ngành chăn nuôi bò thịt sắp chết !

  • Thread starter hac long
  • Ngày gửi
Chào !
Ngành chăn nuôi bò thịt sắp chết ! Đây là theo đánh giá của tôi.
Tôi nghĩ là khoản năm 2024 ngành chăn nuôi bò thịt sẽ giống như ngành trồng cao su năm 2014: nông dân nuôi đều lỗ.

Cách đây 4 năm, tôi đọc rất nhiều tài liệu của nước ngoài về bò thịt.
Tôi download về laptop cũng phải 3-4 ghz.
Tôi mơ ước có 1 trang trại bò.
Và bây giờ thì việt nam đã có người làm được, đó là "bầu đức".

Nhưng cách làm của anh ta khác cách tôi đã nghĩ đến về con bò rất nhiều, và hai hôm nay tôi suy nghĩ rất nhiều về bầu đức: tại sao anh ta làm như vậy ?

Tôi và anh ta chưa từng gặp nhau, chúng tôi chưa thù oán gì với nhau, nhưng tương lai sẽ gặp nhau sau khi tôi quyết định công bố 1 bí mật, một bí mật có thể ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế từ góc nhìn của tôi.

Cách đây 10 năm, tôi đã nhìn thấy cây cao su có tương lai như ngày hôm nay, và tôi nói nhưng không ai đồng ý và cũng không ai bác bỏ. Bạn bè tôi, họ để mặc cho tôi nói vì họ không quan tâm nhiều về 10 năm sau.

Và ngày hôm nay, tôi đã công bố bí mật về cây cao su "tại sao nông dân trồng cao su chết ? Và đâu là lối thoát cho nông dân ?"

Bây giờ đến bí mật về con bò thịt ! Tôi đã tìm rất nhiều trên google.com rồi, nhưng không tìm thấy và cũng chưa tìm thấy. Phải chăng Việt Nam mình không có được một người dự báo trước cho người nông dân điều gì sắp xảy ra để họ còn lên kế hoạch sao ?

Tại sao thịt bò nước ngoài rẻ hơn thịt bò trong nước ? Theo bạn, nó có vô lý không ?Tôi nghiên cứu rất kỹ về bò của nước ngoài, mặc dù tôi chưa từng sờ hay chạm vào con nào.

Angus đúng không ? Vậy theo bạn angus úc khác angus anh ở chổ nào ? Và khác angus mỹ ở chổ nào ? Làm sao để biết được con bò nào là angus ? Ngành chăn nuôi bò thịt của mỹ bâu giờ khác với năm 1945 như thế nào ?

Tôi biết những thứ đó, nó rất có ích cho tôi 4 năm trước. Nhưng bây giờ, thì tôi không cần.

Thịt bò của úc nhập khẩu qua tới việt nam vẫn còn rẻ hơn bò vàng của việt nam, thật vô lý và vì sao ?

Ngoài tôi ra, tôi nghĩ Vissan và bầu đức rất hiểu câu trả lời và câu trả lời thật sự chưa từng xuất hiện trên google.com

Một bí mật khủng khiếp, nếu tôi không vén nó lên bây giờ thì năm 2024 toàn bộ nông dân nuôi bò thịt sẽ lỗ y chan như toàn bộ nông dân trồng cao su 2014.

Vậy, đâu là bí mật và bí mật đó ở đâu ?

Ngày 14.07.2014 tôi sẽ trả lời tại ngay topic này, nếu bạn là nông dân thì bạn nên biết câu trả lời !

Thân !Nếu câu trả lời của tôi có ích cho các nhà nông và gây hại rất lớn cho các tập đoàn + doanh nghiệp lớn thì khi tôi bị tấn công, những ai sẽ đứng ra ủng hộ cho tôi ?
Vì khi màn vén lên, tất cả mọi người sẽ khủng hoảng và tôi chưa đánh giá hết được tầm ảnh hưởng của nó.

Có thể nó không tốt cho tôi !

Vậy khi tôi bị tấn công, bạn có ủng hộ tôi không ? .Nếu ủng hộ tôi, thì bạn bấm "thích" bài viết của tôi liền đi.
 


Last edited by a moderator:
Co ban nao co trại bo o tien giang ko. Cho tham quan hok hoi voi
 


Nhà mình vẫn làm vẫn phát triển và tin chắc rằng nếu k có gì thì lợi nhuận ngày một tăng do 8 năm nhà mình nuôi theo diện chăn thả, Chỉ bỏ công nên đầu ra có cao hay thấp thì phần Bê Sinh ra đều có thể bán lấy lợi nhuận.
Hy vọng bà con có làm có đầu tư thì tính đến đường tiêu thụ thức ăn hợp lý có quỹ đất để trồng cỏ hoặc bãi thả bò ăn cỏ thì tuyệt vời.!
Nhà em nuôi 30 con hàng năm lợi nhuận không dưới 200tr, Tiền phân bò bán không dưới 30tr...!
Nếu lấy phân bò mua thức ăn thì nói thật rơm cho nó ăn 15tr rồi 10tr chi phí cám muối thêm 5tr chi phí dụng cụ .... Vẫn còn rất lời ạ.! Quan trọng là làm theo cách nào và điều kiện chổ đó như thế nào để đầu tư cho đúng.
cách bác tính thì rất hay nhưng 15tr tiền rơm cho 30con thì ko đủ,10tr tiền
thức ăn tinh cho 30con/1nam càng ko đủ,đó là e nói theo cách nghĩ của e và theo comment của bác.ngoài ra những thứ khác e ko biết vì e cũng mới nuôi.thân mến
 
cách bác tính thì rất hay nhưng 15tr tiền rơm cho 30con thì ko đủ,10tr tiền
thức ăn tinh cho 30con/1nam càng ko đủ,đó là e nói theo cách nghĩ của e và theo comment của bác.ngoài ra những thứ khác e ko biết vì e cũng mới nuôi.thân mến
Bác không đọc hết CMT của mình rồi. Cái tiền thức ăn đó chỉ là 3 tháng mùa khô. Cho Ăn thêm chứ thật sự là chủ yếu chăn thả ngoài đồng cỏ Bác à....!
P/s: Chứ nuôi nhốt thì nhiêu đó làm sao nuôi được 10 con chứ đừng nói là 30 con.
 
Buồn nhỉ ! không ai nhắc tới haclong sao ?Ngày 20 / 7 / 014 agriviet.com nhận nuôi gấu đen sau thời gian sinh sống ,gấu đen tự cảm thấy không hợp thổ dưỡng nên anh ta thu dọn hành lý ( bài nuôi dê đỉnh cao ) và âm thầm ra đi không một lời từ biệt . lần cuối cùng nhìn thấy bóng dáng gấu đen là 9 h 19 phút ngày 30 tháng 7 đến nay không có tung tích .
Gấu đen là ai ? bây giờ đang ở đâu ?
Tại sao gấu đen lại ra đi ?
tại sao chúng ta không gởi đơn tìm hay gì gì đó ?
Các bạn có muốn gấu đen quay trở lại không ?
Tôi với tư cách phan hâm mộ của hạc long xin làm đơn trình báo gấu đen mất tích lên agriviet.com mong được hồi âm .
Các bạn có muốn gởi gấm đôi lời mình muốn nói với gấu đen ( haclong ) cho vẹn tình nghĩa hay không ?

hiihhihiihih, chac đên hẹn bac ây lại lên thôi .14/8, em nghỉ bac ây ko thât hưa, (mà bac ây phải giử lời rồi, chử tin luôn phải đi đầu mà), nêu ko co uy tin thì ko còn gì để bàn, để nhơ, để tôn trọng. em nghỉ thê cac bac ợ!!
 
Kimdung ơi. Bạn đã nuôi bò chưa. Bạn ở đâu vậy. Nếu gần cho mình qua học hỏi tí kinh nghiệm nha
 
Theo thống kê của cục Thú y, từ đầu năm đến nay, đã có gần 40.000 con bò Úc nhập về Việt Nam để giết mổ. Thịt bò Úc đang bán tràn ngập ở siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn... với giá khá cạnh tranh.

bouc2211-4fb14.jpg
Thịt bò Úc được bày bán nhiều trong các siêu thị. Ảnh: Thanh Hảo

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại các tỉnh phía Nam đang có ít nhất bốn doanh nghiệp nhập khẩu bò Úc về cảng Đồng Nai, cảng tổng hợp Bình Dương và cảng Bến Nghé, cảng Hiệp Phước của TP.HCM.


Bò Úc nhập về được doanh nghiệp làm thủ tục kê khai hải quan dưới hai dạng, bò nguyên con và bò quy ra trọng lượng (tất cả đều quy về bò hơi). Từ tháng 1 – 5 năm nay, duy nhất một doanh nghiệp ở Đồng Nai nhập bò Úc trung bình mỗi tháng hơn 1.000 con, nhưng từ tháng 6 đã có thêm ba công ty nữa nhảy vào kinh doanh bò Úc với số lượng nhập về tăng đột biến, lên tới 6.000 – 7.000 con mỗi tháng.


Rẻ hơn cả gà công nghiệp


Đối chiếu số liệu hải quan ở cửa khẩu, giá bò Úc được các doanh nghiệp kê khai để làm cơ sở áp thuế suất nhập khẩu thấp một cách bất ngờ. Mức thuế phổ biến của bò Úc nhập khẩu, loại thịt đang bán khá chạy tại thị trường TP.HCM, chỉ phổ biến ở mức 1,09 – 1,3 USD/kg (giá CIF tại các cảng Việt Nam). Trong rất nhiều tờ khai hải quan từ đầu năm đến nay, chỉ có cá biệt một số lô bò Úc được doanh nghiệp kê khai giá nhập khoảng 2,25 – 2,75 USD/kg, tức là gấp đôi so với mức phổ biến.


Người chăn nuôi trong nước, kể cả các doanh nghiệp nhập khẩu thịt heo, thịt gà cũng khá bất ngờ với giá bò Úc nhập khẩu quá rẻ như vậy.


Hiện nay, theo người chăn nuôi, giá thành nuôi gà công nghiệp tại các trang trại đang ở mức 30.000 – 31.000 đồng/kg, còn heo hơi dao động từ 39.000 – 40.000 đồng/kg. Ngay cả giá thịt gà, thịt heo nhập khẩu từ các quốc gia có nền chăn nuôi phát triển nhất thế giới như Mỹ, Brazil, Ấn Độ… cũng không thể có giá thấp hơn bò Úc…


“Tôi ngạc nhiên khi biết giá bò Úc nhập khẩu lại thấp hơn cả gà công nghiệp!”, ông Nguyễn Văn Ngọc, người chăn nuôi ở Đồng Nai, nói.


Giá thấp bất hợp lý?


Một số doanh nghiệp nhập khẩu bò Úc xác nhận quy trình nhập khẩu bò Úc khá phức tạp, chặt chẽ. Phải đảm bảo các tiêu chuẩn vận chuyển, lưu chuồng, giết mổ… được các cơ quan thú y Việt Nam và chuyên gia Úc cấp phép.


Mặc dù vậy, giá thịt bò Úc nhập trực tiếp về giết mổ vẫn cạnh tranh hơn hẳn so với bò nội địa, bởi thực tế trọng lượng giống bò vàng trong nước chỉ 250kg/con, trong khi bò Úc lên đến 400 – 600kg/con. Tỷ lệ thịt của bò vàng sau khi giết mổ chỉ đạt 50%, còn bò Úc đạt lên đến 60 – 65%.


Hiện giá thịt bò Úc bán tại các siêu thị khá mềm, như nạc đùi 244.000 đồng/kg, gầu 180.000 đồng/kg, nạm 135.000 đồng/kg, gân 120.000 đồng/kg, bắp bò 225.000 đồng/kg. Hai loại thịt bò ngon nhất và đắt nhất là thăn và philê có giá là 320.000 đồng/kg, đắt hơn khoảng 5% so với bò nội địa.


Sở dĩ bò Úc có giá cạnh tranh, một trong những nguyên nhân có thể là giá nhập khẩu được khai báo ở mức…“bèo”, và dĩ nhiên số tiền đóng thuế nhập khẩu 5% cũng thấp theo tương ứng với giá. Một ký bò Úc nhập về đến cảng Việt Nam nếu doanh nghiệp khai giá hải quan 1,09 – 1,3 USD/kg, quy ra tiền Việt chỉ khoảng 26.000 – 29.000 đồng.


Ông Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết Úc là một trong những quốc gia có ngành chăn nuôi bò phát triển. Giống bò thịt của Úc được lai tạo nên có trọng lượng và chất lượng thịt ngon hơn bò vàng ở Việt Nam.


Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi công nghiệp cũng cần phải sử dụng thức ăn là cỏ và cám công nghiệp nên giá thành vì vậy không thể quá rẻ.


Ông Vang kiểm tra nguồn tin từ Úc và cho biết giá bò hơi Úc tuỳ chất lượng trung bình là 2 USD/kg. Doanh nghiệp nhập khẩu khai báo giá 2,2 – 2,7 USD/kg khi cộng phí vận chuyển là hợp lý. Ông Vang cho rằng, nếu doanh nghiệp khai báo dưới 1,5 USD/kg là “có vấn đề”.


Giá bò vàng nuôi trong nước đang được các lò mổ mua vào dao động từ 60.000 – 65.000 đồng/kg (bò sống). Ngay cả giá bò Thái hay Campuchia bán tại thị trường nội địa cũng cao hơn nhiều lần bò Úc nhập về ViệtNam.


Một thương lái ở Đức Hoà, Long An, cho biết, giá bò hơi tại Thái Lan hiện nay đang ở mức 110 baht/kg, tương đương hơn 70.000 đồng, nếu cộng cước vận chuyển, thuế và các chi phí khác về đến cửa khẩu cũng cao hơn gấp ba, bốn lần giá bò Úc mà doanh nghiệp khai báo thuế.


Câu hỏi đặt ra là liệu bò Úc có thực sự rẻ như vậy hay không

Trên thị trường tiêu dùng tại một số thành phố lớn hiện nay, thịt bò nhập khẩu từ Australia ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với người tiêu dùng. Có 2 lý do, thứ nhất thịt nhập khẩu được người tiêu dùng đánh giá là chất lượng hơn. Thứ hai, bất ngờ là giá thịt bò Úc không chênh lệch là mấy so với giá thịt trong nước.


