Muỗi hành (sâu năn) hoạt động mạnh, giao phối và đẻ trứng về đêm, mỗi con cái có thể đẻ từ 100-200 trứng.
Thời kỳ mạ muỗi hành đẻ rải rác trên các phiến lá ở gié, thời kỳ lúa đẻ nhánh chúng đẻ trên bẹ lá, cách mặt nước 30 cm. Trứng hình bầu dục dài, bề mặt trơn bóng, mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang màu đỏ tím.
Nhộng của muỗi hành có thể di chuyển lên xuống trong ống hành. Nhộng có màu da cam, đỉnh đầu có một đôi gai, lúc sắp hoá nhộng muỗi hành chuyển lên trên ngọn chui nửa mình ra, lột vỏ nhộng để lại trên đầu ống hành. Sâu non có 3 tuổi, màu trắng sữa, dịch cơ thể màu hồng nhạt. Mặt bụng ngực trước có một mẩu cứng chẻ đôi.
Muỗi hành phá hại lúa từ giai đoạn mạ đến giai đoạn cuối đẻ nhánh, khi bị tấn công đỉnh sinh trưởng biến dạng thành “cọng hành” (hay còn gọi ống hành). Khi ống hành đã vươn ra ngoài cũng là lúc sâu non đã hoá nhộng. Cần phân biệt triệu chứng thiệt hại do sâu đục thân và muỗi hành.
Với sâu đục thân đọt lúa cuốn tròn có màu xanh lúc đầu, sau đó những đọt này héo khô, nắm kéo lên thì đứt ra ngay, đó là do sâu ăn phá đọt non làm dưỡng chất và nước không di chuyển lên nuôi đọt được. Với muỗi hành là những ống tròn màu xanh lá cây nhạt, đó là bẹ lá bị biến dạng, phiến lá chỉ là một mảnh nhỏ ở đầu ống, nắm kéo lên không đứt, những ống này không chết đi nhưng làm chồi bị nhiễm không trổ bông được, những bụi lúa bị nhiễm lùn, đâm nhiều chồi, lá xanh thẫm, ngắn, dựng đứng, có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi lúa.
Nhiệt độ ấm nóng và độ ẩm cao là điều kiện thích hợp cho muỗi hành phát sinh phát triển. Những năm mưa nhiều, có sương mù muỗi hành phát sinh phát triển mạnh; miền núi bị muỗi hành phá hại nặng hơn đồng bằng; ruộng lúa đủ nước bị phá hại nặng hơn ruộng hạn. Muỗi hành gây hại trong vụ mùa nặng hơn vụ xuân và mùa sớm nặng hơn mùa muộn. Bón phân không cân đối cũng là nguyên nhân để muỗi hành gây hại.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Thời kỳ mạ muỗi hành đẻ rải rác trên các phiến lá ở gié, thời kỳ lúa đẻ nhánh chúng đẻ trên bẹ lá, cách mặt nước 30 cm. Trứng hình bầu dục dài, bề mặt trơn bóng, mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang màu đỏ tím.
Nhộng của muỗi hành có thể di chuyển lên xuống trong ống hành. Nhộng có màu da cam, đỉnh đầu có một đôi gai, lúc sắp hoá nhộng muỗi hành chuyển lên trên ngọn chui nửa mình ra, lột vỏ nhộng để lại trên đầu ống hành. Sâu non có 3 tuổi, màu trắng sữa, dịch cơ thể màu hồng nhạt. Mặt bụng ngực trước có một mẩu cứng chẻ đôi.
Muỗi hành phá hại lúa từ giai đoạn mạ đến giai đoạn cuối đẻ nhánh, khi bị tấn công đỉnh sinh trưởng biến dạng thành “cọng hành” (hay còn gọi ống hành). Khi ống hành đã vươn ra ngoài cũng là lúc sâu non đã hoá nhộng. Cần phân biệt triệu chứng thiệt hại do sâu đục thân và muỗi hành.
Với sâu đục thân đọt lúa cuốn tròn có màu xanh lúc đầu, sau đó những đọt này héo khô, nắm kéo lên thì đứt ra ngay, đó là do sâu ăn phá đọt non làm dưỡng chất và nước không di chuyển lên nuôi đọt được. Với muỗi hành là những ống tròn màu xanh lá cây nhạt, đó là bẹ lá bị biến dạng, phiến lá chỉ là một mảnh nhỏ ở đầu ống, nắm kéo lên không đứt, những ống này không chết đi nhưng làm chồi bị nhiễm không trổ bông được, những bụi lúa bị nhiễm lùn, đâm nhiều chồi, lá xanh thẫm, ngắn, dựng đứng, có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi lúa.
Nhiệt độ ấm nóng và độ ẩm cao là điều kiện thích hợp cho muỗi hành phát sinh phát triển. Những năm mưa nhiều, có sương mù muỗi hành phát sinh phát triển mạnh; miền núi bị muỗi hành phá hại nặng hơn đồng bằng; ruộng lúa đủ nước bị phá hại nặng hơn ruộng hạn. Muỗi hành gây hại trong vụ mùa nặng hơn vụ xuân và mùa sớm nặng hơn mùa muộn. Bón phân không cân đối cũng là nguyên nhân để muỗi hành gây hại.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: