Tại xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) dù vụ việc đã xảy ra đã khá lâu nhưng nhiều người dân thôn Xuân Hòa không khỏi bức xúc khi nhắc lại chuyện cũ.
Vào một sáng cuối tháng 3.2011, khi ra đồng chăm sóc dưa hấu như mọi khi, 14 hộ trong thôn chết lặng trước cảnh gần 40 sào (500m2/sào) dưa chuẩn bị thu hoạch, đã bị kẻ xấu phá tan nát ngay trong đêm: Cây bị nhổ gốc, còn trái thì bị dao bổ nứt toang hoác. Theo đó, ước thiệt hại mà số hộ trên gánh chịu gần 500 triệu đồng.
Theo ông Huỳnh Hữu Kế - Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cần Thơ: Cần xử lý đến nơi đến chốn Thời gian qua, tình trạng kẻ xấu phá hoại mùa màng, vườn cây ăn trái của bà con nông dân làm ảnh hướng đến tình hình sản xuất của nhiều người. Trước tình hình trên, đứng từ góc độ cấp Hội, tôi kiến nghị các ngành chức năng cần phải xử lý đến nơi, đến chốn những đối đượng xấu. Bên cạnh đó, các cấp hội nông dân, các ban ngành tư pháp cần phải có biện pháp mạnh, tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận thức tầm quan trọng trong việc bảo vệ mùa màng, lợi ích chung để cùng nhau phát triển kinh tế. Ngoài việc xử lý thích đáng những kẻ xấu cam tâm phá phách thường xuyên, bên cạnh răn đe cũng cần phải có biện pháp cảm hóa, giáo dục tùy vào đối tượng, mức độ phá hoại của họ. Theo luật sư Ngô Ngọc Thủy (Đoàn luật sư TP. Hà Nội): Có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn Đốt mía, chặt cao su, bỏ thuốc độc giết tôm cá... có thể thấy đó là hành vi phá hoại sản xuất ở nông thôn, thuộc hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự. Tôi cho rằng trong nhiều vụ việc kiểu này, hậu quả không chỉ đơn thuần là thiệt hại tài sản mà còn dẫn tới hậu quả lớn hơn. Ví dụ anh ném thuốc sâu, thuốc độc làm tôm cá người ta chết, nếu có ai ăn phải tôm cá chết bị ngộ độc gây tổn hại sức khỏe, hoặc tử vong thì anh cũng phải chịu trách nhiệm hình sự ở lỗi cố ý gián tiếp. Ngọc Lương - Đức Khánh (ghi)
Công Xuân/DanViet
Vào một sáng cuối tháng 3.2011, khi ra đồng chăm sóc dưa hấu như mọi khi, 14 hộ trong thôn chết lặng trước cảnh gần 40 sào (500m2/sào) dưa chuẩn bị thu hoạch, đã bị kẻ xấu phá tan nát ngay trong đêm: Cây bị nhổ gốc, còn trái thì bị dao bổ nứt toang hoác. Theo đó, ước thiệt hại mà số hộ trên gánh chịu gần 500 triệu đồng.
Ruộng dưa hấu bị phá ở Tịnh Hiệp, Sơn Tịnh
Không lâu sau vụ phá dưa, vào gần giữa tháng 10.2011, tại khu bán rơm ở thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, hàng chục cây rơm của người dân mua về để bán cũng đã bị đối tượng xấu lẻn vào đốt. Phải mất rất nhiều giờ sau, lực lượng Cảnh sát PCCC Quảng Ngãi mới khống chế và dập tắt vụ hỏa hoạn. Tuy nhiên, hàng trăm triệu đồng tiền mua rơm của người dân về để làm nấm rơm, làm đồ mỹ nghệ... đã tan tành cùng ngọn lửa. Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Quảng Ngãi đã hàng chục lần huy động lực lượng và xe cứu hỏa để dập tắt các vụ cháy ở khu bán rơm này. ...và nước mắt đau xót của một nông dân.