Ít ai nghĩ giờ đây người tiêu dùng lại dễ dàng chế biến thịt bò Úc để phục vụ những bữa ăn hàng ngày.



srv1384071337.jpg






Chị Nguyễn Kim Thanh - người tiêu dùng nói: “Khi vào siêu thị, tôi thấy 1 kg thịt bò Úc là 370.000 đ, trong khi đó thịt bò ta là 350.000 đ với cùng một loại là thịt bò bắp. Giá cả chênh nhau không đáng bao nhiêu tiền. Mà thịt bò Úc thơm ngon hơn, giá trị dinh dưỡng hơn nhiều, nên tôi không có lý do gì mà không dùng thịt bò Úc”.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:



  • Trả món nợ của Vinashin bằng cách nào?
  • Hà Nội: Rau xanh "hút hàng" vì bão số 14
  • Thái Lan kêu gọi thành lập liên minh lúa gạo
  • VAMC chỉ mua được một phần nhỏ nợ xấu





Do giá bò thịt trong nước tăng nên khoảng chênh lệch giá giữa hai loại thịt bò này đã rút ngắn xuống còn 6% mặc dù thuế nhập khẩu bò đông lạnh khá cao, từ 15-20%.



Còn tại thị trường TP HCM, giá thịt bò Úc thậm chí còn rẻ hơn thịt bò Việt Nam. Từ đầu tháng 9, hệ thống bán hàng của nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất thành phố đã không còn thấy mặt hàng thịt bò có xuất xứ Việt Nam. Thay thế vào đó là thịt bò Úc, được nhập khẩu nguyên con về giết mổ trong nước để đáp ứng nhu cầu thị trường.



Ngoại trừ thịt phi lê đắt hơn 10.000-20.000đ/kg, các mặt hàng khác như bắp bò, thịt đùi… giá tương đương bò Việt Nam, mặc dù để đến tay người tiêu dùng, thịt bò Úc còn phải gánh thêm phí vận chuyển, thuế nhập khẩu…



Giá mua tại thị trường Úc là 2 USD/kg thịt bò hơi. Gánh thêm 5% thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và các chi phí khác, khi về đến Việt Nam giá 1 kg thịt bò hơi Úc chỉ có 58.000 đ/kg. Trong khi đó, bò Việt Nam có giá dao động khoảng 70.00 đ/kg thịt bò hơi.



Ông Nguyễn Văn Mạnh - Giám đốc Công ty Vissan chi nhánh Hà Nội chia sẻ: “Ai cũng thắc mắc tại sao bò Úc mà lại giá rẻ thế. Tuy nhiên, đó là thực tế vì chúng tôi nhập từ gốc nguyên con, không qua thương lái nên kiểm soát được giá. Vì thế, khi ra thị trường, giá thịt bò Úc mới rẻ như vậy. Thêm nữa, vì chúng tôi nhập nguyên con nên được giảm thuế, thuế nhẹ hơn thịt đông lạnh”.



Gồng gánh trên mình nhiều loại phí hơn nhưng trên đường đua, con bò Úc đang bắt kịp con bò Việt. Và đến khi Việt Nam gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP ) - nơi hàng rào thuế quan được xóa bỏ, thì lợi thế cho con bò Úc bứt phá là điều thấy rõ.

Điểm yếu nằm ở hai mặt hàng chủ lực của chăn nuôi nước ta là thịt bò và thịt heo đều có giá thành sản xuất quá cao so với các nước. Dù đã có những bước cải thiện nhưng công nghệ, chuỗi sản xuất, năng suất vẫn không bì kịp nước ngoài.

Mỗi khi hàng nước ngoài nhập về cạnh tranh giá với sản phẩm trong nước thì các doanh nghiệp trong nước lại la làng với điệp khúc quen thuộc là người nông dân sẽ chết! Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp đã thừa nhận chính công nghệ sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt nước ta chậm đổi mới, chậm học hỏi không theo kịp các nước mới là yếu tố gây ra cái chết... không đáng có.

Chi phí đầu vào, chuỗi sản xuất và tiêu thụ rời rạc cũng là những yếu tố đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao làm doanh nghiệp (DN) nội mất khả năng cạnh tranh. Việt Nam đang tiến sâu vào sân chơi quốc tế và với thuế suất bằng 0, nhiều ngành sản xuất đang đối diện với nguy cơ chết trên sân nhà.

Thịt Việt Nam đắt nhất thế giới

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cảnh báo nếu ngành chăn nuôi không giảm được giá thành sản xuất xuống bằng hoặc thấp hơn các nước thì thị trường thực phẩm thịt ngoại sẽ chiếm lĩnh. Điểm yếu nằm ở hai mặt hàng chủ lực của chăn nuôi nước ta là thịt bò và thịt heo đều có giá thành sản xuất quá cao so với các nước. Dù đã có những bước cải thiện nhưng công nghệ, chuỗi sản xuất, năng suất vẫn không bì kịp nước ngoài.

Ông Vang cho biết giá thịt bò hơi mua tại Úc là 2 USD/kg. Gánh thêm 5% thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và các chi phí khác, khi về đến Việt Nam giá 1 kg thịt bò hơi Úc chưa đến 60.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bò hơi Việt Nam lại ở mức trên 70.000 đồng/kg. Tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm hiện nay, thịt bò nhập khẩu từ Úc ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với người tiêu dùng. Đa số người tiêu dùng đều cho rằng thịt bò Úc mềm, ngon, chất lượng hơn. Và quan trọng là giá cả lại không chênh lệch hơn giá thịt bò trong nước là bao nhiêu. Hiện nay, giá bò Úc đã tăng cao do giáp tết nhưng ngoại trừ thịt phi lê bò đắt hơn 10.000-20.000đồng/kg, các mặt hàng khác như nạm, gân bò... giá cũng tương đương thịt bò Việt Nam.

20140116080323-lon-bo.jpg

Ở các siêu thị, thịt bò nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc hơn với người tiêu dùng

Tại thị trường TP.HCM, các hệ thống bán hàng của nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất thành phố như Vissan đã không còn thấy thịt bò Việt Nam. Thay thế vào đó là thịt bò Úc, được nhập khẩu nguyên con về giết mổ.

Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, cho biết năm 2013 có khoảng 50.000 con nhập về Việt Nam, dự kiến trong năm 2014 sẽ còn tăng thêm. Trong thời gian tới, bò Brazil và Ấn Độ cũng sẽ nhập vào Việt Nam. Bò mang mác nội địa thực chất từ Thái Lan, Lào, Campuchia được dắt qua biên giới Tịnh Biên (An Giang), Lao Bảo (Quảng Trị)... nhưng số lượng đang giảm dần mà chất lượng lại kém. Trung bình một ngày có khoảng 4.000 con vào Việt Nam qua đường biên giới. Giá bò trong nước cao hơn nên hiện giờ Vissan cũng không mua được. Vì vậy, đơn vị này buộc phải mua bò Úc từ các đơn vị nhập khẩu trong nước về bán. Bò Úc được nhập nguyên con, được kiểm định, kiểm dịch chặt chẽ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên rất an tâm về chất lượng.

Không chỉ thịt bò mà thịt heo, thịt gà sản xuất trong nước đều có giá thành sản xuất cao hơn hẳn các nước trong khu vực và trên thế giới. Ông Phạm Đức Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh Bình (Đồng Nai), cho biết giá heo hơi nước ta có thể nói luôn cao nhất thế giới. Hiện nay giá heo hơi nước ta đang ở mức 50.000 đồng/kg. Dù đang là mùa đông, nguồn cung thịt giảm, nhu cầu cuối năm quá lớn nhưng giá heo hơi ở Trung Quốc cũng chỉ nhỉnh hơn heo Việt Nam 5.000 đồng/kg, còn bình thường luôn thấp hơn Việt Nam. So với Thái Lan hay xa hơn là Mỹ, Canada, giá thành nuôi heo ở Việt Nam đều cao hơn. "Sắp tới, gà nội sẽ chết nữa nếu gà Trung Quốc với giá rẻ như cho, chỉ hơn 10.000 đồng/kg ồ ạt tràn sang. Đấy là chưa nói đến thịt nhập khẩu ngày càng tăng từ Hàn Quốc, Mỹ, Ba Lan..." - ông Bình lo ngại.

