở mặt bụng. Nguồn thức ăn chủ yếu của cá là động vật đáy như giáp xác, giun, ấu trùng côn trùng, nhuyễn thể. Cá có tuổi thọ từ 22-25 năm. Tuổi thành thục của cá cái từ 3-7 năm và cá đực từ 5-12 năm. Sức sinh sản từ 15000-44000 trứng/cá mẹ. Thời gian sinh sản từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 6 khi nhiệt độ nước dao động từ 12-17oC. Cá tầm Sterlet được dùng để tạo con lai như:
  • Sterlet x Beluga (Huso huso) = (Bester)
  • Sterlet x Siberian [Russian (Acipenser gueldenstaedtii)]
  • Sterlet x Diamondback
Tên khoa học: Acipencer gueldenstaedtiiBrandt, 1833
Tên tiếng Anh: Rusian Sturgeon
Tên tiếng Việt: cá tầm Nga
Cá tầm Nga phân bố chủ yếu ở Azerbaijan, Bulgaria, Georgia, Iran, Kazakhstan, Romania, Russia, Thổ nhĩ kỳ và Ukraine. Lòai cá này có thể lớn cỡ 190 cm và 113 kg. Cá tầm Nga không thể sinh sản và thành thục sớm nên trong tự nhiên quần đàn của chúng rất nhỏ, được xếp vào sách đỏ thế giới mức báo động đỏ EN. Cá tầm Nga là loài lớn (cá trưởng thành dài cỡ 1,7 m, có thể lớn đến 5,5 m nặng 200 kg), sống trong vùng Biển Ðen, Azov, và Caspian, đẻ trứng trong sông. Mõm ngắn và bằng.
Tên khoa học: Acipencer baerii Brandt, 1833
Tên tiếng Anh: Siberian Sturgeon
Tên tiếng Việt: cá tầm Siberi


Những bước đi ban đầuNăm 2005 Viện nghiên cứu NTTS I đã nhập 25.000 trứng cá tầm về Sapa cho ấp nở. Số lượng cá giống thu được là 4000 con và đưa ra nuôi thử tại Hải Dương, Yên Bái, Lào Cai.
Cuối năm 2007, được sự hướng dẫn của các chuyên gia Nga, Công ty Hà Quang (Lâm Đồng) đã cho ấp nở 2 đợt 3 giống cá tầm là cá tầm Nga, cá tầm Xibêri và cá tầm Stialet với tổng số cá con là 100.000 con.

