một vài vấn đề về phân bón lá và phân bón gốc cần các bác giúp đỡ....

  • Thread starter nhanong_ag
  • Ngày gửi
- đầu tiên em xin chào tất cả các bác trong diễn đàn. em có 1 số câu hỏi mong các bác trong diễn đàn cho em 1 ít ý kiến chia sẽ:
- thứ nhất em xin hỏi là phân bón gốc NPK 20 - 20 -15 thì em có thể dùng các loại phân như ure , dap , kcl để trộn theo đúng tỷ lệ thì có giống như phân npk của nhà sản xuất không ah, có thiếu các vi trung lượng gì không à.
- thứ 2 là em thấy trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân bón lá, đọc thành phần thì có axit humic 22% , N , P , K 9%. mà các loại này thì có giá ngoài thị trường khoảng tầm 80k. em có 1 ý tưởng là em sẽ dùng humic của hợp trí (loại bón góc khoảng 90% axit humic) chia ra làm 5 phần cho giống với thành phần trên phân bón lá khác, sao đó em thêm vào đạm lân và kali (loại bón góc có bán trên thị trường) cho thêm vào 1 lượng nước vừa đủ để thành 1 lít phân bón lá . các bác thấy em làm thế có được không ah (nếu thành công thì giá thành sẽ giảm rất nhiều). hoặc còn nếu có gì sai xót trong cách làm của em mong các bác chỉ giáo cho em với ah.
- thứ 3 (nếu cái thứ 2 thất bại) là để giảm giá thành thuê nhân công phun xịt phân bón lá thì em có thể trộn phân bón lá vào vào phân bón rồi sau đó bón cho lúa luôn các bác thấy thế nào, nó có hiệu quả như phun xịt gì không .
- thứ 4 là em nghe nói trên thị trường có loại phân bón góc silica loại phân này giúp cứng cây ( cây lúa ), nếu như thế em có thể dùng loại phân này để thay thế hoàng toàn phân kcl được không à.
- em xin cảm ơn các bác đã đọc. rất mong các bác cho em xin ít kiến.
 


ý thứ nhất là........bác cứ mua phân về trộn theo kiểu đó thì chẳng khác gì việc bác lấy nước trộn với cánh hoa nó có ra nước hoa hay không. Thế là bác có câu trả lời rồi nhé

hì hì, câu trả lời là không được bác à, bác làm thế rồi đóng thành sản phẩm bán ra thị trường sẽ bị mấy chú áo xanh tóm ngay vì tội làm hàng kém chất lượng đấy.

còn phân bón lá bác dùng trộn chung với phân bón để bón thì ok thôi, nhưng mà....... rất rất là phí phạm, bởi vì những dạng phân bón lá thì tương đối đắt vì nó được chế tạo khác để dễ hấp thu qua lá, nay bác đem bón thì hiệu quả vừa giảm mà vừa phí tiền.

phân bón gốc silica không thể nào thay thế KCl được chứ đừng nói là thay thế hoàn toàn. Bởi vì silica làm giúp cứng cây còn KCl nó là phân Kali có tác dụng tạo đòng, chắc hạt, với các loài cây khác nó giúp đậu bông, đậu trái, chắc trái, ngon,ngọt....
em rất cảm ơn ý kiến của bác. nhưng ý em ở mục 1 là trộn lại để dùng cho nó giảm 1 tí giá thành so với các loại phân NPK của các công ty phối trộn rồi ấy mà, chứ em nào dám đống bao bán cho ai đâu. Những câu hỏi của em chỉ vì mục đính giảm giá thành trong sản xuất thôi. cảm ơn bác đã chia sẽ.
 
Ý thứ nhất có thể làm đc. Ý thứ 2 thì mình sợ phun lên cây thì cây bị cháy lá. Ý thứ 3 hơi bị tốn kém mà hiệu quả lại thấp.
 
- đầu tiên em xin chào tất cả các bác trong diễn đàn. em có 1 số câu hỏi mong các bác trong diễn đàn cho em 1 ít ý kiến chia sẽ:
- thứ nhất em xin hỏi là phân bón gốc NPK 20 - 20 -15 thì em có thể dùng các loại phân như ure , dap , kcl để trộn theo đúng tỷ lệ thì có giống như phân npk của nhà sản xuất không ah, có thiếu các vi trung lượng gì không à.
- thứ 2 là em thấy trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân bón lá, đọc thành phần thì có axit humic 22% , N , P , K 9%. mà các loại này thì có giá ngoài thị trường khoảng tầm 80k. em có 1 ý tưởng là em sẽ dùng humic của hợp trí (loại bón góc khoảng 90% axit humic) chia ra làm 5 phần cho giống với thành phần trên phân bón lá khác, sao đó em thêm vào đạm lân và kali (loại bón góc có bán trên thị trường) cho thêm vào 1 lượng nước vừa đủ để thành 1 lít phân bón lá . các bác thấy em làm thế có được không ah (nếu thành công thì giá thành sẽ giảm rất nhiều). hoặc còn nếu có gì sai xót trong cách làm của em mong các bác chỉ giáo cho em với ah.
- thứ 3 (nếu cái thứ 2 thất bại) là để giảm giá thành thuê nhân công phun xịt phân bón lá thì em có thể trộn phân bón lá vào vào phân bón rồi sau đó bón cho lúa luôn các bác thấy thế nào, nó có hiệu quả như phun xịt gì không .
- thứ 4 là em nghe nói trên thị trường có loại phân bón góc silica loại phân này giúp cứng cây ( cây lúa ), nếu như thế em có thể dùng loại phân này để thay thế hoàng toàn phân kcl được không à.
- em xin cảm ơn các bác đã đọc. rất mong các bác cho em xin ít kiến.

Theo mình, ý thứ nhất bạn làm được nhưng bạn nên sử dụng dạng phân đơn MAP và MKP để phối trộn (MAP: mono amoni photphate; MKP: mono kali photphate) Trong này lần lượt có đầy đủ các yếu tốt đa lượng là N, P và K. Thực tế trong phân tổng hợp (NPK) người sản xuất chỉ cung cấp các thành phần cơ bản là NPK. Ngoài ra còn có dạng NPK khác có bổ sung thêm các nguyên tố khác lần lượt có tên là NPK 16-16-8-13S hay NPK 20-20-15-TE (TE là viết tắt cảu Tre element nghĩa là có bổ sung thêm 3 nguyên tố trung lượng khác nữa. Thực tế 3 nguyên tốt này thành phần như thế nào thì do nhà sản xuất quyết định vì họ chỉ bảo là có thôi chứ không nói nhiều hay ít và thành phần là bao nhiêu).
Khi bạn tự phối trộn mà dùng DAP phân này vốn dĩ đã có nguồn gốc phức tập nên không thích hợp để phối trộn ((NH4)2HPO4 + (NH4)CO + KCl theo bạn nó sẽ ra cái gì????)
Nếu dùng MAP + MKP thì công thức sẽ như sau: NH4H2PO4 +KH2PO4. Từ đây bạn có thể tìm ra cách để pha chế phân bón theo ý mình. Thực tế khi dùng phân tự pha chế có thể không làm giảm chi phí sản xuất nhưng đảm bảo chất lượng phân bón vì hiện nay thị trường phân giả tràn lan trong đó DAP là một trong số các đối tượng dễ bị làm giả.
Ý tưởng thứ 2 của bạn khó làm hơn rất nhiều vì trong phân bón lá, thành phần là yếu tốt chính nhưng yếu tốt quan trọng lại là chất mang (cách mà cây lá cây có thể hấp thụ một cách dễ dàng) Khi chất mang không đúng, "sản phẩm" của bạn sẽ bị kết tủa hoặc mất tác dụng ngay. Nói đơn giản, phân cá nếu đúng ra thì phải là dịch chiết suất từ cá. hay rong biển của Canada chẳng hạn,... cái này mình nghĩ khó làm rất nhiều nếu không muốn nói là không thể làm được.
Ý tưởng thứ 3 thì như đúng như các bạn đã trả lời đó là rất lãng phí. Phân bón lá là sản phẩm được tinh lọc cao cấp mà bạn dùng để bón như phân bón bình thường thì lãng phí nhiều hơn tiết kiệm.
Ý thứ 4, silica là giúp cây cứng cáp còn Kali vừa có phần làm cây cứng cáp vừa thúc đẩy quá trình "chín" của cây. Nếu thật sự nhu cầu cứng cây không cao thì bạn có thể dùng phân Kali để làm cả nhiệm vụ này. Tuy nhiên nên hạn chế dùng KCl vì bản chất Cl là không tốt cho cây trồng.
Vài dòng chia sẻ hy vọng giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!
 
