Nên trồng cây gì và nuôi con gì trên đất cát trắng Quảng Bình ?

  • Thread starter chilinhqb1503
  • Ngày gửi
Đây là lần đầu tiên cháu viết bài ở đây,có gì mong mọi người bỏ qua cho.Cháu học đại học ra trường được 3 năm rồi,bôn ba cũng nhiều,nhưng cuối cùng vẫn nhận thấy là không đâu làm giàu thích hợp hơn trên quê hương mình,cháu muốn về quê làm 1 người nông dân,nghĩ cũng buồn cười,nhưng thật sự đó là tâm nguyện của cháu.Ở quê cháu đất đai chủ yếu là cát trắng,rộng mênh mông.Khí hậu Quảng Bình thì mọi người biết rồi,1 năm 2 mùa nắng mưa rõ rệt,cháu đang có dự án mở 1 trang trại nuôi đà điểu,với các loại vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở đây,mà vốn kiến thức thì ít ỏi quá,mọi người cho ý kiến giùm cháu với nhé.
 


Bạn có được vồn bao nhiêu mà muốn nuôi đà điểu ?
Mời bạn xem bài viết này
[h=1]Nuôi đà điểu có một vốn ba lời?[/h]
dot-line-58.gif
http://vneconomy.vn/tim-kiem.htm?key=&bl=1&PageType=5
09/10/2007 11:03 (GMT+7)
00(18).jpg
Để nuôi đà điểu như một nghề với mong muốn mang lại lợi nhuận cao là điều không dễ dàng cho những hộ nông dân ít vốn, thiếu thông tin và kỹ thuật nuôi.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:
Ý kiến (0)

Trong chuyến công tác vào năm 1995, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn đã đưa 100 trứng đà điểu đầu tiên giống châu Phi từ Zimbabwe về Việt Nam.

Đến nay, đã hơn mười năm, xem ra nghề nuôi đà điều vẫn chưa đủ sức thu hút được nhiều người... dù nuôi đà điểu không phải là quá khó.

Một vốn ba lời?

Phong trào nuôi đà điểu ở các tỉnh phía Nam chỉ bắt đầu vào khoảng năm 2003 mặc dù hơn mười năm trước, người dân các tỉnh phía Bắc đã nuôi đà điểu. Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương ở Ba Vì, Hà Tây, là nơi cung cấp con giống cho nhiều trang trại trong cả nước. Tuy nhiên, để nuôi đà điểu như một nghề với mong muốn mang lại lợi nhuận cao là điều không dễ dàng cho những hộ nông dân ít vốn, thiếu thông tin và kỹ thuật nuôi.

Anh Hà Việt Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất thương mại Việt Hùng có trang trại chuyên nuôi đà điểu theo một mô hình khép kín ở quận Bình Thạnh, Tp.HCM, tâm sự về những ngày đầu gian nan tập tành nuôi đà điểu, thời mà giá một cặp đà điểu giống nhập từ châu Phi về khoảng 7.000-8.000 đô la Mỹ.

Năm 1996, Hùng chắt góp vốn liếng để phát triển đàn đà điểu theo mô hình trang trại, ba năm liên tiếp anh đều thất bại, thiệt hại trên 10 tỉ đồng. Không bỏ cuộc, Hùng cất công qua các nước và vùng lãnh thổ như Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan để học kinh nghiệm và tìm tòi kỹ thuật nuôi.

Mất mấy năm, anh mới phát triển thành công đàn đà điểu theo mô hình trang trại với kỹ thuật nuôi hiện đại. Sau đó công ty của anh bắt đầu nhận cung cấp đà điểu giống và chuyển giao công nghệ nuôi cho trên 200 hộ rải rác khắp cả nước. Theo tính toán của anh Hùng, nếu mọi việc thuận lợi thì nghề nuôi đà điểu là một vốn ba lời.