Tháng 3/2008, với sự giúp đỡ của chuyên gia Ukraina, Viện Nghiên cứu NTTS I đã phối hợp với Viện Nghiên cứu NTTS III ấp nở với số lượng lớn trứng cá tầm, ương được khoảng 300.000 con giống tại xã Đạ Chais, Klong Klanh, Lạc Dương (Lâm Đồng). Tỉ lệ nở đạt khỏang 70% và tỉ lê ương đến cá cỡ 10-15 cm khỏang 50%.
Tháng 4/2006, Viện nghiên cứu NTTS III thử nghiệm nuôi ở Đà Lạt một số ít cá tầm cỡ lớn (2 kg/con) nhập về từ Sapa. Cá có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Đến nay đạt trọng lượng từ 10-15 kg/con.
Những đề tài nghiên cứu đã được duyệt
Bộ NN&PTNT đã cho triển khai đề tài cấp bộ “Nghiên cứu công nghệ nuôi thương phẩm cá hồi (Oncorhynchus mykiss) và cá tầm (Acipencer baerii)” do Viện Nghiên cứu NTTS I chủ trì thực hiện từ 2006-2008. Đề tài mới triển khai nội dung nuôi thương phẩm cá hồi vân còn nội dung nghiên cứu công nghệ nuôi thương phẩm cá tầm chưa triển khai được do chưa chủ động được con giống.
Tỉnh Lâm Đồng đã đưa chương trình phát triển nuôi cá nước lạnh vào Nghị Quyết số 57/2006/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII kỳ họp thứ VIII. Tỉnh đã qui họach vùng nuôi cá nước lạnh tập trung 180 ha ở Lạc Dương để kêu gọi vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạm giao diện tích 2 ha ở Vườn Quốc gia Bidúp, Núi Bà cho Viện Nghiên cứu NTTS III xây dựng trạm nghiên cứu cá nước lạnh (trực thuộc Trung tâm Quốc gia giống nước ngọt Miền Trung).
Năm 2007, Sở NN&PTNT Lâm Đồng cấp kinh phí cho Viện Nghiên cứu NTTS III thực hiện mô hình nuôi thử nghiệm cá tầm xiberi trong ao và lồng ở Đà Lạt và Đức Trọng (Lâm Đồng), kết quả sau 7 tháng nuôi cá đạt kích thước 2-3 kg/con, tốc độ tăng trưởng trung bình 600-700 g/tháng. Năm 2006-2007, chương trình nuôi thử nghiệm cá nước lạnh của tỉnh Lâm Đồng giao cho Viện Nghiên cứu NTTS III phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng thực hiện thành công đã khẳng định chủ trương trên của tỉnh là đúng đắn.
Chương trình KC07/06-10 đã cho triển khai đề tài “Nghiên cứu công nghệ, thiết bị chế biến cá hồi vân và cá tầm bằng phương pháp xông khói” do Viện Nghiên cứu NTTS I chủ trì từ 2008. Nhiệm vụ này vừa mới được triển khai.
Về công nghệ nuôi cá tầm hiện tại và lựa chọn công nghệ thích hợp
Định hướng loài cá nên nhập vào Việt nam
Như trên đã nói, nghề nuôi cá tầm trên thế giới được quan tâm chủ yếu ở nước Nga. Đã có một thời ở Liên xô cũ người ta đã xây dựng một viện nghiên cứu riêng về cá tầm ở Astrakhan. Ở Nga người ta nuôi cá tầm với nhiều mục đích khác nhau: sản xuất cá thịt, sản xuất caviar, bán trứng cá thụ tinh, bán cá giống, thả giống ra tự nhiên để khôi phục và phát triển nguồn lợi.
Cần phải nói thêm rằng do giá cá thịt cao nên cho dù cá tầm là thực phẩm truyền thống của người Nga thì trừ những ngày đặc biệt hoặc ở các nhà hàng sang trọng thì đại đa số người Nga cũng chỉ ăn cá tầm vào những ngày như vào dịp năm mới hoặc cưới xin. Chính vì vậy sản lượng cá thịt tiêu thụ ở Nga cũng không nhiều.
Các nước Tây Âu và Mỹ không có tập quán ăn thịt cá tầm như ở Nga vì vậy người ta chỉ chú ý đến việc nuôi để lấy trứng làm caviar, nuôi để bán cá thịt chỉ là mục tiêu phụ.
Ngoài ra một số nước có nguồn cá tầm tự nhiên phân bố như Mỹ, Canada, Trung Quốc việc nuôi cá tầm còn nhằm mục đích khôi phục và bảo vệ nguồn lợi nên kỹ thuật sản xuất và ương nuôi cá giống để thả ra tự nhiên được ưu tiên phát triển kể cả những loài ít giá trị kinh tế.
Mục tiêu của việc di nhập cá tầm vào nuôi ở Việt Nam là tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có để phát triển loài cá quí nước lạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Do vậy ta chỉ nhập những loài có giá trị kinh tế cao, tốc độ lớn nhanh và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Số liệu trình bày ở bảng 6 cho thấy cá có tốc độ lớn nhanh nhất là cá beluga năm đầu tiên đã có thể đạt 1,9 – 3,2 kg, năm thứ hai là 4,7 – 6,9 kg và năm thứ 3 là 7,0 – 10,2 kg. Tuy nhiên loài cá này có tuổi thành thục rất muộn (10 – 15 năm) do vậy nếu nuôi nó thì hàng năm vẫn phải nhập trứng cá thụ tinh từ Nga nên sẽ có nhiều rủi ro và rất khó thực hiện.
Loài cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii) năm đầu tiên 1,2 – 2,2 kg, năm thứ hai đạt 2,4 – 3,8 kg và năm thứ 3 đạt 4,0 – 6,5 kg. Loài này có ưu điểm là chất lượng trứng cá đứng vào hàng đầu trong số các loài cá tầm nuôi. Trong điều kiện nuôi trong ao cá tầm Nga cũng thành thục sớm (3 – 4 tuổi). Đây là loài cá có triển vọng phát triển cho việc nuôi cá thịt, bán trứng và bán cá giống.
Loài cá tầm Sibêri (Acipenser baerii) có tốc độ lớn như cá tầm Nga hoặc nhanh hơn đôi chút. Giá trị của thịth và trứng cá không khác lắm so với cá tầm Nga. Do tuổi thành thục loài cá này chậm so với cá tầm Nga nên trước mắt chưa nên nhập loài cá này. Hoặc nếu có nhập cũng nên dừng ở mức lưu giữ để làm vật liệu chọn giống sau này.
Loài beste nguyên là con lai giữa cá beluga và cá steliat hiện được coi là loài mới, có thể sinh sản bình thường. Loài này có tốc độ lớn khá nhanh. Năm đầu tiên đạt 1,7–3,2 kg, năm thứ hai đạt 4,3–6,3 kg và năm thứ 3 đạt 7,5 – 11,0 kg. Ngoài tốc độ lớn nhanh loài này còn thành thục sớm. Trong điều kiện bình thường ở miền Nam nước Nga cá beste 4 tuổi đã thành thục và có thể sinh sản bình thường. Giá trị trứng và thịt cá beste không khác gì với cá osestra. Trong điều kiện Việt nam nhiệt độ nước thường xuyên cao nên tuổi thành thục còn có thể thấp hơn. Vì vậy cá beste là loài nên nhập và gây giống ở Việt nam.
Ngoài ra, cá tầm thìa Mỹ (Polyodon spatula) là loài đặc hữu của lục địa châu Mỹ phân bố khá rộng ở các sông lớn đổ ra biển phía đông của Hoa Kỳ cũng là loài nên cân nhắc để nhập. Cá tầm thìa là loài cá tầm duy nhất ăn đông vật phù du rất thích hợp cho việc thay thế cá mè hoa hiện ít có giá trị kinh tế. Cá tầm thìa không những thịt cá có chất lượng tốt mà trứng cá tầm thìa cũng có giá trị gần ngang với trứng cá tầm khác. Nhiều nước cũng đã nhập cá tầm thìa của Mỹ về nuôi trong đó có Nga và Trung quốc (là những nước vốn có cá tầm bản địa) và đã cho đẻ thành công không cần phải nhập trứng cá thụ tinh từ Mỹ.
Tóm lại những loài cá tầm trước mắt nên nhập vào Việt nam có thể là cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtiiHuso huso x A. stellatus). Tiếp sau có thể nhập thêm cá tầm Siberi (Acipenser baerii) và cá tầm thìa (Polyodon spatula).), cá tầm beste (
Công nghệ sản xuất giống
Xây dựng đàn cá bố mẹ
Ở những nước có cá tầm tự nhiên phân bố, công nghệ sản xuất cá giống thường dựa vào nguốn cá bố mẹ tự nhiên. Người ta đánh bắt cá bố mẹ trên đường di cư đi đẻ tiến hành thụ tinh và ương ấp trong điều kiện nhân tạo. Công việc này được tiến hành thường xuyên ở những nước có nguồn cá tầm tự nhiên như Nga, Mỹ, Iran, Trung Quốc v.v...
