Thảo luận Muốn chăn nuôi thành công

  • Thread starter DUY_VX
  • Ngày gửi
Theo tôi để chăn nuôi thành công trước hết:
1. Chuẩn bị:
+ Vốn : Vốn cố định ( con giống thức ăn ... trang thiết bị ) và vốn dự bị ( phát sinh trong quá trình nuôi ).
+ Kế hoạch chăn nuôi chi tiết hoàn chỉnh ( phải tạo được thu nhập theo ngày theo tháng thường xuyên ).
+ Kỹ thuật : Nắm rõ kỹ thuật và học nguyên nhân thất bại của người khác để không gặp vấn đề như thế.
+ Cơ sở chăn nuôi: Sạch sẽ, mát mùa hè, ấm mùa đông; yên tĩnh, nhiều cây xanh...
+ Hệ thống xử lý nước thải, phân ( tránh mầm bệnh)

2. Định hướng:
+ Phát triển từ từ bền vững, áp dụng khoa học kỹ thuật SÁNG TẠO (có thể sáng tạo theo mô hình VAC-R theo từng địa phương ).

3. Thu nhập:
+ Tìm đầu ra ổn định để tạo thu nhập ổn định theo ngày, theo tháng. ( như làm công ăn lương, hết tháng lấy tiền). Ví dụ: Mỗi tháng được bán 100 con lợn, 1000 con gà.

4. Đảo bảo cung ứng từ A - Z
+ Tạo thức ăn ( rau, cỏ ; ngô, lúa, đậu xanh, đậu tương, cá, ốc ... Tỷ lệ giống thức ăn công nghiệp. Tùy cách chế biến của mỗi nơi )
+ Cho ăn kết hợp một số cây thuốc Nam để phòng bệnh và tăng khả năng miễn dịch.
+ Tự tạo giống ( nuôi mẹ đẻ con)
+ Nuôi con trưởng thành.
+ Bán ra thị trường.

5. Đánh giá:
+ Làm giảm chi phí chăn nuôi, tăng năng suất chất lượng sản phẩm thì giảm được giá thành sản phẩm sẽ tăng được sức cạnh tranh với thị trường nhiều biến động hiện nay.

Trên Đây là ý kiến đóng góp chủ quan của riêng tôi, rất mong nhận được sự chia sẻ đóng góp sáng tạo của mỗi người để hoàn thiện bài viết hơn và giúp phát triển ngành chăn nuôi nước nhà.
Trân trọng cảm ơn !
 


Nói thì rất rễ làm được là cả một vấn đề bác ạ
 
nói dể làm khó .. vì sản phẩm làm ra mình không thể nào dư tính dược cùng với nó thị trường và giá sản phẩm có sự thay đôi nhanh mà ..
 
Thể lực là mấu chốt bạn a. Ngẫm đơn giản là bạn tạo ra năng suất cao hơn thì tiết kiệm chi phí máy móc, nhân công. Trang trại sản xuất đồ ăn mỗi năm nhà mình chỉ cần mình làm. Trừ gạo, hải sản. Thực tế là làm ra ăn, ăn rồi làm to hơn. Khoẻ hơn, chạy việc với chi phí rất hợp lí. Nếu muốn nuôi bò, bạn mua 2 xe bò cải tiến trở hàng tạ . Một lúc 2 xe tự kéo về, năng suất hơn, khoẻ hơn, phí phải chăng so với mua động cơ. Còn làm thế nào mình sẽ chia sẻ. Không khó lắm đâu!
 