Nhưng rồi anh lại gặp rủi ro.Trước đây trang trại anh nuôi khoảng 700 con, từ khi có dịch cúm gia cầm xuất hiện, anh không dám nhập đà điểu giống từ các nước khác về. Hiện trang trại của Hùng chỉ còn nuôi khoảng 250 con, anh dự kiến cuối năm sẽ chuyển cơ sở nuôi đà điểu về quận 9, Tp.HCM. Trong khi đó một số nơi từng nhận chuyển giao công nghệ, con giống của Công ty Việt Hùng từ sau các cơn dịch cúm gia cầm cũng chựng lại, không phát triển thêm đàn.

“Nếu không có quy trình chăn nuôi khép kín theo mô hình nuôi nhiều con cùng một lúc như ba ba, đà điểu, trùn quế và cá sấu như hiện nay thì công ty của tôi khó có thể trụ vững được khi có những rủi ro như dịch cúm gia cầm vừa qua”, anh Hùng chia sẻ.

Anh Lê Quang Thực, nhà ở quận Tân Bình, Tp.HCM, cũng có một trang trại ở Tây Ninh nuôi 80 con đà điểu đã hơn bốn năm nay. Anh Thực cho biết mặc dù thịt đà điểu có giá cao, nhưng phải nuôi đúng kỹ thuật thì mới đạt được siêu lợi nhuận. Để nuôi đà điểu giống anh Thực phải nhập hai máy ấp trứng từ Trung Quốc về với giá 48 triệu đồng/cái, có khả năng ấp được khoảng 100 trứng/lần.

Anh Thực cho biết đã bỏ ra khoảng 200 triệu đồng để mua đà điểu giống và tiền đầu tư chuồng trại khoảng 300 triệu. “Hiện tại, lợi nhuận mỗi vụ từ tiền bán đà điểu giống, trứng và thịt là trên dưới 500 triệu đồng. Tuy nhiên để đạt được doanh thu như vậy tôi phải nuôi kết hợp với các con khác như heo rừng, nai, hươu và cá”, anh nói.

Năm 2004, nghe bạn bè nói nuôi đà điểu mang lại lợi nhuận cao, chị Triệu Thị Minh Trang, chủ trang trại Triệu Minh ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, đã bỏ ra 300 triệu đồng để đầu tư chuồng trại.

Giai đoạn đầu, chị Trang mua 20 con giống loại tám tháng tuổi từ trại giống gia cầm Thụy Phương ở Ba Vì, Hà Tây về nuôi, sau đó chị mua thêm 80 con giống loại ba tháng tuổi gồm con trống và con mái hết gần 300 triệu đồng nữa.

Chị Trang làm bài tính nhẩm và cho biết hàng tháng tiền thức ăn cho một con mất khoảng 250.000 đồng. Giá đà điểu thịt lúc trước cao, còn bán được khoảng 14-15 triệu đồng/con, sau này giá hạ, chị quyết định bán dần và không đầu tư nuôi thêm.

Tuần trước, chị Trang cho biết khó khăn lắm chị mới tìm được người mua hết 22 con đà điểu cuối cùng với giá mỗi con là 5 triệu đồng theo dạng mua cân hơi nguyên con. Tính toán lại chị lỗ mất 1 tỉ đồng! “Nếu biết trước lỗ như thế này, tôi đã chẳng lao theo như thế. Phải chi ban đầu tôi quyết định nuôi heo hay bò có lẽ hay hơn!”, chị Trang tiếc rẻ.

Chị Trang tâm sự thêm rằng một số người bạn của chị đang nuôi đà điểu ở Trị An, Long Thành, Đồng Nai và Tây Ninh cũng đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan: giống thì đã mua, tiếp tục nuôi thì chi phí cao mà bán nửa chừng thì giá thấp, sẽ lỗ nặng.

“Trước đây, giá mua thịt đà điểu tại các nhà hàng, siêu thị tại Tp.HCM là 350.000 đồng/ki lô gam, từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát, giá thịt đà điểu hạ xuống còn khoảng 150.000 đồng/ki lô gam, có nơi mua nơi không. Mặt khác, do không có kỹ thuật thuộc da và chưa tìm được thị trường tiêu thụ nên các hộ nuôi chỉ còn biết bán thịt theo kiểu cân hơi cả con chứ không thể tận dụng khai thác hết các bộ phận khác của đà điểu như lông, da và xương”, anh Hùng cho biết.

Nhọc nhằn tìm đầu ra

Ông Thiên Sanh Trí, chủ trang trại đà điểu Thiên Lâm Nguyên (Ninh Thuận), cho biết cách đây bảy năm ông đã bỏ ra 1 tỉ đồng để đầu tư nuôi đà điểu trên một khu vực rộng 22 héc ta ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, ông làm trang trại đà điểu vì muốn tận dụng mảnh đất đang có chứ cũng chưa tính đến đầu ra.

Ở lứa đà điểu đầu tiên, ông Trí làm thịt một con đem biếu cho các đầu bếp ở khách sạn, nhà hàng lớn nhằm… tiếp thị sản phẩm. Ông tiếp tục làm thế với con thứ hai, rồi thứ ba… thì nhận được đơn đặt hàng… 5 ký thịt từ một nhà hàng. Hơn một năm sau, sản phẩm tiêu thụ có khá hơn nhưng vẫn chỉ là thịt nạc. “Lúc đó, tôi chẳng biết làm gì với mớ gân, xương và da của đà điểu (chiếm đến 60% trọng lượng hơi). Mà không tận dụng những thứ này thì nuôi đà điểu thịt chỉ có nước lỗ”, ông Trí nhớ lại.

Từ đây, ông đã hình thành ý tưởng về một quy trình chăn nuôi, chế biến để tiêu thụ “trọn vẹn” sản phẩm đà điểu. Tuy nhiên, trước khi đi đến đích cuối cùng là mở quán phở và nhà hàng đà điểu hồi tháng 8-2006, ông đã mất nhiều năm mày mò để làm bóp, ví, dây nịt… từ da đà điểu.

“Không cơ sở nào nhận thuộc da, cũng như chế tác các sản phẩm từ loại da rất lạ này, tôi đành chấp nhận sản phẩm làm ra dù không đạt yêu cầu vẫn không bắt họ bồi thường. Nhưng hàng làm ra rồi lại… kén khách mua, một phần cũng vì giá cao đến bạc triệu. Ngay cả món phở đà điểu, người ta ăn khen ngon nhưng vẫn chê mắc”, ông Trí nói.

Trong khi chưa tìm được đầu ra cho các sản phẩm “trọn gói” từ đà điểu, ông Trí vẫn phải chịu lỗ với việc bán thịt thương phẩm. “Cứ tính tròn 100 con giống, giá mua thời điểm cách đây bảy năm khoảng 3,5 triệu/con, tiền ăn hàng ngày 10.000 đồng/con trong ít nhất một năm (thời gian cần thiết để đà điểu đạt trọng lượng trên 100 ký), chưa tính chi phí xây dựng chuồng trại, nhân công… với lượng thịt thương phẩm từ một con đà điểu chỉ tối đa 40% thì không cách gì lời được!”, ông Trí cho biết.

Hiện nay thịt và các sản phẩm mỹ nghệ chế tác từ đà điểu chưa được tiêu thụ nhiều trong nước, còn xuất khẩu thì lại chưa đủ năng lực. Ông Trí cho biết, hiện nhu cầu nhập khẩu thịt đà điểu tại châu Âu và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… lên tới 3.000 tấn/năm. Bản thân ông cũng đã nhận được những đơn hàng cụ thể nhưng đành chịu vì khả năng chăn nuôi và tiềm lực tài chính còn giới hạn. Hiện trang trại của ông đang nuôi 65 con giống và 100 con thịt, cũng thuộc loại trang trại “tầm cỡ” ở Việt Nam, nhưng nếu so với các đơn hàng từ nước ngoài thì ông sẽ phải phát triển trang trại của mình lên đến hàng ngàn con. Điều này thật khó.

Thực hiện quy trình chăn nuôi và chế biến khép kín như trang trại ông Trí, hoặc quy mô hơn như Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cũng là một thách thức đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Với tổng đầu tư khoảng 300 tỉ đồng, Khatoco đã xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, công suất 20 tấn/giờ; một nhà máy chế biến thịt công suất 3.000 tấn/năm; một xí nghiệp thuộc da và chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ da, lông, vỏ trứng; một xí nghiệp sản xuất bánh xốp và bột dinh dưỡng cao cấp dùng nguyên liệu chính từ trứng đà điểu…

Theo ông Trí, khó nhất trong chế biến là lọc da đà điểu, vì thực tế lớp da này rất mỏng, lại nhiều mỡ nên phải rất “chuyên nghiệp” mới có được tấm da đẹp. Rồi phải tổ chức sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gia dụng từ da đà điểu… Nếu đã thực hiện đủ một quy trình khép kín thì lợi nhuận từ đầu ra đà điểu mới là thực tế.

“Một tấm da đà điểu có thể làm được 20 sợi dây nịt, giá bán sỉ 750.000 đồng/sợi. Phần thịt có thể thu về 5 triệu đồng; xương có giá 10.000 đồng/ký; lông đà điểu, trứng tươi và cả vỏ trứng sau sử dụng cũng có giá trị thương mại…”, ông Trí chia sẻ.

 
Đất cát trắng chỉ thích hợp cho hai loại cây Phi lao và Bạch đàn mà thôi. Khi trồng được rồi thì kết hợp nuôi Dông, Thỏ theo hình thức bán hoang dã là thích hợp nhất.
 
Chào bạn đông hương . A năm nay nhiêu tuổi rồi ! Để tiện xung hô , em thì năm nay 19t. Nhưng theo em thì quê mình rất khó nuôi vì khí hậu thì anh biết rồi đấy em không nói thêm nữa . Em thì đang còn nghiên cứu con ếch và thêm 1 số mô hình nữa , bây giờ em đang đi làm trong SG để tìm hiểu thêm những gì mình chưa biết . Nhưng theo em anh nên suy nghĩ trước khi quyết định sẽ nuôi đà điểu vì con giống mắc --> Đầu ra anh nên suy nghĩ _--> Dịch bệnh . Mà em thấy ngoài Hồng Thủy thì có mấy trại nuôi kiểu VAC sao anh không làm mà muốn đuổi theo cái nguy hiểm . Em ở gần Bến Xe Lệ Thủy chắc anh biết , khi nào tết em về có dịp anh em mình gặp rồi nói chuyện thêm . Bây giờ em nói chưa chắc anh sẽ hiểu và không bao giờ lắng nghe.
 
Bạn có thuận lợi lớn là đất RỘNG MÊNH MÔNG. Nhưng Quảng Bình là đất nghèo vì dân không canh tác được trên đất đó, vì đó là cát trắng.
Như bạn Bomcon nói: "Đất cát trắng chỉ thích hợp cho hai loại cây Phi lao và Bạch đàn mà thôi.
Link: http://agriviet.com/home/threads/106363-Nen-trong-cay-gi-va-nuoi-con-gi-tren-dat-cat-trang-Quang-Binh-#ixzz24qCg0fEC"
Tuy nhiên bây giờ người ta đã có thể canh tác trên đất đó, cách đơn giản nhất là TRẢI BẠT. Bằng cách đó có thể trồng các loại rau và cỏ, phát triển chăn nuôi bò, thỏ, ngỗng, cá trắm... Nếu gom được đất rộng, qui hoạch được hàng rào chống gió và cát bay thì có thể trồng được cả các loại cây ăn quả.
Nếu nắm được một số kỹ thuật canh tác trên cát trắng và hành động ngay bây giờ, thì bạn sẽ thành ĐẠI GIA NÔNG DÂN trong 5-10 năm nữa.
Nhưng làm gì thì làm, phải bắt đầu từ nhỏ tới lớn, đừng nóng vội.
 