Công nghệ sản xuất giống tuỳ thuộc vào trình độ và điều kiện của mỗi nước mà sử dụng với mức độ khác nhau. Đơn giản nhất là bắt cá trên đường cá đi đẻ, cho thụ tinh nhân tạo, sau đó tiến hành ương nuôi đến giai đoạn cá giống rồi thả ra tự nhiên. Tuy nhiên hiệu quả công việc này không cao vì rất khó bắt được cá bố mẹ đúng thời điểm thành thục để tiến hành thụ tinh nhân tạo. Do bị hạn chế bởi số lượng cá bố mẹ đánh bắt được và mức độ thành thục của chúng không đều nên lượng cá giống thu được thường không được nhiều và chất lượng con giống không ổn định. Công nghệ này thường chỉ dùng trong điều kiện thí nghiệm hoặc với mục đích khôi phục nguồn lợi. Hiện nay ở Trung Quốc vẫn còn sử dụng phương pháp này để khôi phục nguồn lợi loài cá tầm bản địa.
Trên cơ sở công nghệ trên người ta tiến đến bắt cá bố mẹ nuôi tạm một thời gian cho đến khi thành thục hẳn mới tiến hành cho đẻ. Nhờ kết hợp với biện pháp tiêm kích thích tố nên số lượng cá bố mẹ nhiều hơn, thời gian cho đẻ chủ động và kết quả ổn định hơn nhiều so với phương pháp trên.
Biện pháp này được áp dụng ở sông Volga thời kỳ nhà nước Liên xô. Hàng năm một lượng lớn cá bố mẹ cá tầm ngược dòng vào sông Volga đi đẻ. Số cá này bị giữ lại dưới chân đập thuỷ điện chắn ngang sông tạo nên một ngư trường lớn cá bố mẹ ở đây. Một số nhà máy sản xuất cá giống lớn được xây dựng tại chỗ. Những cá thể thành thục bắt được có thể cho đẻ ngay. Cá thể chưa thành thục thì tiêm kích thích tố rồi thả nuôi tạm, sau một thời gian ngắn sẽ cho đẻ. Công nghệ này cho phép giảm một lượng lớn kinh phí để nuôi cá bố mẹ đồng thời sản xuất ra một lượng cá giống lớn đủ để vừa thả ra tự nhiên vừa để nuôi làm cá thịt. Tuy nhiên ta không áp dụng được công nghệ này vì ta không thể có cá bố mẹ tự nhiên như vậy.
Ở một số nước nhập cá tầm về nuôi muốn chủ động nguồn cá giống đều phải dựa vào nguốn cá bố mẹ chọn ra từ đàn cá nuôi thương phẩm. Do cá tầm có tuổi thành thục muộn (4 – 6 năm hoặc hơn nữa) nên việc nuôi cá bố mẹ rất tốn kém và phải chờ đợi lâu cho đến khi cá thành thục nên một số nước ở châu Âu thường chọn giải phải pháp mua trứng cá đã thụ tinh hoặc mua cá giống từ các nước Nga, Iran hay Ukraina. Theo Michail Chebanov (2001) thì hàng năm Nga bán 6 triệu trứng cá tầm đã thụ tinh cho các nước Đức, Ba lan, Italy, Hungary, Tây ban Nha, Trung Quốc cho đến tận Ecuador. Ở Mỹ và Canada nguồn cá tầm bố mẹ trong tự nhiên hầu như cạn kiệt nên việc sản xuất giống đều phải dựa vào đàn cá nuôi.
Cần nói thêm rằng muốn cá bố mẹ sau khi qua đông thành thục tốt lại phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi vỗ. Cá bố mẹ được chọn ra từ đàn cá nuôi thương phẩm phải được nuôi trong điều kiện nước chảy với thức ăn không quá nhiều chất béo. Cá nuôi trong điều kiện nước tĩnh, cho ăn nhiều chất béo làm cho tuyến sinh dục phủ đầy mỡ không chuyển hoá thành trứng và sẹ được. Theo kinh nghiệm của Nga để kích thích cá chóng thành thục cần cho cá hoạt động trong môi trường nước chảy và cho ăn thêm thức ăn tươi sống như cá tươi xay trộn với thức ăn viên. Theo Panomarov (2008) thì khẩu phần ăn cho cá bố mẹ chỉ cần dưới 2%, trong đó hàm lượng protein là 40 – 50 % nhưng hàm lượng mỡ không quá 15% tốt nhất là 10 – 12%.
Cá tầm hiện nay được cho ăn bằng thức ăn viên chuyên dùng cho cá hồi nhập từ Phần lan là không đạt yêu cầu vì các lý do sau đây:
Thức ăn dùng cho cá hồi có hàm lượng prôtêin cao so với nhu cầu của cá tầm nên giá thành cao lãng phí không cần thiết.
Thức ăn được sản xuất để nuôi cá hồi ở vùng nước lạnh đòi hỏi hàm lượng mỡ cao. Lượng mỡ này trở nên quá dư thừa đối với cá tầm nên hạn chế khả năng phát dục của cá tầm.
Thức ăn nhập khẩu với giá thành cao nhưng lại phải nhập nhiều cùng một lúc. Việc thức ăn có hàm lượng mỡ cao lại để lâu ngày trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao ở Việt nam nên chóng bị phân huỷ nên cá ăn vào dễ bị ngộ độc, sinh bệnh.
Vì thế cho nên cần nhanh chóng sản xuất thức ăn thích hợp tại Việt nam. Như vậy, vừa giảm được giá thành cá nuôi vừa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá một cách tốt nhất.
Công nghệ qua đông nhân tạo
Cá bố mẹ đến tuổi thành thục đòi hỏi phải trải qua thời gian mùa đông nhất định thì buồng trứng mới chuyển sang giai đoạn IV và cho đẻ được. Ở một số nước châu Âu điều kiện mùa đông gần giống với nước Nga nên cá bố mẹ đến tuổi thành thục sau mùa đông có thể cho đẻ được và cá thành thục muộn như ở Nga.
Tuy nhiên trong điều kiện nhiệt đới ở nước ta không thể có mùa đông như tính di truyền của loài yêu cầu. Để có cá bố mẹ đủ tiêu chuẩn sinh sản nhân tạo (và cho trứng làm caviar) các nhà khoa học Nga đã thành công trong việc cho cá trú đông nhân tạo đối với cá nuôi ở miền Nam nước này. Biện pháp cụ thể là đem cá đã đủ tuổi thành thục vào nuôi trong bể nước tuần hoàn và hạ nhiệt độ đến nhiệt độ trú đông của loài trong thời gian 15 – 20 ngày. Sau đó nâng dần nhiệt độ nước lên nhiệt độ thích hợp cho cá đi đẻ và tiến hành tiêm kích thích tố và thụ tinh nhân tạo.
Vì vậy nếu chúng ta muốn cá tầm thành thục có trứng để sản xuất caviar cũng như sản xuất cá giống tất nhiên phải xây dựng một khu vực dành riêng để cho cá bố mẹ qua đông. Công việc này được thực hiện trong điều kiện nuôi nước tuần hoàn qui mô nhỏ. Hệ thống nuôi này không quá phức tạp vì thời gian cá qua đông không cần phải cho ăn nên yêu cầu bộ lọc sinh học không lớn. Vấn đề cần giải quyết là khu nuôi phải có thiết bị cách nhiệt tốt, thiết bị làm lạnh nước phải đạt hiệu quả cao đồng thời tiết kiệm năng lượng đến mức tối đa. Đây là khâu then chốt quyết định hiệu quả kinh tế của việc di nhập và nuôi cá tầm ở nước ta.
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tầm không khác lắm đối sinh sản cá chép. Điều quan trọng quyết định kết quả của kỹ thuật sinh sản nhân tạo là xác định đúng thời điểm tiêm kích thích tố và thời điểm rụng trứng để tiến hành thụ tinh nhân tạo. Kỹ thuật này đối với các kỹ thuật viên của ta đều có thể thực hiện một cách thành thạo (xem phần 4.2 và 4.3). Điểm mới trong kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tầm là biện pháp rạch một đường nhỏ ở bụng để lấy trứng sau đó khâu lại mà vẫn đảm bảo cá còn sống và cho trứng vào năm sau.
Quá trình thao tác để lấy trứng và sẹ nên sử dụng thuốc gây mê để tránh tổn thương cá và thuận lợi trong thao tác. Đây là công việc mà cán bộ kỹ thuật của ta chưa quen nhưng khi tiếp xúc với cá bố mẹ cá tầm nặng hàng vài chục kg thì việc sử dụng thuốc gây mê là không thể tránh và đòi hỏi phải quen dần với kỹ thuật này. Việc gây mê cá có thể bơm dung dịch gây mê trực tiếp vào mang cá như vậy cá sẽ nhanh bị mê và rút ngắn thời gian thao tác (hình 8).

