Mỹ công bố 12 loại rau củ quả nhiều thuốc trừ sâu nhất

Một lần nữa, dâu tây đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách 12 loại rau củ quả "bẩn" nhất nước Mỹ năm 2018 vì có thể chứa đến 20 loại thuốc trừ sâu.

Nhà nông Agriviet thấy bảng công bố của Mỹ có chính xác đối với nông sản Việt Nam không nhỉ ?

photo1523499573779-15234995737791941383898.png



Cứ vào trung tuần tháng 4 hàng năm, Nhóm Công tác Môi trường (EWG), một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động về môi trường của Mỹ lại công bố danh sách những loại rau quả chứa hàm lượng thuốc trừ sâu nhiều nhất và ít nhất ở Mỹ.
Kể từ năm 2004, EWG đã xem xét 6 tiêu chí, trong đó có số lượng và dư lượng chất trừ sâu của 47 loại rau củ quả phổ biến trên thị trường nhằm đưa ra hướng dẫn tiêu dùng cho người mua sắm.
Thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi trong trồng cây để kiểm soát sâu bệnh như côn trùng, loài gặm nhấm, cỏ dại, vi khuẩn, nấm mốc và nấm.
Danh sách 12 loại rau củ quả chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất năm 2018
Kết quả cho thấy một mẫu dâu tây nhiễm đến 20 loại thuốc trừ sâu. Năm nay là lần thứ ba liên tiếp dâu tây xếp ở vị trí đầu bảng trong danh sách 12 loại rau củ quả bẩn nhất.
Theo EWG, một người Mỹ ăn gần 4 kg dâu tây tươi/năm. Ngay cả khi được rửa sạch tại nơi trồng, sau đó được rửa tiếp trước khi ăn, loại quả này vẫn chứa thuốc trừ sâu.
Vị trí thứ 2 thuộc về rau cải bó xôi, nhiều dư lượng thuốc trừ sâu hơn các cây trồng khác 1,8 lần. Đứng ở vị trí tiếp theo là quả xuân đào, táo, nho, đào, cherry, lê, cà chua, cần tây, khoai tây và ớt chuông.
Ngoài 12 loại rau củ quả đã kể tên, năm nay, tổ chức EWG còn đưa ra cảnh báo về loại quả thứ 13 cũng có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Đó là quả ớt cay.
Theo tổ chức này, ớt cay được phát hiện có chất độc gây hại thần kinh. Bất cứ ai thường ăn ớt thì nên mua loại ớt hữu cơ.
"Nếu bạn không đủ khả năng để mua ớt cay hữu cơ, hãy nấu chín loại quả này bởi vì hàm lượng thuốc trừ sâu thường sẽ bị giảm khi được nấu chín", các tác giả ghi trong bản báo cáo.
photo-1-1523499465960339722304.png


Danh sách 15 loại rau củ quả chứa ít thuốc trừ sâu nhất năm 2018
Không chỉ đưa ra danh sách 12 loại rau củ quả bẩn nhất, tổ chức EWG còn công bố danh sách 15 loại rau củ quả chứa hàm lượng thuốc trừ sâu ít nhất.
Năm 2018, quả bơ đã đứng đầu danh sách này. Năm ngoái, vị trí này thuộc về ngô ngọt. Các vị trí kế tiếp thuộc về ngô ngọt, dứa, bắp cải, hành tây, đậu đông lạnh, đu đủ, măng tây, xoài, cà tím, dưa mật, kiwi, dưa vàng, súp lơ trắng và súp lơ xanh.
photo-1-1523499467978631543659.png


EWG hướng dẫn cách giảm thiểu rủi ro khi ăn rau củ quả
Báo cáo của EWG nhấn mạnh trẻ em là đối tượng phải bị gánh hậu quả nghiêm trọng nếu cơ thể hấp thụ nhiều thuốc trừ sâu.
Hiệp hội Bác sĩ Nhi khoa Mỹ chỉ ra thuốc trừ sâu có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe mạn tính bao gồm các vấn đề phát triển thần kinh và hành vi, dị tật bẩm sinh, hen suyễn và ung thư. Trẻ tiếp xúc với thuốc trừ sâu lúc còn ở trong bụng mẹ cũng dễ gặp nguy hiểm.
Tổ chức EWG nhấn mạnh muốn giảm thiểu rủi ro với sức khỏe, nếu người tiêu dùng muốn ăn những loại rau củ quả bị "liệt vào danh sách đen", hãy mua những nông sản có nguồn gốc hữu cơ.
Ngoài ra, rửa cẩn thận dưới vòi nước sạch cũng là một cách hiệu quả để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu ra khỏi sản phẩm. Đó là lời khuyên của Trạm Thí nghiệm Nông nghiệp Connecticut , một nhóm khoa học do chính phủ quản lý.
Các nhà khoa học ủng hộ việc rửa sạch tất cả các sản phẩm tươi dưới nước sạch trước khi dùng ít nhất 30 giây.
Còn nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học Massachusetts cho thấy ngâm các nông sản trong dung dịch nước pha baking soda cũng là một cách để loại bỏ thuốc trừ sâu trên rau củ quả.