Thể lực là mấu chốt bạn a. Ngẫm đơn giản là bạn tạo ra năng suất cao hơn thì tiết kiệm chi phí máy móc, nhân công. Trang trại sản xuất đồ ăn mỗi năm nhà mình chỉ cần mình làm. Trừ gạo, hải sản. Thực tế là làm ra ăn, ăn rồi làm to hơn. Khoẻ hơn, chạy việc với chi phí rất hợp lí. Nếu muốn nuôi bò, bạn mua 2 xe bò cải tiến trở hàng tạ . Một lúc 2 xe tự kéo về, năng suất hơn, khoẻ hơn, phí phải chăng so với mua động cơ. Còn làm thế nào mình sẽ chia sẻ. Không khó lắm đâu!
:) trong chế biến chảng hạn ..... thể lực là yếu tố quan trong ....có thể chấp nhận được
:DTrong chan nuôi bạn có thể lực có chắt là yếu tố quan trong không
 
Có máy móc thì có điện, nhiên liệu. Có cơ bắp thì có carb, protein, lipid. Chỉ cần cọ xát và dành hết khả năng làm một việc thì dạn dĩ. Nhưng làm ra sao để đạt được cần hiểu biết và sống chết với vận động mới ra chuyện. Mỗi người đàn ông vận động nặng là bậc thầy đó bạn. Mình k nói mình là bậc thầy vận động. Nhưng mình tự tin đủ đầy. Để khẳng định là cuộc sống nông dân thú vị hơn nhiều thực tại.
 
bước vào sẽ thấy nhiều cái phức tạp
mà mình không lường trước được, không thấy được
kế hoạch có thể vẽ trên giấy thì được nhưng thực tiển sản xuất có nhiều bất cập
nhưng nói gì cũng cần người có chuyên môn hướng dẩn
kế hoạch mới sát xao ít biến động,hạn chế nhiều ruỉ ro
 

Theo tôi để chăn nuôi thành công trước hết:
1. Chuẩn bị:
+ Vốn : Vốn cố định ( con giống thức ăn ... trang thiết bị ) và vốn dự bị ( phát sinh trong quá trình nuôi ).
+ Kế hoạch chăn nuôi chi tiết hoàn chỉnh ( phải tạo được thu nhập theo ngày theo tháng thường xuyên ).
+ Kỹ thuật : Nắm rõ kỹ thuật và học nguyên nhân thất bại của người khác để không gặp vấn đề như thế.
+ Cơ sở chăn nuôi: Sạch sẽ, mát mùa hè, ấm mùa đông; yên tĩnh, nhiều cây xanh...
+ Hệ thống xử lý nước thải, phân ( tránh mầm bệnh)

2. Định hướng:
+ Phát triển từ từ bền vững, áp dụng khoa học kỹ thuật SÁNG TẠO (có thể sáng tạo theo mô hình VAC-R theo từng địa phương ).

3. Thu nhập:
+ Tìm đầu ra ổn định để tạo thu nhập ổn định theo ngày, theo tháng. ( như làm công ăn lương, hết tháng lấy tiền). Ví dụ: Mỗi tháng được bán 100 con lợn, 1000 con gà.

4. Đảo bảo cung ứng từ A - Z
+ Tạo thức ăn ( rau, cỏ ; ngô, lúa, đậu xanh, đậu tương, cá, ốc ... Tỷ lệ giống thức ăn công nghiệp. Tùy cách chế biến của mỗi nơi )
+ Cho ăn kết hợp một số cây thuốc Nam để phòng bệnh và tăng khả năng miễn dịch.
+ Tự tạo giống ( nuôi mẹ đẻ con)
+ Nuôi con trưởng thành.
+ Bán ra thị trường.

5. Đánh giá:
+ Làm giảm chi phí chăn nuôi, tăng năng suất chất lượng sản phẩm thì giảm được giá thành sản phẩm sẽ tăng được sức cạnh tranh với thị trường nhiều biến động hiện nay.

Trên Đây là ý kiến đóng góp chủ quan của riêng tôi, rất mong nhận được sự chia sẻ đóng góp sáng tạo của mỗi người để hoàn thiện bài viết hơn và giúp phát triển ngành chăn nuôi nước nhà.
Trân trọng cảm ơn !
Nói hay lắm.
À có biết mô hình VACRN là gì ko???
Trả lời nhé
 