NHỮNG LÒAI CÁ TẦM ĐANG NUÔI Ở VIỆT NAM

Cá tầm (Sturgeon) thuộc họ Acipenseridae, có nguồn gốc ôn đới. Cá tầm xuất hiện trên trái đất khoảng hơn 100 triệu năm trước và hiện chia làm 4 chủng loại khác nhau gồm 25 loài, trong đó nuôi phổ biến là cá tầm Siberi, cá tầm Nga, cá tầm sao, cá tầm lai beluga và sterlet. Cá tầm chỉ gặp ở vùng biển ôn đới và thường gặp tại Bắc Ðại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương, vùng biển Caspian, biển Ðen, tại nhiều sông và hồ như sông Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga. Cá tầm là lòai di cư nên chúng di chuyển nhiều và dễ thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau, vì thế cá tầm được di nhập vào nhiều nước ở Châu Âu, châu Mỹ và Châu Á.
Theo thống kê của FAO thì sản lượng cá tầm tự nhiên giảm sút rất nhanh do việc khai thác cá làm thực phẩm và lấy trứng đen Caviar (từ 32.078 tấn năm 1978 đến năm 2000 chỉ còn 2.000 tấn). Từ năm 1997 hầu hết các loài cá tầm đã được liệt vào phụ lục I và phụ lục II của Công ước CITES và bắt đầu có hiệu lực từ 1/4/1998. Thỏa thuận này đã hạn chế nghiêm ngặt việc khai thác và buôn bán cá tầm. Nguồn lợi cá tầm giảm sút đã kích thích nghề nuôi cá tầm của thế giới trong thời gian 10 năm trở lại đây. Nghề nuôi cá tầm để sản xuất caviar và bán trứng cá thụ tinh trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trên thế giới, nhất là ở những nước có tiềm năng kinh tế và kỹ thuật tiên tiến như Pháp, Đức, Bỉ, Mỹ, Trung Quốc, ...
Ở Việt Nam, đề tài thử nghiệm di giống và nuôi cá tầm Nga được thực hiện đầu tiên năm 2000 tại Đà Lạt do TS. Nguyễn Quốc Ân, Viện Nghiên cứu NTTS III chủ trì. Tuy nhiên, do qui định của CITES, nước Nga cấm nghiêm ngặt việc xuất trứng cá tầm nên đề tài đã dừng lại vì không nhập được trứng thụ tinh về ương ấp. Năm 2003-2004, Viện NCNTTS I thông qua dự án hợp tác với Phần Lan đã đưa được trứng cá tầm Siberi và cá tầm Nga về nuôi thử nghiệm tại Sapa thành công. Năm 2006, cá giống từ miền Bắc đã được chuyển vào nuôi ở Đà Lạt, từ đó một số doanh nghịêp đã mở rộng qui mô nuôi cá tầm. Năm 2007-2008, Công ty Cá tầm Việt Nam đã sản xuất được gần 100 tấn cá tầm tại Hồ Tuyền Lâm và Đạ Nhim, đem lại nguồn thu đáng kể. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá tầm thương phẩm trong nước khá lớn, vì vậy nghiên cứu phát triển các lọai hình nuôi mới, đặc biệt nuôi công nghiệp để tận dụng nguồn nước lạnh và diện tích nuôi là cần thiết.
Những loài cá tầm đã thử nghiệm nuôi ở Việt Nam là:
1. Cá tầm Sterlet
Tên khoa học: Acipenser ruthenus (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh: Sterlet Sturgeon
NhungLoaiCaTamDangNuoiOVN1.jpg
<TABLE cellPadding=0 align=left border=0><TBODY><TR><TD vAlign=top>Ngành:




