Mua " Cậu Ông Trời "

  • Thread starter buiduchuu
  • Ngày gửi
B

buiduchuu

Guest
Mua "cậu ông trời"
Ngày cập nhật trên website Việt Linh: 28/10/2008
Nguồn tin: Quảng Nam, 27/10/2008


Ai cũng biết thịt cóc giàu đạm. Từ những năm tháng khó khăn thời bao cấp, thịt cóc là loại thực phẩm giúp những đứa trẻ èo uột “có da có thịt”. Bây giờ, nguồn thực phẩm dinh dưỡng dồi dào nhưng nhiều nơi thịt cóc vẫn được các cô các bà chọn làm món chống suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Chỉ có điều món này đã được dụng công chế biến để tiện sử dụng và đảm bảo an toàn. Từ nhu cầu thực tế, trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm được chế biến từ thịt cóc tự nhiên và thế là hình thành nghề thu mua cóc thịt. Ngoài dùng làm thực phẩm, cóc còn là thức ăn chủ lực của rắn nuôi trong các trang trại.

“Tôi bắt đầu việc thu mua cóc từ năm ngoái trở lại đây. Ban đầu nhà tôi chủ yếu thu mua heo thịt xuất bán đi cánh phía Bắc, sau đó nhận thấy ở Vĩnh Phúc người ta rất cần mua cóc làm thức ăn cho rắn ở các trang trại chăn nuôi nên tôi kết hợp thu mua và bán cho họ”- lời của ông Lê Hùng (48 tuổi), chủ cơ sở thu mua cóc tại ngã ba Cây Cốc (Hà Lam, Thăng Bình).

Theo lời ông Hùng thì cứ thu gom trong vòng 3 ngày được cỡ 3 - 4 tạ cóc và gửi theo xe cho bạn hàng. Hỏi tại sao không thu gom cho nhiều hơn thì ông bảo nếu để lâu quá 4 ngày cóc sẽ chết rất dễ lỗ vốn. Hiện tại giá thu mua cóc các loại (không kể lớn nhỏ, cóc đen hay cóc vàng) là 9.000 đồng/kg. Khi bán cho bạn hàng tận nơi sẽ có giá từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng một ký. Tôi hỏi: “Nếu như vậy trừ chi phí vận chuyển chắc lời đậm?”. Ông Hùng bảo: “không phải vậy đâu chú ơi. Chi phí vận chuyển thì không bao nhiêu, nhưng cái chính là hao hụt do cóc chết mà không làm sao khắc phục được. Có chuyến hàng hao hụt chỉ còn một phần ba, nên lời lãi không bao nhiêu”.

Đã từng nghe chuyện giá thịt cóc thành phẩm (đã làm sạch, loại bỏ độc tố) có giá lên đến một triệu đồng mỗi ký, tôi dò hỏi có chắc là cóc này dùng để làm thức ăn cho rắn hay đem chế biến làm thực phẩm, ông Hùng bộc bạch: “Chuyện đó thì có trời mới biết, bởi khi xuất hàng đi tôi cũng chỉ gửi theo xe. Nhưng quanh khu vực này thời gian gần đây có một số người nói giọng Bắc đi lùng mua cóc vàng rồi làm thịt tại chỗ sau đó nghe nói đem về chế biến thành dăm bông và bột cóc. Còn theo lời kể của mấy tài xế đường dài thì ở Vĩnh Phúc người ta tổ chức nuôi cóc quy mô lớn để chế biến thành những món nhậu đặc sản trong các nhà hàng…”.

Được biết cóc ông Hùng thu mua phần lớn là ở cánh tây huyện Thăng Bình, và người đi lùng bắt cóc cũng chỉ là những em nhỏ. Theo ông Hùng thì với giá mua như hiện nay, mỗi người bắt cóc cũng thu được một khoản tiền kha khá.