Lưu ý: Danh sách này của Mỹ chỉ mang tính tham khảo, bởi tại Việt Nam chưa ghi nhận danh mục tương tự hàng năm. Tất nhiên nhìn vào đó, bạn cũng có thể cảnh giác hơn với một số loại trong danh mục này.
Mỹ công bố 12 loại rau củ quả nhiều thuốc trừ sâu nhất năm 2018: Người Việt nên tham khảo
 
L
Marketing cho trái thanh long Việt Nam từ bài học trái Kiwi New Zealand

Trái Thanh Long Việt Nam hiện tại được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia trên thế giới trong đó có những thị trường khó tính như Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan, Úc đã đồng ý nhập khẩu với điều kiện đã qua xử lý bằng công nghệ chiếu xạ hoặc xử lý nhiệt hơi nước nóng.
Là loại trái cây xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt hơn 895 triệu USD, chiếm tỷ trọng 50,3% trong xuất khẩu trái cây tươi và 36,1% trong tổng xuất khẩu rau quả của Việt Nam, trái thanh long hoàn toàn có thể trở thành mũi nhọn đưa thương hiệu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Một số loại nông sản của Việt Nam nằm trong top đầu của thế giới như : lúa gạo, cà phê, tiêu… tuy nhiên giá trị cũng như vị thế thương hiệu trên thị trường quốc tế là không cao, vì sao thế ? có phải chất lượng nông sản của chúng ta không bằng các nước bạn hay do cách làm tổ chức của chúng ta có vấn đề.
Qua nhiều tìm hiểu và phân tích, chúng tôi rất lấy làm thán phục cách làm thương hiệu nông sản mang tính chiến lược của New Zealand, ở đây chúng tôi muốn nói đến trái Kiwi một loại trái cây rất nổi tiếng của New Zealand. New Zealand đã làm thương hiệu cho trái Kiwi như thế nào và cách họ liên kết giữa nhà nông – doanh nghiệp – nhà nước ra sao ?

TRÁI KIWI NEW ZEALAND
Thời ký hoàn kim 1970 – 1990

  • Từ 1952 – 1989, là quốc gia duy nhất xuất khẩu kiwi trên thế giới.
  • Từ 1984 – 1990, là quốc gia dẫn đầu trong sản xuất và xuất khẩu trái kiwi.
    • 94% lượng trái kiwi sản xuất trong nước dùng để xuất khẩu – chiếm ¾ lượng xuất khẩu trên thế giới.
    • Chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu trái cây của New Zealand.
  • Lợi nhuận của người nông dân: 10.000 – 15.000 USD/ha/năm.
  • Hình thành và phát triển Ban Tiếp Thị nhằm nghiên cứu và phát triển trái kiwi.
  • Năm 1980, cho ra đời loại kiwi ruột vàng trong thị trường nội địa.
Thời kỳ thử thách 1991 – 2001
  • Từ 1987, giá đô la New Zealand tăng cao nhanh chóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu trái kiwi.
  • Năm 1989, Ý chuyển từ trồng nho sang trồng cây kiwi và đã chiếm lĩnh vị trí xuất khẩu số 1 thế giới từ 1993 đến 2005.
  • Yếu tố Trung Quốc: mặc dù chỉ mới bắt đầu sản xuất kiwi từ thập niên 90, Trung Quốc đã vươn lên vị trí nhà cung cấp kiwi số 1 thế giới năm 2011, đạt 491.667 tấn, so với 385.049 tấn của New Zealand.
  • Năm 1992, để đối phó với giai đoạn này, New Zealand đã.
    • Chú trọng vào chương trình cải tiến Kiwi Green bằng cách không bón phân hóa học, phương pháp trồng khoa học không ảnh hưởng môi trường và sức khỏe người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, độ tươi ngon của trái kiwi.
    • Cho ra đời Kiwi Gold, thế hệ đầu tiên, đến 1997 bắt đầu được trồng rộng rãi và xuất khẩu nhưng đến năm 2000, chiến lược tiếp thị cho Kiwi Gold mới bắt đầu với thương hiệu Zespri Kiwi Gold, để phân biệt với những sản phẩm kiwi khác trên thế giới.
    • Thay đổi cơ cấu quản lý từ quản lý gia đình sang quản lý bởi hệ thống công ty chuyên nghiệp.
  • Đến 1999, khoảng 2843 hộ gia đình đã đăng ký tham gia hệ thống quản lý nêu trên và được quyền lợi cổ phần trong công ty Zespri.
  • Giảm chi phí sản xuất nhất là chi phí đóng gói bao bì.
vong-doi-trai-kiwi.jpg