Bạn phải tính toán kĩ nếu đầu tư lớn, nhất là đầu ra.

Còn về đất đai, "có sức người sỏi đá cũng thành cơm", đất cát không chỉ là trồng phi lao hay bạch đàn. Mình dẫn chứng nhé: Cty Khánh Việt đầu tư trại đà điểu ngay trên đổng cát ở Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam gần quê mình. Họ đổ lên một lớp đất màu, rồi trồng cây cỏ xanh tươi như vùng đồng bằng màu mỡ.

Chúc bạn thành công trên quê hương.
 
Đất cát trắng có thể trồng Dừa rất tốt mà ít tiền cải tạo đất.
Dưới tán Dừa, có thể nuôi Gà thả vườn, là mặt hàng muôn thuở.
Bạn cũng có thể nuôi vịt nếu gần đó có sông.
*
Đà Điểu chỉ là món sốt một thời, chứ thịt trứng Đà Điểu làm sao
ngon bằng thịt trúng Gà Vịt? Da Đà Điểu làm sao sánh với da Bò?
Bạn mua giống Đà Điểu với giá trên trời, để làm ra thịt trứng
với giá rẻ hơn thịt và trứng Gà? Mặt khác giống Đà Điểu hầu hết
là giống máu gần, là con cháu của cùng một cặp giống ban đầu.
Chúng rất yếu, năng suất thấp, và dễ bị bệnh.
*
Để trồng Dừa, bạn phải bỏ vốn ra nhiều hơn người trồng Dừa ở
đất tốt. Ít nhát bạn phải cho mỗi cây Dừa giống một hố đất tốt
có nhiều phân xanh, chừng 1 mét khối. Sau đó phải tưới cho đủ
ẩm vài tháng liền. Sau đó, có thể bón phân vô cơ NPK, và chúng
có thể tốt hơn Dừa trồng nơi đất tốt mà không chăm sóc.
*
Có thể Dừa không đem lợi nhuận cao (nếu dân địa phương không
thích Dừa) nhưng vùng này tương lai là vùng nghỉ mát, nên
Dừa lấy trái uống nươc rất thích hợp với thị trường du lịch.
Từ thời Pháp, bãi biển Cửa Tùng là nơi tắm biển nổi tiếng.
Dù sao, tôi rất ngạc nhiên cả miền biển từ Nghệ An tới Cửa
Tùng, nơi nào cũng là bãi biển đẹp, mà ít người nghĩ đến
kinh doanh nghỉ mát tắm biển? Có lẽ hoàn cảnh kinh tế của ta
chưa tới mức đó thôi. Ví như gần nhà tôi, giá nhà đất ở gần
Hồ, Sông, Biển thường đắt gấp đôi giá nhà đất bình thường,
nhưng ở biển Texas thì nhiều bãi biển không có người ở, hoang
vu như trên mặt trăng vậy. Lối sống ở Mỹ là "ăn xổi ở thì"
chỉ biết hôm nay, không biết ngày mai. Ai mà bỏ vốn cho tưong
lai thì chỉ có sập tiệm, phá sản.
*
 

chao ban.
minh cung o quang binh cung dang ban khoan nen nuoi con gi de cai thien kinh te.
nhung nghe ban noi muon nuoi da dieu thi hoi kho do.minh thay mot so noi o qb minh nuoi roi phai co nguon von lon va kinh nghiem lau nam moi lam duoc.
theo minh cho ban rong rai thi thich hop nuoi gia cam hoac cac con vat la la thoi vua lam vua hoc hoi kinh nghiem tim dau ra.( tinh minh nguon giong hau nhu khong co cho nen muon nuoi gi phai di tim hieu va mua giong xa qua cung thay nan)
 