</TD><TD vAlign=top>Chordata




</TD></TR><TR><TD vAlign=top>Lớp:




</TD><TD vAlign=top>Actinopterygii




</TD></TR><TR><TD vAlign=top>Bộ:




</TD><TD vAlign=top>Acipenseriformes




</TD></TR><TR><TD vAlign=top>Họ:




</TD><TD vAlign=top>Acipenseridae




</TD></TR><TR><TD vAlign=top>Chi:




</TD><TD vAlign=top>Acipenser




</TD></TR><TR><TD vAlign=top>Lòai:




</TD><TD vAlign=top>A. ruthenus




</TD></TR></TBODY></TABLE>





(trích nguồn: http://upload.wikimedia.org/wikimedia/commons/7/71/Acipencer_Ruthenus_Linnaeus_1758_sterlet.jpg)




Lòai cá tầm Sterlet sống ở biển Caspian, Biển Đen, Azov, Baltic, …di cư vào các sông như Volga, Đa-nup để sinh sản hàng năm. Cá tầm Sterlet là loài cá tầm cỡ nhỏ nhất trong họ cá tầm, con lớn nhất nặng 16 kg, dài từ 100-125 cm. Nguồn thức ăn chủ yếu của cá là động vật đáy như giáp xác, giun, ấu trùng côn trùng, nhuyễn thể. Cá có tuổi thọ từ 22-25 năm. Tuổi thành thục của cá cái từ 3-7 năm và cá đực từ 5-12 năm. Sức sinh sản từ 15000-44000 trứng/cá mẹ. Thời gian sinh sản từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 6 khi nhiệt độ nước dao động từ 12-17oC. Cá tầm Sterlet được dùng để tạo con lai như:
  • Sterlet x Beluga
  • Sterlet x Siberian
  • Sterlet x Diamondback
2. Cá tầm Nga
Tên khoa học: Acipencer gueldenstaedtiiBrandt, 1833
Tên tiếng Anh: Russian Sturgeon
Cá tầm Nga phân bố chủ yếu ở AzerbaijanCá tầm Nga là loài lớn, sống trong vùng Biển Ðen, Azov, và Caspian, đẻ trứng trong sông. Mõm ngắn và bằng., Bulgaria, Georgia, Iran, Kazakhstan, Romania, Nga, Thổ nhĩ kỳ và Ukraine. Lòai cá này có thể lớn cỡ 190 cm nặng 113 kg. Cá tầm Nga không thể sinh sản và thành thục sớm nên trong tự nhiên quần đàn của chúng rất nhỏ, được xếp vào sách đỏ thế giới mức báo động đỏ EN.
NhungLoaiCaTamDangNuoiOVN2.jpg

Cá tầm Nga nuôi tại Lạc Dương, Lâm Đồng (cá 3 năm tuổi, trọng lượng 8 kg)
3. Cá tầm Siberi
Tên khoa học: Acipencer baerii Brandt, 1833
Tên tiếng Anh: Siberian Sturgeon
NhungLoaiCaTamDangNuoiOVN3.jpg
NhungLoaiCaTamDangNuoiOVN4.jpg

Cá tầm Siberi nuôi tại Lạc Dương, LâmĐồng (cá 4,5 năm tuổi, nặng 30kg)
(trích nguồn: http://upload.wikimedia.org/ wikimedia/commons/7/71/Acipencer_baerii _Brandt_1833)
Tại Việt Nam, các lòai cá này đang được nuôi trong 2 lọai hình là trong ao nước chảy và lồng trên hồ chứa. Ở cả 2 lọai hình, mật độ nuôi tùy thuộc vào kích cỡ và lượng ôxy hòa tan tự nhiên trong nước, có thể đạt 30kg/m<SUP>3</SUP>. Điều kiện môi trường nuôi yêu cầu như sau:
- Nhiệt độ nước: 18-24<SUP>o</SUP>C,
- Hàm lượng ô-xy hòa tan: >5 mg/l

Nguồn: http://salmon.ria3.org.vn
 


Từ Cá Tầm (STURGEON) Đến CAVIAR
Dược Sĩ Trần Việt Hưng
TuCaTamDenCaviar.jpg

Trong số các món ăn đặc sản của Nga, món được toàn thế giới biết đến nhiều nhất có lẽ là trứng cá tâm (Sturgeon) hay Caviar. Ðược xem là món ăn đặc biệt dành cho người giầu sang và giới quyền thế, Caviar chiếm vị trí cao nhất trên thực đơn của các món cầu kỳ Âu châu, trên cả rượu Champagne, nấm Truffle, sò huyết và Patê gan ngỗng. Giá của Caviar cao đến chóng mặt, ăn Caviar chưa hẳn đã được mọi người đồng ý là ngon, nhưng tất cả đều phải công nhận là sang!
Cá Tầm (Sturgeon)

Sturgeon thuộc gia đình cá Acipenseridae, một loài cá được xem là 'bán khai' (primitive). Cá có thân dài và rất thuôn, di chuyển nhiều và thay đổi vùng sinh thái. Sturgeon có thể cân nặng đến hơn 1 tấn và dài trên 4m. Cá xuất hiện trên trái đất khoảng hơn 100 triệu năm trước, và hiện chia làm 4 chủng loại khác nhau gồm 25 loài, bao gồm cá sturgeon trắng, cá sturgeon mũi ngắn, sturgeon sevruga, beluga và sterlet. Vài loài chỉ sinh sống nơi vùng nước ngọt, có loài sống ngoài biển khơi nhưng bơi ngược trở về sông để đẻ trứng. Cá sturgeon không chỉ là loài cá nước ngọt lớn nhất, nhưng còn là loài sống lâu nhất: Có con sống đến hơn 150 tuổi. Tuổi của cá phù hợp với chiều dài thân cá: Cá 12 tuổi dài chừng 1.2 m; và cá 20 tuổi chừng 1,8 m. Cá chỉ gặp ở vùng Bắc Bán Cầu, và thường gặp tại Bắc Ðại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương, Vùng Biển Caspian, Biển Ðen, tại nhiều sông và hồ như sông Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga.

