Nấm Hoàng Đế hay Nấm Milky- Một trải nghiệm mới lạ

Nấm Hoàng Đế - Một trải nghiệm mới lạ

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG NẤM HOÀNG ĐẾ
(NẤM MILKY, NẤM SỮA )


Nấm Hoàng Đế - Một trải nghiệm mới lạ.
maxresdefault.jpg


Nấm Milky thì ở Việt Nam hay gọi phổ biến là nấm Hoàng Đế. Nấm Milky cũng là một loại Nấm Khỏe Nhất trong những loại nấm. Đây là một loại nấm rất thịnh hành và được ưa chuộng ở Thái Lan và Ấn Độ từ rất lâu, nay giống đã có mặt tại Việt Nam cụ thể là Hồ chí Minh, và đã được thuần khí hậu.

Nấm milky có mùi vị đặc trưng, ngọt lịm, giòn giòn, dai dai mà cũng rất mềm. Mình nghĩ ai ăn một lần cũng sẽ ghiền ngay.

Nấm phù hợp xào, nấu lẩu, đặt biệt nướng mỡ hành, hay nướng sa tế rất ngon. Nấm Hoàng Đế có nhiều dinh dưỡng, đặt biệt độ đạm rất cao, gắp mấy lần nấm bào ngư xám. Milky phù hợp với thực đơn hàng ngày của những người ăn chay trường bởi hàm lượng dinh dưỡng cực cao của nó. Đặc biệt bạn có thể dễ dàng trồng đươc ở nhà với giá khá rẻ. Thât tuyệt vời


Giới thiệu :
Đây là 1 loại nấm cao cấp được trồng từ rất lâu và rất phổ biến ở Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ...đến nay được du nhập và bắt đầu được trồng đại trà ở Việt Nam.
Những ưu điểm tuyệt vời của Nấm Milky:
- Hoàn toàn sạch bệnh.
- Thời gian phát triển là 20 ngày (kể từ khi vô khay phủ đất) .
- Nấm có độ giòn của nấm đùi gà, ngậy của nấm mỡ nên xào, nấu, nướng, chiên hay lẩu... đều rất ngon.
- Nhiệt độ phát triển từ 18-38°C, nên bạn hoàn toàn có thể trồng trong nhà nấm vẫn phát triển tốt.

images1312189_Nam_khong_lo.jpg


ĐẶC BIỆT:
- Thơm ngon lẫy lừng
- Hàm lượng protein trong nấm rất cao (khoảng 80%) nên rất tốt cho sức khỏe.
- Nấm Hoàng Đế phát triển rất khỏe, nếu bạn không sử dụng hết mà vẫn muốn có nấm tươi để ăn, bạn cắt dọc thân nấm tới gốc 1 nửa sử dụng, nửa còn lại vẫn tiếp tục phát triển bình thường.
- Bảo quản rất dễ dàng trong tủ lạnh đến 7 ngày mà ko thay đổi chất lượng sản phẩm.
Cách trồng rất đơn giản :
- Tận dụng khay cũ, bao tải, thùng xốp....
- Mang phôi về xé bao nilong ra xếp đứng vào khay. Sau đó cào vài đường tạo vết xước trên đầu bịch phôi để nấm nhanh ra.
- Cuối cùng phủ đất hoặc xơ dừa đầy khay và bắt đầu tưới nước ( phủ cao hơn bịch phôi tầm 2 lóng tay)
- Khi tưới ta tưới lên bề mặt lớp đất phủ ( hoặc xơ dừa ) sao cho ướt đều và tưới ngày 2-3 lần để giữ ẩm và cứ vậy 20 ngày sau sẽ thưởng thức được nấm ngon chính tay của mình trồng.
* Giá phôi : từ 15.000 Đ - 25,000 Đ 1 bịch kèm theo xơ dừa đã qua xử lý.
Thành tỷ phú nhờ trồng Nấm khổng lồ hơn 20kg một cụm

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG NẤM MILKY (NẤM SỮA, HOÀNG ĐẾ)

14273276_613517815493629_1429022312_o_grande.jpg


Trước khi đi vào phần hướng dẫn con nấm xin trả lời chung những câu hỏi mà mọi người hay hỏi nhất như sau:

1. 1 bịch nấm ra được bao nhiêu (năng xuất):

- Thường nấm milky năng xuất tương đương và cao hơn nấm bào ngư xám.
- Tuy nhiên tính năng xuất phải dựa vào những yếu tố sau:


1. Trọng lượng bịch phôi nấm (trọng lượng cơ chất, hay nói dễ hiểu là trọng lượng dinh dưỡng) trồng nấm là bao nhiêu
vì theo định luật chuyển hóa năng lượng thì bao nhiêu cơ chất sẽ cho ra bấy nhiêu sản lượng (lý thuyết tính trên sự tuyệt đối nhen) dĩ nhiên thực tế thì TỔNG SỐ NẤM THU ĐƯỢC CAO NHẤT SẼ BẰNG TRỌNG LƯỢNG BỊCH PHÔI. Thông thường bịch phôi 1.2kg sẽ cho ra từ 0.5 tới 1kg nấm. Bịch 1.9kg thì khoảng 1 tới 1,5kg.