Em Sơn, nhà ở thôn 2, Bình Quý, rụt rè kể: “Em năm nay học lớp 7, ba mẹ đều làm nông khó kiếm ra tiền lắm. Tranh thủ buổi chiều, em rủ mấy bạn hàng xóm đi bắt cóc kiếm thêm thu nhập”. Theo lời Sơn thì trung bình mỗi buổi em bắt được từ 3 đến 5 ký cóc, bữa nào trúng có khi đến bảy tám ký.

Với khoản thu nhập khá hấp dẫn, sẽ không có gì đáng nói nếu việc lùng bắt cóc không tiến hành đại trà và chưa ai nghĩ đến việc quan tâm nhân nuôi có kế hoạch. Bởi vì cóc là loại thiên địch của côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa màng, nếu tận diệt chúng sẽ lặp lại tình trạng như săn bắt rắn tràn lan tạo điều kiện cho chuột sinh sôi phá hại lúa và hoa màu đã từng xảy ra. Mặt khác, thi thoảng đâu đó vẫn xảy ra tình trạng ngộ độc do ăn phải thịt cóc chưa loại bỏ hét độc tố.

Hy vọng việc biến cóc thành sản phẩm đem lại nguồn thu nhập cũng cần quan tâm đến cân bằng sinh thái và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

TẤN ĐƯỜNG
---------------
uppppppppppppppppp
---------------
fffffffffffffffffffffffff
---------------
người đi lùng bắt cóc cũng chỉ là những em nhỏ.
 


Last edited by a moderator:
Đừng ăn thịt cóc nếu đủ tiền mua thịt gà

Thịt cóc có lượng đạm tương đương với ếch, gà (khoảng 22%). Nó cũng có chất kẽm nhưng thua các loại hải sản, có sắt nhưng không bằng gan lợn. Trong khi đó, người ăn cóc có thể bị ngộ độc nếu làm thịt không cẩn thận.

Rất nhiều người mua thịt cóc, ruốc cóc với giá rất đắt cho trẻ em và người suy dinh dưỡng ăn vì cho rằng nó cực kỳ bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào về công dụng của thịt cóc. Còn về dinh dưỡng, thịt cóc có nhiều đạm thật nhưng cũng không cao hơn thịt gà, các vi chất cũng không dồi dào so với những thực phẩm khác.

Bác sĩ Hưng cho biết, ở gan, trứng, da, mủ, mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của con cóc chứa rất nhiều bufalotoxin - một chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn. Vì chưa nghiên cứu nên không thể khẳng định rằng cách chế biến chặt đầu, cổ, chân, bỏ da và ruột... có giúp loại bỏ hết độc tố hay không. Tuy nhiên, có một sự thực hiển nhiên là năm nào cũng có người tử vong vì ngộ độc thịt cóc.

Bác sĩ Kim Hưng cho rằng, cóc không phải là thực phẩm vì 2 lẽ. Thứ nhất, đã là thức ăn thì nguyên tắc đầu tiên là phải an toàn. Thứ hai, cóc quá nhỏ, chưa nuôi được, khả năng sinh sản chưa rõ. Nó lại là một con vật có ích, ăn côn trùng, sâu bọ, nếu bắt làm thịt đại trà mà không có kế hoạch chăn nuôi như hiện tại thì sẽ làm mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, nếu đã có điều kiện mua cá, thịt... thì không nên dùng thịt cóc. Những loại thực phẩm thông thường ấy dễ kiếm, dễ mua, giá trị dinh dưỡng cao, lại rất an toàn.

Trên thị trường hiện có bán bột cóc của một công ty tư nhân, bao bì ghi công dụng là bồi dưỡng cơ thể, dùng cho trẻ em còi xương, gầy yếu kém ăn, chậm lớn, chậm mọc răng, người lớn suy nhược. Trước đây, một số cá nhân và công ty dược cũng đề nghị hợp tác với Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM để sản xuất bột cóc, thịt cóc dinh dưỡng. Tuy nhiên, Trung tâm không chấp nhận vì các công ty và cá nhân đó chưa chứng minh được nguồn gốc thực phẩm ổn định, cách nghiên cứu và nuôi trồng nguồn thực phẩm đó cũng như cách loại bỏ độc tố có trong thịt cóc.