Mặc dù tình trạng phá hoại nhà nông xảy ra khá phổ biến ở Quảng Ngãi, nhưng việc ngăn chặn và truy tìm thủ phạm không hề dễ dàng. Hiện nay, cơ quan chức năng mới bắt được thủ phạm 1 vụ phá hoại ruộng dưa, còn vụ đốt rơm, chặt phá cao su... cũng ở Quảng Ngãi vẫn chưa điều tra ra. Ngày 11.4.2012, sau khi tiến hành điều tra, Công an huyện Sơn Tịnh đã bắt khẩn cấp Phan Thiên Thiêm (21 tuổi), ở thôn Mỹ Danh, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, về hành hủy hoại tài sản của người dân. Theo tài liệu của cơ quan điều tra thì cách trước đó khoảng 1 tháng, trong quá trình tháo nước vào ruộng, giữa Thiêm và bà Phạm Thị Thuộc, ở cùng thôn xảy ra mâu thuẫn nên nảy ra ý định trả thù. Lợi dụng đêm tối, đối tượng Thiêm đã vào ruộng dưa sắp đến giai đoạn thu hoạch của bà Thuộc, rồi dùng bơm tiêm hút và chích nước vào từng quả dưa, làm hơn 4,5 sào dưa hấu bị nứt toác và thối. Toàn bộ số dưa này vốn đã được tiểu thương đặt tiền cọc cho bà Thuộc hơn 15 triệu đồng... “Hạ sát” cây cao su Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi cho biết: Hiện Công an huyện Bình Sơn đang tiếp tục điều tra vụ phá hoại cây cao su của doanh nghiệp. Như Báo NTNN đã phản ánh, sáng 27.11.2012, ông Nguyễn Phú Huy (48 tuổi), ở xã Bình An, huyện Bình Sơn, là công nhân của Công ty Cao su Quảng Ngãi, đã phát hiện hàng loạt cây cao su bị chặt ngang thân nằm la liệt khắp nơi. Công ty Cao su Quảng Ngãi đã thống kê trên 600 cây cao su đang bắt đầu thời kỳ cho mủ đã bị chặt phá, gây thiệt hại trên 300 triệu đồng... Theo ông Huỳnh Hữu Kế - Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cần Thơ: Cần xử lý đến nơi đến chốn Thời gian qua, tình trạng kẻ xấu phá hoại mùa màng, vườn cây ăn trái của bà con nông dân làm ảnh hướng đến tình hình sản xuất của nhiều người. Trước tình hình trên, đứng từ góc độ cấp Hội, tôi kiến nghị các ngành chức năng cần phải xử lý đến nơi, đến chốn những đối đượng xấu. Bên cạnh đó, các cấp hội nông dân, các ban ngành tư pháp cần phải có biện pháp mạnh, tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận thức tầm quan trọng trong việc bảo vệ mùa màng, lợi ích chung để cùng nhau phát triển kinh tế. Ngoài việc xử lý thích đáng những kẻ xấu cam tâm phá phách thường xuyên, bên cạnh răn đe cũng cần phải có biện pháp cảm hóa, giáo dục tùy vào đối tượng, mức độ phá hoại của họ. Theo luật sư Ngô Ngọc Thủy (Đoàn luật sư TP. Hà Nội): Có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn Đốt mía, chặt cao su, bỏ thuốc độc giết tôm cá... có thể thấy đó là hành vi phá hoại sản xuất ở nông thôn, thuộc hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự. Tôi cho rằng trong nhiều vụ việc kiểu này, hậu quả không chỉ đơn thuần là thiệt hại tài sản mà còn dẫn tới hậu quả lớn hơn. Ví dụ anh ném thuốc sâu, thuốc độc làm tôm cá người ta chết, nếu có ai ăn phải tôm cá chết bị ngộ độc gây tổn hại sức khỏe, hoặc tử vong thì anh cũng phải chịu trách nhiệm hình sự ở lỗi cố ý gián tiếp. Ngọc Lương - Đức Khánh (ghi)
Công Xuân/DanViet