Thịt ngoại thấp là hợp lý

"Ai cũng thắc mắc tại sao bò Úc mà lại giá rẻ thế. Thế nhưng điều đó lại rất hợp lý vì điều kiện chăn nuôi bò tại Úc đảm bảo sản xuất ra những con bò giá rẻ như vậy" - ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho hay.

Theo ông Bình, khó mà đem so sánh chăn nuôi bò tại nước ta hay các nước Campuchia, Lào, Thái Lan với ngành công nghiệp nuôi bò của Úc. Úc có đồng cỏ bao la, chăn nuôi tập trung quy mô lớn, lại không mất công chăm sóc. Hơn nữa, giống bò Úc lại phát triển nhanh, trọng lượng cao hơn giống bò ta rất nhiều. Bò trong nước chỉ đạt 200-250 kg/con trong khi bò Úc 500-700 kg/con. Một con bò tại Úc họ chỉ tính lượng thịt phi lê vì người tiêu dùng ở nước họ không ăn nội tạng, xương, đầu. Nếu nhập nguyên con thì DN thực phẩm nước ta sẽ được lợi nhiều hơn.

"Như con heo nuôi ở Mỹ, Canada, giá thành thức ăn chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 50%, trong khi nước ta là 75%. Thức ăn thì nhập, thuốc thú y thì tăng cao, phòng, chống dịch bệnh thì yếu kém, nuôi thì nhỏ lẻ, lấy đâu giá heo rẻ được. Trung Quốc là nơi sản xuất 60% lượng heo thế giới nhưng giá vẫn rẻ hơn vì con giống có, cám cung ứng đủ, kỹ thuật tốt hơn. Ngoài ra, chính phủ còn hỗ trợ mỗi trang trại heo mấy chục ngàn USD nên thịt heo bán ra giá rẻ" - ông Bình phân tích.

Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan, cho biết DN nhập từ gốc nguyên con, không qua thương lái nên kiểm soát giá tốt. Vì vậy khi ra thị trường, giá thịt bò Úc mới rẻ như vậy. Tỉ lệ thịt của bò vàng sau khi giết mổ chỉ đạt 50%, còn bò Úc đạt lên đến 60%-65%. Ngoài ra, vì nhập nguyên con nên được giảm thuế, thuế nhẹ hơn nhập thịt đông lạnh.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cũng cho biết: "Thịt ngoại nhập vào đúng là cần kiểm tra, hạn chế nếu có thể để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, nói thịt ngoại bán phá giá là không đúng, không có chuyện đó. Tại Mỹ, sau khi chọn lựa những con bò tiêu chuẩn, họ thả hàng trăm con trong một khuôn viên đồng cỏ vài chục hecta, không cần chăm sóc nhiều. Cũng giống như con heo, gà, chỉ nói so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, ngành chăn nuôi nước ta đã không theo kịp về hệ thống công nghiệp, tập trung. Giống heo nước ngoài chỉ ăn 2 kg cám là cho ra 1 kg thịt, trong khi heo nước ta phải ăn mất 3-3,2 kg cám mới có 1 kg thịt".

Việt Nam phải hòa nhập 2 hiệp định thương mại quan trọng: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu trong bối cảnh một bên là sức khỏe của doanh nghiệp (DN) bị “bào mòn” trong 5 năm qua và một bên là sự xung đột mạnh mẽ từ những quy định của các hiệp định này dành cho ngành nông nghiệp.

Nơi tiêu thụ nông sản ngoại

Vài ngày trước, anh Lê Văn Thành (ngụ quận 9, TP HCM) đặt mua 2 kg thịt bò Úcvới giá khoảng 220.000 đồng/kg. “Thịt bò tươi được quảng cáo là nhập nguyên con từ Úc, người bán giao tận nhà nhưng giá ngang thịt bò nội mua ngoài chợ. Không ngờ thịt bò nhập mà giá lại rẻ như vậy. Nếu hàng nhập khẩu không phải đóng thuế chắc giá còn rẻ hơn” - anh Thành nhận xét.

12-chot-fdee9.jpg

Hiện thịt bò Úc nhập khẩu được bán bằng giá với thịt bò nội địa và sẽ còn rẻ hơn khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại Ảnh: HỒNG THÚY
Việt Nam không có nhiều ưu thế về thổ nhưỡng để phát triển chăn nuôi bò nên nếu chỉ gói gọn ở phạm vi thịt gia súc, việc tăng nhập khẩu thịt bò Úc để thay thế nguồn cung từ các nước Đông Nam Á đang sụt giảm thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, bên cạnh thịt bò, nhiều mặt hàng nông sản, nuôi trồng cũng sẽ đối mặt với nguy cơ bị đè bẹp bởi hàng ngoại nhập.

Ông Văn Đức Mười, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP HCM, cho biết theo lộ trình cam kết, các dòng thuế sẽ tiến về 0%, khi đó hàng hóa các nước sẽ đổ vào Việt Nam nhiều hơn. Thị phần hàng hóa của DN trong nước bị thu hẹp, thậm chí có nguy cơ mất thị trường, nhất là nhóm hàng nông sản. Mỹ, Úc và New Zealand là 3 đối tác đáng ngại nhất khi đàm phán và thực hiện cam kết về mở cửa mặt hàng nông sản, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi vì sản phẩm cạnh tranh của Việt Nam trong ngành này tương đối thấp, năng lực sản xuất và công nghệ hạn chế, phải đối mặt thường xuyên với các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Ngành gia súc năng suất chưa cao, giá thành cao, sản phẩm đầu ra không tiêu thụ hết và bấp bênh. Khi đó, để thực hiện các dòng thuế theo cam kết, áp dụng những quy ước kỹ thuật như rào cản thương mại (TBT), quy ước kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm (SPS)…, DN sẽ không vượt qua nổi.

Thay đổi hay là “chết”?

GS-TS Võ Tòng Xuân cho biết thông tin từ các tổ chức phi chính phủ theo dõi đàm phán TPP cho thấy TPP gồm những công ty siêu quốc gia muốn bảo vệ quyền lợi của họ. Một trong những ràng buộc đầu tiên của TPP là sẽ phạt rất nặng các trường hợp ăn cắp kỹ thuật, thông tin. Chẳng hạn, nếu mùa vụ này, các nước thành viên TPP cung cấp cây, con giống cho Việt Nam sản xuất thì ở các mùa sau, DN Việt Nam phải tiếp tục mua giống từ họ chứ không được lai tạo, nhân giống và canh tác. DN vi phạm sẽ bị đưa ra tòa án quốc tế mà không cần thông qua tòa án Việt Nam. Ngược lại, với những rào cản thương mại và kỹ thuật, hàng hóa Việt Nam muốn xuất khẩu sang các nước phải đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, quy cách mẫu mã rất khắc nghiệt.