Chào bạn, Mình là Tư ở Bố Trạch, mình thì không làm chăn nuôi nhưng lại rất thích làm giàu từ chăn nuôi, chỉ tiếc là ở mình không có quỹ đất mênh mong như lệ thủy thôi. Mình xin góp ý với bạn như sau. Làm gì thì làm nhưng ngoài sự quyết tâm cao, bạn cần phải có vốn và một đầu óc tính toán. Vậy bạn đã có trong tay bao nhiêu vốn và bạn đã tính toán về chi phí nuôi đã điểu và đầu ra của nó chưa. Ở quảng bình, tại bảo ninh đã có công ty đầu tư nuôi đà điểu nhưng kết quả là đã thất bại, nguyên nhân vì sao thì mình không rõ, nhưng họ là một công ty lớn, có vốn, có kỹ thuật mà không thành công thì mình cũng đừng nên nhảy vảo. Quay lại vấn đề chính, đó là vốn và cách làm. Thuận lợi của bạn là có quỹ đất mênh mong, còn khó khăn đó là đất cát, nghèo chất dinh duõng, không dữ được nước. Muốn khắc phục được cái này thì bạn phải mất hai ba năm trồng keo, phi lao, bạch đàn để giữ nước, chống cát bay, lấy bóng mát. Sau khi làm được điều đó, tức là bạn đã cải tạo được đất cát, bây h thì đến nuôi trồng, mình xin gợi ý vài mô hình như sau: Mua giống cỏ lai về trồng trên cát chăn nuôi bò lấy thịt. Lấy phân bò nuôi giun quế, Lấy giun quế nuôi gà (gà thịt, gà ai cập siêu trứng). ngoài ra giun quế còn có thể dùng nuôi cá (đào ao thả cá, xung quanh trồng dừa lủa lấy bóng mát và lấy quả bán tết). giun quế nuôi rắn mối (đặc sản 400k/kg rắn mối). Lấy phân giun quế trồng rau, trồng thanh long (loại thanh long lai chuyên trồng trên cát, có nhiều loại cây nữa có j mình sẽ tư vấn cho). Giun quế nuôi lươn, nuôi cá trê râu vang, cá quả. Còn nứa, nếu máu thì nuôi thêm cá sấu (cái này lợi nhuận rất cao và đặc biệt khi có gà chết, cá chết đem cho cá sấu ăn, don dẹp vệ sinh khỏi ô nhiễm môi trường luôn. Dưới bóng cây thì bạn có thể làm chuồng và ví lưới B40 nuôi lợn rừng, nuôi dúi, chồn hương, vườn thanh long thì có thể ví lại nuôi kì đà, kỳ nhông (hai con này rất thik hợp với cát), rắn lại (rắn ráo), rắn sọc dưa (hai loại rắn này cắn ko chết người nuôi an toàn mà đầu ra cũng dễ, giống cũng dễ kiếm tại địa phương, thức ăn là cóc nhái nên dễ nuôi tự nhiên). Thôi còn nhiều cái nhưng sếp gọi rôi bữa khác viết tiếp. ah wuen, mình viết văn không hay nên có khi viết lan man không biết bạn và mọi người có hiểu không nhưng nếu bạn muốn tư vấn thì liên lạc với mình theo địa chỉ mail: tuphan83@gmail.com, fake: Phan Văn Tư, đt: 0979031709. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu. trong hồng thủy có công ty rất thành công với các mô hình trên cát đó là công ty THANH HƯƠNG bạn vào đó mà xin tham quan là hiểu hàng
 
Tôi là vân ở huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng bình. Hiện tại tôi đang công tác tại Đồng Nai. Nhưng ý định của tôi cũng sẽ nghiên cứu về nông nghiệp rồi về quê mở trang trại.
Tôi thấy nuôi đà điểu mông lung quá. Ngay ở đồng nai, tôi biết giá 1kg đà điểu có 100 ngàn trong khi giống bỏ ra thì cao. Nhưng tôi thấy vùng đất cát như quê bạn trồng cây phi lao, sau đó mua giống dừa lửa của miền tây về trồng. Dừa này 2năm đã có trái, bên cạnh đó bạn rải đất trồng cỏ nuôi nai hoặc dê. Vùng đất bạn đào ao nuôi cá quả thì được. Tại vì vùng mình món cháo canh cá quả cũng nổi tiếng mà. sao k tận dụng đầu ra có sẵn mà vốn thì ít.
 