Cũng như cá đuối, cá mập, sturgeon thuộc loại cá không xương: bộ xương chỉ là những sụn. Thân cá hình ống gồm 5 hàng xương gai (sụn), da dầy, nhám không vảy, màu sắc thay đổi tùy loài, tuổi và tùy vùng sinh thái. Ðuôi cá dạng chia chẻ đôi. Miệng cá nhỏ nằm ngang, không răng; mũi dài nhọn có 4 râu hình trụ cứng, dùng quậy để kiếm mồi.

Những loài quan trọng nhất:

Acipenser sturio: loài sturgeon của Ðịa Trung Hải và vùng Ðông Bắc Ðại Tây Dương, hiện tương đối hiếm, trước đây cá thường sống tại các sông Gironde và Guadalquivir. Cá có thể đạt đến độ dài 4m (trung bình khoảng 2m).

A. ruthenus: Đây là loài sterlet, là loài cá sturgeon nước ngọt, nhỏ nhất, tuy có khi di chuyển đến Hắc Hải và biển Azov. Cá cũng gặp ở Siberia. Tên thường gọi là ciga hay cuka (Thổ Nhĩ Kỳ), chiga (Bulgaria) và sterlyad (Nga). Cá trưởng thành thường dài chừng 50-100 cm, cân đến 6 kg. Cá trước đây có thể gặp ở sông Danube, nhưng ngày nay đã tuyệt hẳn.

A. gueldenstaedti: là loài sturgeon lớn (cá trưởng thành dài cỡ 1.7 m, có thể lớn đến 5.5 m nặng 200 kg), sống trong vùng Biển Ðen, Azov, và Caspian, đẻ trứng trong sông. Mõm ngắn và bằng. Tên thường gọi: koraca (Thổ), Rusca esetra (Bulgaria), Chernomorsko-azovskayi osetr (Nga), cũng cấp loại Caviar 'osciotr'.

Acipenser stellatus, hay Sturgeon sevruga lớn đến 2m, nặng 80 kg, là nguồn cũng cấp caviar chính của vùng Caspian, nhưng cũng gặp tại Biển Azov và thỉnh thoảng đi lạc đến biển Adratic. Tên gọi Mersin baligi (Thổ), pustruga (Bulgaria), sevryuga (Nga).

Huso huso là loài sturgeon lớn của biển Caspian và Biển Đen. Cung cấp caviar loại beluga. Cá dài đến 9m, nặng đến 1,5 tấn, trứng có thể chiếm 15% trọng lượng cơ thể.

Acipenser makadoi, sturgeon vùng biển Nhật Bản. Dài tối đa 1.5 m.
Acipenser sinensis: cá sturgeon của vùng biển Trung Hoa,Triều Tiên, có thể gặp tại Hàm Tân (Việt Nam).

A. transmontanus, loài sturgeon trắng của các dòng sông vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Cá khá lớn, dài đến 4.5 m.

A. oxyrinchus: sturgeon vùng biển phía Ðông Hoa Kỳ.

Cá sturgeon tại Hoa Kỳ:

Cá sturgeon trắng Acipenser transmontanus của vùng biển Tây Bắc Hoa Kỳ, là loại cá nước ngọt lớn nhất của Bắc Mỹ, có thể dài đến 7m và cân nặng 500 kg. Cùng với loại sturgeon xanh (A. medirostris) nhỏ hơn. Đây là những loài cá của các dòng sông lớn như Sacramento, Columbia và Fraser và của những vùng cửa sông dọc bờ biển. Tuy bị đánh bắt quá mức trong thế kỷ 19, nhưng nhờ ở những biện pháp bảo vệ cá, nuôi và ươm cá, cùng với việc ấn định kích thước của cá để cho phép đánh bắt, quần thể cá sturgeon đã tương đối được phục hồi tại Hoa Kỳ.

Cá sturgeon trắng Sacramento đã gần như tuyệt chủng khi California ra lệnh cấm khai thác cá vào năm 1917. Cá hiện nay chỉ cho phép đánh bắt như một môn thể thao trong vùng cửa sông và Vịnh San Francisco. British Columbia cho phép khai thác cá đến đầu những năm 1990, nhưng cấm từ 1995 và ra luật bắt phải thả cá sau khi đánh bắt. Quần thể sturgeon trên sông Columbia (Oregon) tương đối khả quan, dù có nhiều đập nước đã được xây dựng trong các thập niên 30 và 40, gây trở ngại cho việc di chuyển của sturgeon, ngăn cách những nhóm cá trên các dòng sông. Hiện nay sturgeon vẫn được cho phép đánh bắt (như môn thể thao) và khai thác thương mãi ngay tại đập Bonneville.