- đầu tiên em xin chào tất cả các bác trong diễn đàn. em có 1 số câu hỏi mong các bác trong diễn đàn cho em 1 ít ý kiến chia sẽ:
- thứ nhất em xin hỏi là phân bón gốc NPK 20 - 20 -15 thì em có thể dùng các loại phân như ure , dap , kcl để trộn theo đúng tỷ lệ thì có giống như phân npk của nhà sản xuất không ah, có thiếu các vi trung lượng gì không à.
- thứ 2 là em thấy trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân bón lá, đọc thành phần thì có axit humic 22% , N , P , K 9%. mà các loại này thì có giá ngoài thị trường khoảng tầm 80k. em có 1 ý tưởng là em sẽ dùng humic của hợp trí (loại bón góc khoảng 90% axit humic) chia ra làm 5 phần cho giống với thành phần trên phân bón lá khác, sao đó em thêm vào đạm lân và kali (loại bón góc có bán trên thị trường) cho thêm vào 1 lượng nước vừa đủ để thành 1 lít phân bón lá . các bác thấy em làm thế có được không ah (nếu thành công thì giá thành sẽ giảm rất nhiều). hoặc còn nếu có gì sai xót trong cách làm của em mong các bác chỉ giáo cho em với ah.
- thứ 3 (nếu cái thứ 2 thất bại) là để giảm giá thành thuê nhân công phun xịt phân bón lá thì em có thể trộn phân bón lá vào vào phân bón rồi sau đó bón cho lúa luôn các bác thấy thế nào, nó có hiệu quả như phun xịt gì không .
- thứ 4 là em nghe nói trên thị trường có loại phân bón góc silica loại phân này giúp cứng cây ( cây lúa ), nếu như thế em có thể dùng loại phân này để thay thế hoàng toàn phân kcl được không à.
- em xin cảm ơn các bác đã đọc. rất mong các bác cho em xin ít kiến.

+ Ý thứ nhất : Phân NPK thường thì cũng ko có trung vi lượng gì, nếu có nhà sản xuất sẽ ghi thêm trên bao bì. bạn hoàn toàn có thể trộn các loại phân đơn với nhau. nhưng lân thường để bón lót người ta thường trộn đạm với kali để bón thúc thôi. DAp là phân tổng hợp của NPK và các chất trung vi lượng khác bạn trộn vào làm gì?. Thế thì bón luôn NPK rồi bón thêm trung-vi lượng còn hơn.
+ Ý thứ 2 : Không thể làm được ngoài thanh phần chính của phân còn các phụ gia làm bám dính và hấp thụ, bạn tưới NPK thường vào cây hấp thu kém và rễ bị rửa trôi. Riêng với đạm có thể hoà loãng với nước và phun lên lá đc, đạm hấp thu tốt qua lá hơn nhiều lân và kali, chú ý nồng ko cháy lá đấy. mà phân bón lá ngoài NPK thì trung và vi lượng mới là cái quan trọng.
Ý thứ 3 : Cái đắt của phân bón lá là ở phụ gia còn NPK đáng là bao nhiêu.Bạn đem bón xuống đất thì quá lãng phí, với 80k mà mua phân đơn bạn mua được khối lượng gấp bao nhiêu lần cái chai 80k kia ?
Ý thứ 4: cả 2 đều làm cứng cây nhưng cơ chế khác nhau. và không thể thay thế đc. Kali cứng cây là tác dụng phụ, tăng đề kháng và tham gia vào vận chuển chất trong cây mới là chính
 
+ Ý thứ nhất : Phân NPK thường thì cũng ko có trung vi lượng gì, nếu có nhà sản xuất sẽ ghi thêm trên bao bì. bạn hoàn toàn có thể trộn các loại phân đơn với nhau. nhưng lân thường để bón lót người ta thường trộn đạm với kali để bón thúc thôi. DAp là phân tổng hợp của NPK và các chất trung vi lượng khác bạn trộn vào làm gì?. Thế thì bón luôn NPK rồi bón thêm trung-vi lượng còn hơn.
+ Ý thứ 2 : Không thể làm được ngoài thanh phần chính của phân còn các phụ gia làm bám dính và hấp thụ, bạn tưới NPK thường vào cây hấp thu kém và rễ bị rửa trôi. Riêng với đạm có thể hoà loãng với nước và phun lên lá đc, đạm hấp thu tốt qua lá hơn nhiều lân và kali, chú ý nồng ko cháy lá đấy. mà phân bón lá ngoài NPK thì trung và vi lượng mới là cái quan trọng.
Ý thứ 3 : Cái đắt của phân bón lá là ở phụ gia còn NPK đáng là bao nhiêu.Bạn đem bón xuống đất thì quá lãng phí, với 80k mà mua phân đơn bạn mua được khối lượng gấp bao nhiêu lần cái chai 80k kia ?
Ý thứ 4: cả 2 đều làm cứng cây nhưng cơ chế khác nhau. và không thể thay thế đc. Kali cứng cây là tác dụng phụ, tăng đề kháng và tham gia vào vận chuển chất trong cây mới là chính