Làm gì cũng phải suy tính. Mình vừa đi đám ma và gặp mấy bác trong QB ra. Mọi ng kể chuyện cs trong đó mà sao nó khó khắn thế. Miền Trung đúng là cái nôi hứng mua hứng nắng hứng bão. Mình rất ủng hộ bạn khi có chí làm giàu trên đất cha đất tổ. Nhưng làm là đi đôi với học hỏi tính toán. Phải nẫy mới biết bò rồi mới học đi và chạy đc bạn ak. CÒn như Israel ngta còn mất 50 năm trở đất để san sa mạc dùng trồng trọt và chăn nuôi đó thôi. Cố lên bạn
 
Tôi cũng quan tâm đến đất cát ven biển, và thấy một số giải pháp đã áp dụng thành công:
1. Trải bạt nilon xuống dưới cát, độ sâu khoảng 40cm để giữ nước. Tấm bạt rộng khoảng 1.2 đến 1.5m, độ dài tuỳ ý. Đặt một đường ống nước có khoan lỗ vào chính giữa để dẫn nước tưới, độ sâu khoảng 20cm. Với cách này có thể trồng rau, cỏ... Đây là kết quả cuả một đề tài khoa học đã được công bố.
2. Dùng công nghệ tưới phun kiểu Ixraen. Đã được tiến hành ở Hà Tĩnh, có kết quả rất tốt nên đang được mở rộng.
Cả hai cách trên đều phải kết hợp với đào hồ chưá để trữ nước.
Ngoài ra, nên áp dụng các biện pháp "cổ điển" như: trồng cây chống gió, chống cát, chống lở đất...; trồng cây cải tạo đất; bổ sung mùn...
 
Tôi cũng quan tâm đến đất cát ven biển, và thấy một số giải pháp đã áp dụng thành công:
1. Trải bạt nilon xuống dưới cát, độ sâu khoảng 40cm để giữ nước. Tấm bạt rộng khoảng 1.2 đến 1.5m, độ dài tuỳ ý. Đặt một đường ống nước có khoan lỗ vào chính giữa để dẫn nước tưới, độ sâu khoảng 20cm. Với cách này có thể trồng rau, cỏ... Đây là kết quả cuả một đề tài khoa học đã được công bố.
2. Dùng công nghệ tưới phun kiểu Ixraen. Đã được tiến hành ở Hà Tĩnh, có kết quả rất tốt nên đang được mở rộng.
Cả hai cách trên đều phải kết hợp với đào hồ chưá để trữ nước.
Ngoài ra, nên áp dụng các biện pháp "cổ điển" như: trồng cây chống gió, chống cát, chống lở đất...; trồng cây cải tạo đất; bổ sung mùn...
Icrarel thì vip rồi mà. 1 nước có nền khoa học nông nghiệp hiện đại nhất.
 
bác ở Quảng Bình ở chổ nào? Tôi cũng Quảng Bình mà Bố Trạch đây. bác định nuôi đại điểu a? không đơn giản đâu.theo tôi biết và đã quan sát thì Đa Điểu nặng vốn lăm ở khâu chuồng trại và cả con giống nưa. mà chân ước chân ráo không nên mạo hiểm với số tiền quá lơn. theo tôi bác cứ mỡ trại nuôi heo là ok
 
bác ở Quảng Bình ở chổ nào? Tôi cũng Quảng Bình mà Bố Trạch đây. bác định nuôi đại điểu a? không đơn giản đâu.theo tôi biết và đã quan sát thì Đa Điểu nặng vốn lăm ở khâu chuồng trại và cả con giống nưa. mà chân ước chân ráo không nên mạo hiểm với số tiền quá lơn. theo tôi bác cứ mỡ trại nuôi heo là ok
Heo gà truyền thống mà chơi. Nên tìm hiểu có hướng đi mới thực tế phù hợp với QB. Chứ e thấy đà điểu, cá sấu, tắc kè, kì đà, nhím.... vốn nặng mà đầu ra hok rộng đc, chauw kể kĩ thuật... Chăn nuôi sợ nhất đến lúc xuất mà hok xuất đc.
 