(Theo Phụ Nữ TP HCM)
 
mình mua về làm thức ăn cho rắn. bạn có gom được cóc ko mình đang thu mua
 
Thịt cóc bán dạo: Nguồn dinh dưỡng… tử thần

Chỉ cần cái thớt nhỏ như lòng bàn tay, anh bán cóc tên T. nhanh chóng mổ thịt 3kg cóc cho một khách hàng ngay lề đường.


Bán cóc dạo trên đường Nguyễn Kiệm, Gò Vấp. Phần thịt cóc giao cho khách không hề được rửa lại; chuyện rửa tay, thớt sau khi làm thịt cóc, cũng được T. tiến hành một cách sơ sài, chiếu lệ.
Thời gian gần đây, trên các ngả đường ở TP HCM xuất hiện nhiều người hành nghề bán thịt cóc dạo. Nhiều nhất là khu vực gần Bến xe Miền Đông (Bình Thạnh), các tuyến đường Nguyễn Kiệm, Quang Trung (Gò Vấp). Mỗi ngày trên địa bàn thành phố tiêu thụ hàng tấn thịt cóc từ đội quân bán dạo này. Chúng tôi chứng kiến nhiều kiểu làm thịt cóc rất sơ sài, cẩu thả của những người bán cóc dạo ngay trên hè phố cho khách hàng của mình.

Trong những năm qua, ở Việt Nam đã từng xảy ra nhiều vụ ngộ độc do tiếp xúc và ăn thịt cóc. Có những vụ ngộ độc gây chết nhiều người trong gia đình như ở Nghệ An chết 3 bố con, ở Tiền Giang chết 2 chị em…; tác nhân gây độc chính là bufotoxine, một loại độc tố có trong cơ thể cóc, tập trung nhiều nhất ở trứng, gan và da cóc. Thịt cóc được dân gian xem là món ăn bổ dưỡng, giàu can xi, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Thế nhưng, độc tố trong một con cóc có thể gây chết từ 4 đến 5 người khỏe mạnh. Vì vậy, khâu làm thịt, chế biến thịt cóc phải có kiến thức mới mong đảm bảo an toàn cho người ăn được.

Đường Nguyễn Kiệm được xem là "chợ cóc", mỗi ngày nơi đây có hàng chục xe đạp, xe gắn máy mang theo lồng, giỏ đựng cóc đứng chờ khách. Và người mua cũng không phải ít, mặc dù giá rất cao, một kg cóc sống bán với giá từ 70 ngàn đến 100 ngàn đồng, 1kg chà bông làm từ cóc có giá 700 ngàn đồng. Tại đây, khách không phải nhúng tay vào làm, mọi thứ đều phó mặc cho người bán.
Chỉ cần cái thớt nhỏ như lòng bàn tay, anh bán cóc tên T., quê từ miền Trung nhanh chóng mổ thịt 3kg cóc cho một khách hàng ngay lề đường. Sau khi gói lại phần thịt cho khách, T gom tất cả những da, gan, trứng cóc bỏ vào bao bóng vứt xuống vệ đường. Phần thịt cóc giao cho khách không hề được rửa lại; chuyện rửa tay, thớt sau khi làm thịt cóc, T cũng chỉ có nửa chai nước nhỏ rửa qua loa.

Không biết phần "chất độc" bỏ lại sẽ gây tác hại cho người đi đường như thế nào, chưa kể một số loài cóc chứa độc tố tetrodotoxin (có ở cá nóc) thông qua cơ chế cộng sinh với vi khuẩn lan ra môi trường.