Theo mình, ý thứ nhất bạn làm được nhưng bạn nên sử dụng dạng phân đơn MAP và MKP để phối trộn (MAP: mono amoni photphate; MKP: mono kali photphate) Trong này lần lượt có đầy đủ các yếu tốt đa lượng là N, P và K. Thực tế trong phân tổng hợp (NPK) người sản xuất chỉ cung cấp các thành phần cơ bản là NPK. Ngoài ra còn có dạng NPK khác có bổ sung thêm các nguyên tố khác lần lượt có tên là NPK 16-16-8-13S hay NPK 20-20-15-TE (TE là viết tắt cảu Tre element nghĩa là có bổ sung thêm 3 nguyên tố trung lượng khác nữa. Thực tế 3 nguyên tốt này thành phần như thế nào thì do nhà sản xuất quyết định vì họ chỉ bảo là có thôi chứ không nói nhiều hay ít và thành phần là bao nhiêu).
Khi bạn tự phối trộn mà dùng DAP phân này vốn dĩ đã có nguồn gốc phức tập nên không thích hợp để phối trộn ((NH4)2HPO4 + (NH4)CO + KCl theo bạn nó sẽ ra cái gì????)
Nếu dùng MAP + MKP thì công thức sẽ như sau: NH4H2PO4 +KH2PO4. Từ đây bạn có thể tìm ra cách để pha chế phân bón theo ý mình. Thực tế khi dùng phân tự pha chế có thể không làm giảm chi phí sản xuất nhưng đảm bảo chất lượng phân bón vì hiện nay thị trường phân giả tràn lan trong đó DAP là một trong số các đối tượng dễ bị làm giả.
Ý tưởng thứ 2 của bạn khó làm hơn rất nhiều vì trong phân bón lá, thành phần là yếu tốt chính nhưng yếu tốt quan trọng lại là chất mang (cách mà cây lá cây có thể hấp thụ một cách dễ dàng) Khi chất mang không đúng, "sản phẩm" của bạn sẽ bị kết tủa hoặc mất tác dụng ngay. Nói đơn giản, phân cá nếu đúng ra thì phải là dịch chiết suất từ cá. hay rong biển của Canada chẳng hạn,... cái này mình nghĩ khó làm rất nhiều nếu không muốn nói là không thể làm được.
Ý tưởng thứ 3 thì như đúng như các bạn đã trả lời đó là rất lãng phí. Phân bón lá là sản phẩm được tinh lọc cao cấp mà bạn dùng để bón như phân bón bình thường thì lãng phí nhiều hơn tiết kiệm.
Ý thứ 4, silica là giúp cây cứng cáp còn Kali vừa có phần làm cây cứng cáp vừa thúc đẩy quá trình "chín" của cây. Nếu thật sự nhu cầu cứng cây không cao thì bạn có thể dùng phân Kali để làm cả nhiệm vụ này. Tuy nhiên nên hạn chế dùng KCl vì bản chất Cl là không tốt cho cây trồng.
Vài dòng chia sẻ hy vọng giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!
- rất cảm ơn 2 bác đã cho em những ý kiến quý báo.
- thứ 1 nếu mà phối trộn 3 thằng đó được thì giá thành sẽ giảm rất nhiều, theo đúng tỷ lệ thì có thể giảm khoảng 100k 1 bao ( một vụ mùa em sài thằng NPK không cũng khoảng 200 bao nên mới tính phối trộn cho bớt giá thành lại 1 tí), còn về 2 loại phân mà bác ngaytrove thì chắc ở chỗ em kiếm không ra 2 loại này quá.
- còn về ý thứ 4 thì em đồng tình với 2 bác. vậy mà em ra cửa hàng vtnn bọn bán nó cứ bảo sài thằng silica đi thay thế cho kcl mà giá lại chỉ 1/2 thôi. em thấy nghi nghi nên mới lên đây hỏi cho chắc (đúng là bọn này vì lợi nhuận mà không còn lương tâm).
 