2. Năng xuất sẽ dựa vào môi trường, cách trồng, yếu tố thời tiết, tình trạng bịch phôi. Khách mình trồng ở nhà thì bị nhiều nhất là môi trường và cách trồng, cách chăm sóc ạ.

2. Tại sao có những cụm nấm to hơn 10kg ?

Nấm milky hay các loại nấm phủ đất (hay nấm trồng bằng cách phủ đất) có 1 cái hay là tơ có thể liên kết từ bịch phôi này sang bich phôi kia để cùng nuôi 1 cụm nấm nên lúc này 10 bịch phôi (cơ chất khoảng 12kg) có thể sẽ cho ra tai nấm nặng 8 tới 10kg là chuyện bình thường ạ. Vậy thì mình chia làm 2 cách trồng sẽ cho ra 2 dạng nấm khác nhau về trọng lượng.



Nấm Hoàng đế có trọng lượng lớn, giàu dinh dưỡng nhưng dễ trồng, ít bệnh nên được nhiều chị em tìm mua trồng tại nhà.

"Nấm vốn là thứ cây mùa nào thức nấy, trời lạnh thì nấm mỡ lên nhanh, mùa hè thì nấm rơm phát triển nhiều. Nhưng riêng nấm Hoàng đế thì có dải nhiệt rộng từ 18 - 35 độ C nên có thể ra nấm quanh năm, rất nhiều người đã mua loại nấm Hoàng đế này về trồng tại nhà" -

** Trồng trong bịch:

Khi trồng trong bịch tai nấm thường nhỏ, to khoảng tai nấm đùi gà mình thường thấy. Vì trọng lượng bịch phôi thường không nặng.

1473701169999_998_grande.jpg


13895540_1264471286910775_4817822133185697270_n_grande.jpg

** Trồng trong khay, phủ luống:
Khi ta tháo bịch, xé bao nilong bên ngoài ra xếp bịch phôi xát vào nhau, phủ đất lên mặt tơ nấm sẽ đan xen từ bịch phôi này sang bịch kia tạo thành 1 khối lúc nào nấm milky sẽ mọc thành cụm và to hơn, có thể to lên hơn 10kg.
14273276_613517815493629_1429022312_o_grande.jpg

12961713_1180073795350525_7758469162957328627_n_grande.jpg


3. Vậy 1 bịch nấm sẽ ra được bao nhiêu lần ?

Câu này rất khó để trả lời cho chính xác vì ta sẽ dựa vào từng trường hợp
Ví dụ:
* Dinh dưỡng trong bịch ta cho là 100%
* Nếu ta thu hoạch lúc tai nấm lớn, kích thước thiệt to tiêu tốn dinh dưỡng khoảng 80% trong bịch thì bịch đó chỉ có thể ra lại 1 lần nữa với 1 tai nấm nhỏ vì chỉ còn có 20% dinh dưỡng ko đủ sức để to thêm.
* Nếu ta thu hoạch nấm lúc nấm còn nhỏ thì chỉ tốn 20% dinh dưỡng trong bịch thì bịch có sức để ra nhiều lần hơn cho tới khi nào tiêu hao hết số dinh dưỡng trong bịch.
(em diễn giải theo cách đại khái vậy cho mọi người dể hình dung nha, chứ em mà nói theo các nhà nông học thì bản thân em cũng lùng bùng lỗ tai nữa í, hì hì)

Vậy thì nấm to hay nhỏ, thu hoạch bao nhiêu lần tùy vào cách ta trồng và chọn lựa hen, con núm nó dài dòng vì mong nhà mình hiểu tường tận về milky để khỏi thắc mắc và khó hiểu nhen, hì hì hì. vậy thì giờ mọi người đã chọn được cách trồng cho mình rồi đúng ko???
(hình ảnh trong bài, núm mượn từ group Milky Mushroom của bác Packdee tong-on người Thái, và trại nấm Milky của Anh Ánh ở Long An, nguồn từ google và vài hình của em tự trồng tự chụp ạ. Xin chân thành cảm ơn