Một khó khăn khác là các nước TPP đều có xu hướng đàm phán hạn chế, giữ bảo hộ đối với nông sản nội địa. Các nội dung đàm phán không đề cập việc hạn chế quyền ban hành những điều kiện TBT, SPS mới của các nước TPP. Các nước này vẫn được đơn phương đưa ra TBT, SPS mới hoặc điều chỉnh, từ đó ngăn chặn việc nhập khẩunông sản Việt Nam vào thị trường nước họ. Thêm nữa, bên cạnh giảm thuế, việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác, bao gói... vẫn là rào cản cho nông sản Việt Nam vào các nước.

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, ông đã nhiều lần đề cập việc cải tổ sản xuất lúa gạo để tăng sức cạnh tranh cho hạt gạo. Song, đến nay, nhiều DN vẫn duy trì kiểu làm ăn chụp giật, thông qua thương lái. “Chúng ta thừa sức làm ra hạt gạo chất lượng nhưng đáng buồn là nhiều cánh đồng mẫu lớn đang tồn tại kiểu chạy theo lợi nhuận, không kiểm soát chặt chẽ các khâu sản xuất gạo đúng tiêu chuẩn quốc tế và khó có thương hiệu để xuất khẩu” - GS Xuân băn khoăn.

Ông Văn Đức Mười cho rằng gia nhập TPP chính là cơ hội để DN Việt Nam thay đổi chính mình hoặc không bao giờ “lớn lên” được. “Phải mạnh dạn nhìn nhận sự thật để thay đổi vươn lên, tái cấu trúc ngành nông nghiệp trên cơ sở truy xuất nguồn gốc để tăng sức cạnh tranh. TPP không bắt buộc mà chính DN phải tự bắt mình thay đổi. Trước mắt, sự thay đổi không nhằm tăng xuất khẩu mà để tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường nội địa” - ông Mười nói

Theo thống kê của Cục Thú y, từ đầu năm 2013 đến nay, Việt Nam nhập khẩu khoảng 81.000 tấn thịt gia súc, gia cầm. Dự kiến cả năm 2013 nhập tổng cộng 90.000 tấn.

Lượng thịt gia cầm nhập khẩu chiếm khoảng 70%, tương đương 57.000 tấn. Tổng số trâu bò nhập khẩu để giết mổ làm thực phẩm trong năm nay ước khoảng 151.611 con.

Tràn ngập siêu thị

Thịt bò Úc hiện đã phủ khắp hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại TP HCM như Co.opmart, Co.opFood, SatraMart, SatraFood, Maximark, Vinatex, hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Vissan… Khảo sát tại Co.opmart Phú Mỹ Hưng (quận 7) cuối tuần qua cho thấy giá thịt bò Úc chỉ nhỉnh hơn thịt bò nội từ 2% – 3%.

Tại hệ thống siêu thị Big C, Co.opmart…, thịt bò Úc cũng tiêu thụ khá mạnh. Theo các siêu thị, mức chênh lệch vài chục ngàn đồng/kg nhưng ngon hơn, mềm hơn đã kéo lượng lớn người tiêu dùng bỏ bò Việt, chuyển sang mua thịt bò Úc.

Không chỉ tiêu thụ mạnh ở kênh siêu thị, cửa hàng thực phẩm, thịt bò Úc được rao bán khá rầm rộ trên các trang mạng. Nhiều hệ thống nhà hàng, quán ăn cũng dán thông báo dùng 100% bò nhập khẩu cho món ăn của mình.

Ngoài Công ty Trung Đồng trực tiếp nhập khẩu bò Úc, giết mổ và phân phối ra thị trường, từ tháng 9, Công ty Vissan cũng giết mổ và bán ra thị trường một lượng lớn bò Úc.

Theo ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, trung bình mỗi tháng Vissan giết mổ khoảng 1.500 con bò Úc (trọng lượng 500 kg/con).

Sau hàng loạt thông tin về thịt gà dai (gà thải loại từ Trung Quốc, Hàn Quốc) không đạt chất lượng dinh dưỡng và tồn dư nhiều chất kháng sinh vượt mức cho phép, gà thải loại vẫn đang được bán tại một số siêu thị, chợ ở TP HCM. Mặt hàng đùi, cánh gà nhập khẩu tạm lắng do gà trong nước giá giảm mạnh nhưng có khả năng được đưa vào thị trường Việt Nam bất cứ lúc nào.

Bà Phạm Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà, cho biết công ty đang tạm ngưng nhập đùi, cánh gà. Trước đây, mặt hàng này được nhập từ Mỹ về, sau khi cộng hết các chi phí và lợi nhuận, giá bán ra thị trường rẻ hơn gà giết mổ trong nước từ 5.000 – 10.000 đồng/kg.

Thua, lỗ là tất yếu

Theo ông Văn Đức Mười, hiện tổng đàn bò vàng trong nước khoảng 6 triệu con, được chăn nuôi theo hộ gia đình rải rác từ cao nguyên đến đồng bằng, không đủ sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hằng ngày, nhất là tại các đô thị lớn.

Lâu nay, các doanh nghiệp vẫn nhập khẩu bò sống từ Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar qua đường cửa khẩu biên mậu với số lượng lớn nhưng bị “nội địa hóa nhanh” nên nhiều người không nhận ra bò nhập.

Nguồn hàng này có giá không ổn định và thường xuyên bị thương lái bơm nước nên không bảo đảm chất lượng. Do đó, việc chuyển sang nhập bò chính ngạch từ Úc thay thế dần bò nhập qua đường mậu biên là điều tất yếu.

Bò Úc được nhập khẩu chính ngạch là bò sạch. Một lợi thế khác là bò Úc trọng lượng lớn, khoảng 500 kg/con, tỉ lệ thịt sau giết mổ là 55% trong khi bò vàng trọng lượng chỉ khoảng 250 kg và tỉ lệ thịt sau giết mổ chỉ 50%.

Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Vang, cho biết theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Úc, từ đầu năm đến nay, nước này xuất sang Việt Nam khoảng 36.000 con bò sống, trị giá tương đương 24 triệu USD, trọng lượng trung bình từ 350 – 500 kg/con, với giá bò hơi khoảng 2 USD/kg.

“Nếu cộng các chi phí vận chuyển, thuế, hao hụt…, giá thành khoảng 2,4 USD/kg thì giá bán lẻ trên thị trường là phù hợp, không có dấu hiệu bán phá giá. Bởi Úc, Mỹ, Canada đặc biệt có lợi thế trong chăn nuôi bò nên giá thành thấp” – ông Nguyễn Đăng Vang nói.

Ở lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, chủ một trang trại nuôi gà ở Đồng Nai cho biết hiện giá gà công nghiệp lông trắng xuất chuồng chỉ 26.000 – 27.000 đồng/kg nhưng ít người mua.

Gà đến lứa xuất chuồng, tính sơ tiền cám là 24.000 đồng (12.000 đồng/kg), con giống 10.000 đồng, chưa kể lương công nhân, điện, nước… Vì vậy, với giá bán dưới 30.000 đồng/kg, người nuôi lỗ nặng.

Giám đốc một nhà máy chế biến thực phẩm ở Đồng Nai cho biết trước đây đơn vị ông cũng đầu tư nuôi gà nhưng giá gà lên xuống bấp bênh nên đã dẹp chuồng trại, tập trung nuôi heo.

Vị này cho biết thêm tại một số nước có ngành công nghiệp chăn nuôi tiên tiến, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn chỉ từ 1,2 – 1,6 kg/kg tăng trọng nên giảm được giá thành đáng kể, trong khi ở Việt Nam là từ 2 kg thức ăn/kg tăng trọng trở lên.