1> Nếu muốn phối trộn phân bón gốc thì bạn hoàn toàn có thể dùng phân đơn để trộn theo công thức mà bạn muốn.
Tuy nhiên có 1 điều lưu ý bạn là những loại phân đơn trên thị trường mà cứ chọn hàng rẻ để pha trộn thì 90% chắc mẫm là hàng giả hoặc kém chất lượng.

2> Axit humic và N-P-K đánh tan rồi phun lên lá hoàn toàn có thể được (các loại phân khi hòa tan trong nước thì kích thước đủ nhỏ để cây hấp thụ qua lá). Tuy nhiên bạn sẽ không có được: chất hoạt động bề mặt, chất bám dính, chất chống bay hơi, các trung vi lượng. Và bạn hoàn toàn có thể làm cây bị cháy lá nếu tính nồng độ không kỹ. Chưa tính đến việc khi điều chế phân bón lá thì người sản xuất sẽ làm theo những chuẩn khác với phân bón gốc. Cây vẫn hấp thu được nhưng không nhiều. Sử dụng theo kiểu ko có chó thì bắt mèo ăn *** vẫn chấp nhận được

3> Phí phạm về giá thành + cách dùng. Theo tính toán, sức hấp thụ của lá gấp 80 lần so với rễ.

4> Riêng với cây lúa thì silica là một chất cần thiết. Nó giúp cứng cây lúa là phụ, cần thiết để tạo vỏ trấu là chính (khoảng 20% khối lượng vỏ trấu).
Chất này rẻ vì ... đơn giản nó là Si0[SUB]2[/SUB] - cát ở 1 dạng thù hình khác.

Có 1 loạt câu hỏi dành cho anh bạn thích trồng lúa: Sau ngày thứ 55 thì cây lúa còn hấp thụ phân bón qua rễ ko? Còn thì bao nhiêu %? Từ ngày 60 trở đi, cây lúa có cần thêm chất dinh dưỡng không? Để làm gì?
Trả lời được loạt câu hỏi đó thì bạn có thể tăng năng xuất lúa lên khoảng 5 - 10% so với cách canh tác trước đây đó.
Thân ái!
 
1>
Có 1 loạt câu hỏi dành cho anh bạn thích trồng lúa: Sau ngày thứ 55 thì cây lúa còn hấp thụ phân bón qua rễ ko? Còn thì bao nhiêu %? Từ ngày 60 trở đi, cây lúa có cần thêm chất dinh dưỡng không? Để làm gì?
Trả lời được loạt câu hỏi đó thì bạn có thể tăng năng xuất lúa lên khoảng 5 - 10% so với cách canh tác trước đây đó.
Thân ái!

Thân chào bác. Tiếng là dân nông nghiệp nhưng em lại không chuyên sâu về cây lúa vì hiện tại ở vùng quê em (Phù Mỹ - Bình Định) cây lúa không phải là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế. Nơi đây năm thì thừa nước (lũ lụt) năm thì thiếu nước (hạn hán) nếu không thì cũng bị dịch bệnh nhất là chuột đồng. Gần như 500m2 thu được 1 - 1.5 tạ nên em gần như không nghiên cứu về cây này. Tuy nhiên, với những hiểu biết (cưỡi ngựa ngắm hoa) của mình, em xin thử sức với câu hỏi của bác cũng là để trao dồi thêm kiến thức. Nếu không đúng mong bác và các thành viên chỉ bảo thêm.
Nếu tính cho những giống lúa có thời gian sinh trưởng là 90 - 95 ngày thì 55 ngày sau sạ gần như lúa đã trỗ và gần đều. Ở giai đoạn này rễ lúa đã "già" nên gần như không còn khả năng hấp thụ dinh dưỡng (phân bón) thêm nữa. Lúc này các tế bào rễ gần như đã thoái hoá nên nếu đất có dinh dưỡng thì cũng "ăn không nổi" nữa!
Tuy nhiên, do quá trình bón phân ở các giai đoạn trước có thể làm lúa đẻ nhánh non (nhánh này không trỗ cũng với nhánh chính được) những nhánh này có thể nảy rễ mới và sử dụng lượng phân bón sau 55 ngày. Nhưng điều này hoàn toàn vô nghĩa vì những nhánh này gần như không thể trỗ (nếu có trỗ cũng không còn vì đã đến ngày thu hoạch).