Chào bạn, Mình là Tư ở Bố Trạch, mình thì không làm chăn nuôi nhưng lại rất thích làm giàu từ chăn nuôi, chỉ tiếc là ở mình không có quỹ đất mênh mong như lệ thủy thôi. Mình xin góp ý với bạn như sau. Làm gì thì làm nhưng ngoài sự quyết tâm cao, bạn cần phải có vốn và một đầu óc tính toán. Vậy bạn đã có trong tay bao nhiêu vốn và bạn đã tính toán về chi phí nuôi đã điểu và đầu ra của nó chưa. Ở quảng bình, tại bảo ninh đã có công ty đầu tư nuôi đà điểu nhưng kết quả là đã thất bại, nguyên nhân vì sao thì mình không rõ, nhưng họ là một công ty lớn, có vốn, có kỹ thuật mà không thành công thì mình cũng đừng nên nhảy vảo. Quay lại vấn đề chính, đó là vốn và cách làm. Thuận lợi của bạn là có quỹ đất mênh mong, còn khó khăn đó là đất cát, nghèo chất dinh duõng, không dữ được nước. Muốn khắc phục được cái này thì bạn phải mất hai ba năm trồng keo, phi lao, bạch đàn để giữ nước, chống cát bay, lấy bóng mát. Sau khi làm được điều đó, tức là bạn đã cải tạo được đất cát, bây h thì đến nuôi trồng, mình xin gợi ý vài mô hình như sau: Mua giống cỏ lai về trồng trên cát chăn nuôi bò lấy thịt. Lấy phân bò nuôi giun quế, Lấy giun quế nuôi gà (gà thịt, gà ai cập siêu trứng). ngoài ra giun quế còn có thể dùng nuôi cá (đào ao thả cá, xung quanh trồng dừa lủa lấy bóng mát và lấy quả bán tết). giun quế nuôi rắn mối (đặc sản 400k/kg rắn mối). Lấy phân giun quế trồng rau, trồng thanh long (loại thanh long lai chuyên trồng trên cát, có nhiều loại cây nữa có j mình sẽ tư vấn cho). Giun quế nuôi lươn, nuôi cá trê râu vang, cá quả. Còn nứa, nếu máu thì nuôi thêm cá sấu (cái này lợi nhuận rất cao và đặc biệt khi có gà chết, cá chết đem cho cá sấu ăn, don dẹp vệ sinh khỏi ô nhiễm môi trường luôn. Dưới bóng cây thì bạn có thể làm chuồng và ví lưới B40 nuôi lợn rừng, nuôi dúi, chồn hương, vườn thanh long thì có thể ví lại nuôi kì đà, kỳ nhông (hai con này rất thik hợp với cát), rắn lại (rắn ráo), rắn sọc dưa (hai loại rắn này cắn ko chết người nuôi an toàn mà đầu ra cũng dễ, giống cũng dễ kiếm tại địa phương, thức ăn là cóc nhái nên dễ nuôi tự nhiên). Thôi còn nhiều cái nhưng sếp gọi rôi bữa khác viết tiếp. ah wuen, mình viết văn không hay nên có khi viết lan man không biết bạn và mọi người có hiểu không nhưng nếu bạn muốn tư vấn thì liên lạc với mình theo địa chỉ mail: tuphan83@gmail.com, fake: Phan Văn Tư, đt: 0979031709. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu. trong hồng thủy có công ty rất thành công với các mô hình trên cát đó là công ty THANH HƯƠNG bạn vào đó mà xin tham quan là hiểu hàng
K biết a đa làm thành công chưa hay là chỉ tìm hiểu trên diễn đàn vậy
 


Back
Top