Khó lật ngược tình thế

Thực trạng hiện tại báo hiệu một tương lai khá u ám cho ngành chăn nuôi. Theo giới chuyên môn, một khi Việt Nam gỡ bỏ thuế quan theo lộ trình hội nhập, sản phẩm chăn nuôi các nước sẽ ồ ạt vào Việt Nam với giá rẻ hơn.

Khi đó, nếu vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát tốt, người tiêu dùng sẽ có cơ hội sử dụng sản phẩm chất lượng, giá rẻ nhưng ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước sẽ… chết.

Ông Phạm Đức Bình, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, cho rằng tương lai phá sản ngành chăn nuôi gà, bò là khó tránh khỏi. Đó cũng là cái giá phải trả cho việc hội nhập sân chơi quốc tế.

Theo ông Phạm Đức Bình, Việt Nam không có ưu thế do phụ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, giá thành cao, không có công nghệ chế biến (gà) và không có đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò quy mô lớn. Hiện tại, bò, gà ngoại nhập vào Việt Nam phải chịu thuế nhưng sản phẩm sản xuất trong nước đã không cạnh tranh lại về giá, sắp tới, các hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) có hiệu lực và có thể thêm TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) thì ngành chăn nuôi Việt Nam chắc chắn thua.

“Do tập quán tiêu dùng, đùi, cánh gà là hàng thứ phẩm của các nước nhưng lại là hàng chính phẩm của Việt Nam. Vì là hàng thứ phẩm nên giá bán rất rẻ. Cánh, đùi gà nhập vào Việt Nam chỉ khoảng 0,85 USD/kg, cộng cả thuế 18% – 20% vẫn chưa đến 20.000 đồng/kg, rẻ hơn cả gà sống bán tại trại chăn nuôi trong nước.

Đến năm 2018, theo cam kết AFTA, thuế nhập khẩu về 0%, giá bán các mặt hàng đùi, cánh gà đông lạnh sẽ rẻ hơn nữa, ngành chăn nuôi gà lông trắng Việt Nam không tránh khỏi xóa sổ. Chúng ta chỉ có thể lật ngược tình thế khi doanh nghiệp xuất khẩu ức gà sang các nước và dành đùi, cánh tiêu thụ trong nước. Nhưng đây là việc cực kỳ khó” – ông Phạm Đức Bình nói.

Nhìn lại mình

Ông Văn Đức Mười cho rằng đến năm 2015, các sản phẩm chăn nuôi từ các nước nhập vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, ngành chăn nuôi trong nước muốn cản cũng không được. Vì thế, đây là lúc để ngành chăn nuôi nhìn lại mình, làm sao để tăng được tính cạnh tranh thay vì “so bì” tại sao sản phẩm từ các nước có lợi thế hơn. Đối với đàn bò, cần cải thiện từ con giống cho đến công nghệ chăn nuôi và nó đòi hỏi thời gian không thấp hơn một thập kỷ.

Theo ông Phạm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Công ty Ba Huân – đơn vị vừa tham gia phân phối mặt hàng thịt gà – lẽ ra trước lộ trình cắt giảm thuế, từ những năm trước, nhà nước phải có tầm nhìn và ủng hộ phát triển nông nghiệp trong nước thông qua các giải pháp như hạ lãi suất, quy hoạch vùng chăn nuôi, hỗ trợ đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật… Trong điều kiện Việt Nam chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều, thức ăn chăn nuôi nhập khẩu giá cao, lãi suất chưa hạ, doanh nghiệp không đủ lực để đầu tư nên khó có thể giảm giá thành chăn nuôi để cạnh tranh

gần 50 năm chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính với nhiều đối tượng vật nuôi, giờ chỉ còn hy vọng vào con vịt và gà thả vườn.

14-43-51_nh-mo-hinh-nuoi-bo-thit-o-n-ging.JPG



Hơn 1 tháng nay, tin đồn về việc nhà nước có thể buông chăn nuôi để đổi lấy những lợi thế cho rau quả và thủy sản trong đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) làm cho những người làm chăn nuôi buồn bã, nhưng họ cũng ý thức được đấy là một tất yếu.

Sau gần 50 năm chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính với nhiều đối tượng vật nuôi, giờ chỉ còn hy vọng vào con vịt và sau đó là con gà thả vườn.

"Cái chết" được biết trước

Đã hơn chục năm nay, dân quê tôi (Nam Đàn, Nghệ An) có nghề vỗ béo bò. Bò nuôi ở mạn ngược Thanh Chương, Đô Lương chăn thả đàn nên gầy nhỏ vì thiếu ăn được dân quê tôi tậu về vỗ béo 3-4 tháng rồi bán thịt, mỗi con cũng kiếm được 1,5- 2 triệu đồng. Nhưng từ nửa năm ngoái đến nay không còn thấy ai làm nữa và câu giải thích đều giống hệt nhau – Hết thời rồi, mỗi con chỉ kiếm được vài ba trăm ngàn, không bõ.

Tân, một lái bò chuyên nghiệp ở chợ Sa Nam (Nam Đàn) kể: "Thấy bò khó, em nhảy lên biên giới mua trâu Lào lùa về Nghĩa Đàn bán cho lái Hà Nội, Hải Phòng, nhưng chỉ được chưa đầy một năm thì trâu Lào cũng khó bán dần, mấy anh ngoài đó nói gu ăn uống ngoài đó đang chuyển sang ăn thịt bò Úc".

Gà thả vườn cũng là một ưu thế vì khẩu vị người Việt không thích gà công nghiệp, thế nhưng xã hội càng phát triển thì tỷ trọng dùng gà công nghiệp tăng lên tỷ lệ thuận với mức tăng dân số khu vực thành thị và lao động công nghiệp, trong lúc dân số khu vực nông thôn giảm dần. Những lợi thế kiểu này chúng ta đã từng nghe nói đâu đó về trâu, bò từ hơn 30 năm trước, bởi vậy không có gì khác hơn, cần phải xây dựng lại ngành chăn nuôi một cách cơ bản nhất.
Năm 2003, khi quay bộ phim “Mùa len trâu”, tuy khó nhưng đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh vẫn có thể gom được ở Đồng Tháp, Long An vài trăm con trâu để quay, còn giờ dù có chồng tiền cao nghều nghệu cũng chẳng thể có trâu. Đàn trâu các tỉnh có mùa nước nổi như Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau từng mang đến nét riêng cho “Đất rừng phương Nam” cứ thưa dần rồi mất bặt lúc nào không hay.

Không chỉ có trâu bò mà gà và lợn ngoại cũng đang rải đầy các siêu thị. Co.opmart là siêu thị tỏ ra có lòng yêu nước nhiệt thành khi năm 2012 đưa ra các điều kiện hết sức chặt chẽ cho thịt ngoại sau đó giảm xuống 50% cho thịt nội và 50% cho thịt ngoại nhưng hiện nay thì gần như không còn áp dụng quy chế này nữa vì “thịt bò Úc hiện được nhập khẩu và giết mổ tại Việt Nam”.

Huy, một nhà thầu suất ăn công nghiệp ở tỉnh Bình Dương mỗi ngày cung cấp 15.000 suất cho biết, 100% thịt gà mà anh sử dụng đều là đùi, cánh gà công nghiệp nhập khẩu được cung cấp bởi một công ty nhập khẩu trực tiếp nên giá rất rẻ – Nếu không có nguồn cung ổn định và giá rẻ đó thì khó mà giữ được khi chỉ với 15.000 đ/suất với bao nhiêu chi phí khác nằm trong đó.