60 ngày sau sạ thì hoạt động trong cây lúa chỉ còn vận chuyển đường chuyển sang dự trữ tinh bột ở hạt. Tuy nhiên ở giai đoạn này, nếu hệ lá còn tốt thì vẫn còn khả năng hấp thụ một số chất (chủ yếu là vi lượng để bổ sung do đất thiếu). Nếu bón phân bón lá ở giai đoạn này vẫn có thể tăng năng suất (một ít) chủ yếu là làm chắt hạt
Vài ý kiến như thế, mong được học hỏi thêm.
 
Thân chào bác. Tiếng là dân nông nghiệp nhưng em lại không chuyên sâu về cây lúa vì hiện tại ở vùng quê em (Phù Mỹ - Bình Định) cây lúa không phải là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế. Nơi đây năm thì thừa nước (lũ lụt) năm thì thiếu nước (hạn hán) nếu không thì cũng bị dịch bệnh nhất là chuột đồng. Gần như 500m2 thu được 1 - 1.5 tạ nên em gần như không nghiên cứu về cây này. Tuy nhiên, với những hiểu biết (cưỡi ngựa ngắm hoa) của mình, em xin thử sức với câu hỏi của bác cũng là để trao dồi thêm kiến thức. Nếu không đúng mong bác và các thành viên chỉ bảo thêm.
Nếu tính cho những giống lúa có thời gian sinh trưởng là 90 - 95 ngày thì 55 ngày sau sạ gần như lúa đã trỗ và gần đều. Ở giai đoạn này rễ lúa đã "già" nên gần như không còn khả năng hấp thụ dinh dưỡng (phân bón) thêm nữa. Lúc này các tế bào rễ gần như đã thoái hoá nên nếu đất có dinh dưỡng thì cũng "ăn không nổi" nữa!
Tuy nhiên, do quá trình bón phân ở các giai đoạn trước có thể làm lúa đẻ nhánh non (nhánh này không trỗ cũng với nhánh chính được) những nhánh này có thể nảy rễ mới và sử dụng lượng phân bón sau 55 ngày. Nhưng điều này hoàn toàn vô nghĩa vì những nhánh này gần như không thể trỗ (nếu có trỗ cũng không còn vì đã đến ngày thu hoạch).

60 ngày sau sạ thì hoạt động trong cây lúa chỉ còn vận chuyển đường chuyển sang dự trữ tinh bột ở hạt. Tuy nhiên ở giai đoạn này, nếu hệ lá còn tốt thì vẫn còn khả năng hấp thụ một số chất (chủ yếu là vi lượng để bổ sung do đất thiếu). Nếu bón phân bón lá ở giai đoạn này vẫn có thể tăng năng suất (một ít) chủ yếu là làm chắt hạt
Vài ý kiến như thế, mong được học hỏi thêm.
dạ em có 1 chú ý hơn là tinh bột của lúa được tích trữ ở lá vì vậy trong quá trình lúa đã chổ bông, rễ chỉ làm nhiệm vụ đưa nước lên là chủ yếu. còn dưỡng chất và tinh bột được tích tụ ở lá sẽ được vận chuyển dần lên cho hạt a. vì vậy giai đoạn này chỉ có bón phân qua lá để hạt được chắc đều, không bị nép a. hình như là vậy em nhớ máng máng
 
Khôi ơi, nhanong_ag hỏi là hỏi cho cây lúa. Bón xuống ruộng thì lấp kiểu nào được?
Bà con trồng lúa thay vì bón nhiều đợt và tăng liều lượng so với khuyến cáo của viện nông nghiệp thì nên sử dụng những loại phân đạm có đặc tính tan chậm hoặc sử dụng siêu phân bón. Thứ nữa là nên xem xét tầm quan trọng của lớp mùn dưới cây lúa.

ngaytrovellcd và vu_tuan trả lời như vậy là chính xác rồi.
Sau ngày 55 thì cây hầu như chỉ có khả năng hấp thụ qua lá. Ta nên chú trọng bổ xung dinh dưỡng cho lúa trong thời gian này để tăng tốc độ vô gạo cho hạt. Thời gian vô gạo ko nhiều. Về sau vẫn còn nhưng chỉ là hú họa nên phải chú tâm vào thời điểm này.
Làm sao để khi thu hoạch, cây lúa vẫn còn từ 3 lá xanh trở lên là thấy trúng hơn người ta rồi.