Trong khi đó, việc nuôi cá Sturgeon đã được tiến hành và phát triển từ 1980, đã đi từ lý thuyết chuyển sang đến giai đoạn khai thác thương mãi: Ðầu năm 1980, Ðại Học California tại Davis đã triển khai một hệ thống kỹ thuật nuôi sturgeon, dùng cá hoang bắt tại các sông Sacramento và Columbia: Vào đầu mùa xuân, khi cá mái di chuyển về vùng đẻ trứng, một số cá sẽ bị đánh bắt và đem về hồ nuôi để cho thụ tinh nhân tạo (cá trưởng thành được thả về lại sông cũ). Kỹ thuật nuôi cá càng ngày càng được cải tiến và hồ ươm cá đã sản xuất được lượng cá vuợt quá lượng cần lưu trữ để đưa ra nuôi bên ngoài tại các ao hồ. Năm 1989 đánh dấu sự thành công khi con cá mái đầu tiên bắt về nuôi trong trại, trưởng thành phát dục, và đẻ được trứng! Khi sống hoang dại, cá tăng trưởng chậm và chỉ phát dục sau 15-20 năm, nhưng nuôi trong trại với đủ chất dinh dưỡng, cá trưởng thành nhanh, phát dục chỉ sau 8 năm. Ðến khoảng giữa thập niên 90, thế hệ cá sturgeon đầu tiên, sinh sản từ trại nuôi, đạt đến tuổi phát dục và trại cá đã tạo được chu trình tự sản xuất ra trứng. Ngày nay một số trại nuôi trong vùng Sacramento đã sản xuất mỗi năm được đến 1 triệu cân Anh (pound) cá sturgeon trắng, hoàn toàn từ trứng tự sản xuất và cũng bắt đầu sản xuất caviar theo mức kỹ nghệ.

Tại Oregon, sau 29 năm áp dụng các phương thức bảo vệ cá một cách chặt chẽ, sturgeon đã sinh sản mạnh (2002) trên sông Columbia: quần thể sturgeon trắng ước lượng lên đến 1 triệu con nhỏ có chiều dài từ 60-180 cm di chuyển trên những nhánh sông và vịnh Tillamook, Yaquina, Umpqua và Rogue. Khoảng trên 10 ngàn cá dài hơn 180 cm hiện sinh sản ngay vùng sông dưới đập nước Bonneville. Người thích câu được cho phép bắt đến 35 ngàn con trong mùa câu 2002.

Giá trị dinh dưỡng của cá sturgeon:

Tuy cá sturgeon được nổi tiếng nhờ ở trứng hay caviar, nhưng thật ra thịt của cá cũng rất ngon và bổ dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng của cá thay đổi tùy theo dùng cá tươi hay cá 'hun khói' (smoked)

90 gram cá chứa:

Cá tươi Cá 'hun khói'
- Calories 89 147
- Chất béo 3.4 g 3.7 g
- bão hòa (saturated) 0.8 g 0.9 g
- monounsaturated 1.8 g 2.0 g
- polyunsaturated 0.4 g 0.4 g
- Calories do chất béo cũng cấp 35% 23 %
- Cholesterol 51 mg 68 mg
- Sodium 46 mg 628 mg
- Chất đạm 14 g 27 g
- Vitamin A (IU) 593 795
- Thiamine (B1) ( mg) 0.06 0.08
- Riboflavine (mg) 0.06 0.08
- Niacin (mg) 7.10 9.40
- Pyridoxine (mg) 0.17 0.23
- Folic acid (mcg) 12.8 17.0
- Vitamin B12 (mcg) 1.9 2.5
- Calcium (mg) 11.1 14.4
- Sắt (mg) 0.6 0.8
- Magnesium (mg) 29.8 40.0
- Potassium (mg) 241 322
- Kẽm (mg) 0.4 0.5
Thịt cá sturgeon đã nổi tiếng là ngon và đã được xem là lý do để người Nga tìm cách mở rộng đất nước của họ sang tận vùng Châu Á Thái Bình Dương? Ngay như Vua Louis XIV, trị vì đất Pháp từ 1643 đến 1715 đã trực tiếp ra lệnh giao sturgeon đến nhà bếp của triều đình: cá sturgeon trước đây khá nhiều tại các con sông Pháp nhưng ngày nay, hầu như chỉ còn ở sông Garonne. Tại Anh, dưới thời Vua Edward II, sturgeon là món cá dành riêng cho triều dình và nhân dân bị cấm dùng! Trong thế kỷ thứ 19, cá sturgeon lạnh ăn với nước sốt horseradish đã là món nổi tiếng tại các nhà hàng ở Moscow, và tại phòng ăn của nhà hàng Hermitage ở St Petersburg đã có hồ trưng bày cá sturgeon 'tươi sống', và cá được bắt để nấu trước mắt thực khách.

CAVIAR

Caviar, tiếng Anh hay Caviare, tiếng Pháp, phát xuất từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ khavyar để chỉ trứng (roe) ướp muối của nhiều loại sturgeon khác nhau.

Từ giữa thế kỷ thứ 15, nhà văn Rabelais đã cho Caviar là thành phần ngon nhất trong món hors d'oeuvres, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 19, caviar mới được chính thức công nhận tại Âu Châu là món ăn quý và thời thượng dành cho dân sang (bon viveur) ăn uống sành điệu! Mỗi gia đình 'sang trọng' luôn luôn trữ sẵn vài ký caviar để dành đãi khách phương xa. Ngày nay Caviar hay Ikra (tiếng Nga) vẫn còn là biểu tuợng cho sự sang trọng và xa hoa. Trung tâm sản xuất Caviar là vùng biển Caspian và Biển Ðen: Nga và Iran là 2 quốc gia hầu như cung cấp trọn vẹn số lượng Caviar trên thế giới.

Thành phần của Caviar:

Ngay sau khi bắt được cá sturgeon, caviar được biến chế lập tức tại các tàu đánh cá có trang bị đặc biệt, tiêu chuẩn vệ sinh rất cao. Trứng (roe) được tách khỏi cá, và những nhà chuyên môn sẽ thẩm định giá trị để phân loại trứng thành nhiều loại.