Giai đoạn phục hồi 2001++
  • Bắt đầu từ năm 2000, để đối phó với những thử thách, thương hiệu Zespri được đẩy mạnh như là một thương hiệu chính cho thị trường thế giới, phân biệt sản phẩm kiwi của New Zealand với các sản phẩm kiwi khác trên thế giới.
  • Công ty Zespri trở thành tổ chức duy nhất được phép xuất khẩu kiwi New Zealand cho tất cả các thị trường trên thế giới ngoại trừ Úc.
  • Thay đổi chiến lược kinh doanh thông qua cơ cấu mới của Zespri.
    • Tất cả nhà nông trồng kiwi xuất khẩu đều phải gia nhập hệ thống Zespri và có quyền lợi cổ phần.
    • Đẩy mạnh tiếp thị hơn nữa về trái kiwi vàng.
    • Đưa kiwi New Zealand trở thành sản phẩm cao cấp nhất so với các kiwi khác, kể cả việc tăng giá trái kiwi New Zealand, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường cao cấp như: Châu Âu (đặc biệt là Tây Ban Nha), Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong và Nhật Bản.
  • Năm 2004, chính phủ New Zealand tiếp tục chỉnh sửa và bổ sung một số luật để giúp trái kiwi New Zeand xuất khẩu sang Úc. Tất cả phải được chứng nhận chất lượng bởi tổ chức Horticulture Export Authority (HEA).
    chuoi-cung-ung-thanh-long.png
  • Số công ty thu mua, đóng gói từ 620 công ty (1988) chỉ còn tập trung vào 03 công ty lớn trong chuỗi cung ứng chính, Seeka, Satara, G6 Kiwi chiếm 70% thị phần.
  • Với những thành công gặt hái được trong giai đoạn này, giá một ha trồng kiwi nhảy vọt từ NZ$8000 năm 2001 đến NZ$25.000 năm 2007.
Ngoài ra, để giải quyết vấn đề vụ mùa trồng cây kiwi, cho đến năm 2007, ZESPRI đã mở rộng việc trồng cây kiwi và áp dụng cùng 1 mô hình sản xuất thử nghiệm tại các nước khác trên thế giới như:
  • Italy : 568 ha
  • United States : 210 ha
  • Japan : 120 ha
  • Chile : 115 ha
  • South Korea : 100 ha
  • France : 44 ha
Yếu tố thành công
  • Hệ Thống Tiếp Thị & Phân Phối Độc Quyền: Sự ra đời của Zespri – Công Ty Tiếp Thị và Xuất Khẩu Trái Kiwi New Zealand Trên Toàn Cầu (thương hiệu, website, cơ cấu hoạt động…).
  • Cơ cấu hoạt động sản xuất và tiếp thị:
    • Được hệ thống và quản lý bởi The New Zealand Kiwifruit Marketing Authority (NZKA) thông qua quy trình trồng trọt, thu hoạch, sản xuất, bảo quản, phân phối và tiếp thị tuân theo một dây chuyền khép kín.
    • NZKA cũng giới hạn số lượng các nhà xuất khẩu và kết hợp những nhà xuất khẩu này với nhau (Willis 1994).
  • Ban Tiếp Thị Trái Kiwi New Zealand và sau này là Công Ty Tiếp Thị ZESPRI là một thành công to lớn của New Zealand trong quá trình hình thành và phát triển thương hiệu trái kiwi trên toàn thế giới.
  • Một chiến lược marketing sáng tạo (kiwi gold- 1980), mạnh mẽ và khác biệt.
  • Hiểu rõ những chuyến biến trong thị trường và nhu cầu tiêu thụ.
  • Xay-dung-thuong-hieu-cho-nong-san.jpg
  • Sự hỗ trợ của chính phủ về việc:
    • Thay đổi, chỉnh sửa và bổ sung các luật nông nghiệp và xuất khẩu cũng như cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất kiwi.
    • Ủng hộ thành lập một Ban Tiếp Thị và Xuất Khẩu Độc Quyền Của New Zealand.
  • Luôn cải tiến công nghệ trồng trọt, sản xuất (IPM – Intergrated Pest Management) và sáng tạo loại Gold Kiwi và Kiwi Organic để tạo nhu cầu cho thị trường và tăng khả năng cạnh tranh.
  • Lễ hội trái kiwi trở thành một sự kiện lớn trong chiến lược tiếp thị trái kiwi tại vịnh Plenty.
  • Luôn luôn để trọng tâm vào việc cải thiện chuỗi sản xuất và cung ứng hiện đại, an toàn.
  • Nhấn mạnh hình ảnh, thương hiệu trái kiwi New Zealand như là một sản phẩm cao cấp nhất trong thị trường trái kiwi để phân biệt với các sản phẩm kiwi từ các nước khác nhất là Trung Quốc và Chile.