Vài kinh nghiệm lẻ tẻ mong mấy bác trồng lúa chuyên nghiệp và gia truyền đừng cười mà xin chỉ dạy thêm để bà con trồng lúa còn học hỏi được chút đỉnh ạ!
 
1> Nếu muốn phối trộn phân bón gốc thì bạn hoàn toàn có thể dùng phân đơn để trộn theo công thức mà bạn muốn.
Tuy nhiên có 1 điều lưu ý bạn là những loại phân đơn trên thị trường mà cứ chọn hàng rẻ để pha trộn thì 90% chắc mẫm là hàng giả hoặc kém chất lượng.

2> Axit humic và N-P-K đánh tan rồi phun lên lá hoàn toàn có thể được (các loại phân khi hòa tan trong nước thì kích thước đủ nhỏ để cây hấp thụ qua lá). Tuy nhiên bạn sẽ không có được: chất hoạt động bề mặt, chất bám dính, chất chống bay hơi, các trung vi lượng. Và bạn hoàn toàn có thể làm cây bị cháy lá nếu tính nồng độ không kỹ. Chưa tính đến việc khi điều chế phân bón lá thì người sản xuất sẽ làm theo những chuẩn khác với phân bón gốc. Cây vẫn hấp thu được nhưng không nhiều. Sử dụng theo kiểu ko có chó thì bắt mèo ăn *** vẫn chấp nhận được

3> Phí phạm về giá thành + cách dùng. Theo tính toán, sức hấp thụ của lá gấp 80 lần so với rễ.

4> Riêng với cây lúa thì silica là một chất cần thiết. Nó giúp cứng cây lúa là phụ, cần thiết để tạo vỏ trấu là chính (khoảng 20% khối lượng vỏ trấu).
Chất này rẻ vì ... đơn giản nó là Si0[SUB]2[/SUB] - cát ở 1 dạng thù hình khác.

Có 1 loạt câu hỏi dành cho anh bạn thích trồng lúa: Sau ngày thứ 55 thì cây lúa còn hấp thụ phân bón qua rễ ko? Còn thì bao nhiêu %? Từ ngày 60 trở đi, cây lúa có cần thêm chất dinh dưỡng không? Để làm gì?
Trả lời được loạt câu hỏi đó thì bạn có thể tăng năng xuất lúa lên khoảng 5 - 10% so với cách canh tác trước đây đó.
Thân ái!
- mình thì dân chẳng chuyên gì về nông nghiệp (nói thẳng ra là dân kỹ thuật ) nhưng vì tính hiếu kỳ và cũng canh tác 1 diện tích lớn về cây lúa được khoảng 4 vụ ( d0 ba mẹ gia rồi không còn khả năng canh tác được nữa)
- theo mình thì thời kỳ để ý trên thực tế thì thấy giai đoạn 55 ngày rê cây lúa vẫn rất cần phân đoán chắc khoảng tầm 40 - 50 % , vì lúc này lúa đã trổ hoặc gần trổ tùy theo giống. lúc này cây lúa không còn phát triển về thân và lá nữa mà lượng phân ( N + K lúc này P không còn cần thiết nữa) và nước đó sẽ được lưu trữ lại trong thân để giúp tăng khả năng vận chuyển đường thành tinh bột ( tức là vào gạo nhanh hơn).
- còn từ 60 ngày trở đi thì lúc này cây lúa rất cần nhiều chắc vi lượng và 1 lượng lớn Kali qua lá để đủ chất dinh dưỡng cho qua trình vô gạo tới những hạt cuối cùng và giúp hạt gạo được to hơn không phun.
- cái này thì chỉ qua thực tiễn em nhìn từ măt thôi chức chẳng có đọc sách nông nghiệp nào hết. ( cái gì không biết thì hỏi những chú nông dân, nhưng những chú nông dân thì chỉ có kinh ngiệm còn kiến thức thì hơi yếu, hix)
- em cũng nói thật với các bác em đang cố gắng thử ngiệm làm lúa trái với khoa học 1 tí. để xem năng xuất nó như thế nào, nhưng vì lo cho miến cơm manh áo chẳng có thời gian để thực ngiệm. hix.
- rất cảm ơn những ý kiến của các bác chia sẽ.
 