Dự hội nghị tổng kết ngành chăn nuôi 2013 có đại biểu đủ thành phần từ cơ quan quản lý nhà nước đến thú y, các hiệp hội, doanh nghiệp… Điều thống nhất cao trong hội nghị là… ngành chăn nuôi sẽ phá sản, Hiệp định TPP được ký kết càng nhanh thì sự phá sản xảy ra càng sớm.

Không có số liệu chính xác nhưng theo thống kê, đàn trâu bò trong nước đã giảm từ 6,7 triệu con năm 2010 xuống chỉ còn 5,1 triệu con năm 2013. Theo ước tính của một số người, ngành chăn nuôi gà hiện đang chịu lỗ 8.000 – 10.000 tỷ/năm. Mấy tháng nay, giá heo đã vượt lên 45.000-46.000 đ/kg, nhưng giá này liệu trụ được bao lâu khi năm ngoái giá heo chỉ quanh quẩn 40.000-42.000 đ/kg, trong lúc giá thành lên tới 44.000 đ/kg.

Nguyên nhân

Không khó để tìm nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp dẫn tới sự yếu kém của ngành chăn nuôi. Về đại gia súc thì chúng ta thiếu đồng cỏ, thiếu không gian. Theo các chuyên gia, nếu muốn đạt năng suất như Úc 1 con bò thịt tối thiểu cần 1 ha, nhưng hiện nay tính hết “đầu thừa đuôi thẹo” cũng chỉ có khoảng 2.000 m2/con.

Về heo gà do chúng ta phải nhập khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc với giá cao hơn bình quân của thế giới từ 10-12%, trong lúc tỷ trọng của thức ăn trong cơ cấu giá thành chiếm tới 65-70%.

Khẩu vị cũng là nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi vốn đã yếu ớt thêm èo uột. Ở các nước khác, thịt đùi, cánh, nội tạng… được coi là phụ phế phẩm, bán rất rẻ trong lúc với người Việt thì “nhất phao câu nhì đầu cánh”.

Như gia đình nhà tôi, khi luộc một con gà bao giờ vợ tôi cũng xí 2 cái đùi, con gái tôi chỉ chọn 2 cánh, còn tôi gắp cái gan, miếng tiết và nếu có lon bia thì chọn thêm đầu, cổ. Khi chủ đã chọn hết thì cô osin chỉ còn biết ăn cái ức. Khẩu vị như thế nên nhiều doanh nghiệp lãi lớn nhờ nhập đùi gà từ Mỹ về chỉ với giá 20.000 đ/kg, rẻ hơn rất nhiều so với giá gà nội.

Nhập khẩu bò sống từ Úc về giết mổ tại Việt Nam đang được các doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng nhu cầu ăn thịt tươi của người Việt và thuế suất chỉ 5%, thay vì 14% như thịt không xương đông lạnh. Giá bò sống Úc về đến VN chỉ 57.000 đ/kg bò hơi, thấp hơn 3.000-5.000 đ so với bò nội, đấy là chưa kể tỷ lệ thịt của bò nội chỉ đạt 50%, trong lúc bò Úc là từ 55-60%, ngoài ra còn thêm nội tạng rất dễ bán.

Với heo, các doanh nghiệp bao giờ cũng đối chiếu với giá heo Thái Lan. Từ nhiều năm nay, giá heo Thái ổn định ở mức 46.000-48.000 đ/kg hơi, rẻ hơn VN khoảng 10%. Lý do được một chuyên gia của tập đoàn CP giải thích, kỹ thuật nuôi heo của CP Việt Nam tương đương CP Thái Lan nhưng giá thành cao hơn chủ yếu do giá thức ăn tại VN cao hơn 10%. Nên nhớ CP tự sản xuất lấy thức ăn, còn các trang trại của Việt Nam hầu hết đều phải mua.

Dịch bệnh liên miên cũng góp phần không nhỏ làm cho ngành chăn nuôi thêm khó khăn. Trên gia cầm thì cúm, trên trâu bò thì lở mồm long móng, trên heo thì tai xanh. Có thể nói chưa lúc nào ngành chăn nuôi im ắng dịch bệnh hại. Ước tính dịch bệnh làm cho chăn nuôi bị thiệt hại thêm 5%, đấy là chưa kể một nguồn nhân lực, tài lực rất lớn được nhà nước huy động cho phòng chống dịch.

Cần rút ra những bài học

Năm 2013, ngành chăn nuôi cung ứng khoảng 2,7 triệu tấn thịt, 7,5 tỷ quả trứng. So với năm 2012, vẫn có tăng trưởng hơn 2,3%. Mức tiêu thụ thịt, trứng của người Việt vẫn còn rất thấp so với các nước tiên tiến nhưng so với 25 năm về trước đã cao hơn 2 lần. Thành tựu của chăn nuôi thời gian qua không hề nhỏ nhưng như một người chạy Marathon nghiệp dư, những giây phút đầu bứt phá tốt nhưng sau đó hụt hơi, xuống sức mà đích đến hãy còn xa lắm.

Tính nghiệp dư biểu hiện rõ nhất ở “chất xám” chuyên ngành. Khác với ngành trồng trọt, chăn nuôi cho đến tận hôm nay vẫn thiếu vắng bóng dáng các “cây đa, cây đề”, những người có đầy đủ tri thức và uy tín góp tiếng nói quan trọng cho việc hoạch định chính sách của nhà nước, có tầm nhìn chiến lược 20, 30 năm cho ngành.

Các đề tài nghiên cứu khoa học của ngành chăn nuôi thời gian qua chủ yếu tập trung cho công tác giống. Các TBKT về giống vật nuôi thời gian qua đã giúp chúng ta phát triển được trong điều kiện trình độ chăn nuôi còn ở mức rất thấp và VN chưa hòa nhập sâu rộng với thế giới nhưng hiện nay những giá trị đấy đã mai một và mau chóng hết vai trò.

Ví dụ đề tài cấp nhà nước chọn lọc giống heo Thuộc Nhiêu được triển khai từ 1980-1990 nhưng thực tế hiện nay ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, thì giống heo 100% máu ngoại tỏ ra ưu thế nhất. Trong lúc đó hệ thống quản lý giống, điều kiện cần thiết đảm bảo cho giống phát huy cao tiềm năng, đảm bảo sự xích lại gần nhau về năng suất giữa hộ chăn nuôi giỏi với hộ chăn nuôi dở lại chưa được hình thành.

Trong lúc có hàng trăm đề tài nghiên cứu về giống nhưng lại không có nghiên cứu nào về thức ăn. Hiện nay mỗi năm chúng ta phải nhập 25% ngô, gần 100% đậu nành, bột cá và 100% thức ăn bổ sung. Trách nhiệm để thiếu bắp, đậu thuộc ngành trồng trọt, bột cá thuộc ngành thủy sản, còn thức ăn bổ sung thì không biết phân bổ ngành nào.