I. XỬ LÝ PHÔI NẤM

Sau khi nhận phôi về nhà cần làm ngay các bước sau:
1. Tháo bao tải đựng nấm:
Để vận chuyển nấm dể dàng shop thường đóng bao tải, bao nilong. tuy nhiên nấm cũng cần phải thở, và nhiệt độ cao không tốt cho tơ nấm vì thế khi nhận được nấm nhớ tháo bao và để nấm ra chổ thoáng mát ngay.
2. Kiểm tra bịch phôi nấm:
-
Nếu bịch phôi tơ chưa chạy kín đáy bịch:
11008552_384231111779187_3357599157272362901_n.jpg

mang bịch phôi nấm ra để chổ thoáng mát (không có nắng chiếu trực tiếp), không tưới nước, không làm gì cả vài hôm, tơ nấm sẽ chạy kín đáy bịch.
- Bịch phôi tơ đã chạy kín, trắng bóc, hay gọi vui là "trắng ngọc trinh":
11402988_384231371779161_1189092135287402142_n.jpg

Khi phôi trắng như vầy ta tiến hành trồng nấm, đôi khi phôi hơi già tuổi hơn 1 chút sẽ có màu hơi vàng vàng cũng không ảnh hưởng tới chất lượng ạ, ngược lại ẻm rất xung ra.

II. TIẾN HÀNH TRỒNG NẤM:

1. Chọn chổ trồng:
chổ trồng nấm cần đảm bảo các quy tắc như sau:
- Kín nắng (nắng khác ánh sáng)
- Kín gió
- Có ánh sáng (ánh sáng tự nhiên trong nhà hoặc ánh sáng đèn)
- Nhiều độ ẩm
(có thể dùng khăn ẩm, thùng xốp, lưới lan, vải...để che chắn xung quanh lại nhầm duy trình độ ẩm lâu hơn)

14285500_613517835493627_1531981967_o_grande.jpg


2. Dọn vệ sinh khu vực trồng:
Vệ sinh vị trí đặt nấm bằng cách quét dọn hết rác dùng xà phòng loãng dội lên tường hoặc nền nơi đặt nấm, để yên 15 phút sau đó dội lại với nước sạch và để khô tự nhiên. Làm cách này sẽ giúp hạn chế nấm mốc tiềm ẩn gây bệnh cho nấm.

7600_384239198445045_8798306009394932456_n.jpg

3. Chọn và xử lý đất phủ bề mặt:
- Nấm chân dài cần phủ 1 lớp đất trên mặt để giữ ẩm cho nấm nên ta bắt buộc phải phủ 1 lớp đất bên trên tuy nhiên đất phủ cần dùng những loại như sau:
* Chọn đất thịt, đất vườn không phối trộn các loại phân bò, phân trùn quế hay bất kì loại phân nào.
* Nên chọn đất có kết cấu dạng viên là là ok nhất ạ. giàu chất hữu cơ (thường lấy ở tầng canh tác lúa, rau màu), có độ PH = 7, kích thước từ 0,3-1cm.
* Cách làm đất: Dùng cuốc xẻng đập nhỏ, lấy sảo có nan thưa lắc nhẹ, loại bỏ các hạt đất ở dạng tấm, bụi. Phần còn lại to bằng hạt gạo đến hạt ngô là được.
* Nếu cẩn thận thể ủ vôi khoảng 3% trong vài ngày để loại bỏ vi khuẩn có hại trong đất.

*** Con nấm đang thử nghiệm loại đất sét nung dạng viên POPPER của thái, xét theo lý thuyết thì đất này hoàn toàn phù hợp, không cần phải ủ vôi khử trùng trước TUY NHIÊN VẪN ĐANG TRONG THỜI GIAN THỬ NGHIỆM NÊN MỌI NGƯỜI CÂN NHẮC TRƯỚC KHI THỬ NHEN.

3. cách trồng:

Cách 1: Trồng trong bịch:

1473701169999_998_grande.jpg


* Bước 1: Mở miệng bịch phôi, cạo bỏ lớp tơ nấm già phía trên nhằm kích thích khả năng tạo quả thể, sau đó phủ một lớp đất đã xử lý dày khoảng 2,5-3 cm.
*Bước 2: Cột miệng bịch như hình chiếc nôm, sau 3 ngày để tơ nấm phục hồi thì bắt đầu mở miệng bịch, dùng dao hoặc kéo cắt 4 góc bịch dưới đít bịt để thoát nước.
* Bước 3: Tiến hành tưới nước dạng phun sương, tùy theo điều kiện thời tiết điều chỉnh số lần tưới để đảm bảo độ ẩm đạt 85-95% trở, nhiệt độ trong giai đoạn này khoảng 26-33oC. Khi nấm đã ra quả thể tưới nhiều hơn. Kể từ ngày phủ đất khoảng 10 đến 15 ngày nấm milky sẽ ra quả thể.