Điều đáng bàn là hiện vẫn chưa có cơ quan chức năng nào quản lý và giám sát loại thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc chết người này. Thiết nghĩ, Sở Y tế thành phố cần có biện pháp quản lý tình trạng lưu thông loại thực phẩm này. Đồng thời, người dân phải thận trọng khi mua, ăn thịt cóc để tránh những ngộ độc đáng tiếc xảy ra

Theo Bá Dũng
CAND
 
Chào anh em,
Số là, có ông chú ruột dưới quê chuyên đi "bắt cóc" - con cóc làm thịt,không phải bắt cóc trẻ em nhé. Anh em nào biết chỗ thu mua cóc với số lượng lớn tại sài gòn làm ơn cho mình biết với, mình xin đa tạ bằng một nồi cháo cóc
Xin cảm ơn.
 
ruốc cóc

Ruốc cóc Bách Lộc
Chủ Nhật, 1.3.2009 | 21:38 (GMT + 7)
(LĐ) - Làng Bách Lộc, xã Thọ An (huyện Đan Phượng) với đội quân hùng hậu hơn 100 người hàng ngày đi khắp các ngõ ngách trong nội thành HN cũng như các tỉnh, thành trong cả nước, trở nên nổi tiếng với thương hiệu "Ruốc cóc Bách Lộc".

Có một điều lạ, nếu như trên đường phố HN bắt gặp những người bán cóc làm ruốc, hỏi 10 người có biết cụ Quý làng Bách Lộc không, thì phải đến... 9 người nhận mình là... "cháu của cụ Quý".

Cụ Quý đã mất, nhưng vẫn xứng tên "ông tổ nghề cóc ruốc" mà người dân thường gọi. Người "kế nhiệm" cụ hiện là ông Lê Văn Cán. Ông Cán nhớ lại: Nghề này là do cụ thân sinh ra ông làm đầu tiên. Trước đây, quê Bách Lộc còn nghèo lắm. Hồi ấy trong làng, cóc nhiều vô kể. Trong khi đó, những đứa trẻ trong làng đều xanh xao, gầy gò, biếng ăn. Nghe nói thịt cóc bổ, chữa được nhiều bệnh, nên cụ Quý bắt vài con về thịt cho chúng ăn. Ban đầu, lũ trẻ sợ không dám ăn, thế là cụ mang ra giã nhỏ thịt làm ruốc, chúng mới chịu ăn.

Lạ thay, khi ăn ruốc vài tháng, đứa nào cũng khoẻ mạnh, béo tốt. Biết được lợi ích ấy, cụ hướng dẫn bà con dân làng bắt cóc làm ruốc cho con cháu ăn. Ban đầu chỉ làm để ăn, sau đó có người mách mang ra HN bán, lúc đầu còn phân vân nghĩ "dân Hà thành" sợ không ăn. Kết quả ngoài mong đợi, ruốc cóc của cụ Quý được người dân Hà thành đón nhận ngay... Hình ảnh ông cụ với chiếc xe đạp cà tàng cùng với chiếc giỏ tre đằng sau đã thành quen thuộc với những người dân thủ đô. Từ đó đến nay đã ngót 30 năm.

Các thế hệ làng Bách Lộc, người biết bảo người không biết đã làm thịt cóc mang đi khắp nơi bán. Có những người mang vào tận TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, hay lên tận Cao Bằng, Lạng Sơn...

Anh Lê Văn Hưởng - cháu nội của cụ Quý - hồi nhớ: "Tôi làm nghề này cách đây hơn 20 năm rồi, từ khi mới biết đạp xe đã theo ông nội ra HN bán cóc. Hồi ấy đi, thấy bạn bè, xấu hổ lắm". Anh chia sẻ chút kinh nghiệm làm cóc: Đầu tiên phải chặt bỏ đầu, sau đó chặt bỏ 4 móng chân, lột da và bỏ hết nội tạng bên trong. Tiếp theo, cần bỏ hai gân ven xương sống, rửa sạch và xát muối... Cần chú ý khi làm thịt cóc, cần bỏ nội tạng, không được cẩu thả. Làm thịt cóc tưởng dễ, nhưng hoá ra lại rất khó. Nếu không chú ý cẩn thận, người ăn phải dễ dẫn đến chết người.
 


Back
Top