Nói hay lắm.
À có biết mô hình VACRN là gì ko???
Trả lời nhé
Theo tớ VACRN là kết hợp Vườn Ao Chuồng Rừng Núi. Hihi
Mỗ
bước vào sẽ thấy nhiều cái phức tạp
mà mình không lường trước được, không thấy được
kế hoạch có thể vẽ trên giấy thì được nhưng thực tiển sản xuất có nhiều bất cập
nhưng nói gì cũng cần người có chuyên môn hướng dẩn
kế hoạch mới sát xao ít biến động,hạn chế nhiều ruỉ ro
Mỗi người đều cần ít nhất một người thầy để cùng thành công. Cần một người bạn để chia buồn !
Có máy móc thì có điện, nhiên liệu. Có cơ bắp thì có carb, protein, lipid. Chỉ cần cọ xát và dành hết khả năng làm một việc thì dạn dĩ. Nhưng làm ra sao để đạt được cần hiểu biết và sống chết với vận động mới ra chuyện. Mỗi người đàn ông vận động nặng là bậc thầy đó bạn. Mình k nói mình là bậc thầy vận động. Nhưng mình tự tin đủ đầy. Để khẳng định là cuộc sống nông dân thú vị hơn nhiều thực tại.
Đam mê là một điều kiện cần và đủ để phát triển nghề nghiệp.
:) trong chế biến chảng hạn ..... thể lực là yếu tố quan trong ....có thể chấp nhận được
:DTrong chan nuôi bạn có thể lực có chắt là yếu tố quan trong không
Thể lực vô cùng quan trọng. Vì "có sức khoẻ là có tất cả, không có sức khoẻ là không có gì"
Nói thì rất rễ làm được là cả một vấn đề bác ạ
Đúng thế, nên đây mới chỉ là lý thuyết cần được sự góp ý, sáng tạo của các bạn.
 
Gần àn đúng nhưng ko đúng.
Rừng rú núi là một họ mà hihi.
Vườn ao chuồng rừng N...
 
Theo tôi để chăn nuôi thành công trước hết:
1. Chuẩn bị:
+ Vốn : Vốn cố định ( con giống thức ăn ... trang thiết bị ) và vốn dự bị ( phát sinh trong quá trình nuôi ).
+ Kế hoạch chăn nuôi chi tiết hoàn chỉnh ( phải tạo được thu nhập theo ngày theo tháng thường xuyên ).
+ Kỹ thuật : Nắm rõ kỹ thuật và học nguyên nhân thất bại của người khác để không gặp vấn đề như thế.
+ Cơ sở chăn nuôi: Sạch sẽ, mát mùa hè, ấm mùa đông; yên tĩnh, nhiều cây xanh...
+ Hệ thống xử lý nước thải, phân ( tránh mầm bệnh)

2. Định hướng:
+ Phát triển từ từ bền vững, áp dụng khoa học kỹ thuật SÁNG TẠO (có thể sáng tạo theo mô hình VAC-R theo từng địa phương ).

3. Thu nhập:
+ Tìm đầu ra ổn định để tạo thu nhập ổn định theo ngày, theo tháng. ( như làm công ăn lương, hết tháng lấy tiền). Ví dụ: Mỗi tháng được bán 100 con lợn, 1000 con gà.

4. Đảo bảo cung ứng từ A - Z
+ Tạo thức ăn ( rau, cỏ ; ngô, lúa, đậu xanh, đậu tương, cá, ốc ... Tỷ lệ giống thức ăn công nghiệp. Tùy cách chế biến của mỗi nơi )
+ Cho ăn kết hợp một số cây thuốc Nam để phòng bệnh và tăng khả năng miễn dịch.
+ Tự tạo giống ( nuôi mẹ đẻ con)
+ Nuôi con trưởng thành.
+ Bán ra thị trường.

5. Đánh giá:
+ Làm giảm chi phí chăn nuôi, tăng năng suất chất lượng sản phẩm thì giảm được giá thành sản phẩm sẽ tăng được sức cạnh tranh với thị trường nhiều biến động hiện nay.