***=LƯU Ý: ***

KHÔNG TƯỚI NƯỚC NHIỀU

NHƯ KIỂU TƯỚI RAU, MÀ CHỈ TƯỚI THẤM ƯỚT ĐẤT BỀ MẶT. KHÔNG TƯỚI NƯỚC ĐỌNG TRÊN TAI NẤM. HẠN CHẾ TỐI ĐA VIỆC TƯỚI LÊN TAI NẤM.

* Bước 4: Thu hoạch nấm khi viền mũ nấm bắt đầu xòe thẳng ra.
1890340_535730739876637_661468363_o_grande.jpg


Từ lúc nấm non nhú ra đến lúc thu hoạch kéo dài từ 5-10 ngày.
Khi thu hái phải lấy hết chân nấm, thu từng tai nấm trưởng thành, những tai nấm nhỏ để lại thu hoạch sau. Quả thể bị chết và chân nấm cũ phải vệ sinh sạch sẽ.

Sau khi thu nấm xong, trong 4 ngày đầu không tưới nước trực tiếp vào mặt đất phủ, giữ ẩm bằng cách tưới nước nền và xung quanh bịch nấm, ngày thứ 5 bắt đầu tiến hành tưới lên đất phủ để nấm ra đợt mới.
Nấm Milky có thể thu hoạch kéo dài 3 lần. Mỗi lần thu hoạch cách nhau khoảng 10 tới 20 ngày

13895540_1264471286910775_4817822133185697270_n_grande.jpg


plant.prot_.51_grande.jpg

vijayan_pillai_grande.jpg


Cách 2: Trồng trong khay, phủ luống:
- Tháo bịch nilong trên bịch phôi Milky ra (lột trần em ra không chừa lại gì)
- Xếp bịch phôi sát vào nhau trong khay, hay cái gì mà mình đang tính trồng vào hen.
- Cào xướt bề mặt và phủ đất sau đó làm y như cách trồng trong bịch hen.
820959798_5_1000x700_grande.jpg

10984620_772185632897812_6439880910536326288_n_grande.jpg


13239478_1211692552188649_3645725136497114110_n_grande.jpg

13532973_1278591185491841_6366009900424209422_n_grande.jpg

1473701170947_1004_grande.jpg

1. Các loại khay có thể dùng:
- Thùng xốp (nhớ đục lỗ dưới đáy thùng nha)
- Khay nhựa trồng rau có thành cao hơn bịch phôi
- Tất cả những cái gì có thể chứa phôi bên trong và phủ đất lại được.
ví dụ:
1. thùng mốp xốp có đụt lỗ


2-1956-1420199395_grande.jpg


2. khay, rỗ có chiều cao, cao hơn phôi.

1473701170947_1004_grande.jpg


3. lốp xe cũ:

10606527_849070858450822_6720914038119120370_n_grande.jpg


4. dùng gạch tạo thành luống

13537677_1712445352350642_5429791236107743874_n_grande.jpg


5. Thao, rổ....tất cả cái gì có thể bỏ phôi vào và phủ đất có lỗ cho thoát nước đi, kể cả bệ xi măng, bịch nilong to...

13239478_1211692552188649_3645725136497114110_n_grande.jpg


13892179_1261460600545177_8839506919278338957_n_grande.jpg


CHÚC MỌI NGƯỜI THÀNH CÔNG!

By: Minh Minh- Trồng nấm sạch tại nhà.
0977820114 - 0936502114
Đặng Phương Minh
https://www.facebook.com/trongnamsachtaigia/
Bài viết từ tư duy chất xám tổng hợp mà thành nên ai copy xin vui lòng trích dẫn nguồn.


Video tham khảo

1. Giới thiệu Nấm Hoàng Đế || Nấm Milky

2. Cách trồng nấm Hoàng đế trong thùng xốp ( CLB Nấm Nông Nghiệp, trường ĐH Mở TP. HCM)


3. CÁCH -TRỒNG- NẤM- HOÀNG -ĐẾ- [Milky] bằng đất sét nung

4. Hướng dẫn tự trồng nấm hoàng đế
Hướng dẫn tự trồng nấm hoàng đế

5. THU HOẠCH NẤM MILKY - HOÀNG ĐẾ
THU HOẠCH NẤM MILKY - HOÀNG ĐẾ

CHÚC MỌI NGƯỜI THÀNH CÔNG!
 


Last edited:


Back
Top