Muốn nhân giống bằng kỹ thuật cấy mô.

Như tiêu đề,tôi có một cây gổ quý - loại đặc hữu Việt Nam.Giống cây này hiện nay chỉ còn rất ít,nguồn gổ cung cấp được trên thị trường là loại tồn kho hoặc gỗ lũa.Tôi muốn nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ cành,đọt non.
Xin hỏi diễn đàn cây gỗ có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô không?Hiệu quả như thế nào?Cây con có sức sống giống các phương pháp nhân giống truyền thống(hạt,giâm cành...) không?
Tại TpHCM địa chỉ nào có thể thực hiện phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô hiệu quả và uy tín.Giá thành tương đối có thể chấp nhận được.
Xin cảm ơn!
 


Úp lên cho các cao nhân chỉ lộ.
 

File đính kèm

  • IMG_4134.jpg
    IMG_4134.jpg
    290.8 KB · Lượt xem: 25
  • IMG_4135.jpg
    IMG_4135.jpg
    209.1 KB · Lượt xem: 24
Xin mạng phép thảo luận cùng bác chủ đề này.
Về vấn đề nuôi cấy mô và giâm hom, chiết cành thực tế là cùng một phương thức đó là nhân giống vô tính. Nghĩa là từ môt mô cây ban đầu (thân, cành hay chồi) ta tiến hành tạo sẹo, phát rễ và tạo thành một cây hoàn chỉnh. Thực tế của phương pháp nuôi cấy mô là tạo ra số lượng cây con lớn, độ đồng đều cao và mang đầy đủ tính di truyền của cây ban đầu (cây mẹ) Giâm hom hay chiết cành cũng đạt được tiêu chí này như số lượng không nhiều bằng và độ đồng đều không cao.
Tuy nhiên, để nói về tỷ lệ nuôi cấy mô thì phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố. Một trong số đó là khả năng tái sinh của cây. Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của phương pháp nuôi cấy mô. Những cây có khả năng tái sinh cao thì việc tạo sẹo rất đơn giản và khi đã có sẹo thì rễ cũng hình thành một cách nhanh chóng.
Trong nuôi cấy mô nói riêng và trong các phương pháp nhân giống vô tính nói chung thì việc tạo sẹo là điều kiện tiên quyết. Có sẹo thì mới có thể có rễ và có chồi được. Nhưng khả năng tạo sẹo lại phụ thuộc vào đặc tính của cây. Ở đây bác chưa nói rõ đây là cây gì nên chỉ nhìn vào hình ảnh Ngaytrovellcd chưa thể đoán được đây là cây gì nên cũng không thể nói được khả năng thành công của nuôi cấy mô là bao nhiêu.
Khi xác định được đặc tính của cây, chúng ta cần xác định điều kiện sống hiện tại của cây mẹ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu cây sống ở vùng khô cằng, đất nghèo dinh dưỡng mà môi trường nuôi cấy pha thiên về dinh dưỡng thì mô sẽ dễ thối và khó tạo sẹo. Đồng thời điều kiện cây mẹ cũng quyết định đến thành phần dinh dưỡng bổ sung trong môi trường nuôi cấy. Nói vậy để bác thấy rằng cần thiết phải cung cấp thêm những thông tin đặc trưng loài; điều kiện sinh thái mới có thể đưa ra những thảo luận trọng tâm hơn.
Về các cơ sở nuôi cấy mô thì ở thành phố HCM có trung tâm công ứng dụng công nghệ sinh học nhưng nằm ở địa chỉ chính xác thì em quên mất. Hoặc trên Đà Lạt có công ty cổ phần công nghệ sinh học và rừng hoa Đà Lạt. Bác có thể liên hệ để đặc vấn đề với họ.
Vài lời chia sẻ mong không làm bác phiền lòng.
 
Rất cảm ơn bài viết của bác Ngaytrovellcd!
Cây tôi đang đề cập là cây gỗ Mun Sừng Việt Nam ạ.Loại cây đặt hữu và giá trị không phải vì Trung Quốc thu mua mà nó có chổ đứng tự bản thân loại gỗ quý này.Tiếc rằng ngày nay,tìm một khúc Mun đặc đường kính trên 20 là rất hiếm.
 


Back
Top