Trứng tươi: Trên nguyên tắc, được giữ nguyên trạng thái đầu tiên, không chế biến, do đó mau hư hỏng, cần tiêu thụ ngay trong vòng vài ngày.
Malossol: Tiếng Nga có nghĩa là 'ướp muối nhẹ', đây không phải là tên của loại caviar, nhưng chỉ để mô tả đặc tính của trứng. Nếu được tồn trữ đúng cách ở 0 độ C (32 độ F), có thể giữ được 1 năm.

Caviar diệt trùng bằng phương pháp Pasteur (Pasteurized): giữ trong hộp, chai hàn kín, có thể tồn trữ lâu năm.

Caviar ép bánh: Trứng bị hư hay kém phẩm chất, được ướp muối mặn hơn và ép thành bánh. Mùi tương đối nặng.

Quy trình ướp muối Caviar được làm bằng tay và chỉ kéo dài 10 phút: Trứng được trải mỏng và sát bằng lượng muối chính xác vừa đủ. Sau đó cho vào thùng lớn ghi tên loài cá (trứng được phân riêng ra cho từng loài cá, không bao giờ trộn lẫn với nhau). Thùng được giữ trong kho lạnh trên tàu, cho đến khi về bến.

Caviar phải luôn luôn trữ ở 0 độ C. Giá lạnh sẽ làm hư cấu trúc tế bào, và nhiệt độ cao hơn sẽ làm hỏng trứng.

Caviar của Nga còn phân loại tùy theo loài cá:

Sevruga caviar: Trứng nhỏ, hạt màu xậm, đường kính 2.5 mm mùi rất nặng.
Osetr caviar: Hạt màu nâu, đường kính 3mm, vị như 'đậu'.

Beluga caviar: Hạt lớn nhất 3-4 mm, màu xám nhạt, đắt giá nhất.

Caviar từ trại nuôi sturgeon của Hoa Kỳ:
Những trở ngại về đánh bắt cá, cùng với sự ô nhiễm của sông Volga, việc cấm vận của Mỹ đối với Iran khiến việc cung cấp Caviar vùng Caspian gặp nhiều khó khăn và bên cạnh đó, những tiến bộ khoa học trong việc nuôi cá sturgeon đã khiến Sacramento (California) trở thành một trung tâm 'mới' của thế giới về Caviar. California đã đưa ra thị trường 2 loại caviar nổi tiếng từ 1995 (khoảng 500 kg sản xuất năm 1996 và đến 2002 dự trù sẽ sản xuất đến 12 tấn).

Caviar California được sản xuất bằng phương thức sinh học: Cá nuôi được chọn loại trên 8 tuổi, nặng 25 đến 40 kg ở tình trạng sắp đẻ trứng, được mổ để lấy buồng trứng, và trứng được chế biến, uớp muối theo tỷ lệ tối ưu khoảng 3.2 %.
Caviar California được đánh giá là có phẩm chất tương đương với Osetr caviar.

Cách ăn Caviar:
Caviar được ăn bằng cách múc từng thìa nhỏ, trực tiếp từ hộp đựng. Không nên dùng thìa bằng kim loại hay bạc, vì sẽ làm hỏng vị trứng cá, thìa tốt nhất là thìa sừng, và giản dị hơn là thìa nhựa. Nga Hoàng thường dùng một quả bóng nhỏ bằng vàng lớn cỡ trái cherry để thử phẩm chất của caviar: để quả bóng này trên trứng và nếu trứng không bị dẹp, thì sẽ là trứng tốt vì đủ độ cứng. Caviar được dọn ra trong những chén pha lê, đặt giữa một bát bạc có chứa đá cục. Tuy nhiên, phương thức tân thời chấp nhận việc để cả một lon caviar (nặng 500g đến 1kg) nhấn giữa một khối đá lạnh và đặt ngay giữa bàn! Chỉ nên khui hộp vài phút trước khi dùng.

Khách sành ăn thường ăn caviar sắt vụn chung với hành tây thái vụn, và ăn cùng với blini một loại bánh pancake mỏng làm bằng lúa mạch, bánh mì trắng và bơ, khoai tây không lột vỏ hấp chín (chỉ lột vỏ ngay khi ăn)

Thành phần dinh dưỡng của Caviar:

1 thìa canh Caviar chứa:
- Calories 40
- Chất béo 2.9 g
- bão hòa 0.7 g
- monounsaturated 0.7 g
- tỷ lệ Cal từ chất béo 64 %
- Cholesterol 94 mg
- Chất đạm 3.9 g
- Chất bột 0.6 g
- Calcium 44 mg
- Sodium 240 mg
- Magnesium 48 mg
- Sắt 1.9 mg
- Vitamin B12 3.2 mcg
- Vitamin A 89.6 RE
- Riboflavin 0.1 mg
Caviar chứa khá nhiều vitamin B12, và là nguồn cũng cấp sắt và magnesium cùng vitamin A khá tốt. Tuy nhiên vì chứa nhiều sodium, nên người huyết áp cao cần thận trọng. Tyramine trong Caviar có thể hợp với chất ức chế MAO để gây huyết áp tăng cao. Người bị migraine cũng không nên dùng.

Caviar ăn chung với khoai tây hấp là món ăn chính của ngư phủ vùng Caspian, và dân đánh cá vùng này được nổi tiếng là có tuổi thọ cao nhất tại Nga.

Tài liệu sử dụng
Prevention Magazine's Nutrition Advisor.
Culinaria (European Specialties) (Konemann)
The Oxford Companion to Food (Alan Davidson)
The Visual Food Encyclopedia
West Coast Seafood (Jay Harlow)
<!-- End_Module_478 -->

Nguồn: http://salmon.ria3.org.vn
 
bạn cũng tìm được nhiều tài liệu về cá tầm nhỉ? có đang nuôi con này ko? công ty của mình đang nuôi cá Tầm ở Lâm Đồng.
 
Cá này khoảng bao tiền là được một bữa hả bác? Em chưa được ăn bao giờ.
 


Back
Top