  • Luôn luôn phối hợp rất nhịp nhàng và đồng bộ trong chuỗi cung ứng trái kiwi New Zealand, từ nghiên cứu, sản xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, tiếp thị….;
  • Đạt được sự đồng thuận cao nhất giữa người nông dân và công ty phụ trách chuỗi cung ứng.
THANH LONG VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
  • Thanh long đã được phát triển tại Việt Nam và xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Thái Lan, Mỹ, Úc, Đài Loan, châu âu, trung đông…
  • Giá trị xuất khẩu thanh long của Việt Nam:
    • 2016, đạt 895 triệu USD chiếm 50.3% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây.
    • Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam, chiếm 77,6% về lượng và 62,6% về kim ngạch.
      xuat-khau-trai-cay.jpg
  • Lợi thế cạnh tranh:
    • Là quốc gia có diện tích trồng lớn nhất thế giới.
    • Chất lượng thanh long Việt Nam hơn hẵn Thái Lan, Trung Quốc..
    • Sự đa dạng các loại thanh long như thanh long ruột đỏ, ruột tím, ruột trắng… người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.
    • Mùa vụ thu hoạch quanh năm ổn định.
    • Sản xuất tập trung theo vùng, hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ thuận lợi cho việc vận chuyển.
    • Công nghệ bảo quản và xử lý sau thu hoạch ngày càng cải thiện. Có nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà máy và công nghệ chế biến đủ điều kiện xuất khẩu đi Nhật, Hàn Quốc, Mỹ…
  • Thách thức
    • Phụ thuộc quá nhiều vào thị trướng Trung Quốc và thường xuyên bị ép giá. Nông dân là người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong chuổi cung ứng giá trị.
    • Các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh nhau thiếu minh bạch và theo kiểu triệt hạ lẫn nhau để giành lấy nhà nhập khẩu.
    • Chưa có chiến lược và giải pháp phát triển bền vững, một tầm nhìn dài hạn.
BÀI HỌC TỪ TRÁI KIWI CHO THANH LONG VIỆT NAM
  • Tương tự như trái kiwi của New Zealand trong giai đoạn 1952, thanh long Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển, mặc dù vẫn có nhiều khó khăn và thử thách phía trước nhưng cũng đã đạt được một số thành tựu đang chú ý:
    • 3000 ha thanh long tại Bình Thuận và một số nhà trồng thanh long tại Long An và Tiền Giang đã đạt tiêu chuẩn VietGap và có mã số xuất khẩu sang Mỹ.
    • Xuất khẩu được sang một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, New Zealand.
  • Sự hỗ trợ từ Nhà Nước trong việc quy hoạch đất trồng tại Tiền Giang và Bình Thuận.
  • Tuy nhiên, để đạt được những thành tựu như kiwi New Zealand, thanh long Việt Nam cần nỗ lực về mọi khía cạnh.
  • Thiếu sự hỗ trợ của nhà nước về khung pháp lý, quy hoạch trồng trọt và nghiên cứu kỹ thuật.
  • Chuỗi cung ứng khép kín từ trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, tiếp thị, phân phối hoàn toàn không có.
  • Xây dựng một chiến lược marketing tổng thể cho toàn ngành tại Việt Nam (như mô hình ZESPRI).
  • Chú ý sức cạnh tranh khốc liệt từ các nước sản xuất và xuất khẩu chính trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc; (kiwi & thanh long).
  • Khả năng lãnh đạo để tìm ra chiến lược tiếp thị và kinh doanh nhằm duy trì vị trí trên thế giới.
  • Hỗ trợ từ chính phủ nhằm duy trì hoạt động nghiên cứu và phát triển trái kiwi New Zealand cũng như thanh long Việt Nam.
  • Chính phủ phải tạo hành lang pháp lý (xuất khẩu, chất lượng, giấy phép xuất khẩu…).
  • Tập trung vào viện nghiên cứu, gồm có: thu hoạch, sau thu hoạch, bao bì, bảo quản, chuỗi cung cứng, tiếp thị…
  • Thành lập được một chuỗi cung ứng khép kín tương tự New Zealand…
  • Định vị thương hiệu và một chiến lược marketing cho trái thanh long: phân biệt trái Thanh Long với những trái Thanh Long của các nước khác…
Vietnam-dragon-fruit.jpg
 
Back
Top