Trên Đây là ý kiến đóng góp chủ quan của riêng tôi, rất mong nhận được sự chia sẻ đóng góp sáng tạo của mỗi người để hoàn thiện bài viết hơn và giúp phát triển ngành chăn nuôi nước nhà.
Trân trọng cảm ơn !
Theo quan điểm cá nhân của em thì để thành công trong nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng, nhất quyết chúng ta cần phải chủ động tối đa một số vấn đề như bác nói ở trên:
-Thứ nhất: Con giống - Nuôi con gì cũng vậy, nếu chúng ta chủ động được con giống sẽ giảm được 1 lượng chi phí đáng kể, ko lo bị ép giá (vì lúc đông vụ, giá con giống tăng chóng mặt, đến lúc bán thịt thương phẩm, giá lại rớt coi như ko lãi hoặc lỗ vốn). Giống nhà làm ra được, có ko may bị chết hoặc cuối năm bán giá thấp chút vẫn còn có công.hì
- Thứ hai: Thức ăn - Cái này cũng cực kỳ quan trọng, nếu chúng ta chủ động được 100% thức ăn bằng cách tự trồng, đánh bắt, chăn nuôi....thì quá tuyệt vời. Nhưng cái này rất khó và ko phải ai cũng có điều kiện làm được. Vi vậy chúng ta nên xác định chất gì trong khẩu phần thức ăn chiếm lượng nhiều nhất hay có giá trị cao nhất để đầu tư tự sản xuất chúng, còn phần còn lại có thể thu mua ở địa phương vs giá rẻ thậm chí đi xin. Thức ăn của nhà làm ra với chi phí thấp, nuôi con gì cũng yên tâm vì lợi thế cạnh tranh khá cao.
- Thứ ba: Phòng và chữa bệnh - Món này thì nói thật là hơi khó, quan điểm của em là chúng ta nên tìm hiểu kỹ, cố gắng quản trị tối đa các yếu tố gây bệnh (từ con giống, nguồn thức ăn, nước uống, vệ sinh môi trường, phun thuốc, tiêm phòn định kỳ.....). Nói chung là cố gắng hết sức và hết khả năng có thể, còn "đen đủi" vẫn bị bệnh thì phải chịu thôi kaka cái này chả ông nào nói mạnh được.

*** Con giống nhà làm ra, thức ăn nhà trồng được, nuôi con gì cũng chả lo, không "Hòa" thì "Phát", chả lo lỗ tới mức bán nhà bán đất hì hì
=>> Đôi lời nhận xét chủ quan của em, các bác chém nhẹ tay nhé hì
 
Theo quan điểm cá nhân của em thì để thành công trong nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng, nhất quyết chúng ta cần phải chủ động tối đa một số vấn đề như bác nói ở trên:
-Thứ nhất: Con giống - Nuôi con gì cũng vậy, nếu chúng ta chủ động được con giống sẽ giảm được 1 lượng chi phí đáng kể, ko lo bị ép giá (vì lúc đông vụ, giá con giống tăng chóng mặt, đến lúc bán thịt thương phẩm, giá lại rớt coi như ko lãi hoặc lỗ vốn). Giống nhà làm ra được, có ko may bị chết hoặc cuối năm bán giá thấp chút vẫn còn có công.hì
- Thứ hai: Thức ăn - Cái này cũng cực kỳ quan trọng, nếu chúng ta chủ động được 100% thức ăn bằng cách tự trồng, đánh bắt, chăn nuôi....thì quá tuyệt vời. Nhưng cái này rất khó và ko phải ai cũng có điều kiện làm được. Vi vậy chúng ta nên xác định chất gì trong khẩu phần thức ăn chiếm lượng nhiều nhất hay có giá trị cao nhất để đầu tư tự sản xuất chúng, còn phần còn lại có thể thu mua ở địa phương vs giá rẻ thậm chí đi xin. Thức ăn của nhà làm ra với chi phí thấp, nuôi con gì cũng yên tâm vì lợi thế cạnh tranh khá cao.
- Thứ ba: Phòng và chữa bệnh - Món này thì nói thật là hơi khó, quan điểm của em là chúng ta nên tìm hiểu kỹ, cố gắng quản trị tối đa các yếu tố gây bệnh (từ con giống, nguồn thức ăn, nước uống, vệ sinh môi trường, phun thuốc, tiêm phòn định kỳ.....). Nói chung là cố gắng hết sức và hết khả năng có thể, còn "đen đủi" vẫn bị bệnh thì phải chịu thôi kaka cái này chả ông nào nói mạnh được.