- đầu tiên em xin chào tất cả các bác trong diễn đàn. em có 1 số câu hỏi mong các bác trong diễn đàn cho em 1 ít ý kiến chia sẽ:
- thứ nhất em xin hỏi là phân bón gốc NPK 20 - 20 -15 thì em có thể dùng các loại phân như ure , dap , kcl để trộn theo đúng tỷ lệ thì có giống như phân npk của nhà sản xuất không ah, có thiếu các vi trung lượng gì không à.
- thứ 2 là em thấy trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân bón lá, đọc thành phần thì có axit humic 22% , N , P , K 9%. mà các loại này thì có giá ngoài thị trường khoảng tầm 80k. em có 1 ý tưởng là em sẽ dùng humic của hợp trí (loại bón góc khoảng 90% axit humic) chia ra làm 5 phần cho giống với thành phần trên phân bón lá khác, sao đó em thêm vào đạm lân và kali (loại bón góc có bán trên thị trường) cho thêm vào 1 lượng nước vừa đủ để thành 1 lít phân bón lá . các bác thấy em làm thế có được không ah (nếu thành công thì giá thành sẽ giảm rất nhiều). hoặc còn nếu có gì sai xót trong cách làm của em mong các bác chỉ giáo cho em với ah.
- thứ 3 (nếu cái thứ 2 thất bại) là để giảm giá thành thuê nhân công phun xịt phân bón lá thì em có thể trộn phân bón lá vào vào phân bón rồi sau đó bón cho lúa luôn các bác thấy thế nào, nó có hiệu quả như phun xịt gì không .
- thứ 4 là em nghe nói trên thị trường có loại phân bón góc silica loại phân này giúp cứng cây ( cây lúa ), nếu như thế em có thể dùng loại phân này để thay thế hoàng toàn phân kcl được không à.
- em xin cảm ơn các bác đã đọc. rất mong các bác cho em xin ít kiến.

Có đây sao không tìm xem:
http://agriviet.com/home/threads/63...i-du-NPK-16-16-8-co-nghia-la-gi#axzz2loBQIK5w
Thứ nhất: Bạn nói đúng chỉ cần thêm trung và vi lượng, DAP củng là dạng phân phức hợp thường dùng phối trộn với các phân đơn khác thành phân NPK.
Thứ Hai: Các loại phân là thành phần muối vô cơ đều được cây hấp thụ qua lá nên là ...phân bón lá, axit humix phân tử khá to hấp thụ qua lá không đáng kể (Cần cracking để lá cây dễ hấp thụ), xịt lên lá thì cũng rơi xuống đất một phần trên dưới đều có bón phân, tóm lại thứ hai...được.
Thứ ba như thứ hai.
Thứ tư: Phân silica thường là Kali Silicate có K nên tạm thế K cũng ok nhưng cần phải tính lượng NPK cần dùng cho cây thế nào mà gia giảm....
- http://phanbonhalan.vn/su-dung-phan-phuc-hon-hop.html
- http://giacaphe.com/11535/cach-tinh-ra-so-luong-phan-don-can-thiet-de-bon/
 
Có đây sao không tìm xem:
http://agriviet.com/home/threads/63...i-du-NPK-16-16-8-co-nghia-la-gi#axzz2loBQIK5w
Thứ nhất: Bạn nói đúng chỉ cần thêm trung và vi lượng, DAP củng là dạng phân phức hợp thường dùng phối trộn với các phân đơn khác thành phân NPK.
Thứ Hai: Các loại phân là thành phần muối vô cơ đều được cây hấp thụ qua lá nên là ...phân bón lá, axit humix phân tử khá to hấp thụ qua lá không đáng kể (Cần cracking để lá cây dễ hấp thụ), xịt lên lá thì cũng rơi xuống đất một phần trên dưới đều có bón phân, tóm lại thứ hai...được.
Thứ ba như thứ hai.
Thứ tư: Phân silica thường là Kali Silicate có K nên tạm thế K cũng ok nhưng cần phải tính lượng NPK cần dùng cho cây thế nào mà gia giảm....
- http://phanbonhalan.vn/su-dung-phan-phuc-hon-hop.html
- http://giacaphe.com/11535/cach-tinh-ra-so-luong-phan-don-can-thiet-de-bon/

bác có thể cho em biết cái cracking để lá dễ hấp thụ là gì không thế bác.
 


Back
Top