*** Con giống nhà làm ra, thức ăn nhà trồng được, nuôi con gì cũng chả lo, không "Hòa" thì "Phát", chả lo lỗ tới mức bán nhà bán đất hì hì
=>> Đôi lời nhận xét chủ quan của em, các bác chém nhẹ tay nhé hì
Tớ thích cách suy nghĩ này của bạn.
Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến!
 
vì chú thấy trên dđ này bom đạn khá nhiều
muốn thực hiện 3 mô hình vac thì cũng tiêu tốn tiền tỷ rồi
chú chỉ có vc mà vắt kiệt cả sức lực mình
đối với vườn chú củng chút kinh ngiệm
chăm sóc điều khiển được chu kỳ ra hoa trái vụ phòng trừ dịch hại
còn chuồng thì có 2 cái gà và heo thì cũng không nhiều
gà ngàn , heo trăm cân đối hổ trợ tài chính lẩn nhau
không mướn một lao động nào cả nên khoảng này không có chi
vậy thêm ao ,rừng thì khoảng chi về lao động không phải là chuyện nhỏ
nguồn thu có đủ bù chi không
vậy vốn sẽ có bao nhiêu ? ? ? ? ?/////////
vay à ......đưa nhà cho nh bán đấu giá
mà chắc gì vay được vốn để sản xuất
tài sản cố đinh nhà cửa chuồng trại của chú tầm 1,5 tỷ
ngân hàng thẩm định tài sản thì ok kế hoạch sản xuất, và tiềm năng nh đánh giá khách hàng vip
vậy mà vay chỉ cho 300tr ( vừa mua thêm 1,5 ha đất liên canh) chuẩn bị xuống giống chanh không hạt
vậy muốn làm có hiệu quả không phải ngày một ngày hai mà làm mà có được
vốn chú nói đơn giản bèo cũng 2ty
nguồn thì chú không cần biết nguồn nào
vay thì mất nhà đó là lời chú khuyến cáo
 
Lại 1 a bày tỏ quan điểm làm khép kín hết mọi thứ, anh làm được chưa, chắc dd này chưa ai làm dc điều như thế

Không khép kín được đâu bác ạ, khép kiểu gì chả hở keke. Cố gắng khép được tý nào thì khép thôi, khép càng nhiều thì càng an toàn nhưng nói thật là khó làm lớn được, chỉ áp dụng với quy mô gia đình và tận dụng lao động nhàn rỗi thôi. Hiện em cũng đang làm, em trồng mấy sào cỏ Va06, voi xanh đài loan, ghine mombasa, paspalum (sào bắc 360m2) đủ nuôi 6 em bò cái ss và ao cá nho nhỏ ( gần 2 sào). Tận dụng phân bò em nuôi được gần 100m2 trùn quế để phục vụ 200 em gà đẻ và bán trùn giống cho bà con ở quanh quanh và phân trùn bán cho 1 cơ sở trồng rau sạch gần nhà (tháng cũng được 1-2tr đấy keke). Mình cũng bỏ bớt 1 phần diện tích cấy lúa, hút bùn ở ao lên cho cao rồi để trồng thêm ngô cho gà ( chỉ thêm được 1 phần thôi, còn lại vẫn phải mua).

*P/s: Đây là mô hình nho nhỏ mình đang thực hiện, thấy cũng tàm tạm. Nhân công chính là bố mẹ mình, bố 62 tuổi, mẹ 60; hai vợ chồng mình vẫn đi làm cty, tranh thủ sáng sớm chiều tối và chủ nhật phụ cùng bme thôi. Các bác cho em xin ý kiến xem có ổn ko hì, có ý tưởng gì hay hay tiện thể cho em xin với. Thanks!!!
 


Back
Top