Vẫn còn an ủi rằng, chúng ta còn hơn 80 triệu con vịt được nhìn nhận có tính cạnh tranh cao nhất bởi 50% thức ăn của chúng là lúa và khả năng tự kiếm ăn rất cao của chúng. Tuy nhiên nếu vì việc quản lý bệnh cúm buộc phải nuôi nhốt thì giá vịt của ta chưa hẳn rẻ hơn giá vịt Trung Quốc

Được mệnh danh là con “xóa nghèo, làm giàu”, chỉ sau gần 5 năm (2000-2005) tổng đàn bò sữa của huyện Củ Chi lên đến 19.000 con (chiếm gần 50% tổng đàn bò của thành phố), giúp xóa nghèo, tạo việc làm cho hàng ngàn hộ nông dân. Thế nhưng, gần đây, người chăn nuôi bò sữa tại huyện Củ Chi rơi vào cảnh… thua lỗ vì giá thức ăn tăng nhanh còn giá thu mua sữa thì tăng không đáng kể. Làm gì để đưa người nông dân thoát khỏi khó khăn này?

Nuôi nhiều lỗ nhiều…

20484348_images731308_bosua.jpg

Anh Huỳnh Hiệp Sĩ đã cầm cự giữ lại đàn bò hơn 5 tháng nay.

Là xã ít có điều kiện phát triển bò sữa nhưng nay Tân Thông Hội đã có 461 hộ nuôi 1.255 con bò sữa. Nhưng niềm vui không lâu vì từ giữa năm 2004 đến nay, người nuôi bò sữa bị lỗ nặng. “Đã có hơn chục hộ phải bán bò sữa chuyển sang nuôi bò thịt”, ông Trần Văn Thiền, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết.



Còn anh Huỳnh Văn Nhẩm, chủ một trại bò sữa, nói giọng buồn buồn: “Tôi có14 con bò nhưng phải kêu bán 3 con vì không kham nổi. Từ năm 2001 đến nay giá thức ăn cho bò sữa liên tục tăng. Nuôi nhiều lỗ nhiều…”.

Cụ thể, cám Con Cò bao 25 kg giá 45 ngàn đồng tăng lên 50 ngàn, nay là 68 ngàn; xác sắn bao 20kg từ 5 ngàn đồng tăng lên 11 ngàn đồng, có lúc đến 14 ngàn; riêng hèm bia giá không tăng nhưng bị pha nhiều nước hơn. Trong khi đó, suốt 4 năm liền giá thu mua sữa chỉ ở mức 3.200 đồng/lít cho đến tháng 9-2004 mới tăng lên 3.500 đồng/lít.

Ở xã Tân Thạnh Đông - nơi có đàn bò sữa lớn nhất huyện - người dân cũng xôn xao chuyện bán bò. Anh Huỳnh Hiệp Sĩ, ở ấp 3E xã Tân Thạnh Đông, nói: “Nhà tôi nuôi 38 con bò sữa, cầm cự đến giờ nhờ làm đại lý bán cám. Nhưng giờ chỉ đủ chăm chút cho 8 con đang vắt sữa, còn 30 con còn lại chỉ nuôi… cầm xác”.

Để duy trì đàn bò, hàng ngày vợ anh phải lên Bình Dương mua cỏ. Anh Ngô Văn La- cạnh nhà anh Sĩ, nói: “Dạo trước, gia đình tôi vừa vay ngân hàng, vừa mượn thêm bà con được 41 triệu mua 3 con bò. Nhưng nay cầm cự không nổi, kêu người bán bò thì họ trả giá thấp hơn lúc mua”. Anh Nguyễn Văn Dũng, cán bộ xã Tân Thạnh Đông cho biết, toàn xã có đến 6.642 con bò sữa với 1.292 hộ chăn nuôi, “nay nhiều gia đình phải bán bò vì nuôi không có lời, có người rơi vào cảnh trắng tay vì bò sữa”.

Đi tìm lời giải

Làm gì để giúp người nuôi bò thoát khó? Ông Đoàn Thanh Vân, Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh Đông, tâm sự : Chúng tôi chỉ biết xuống từng hộ để vận động họ trồng thêm cỏ, cố gắng cầm cự cho qua đợt khó khăn này”. Ông Vân phân tích, sau 5-6 năm, giá sữa luôn ở mức 3.200đồng/kg.

Đến tháng 9-2004, giá mua sữa có tăng, cụ thể giá mua của Công ty Vinamilk là 3.500đồng/kg; Công ty Visomilk là 3.600đồng/kg. Theo tính toán, khi người nuôi bò bán 1 kg sữa, mua được 2 kg cám thì đủ hoà vốn. Muốn có lời thì bán 1 kg sữa phải mua được 3kg cám. Thế nhưng, hiện nay người nuôi bán 1 kg sữa (3.500 đồng) chỉ mua được hơn 1kg cám (2.500 đồng), xem như lỗ nặng.

Được biết, vào tháng 6-2005, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM đã đề nghị các đơn vị mua sữa tăng giá mua thêm 500 đồng/ lít nhưng không được chấp nhận. Điều này đã khiến người dân nuôi bò càng khó khăn hơn. Truớc mắt, để giúp dân, huyện Củ Chi đã chủ động dành 3.000ha đất để trồng cỏ, thực hiện bình tuyển, gieo tinh bò sữa cao sản nhằm thải loại những con bò cho năng suất thấp, tạo đàn bò có năng suất sữa cao để giảm giá, tăng hiệu quả kinh tế. Huyện cũng yêu cầu Công ty Bia Sài Gòn, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn nhanh chóng thực hiện xây dựng nhà máy bia, thức ăn gia súc trên địa bàn để chủ động nguồn thức ăn cho bò sữa.

Ông Lê Minh Tấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết, con bò sữa đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Điều ý nghĩa hơn, nhờ đàn bò sữa mà số hộ nghèo trong huyện từ 25% đã giảm xuống còn 3% (theo chuẩn mới 6 triệu đồng/ năm). “Nhưng giờ thì cán bộ huyện cũng như người dân đang ngồi trên lửa vì giá cám tăng chưa có điểm dừng. Nguy cơ tái nghèo rất dễ xảy ra nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của thành phố”, ông Tấn nói.

Để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập khẩu, trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam, Bộ NN-PTNT đặt ra chỉ tiêu tăng số lượng đàn bò sữa đạt 500.000 con vào năm 2020 để có sản lượng sữa khoảng 1 triệu tấn sữa tươi mỗi năm. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, việc hỗ trợ nông dân cũng như doanh nghiệp chăn nuôi vẫn ì ạch nên nếu các cơ quan chức năng không nỗ lực và tháo gỡ về chính sách thì mọi chỉ tiêu sẽ chỉ ở trên giấy...
Mới chỉ đảm bảo 28% sữa nội


Thật nghịch lý khi Việt Nam là quốc gia có ngành chăn nuôi bò sữa thâm niên hơn 60 năm nhưng sau hơn nửa thế kỷ đến nay, sản lượng sữa tươi của cả nước mới chỉ đáp ứng được 28% nhu cầu tiêu thụ.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ thực sự tăng mạnh khoảng 10 năm gần đây. Lượng sữa còn lại đang phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn sữa nhập khẩu. Mà như chúng ta đã biết, chính sách của nhà nước là khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sữa tươi, chương trình “sữa học đường” cũng được đẩy mạnh những năm gần đây không chỉ để tăng chỉ số thông minh và chiều cao cho trẻ mà còn để đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Còn sữa hoàn nguyên có chất lượng kém hơn, chưa kể việc có thể khó kiểm soát và theo dõi chất lượng cũng như các thành phần dinh dưỡng. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sữa của người dân Việt Nam đang tăng rất mạnh và đột biến trong khoảng 10 năm gần đây.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cũng cho biết, Việt Nam hiện là một trong 20 quốc gia nhập khẩu các sản phẩm từ sữa lớn nhất thế giới. Trung bình một năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa, chủ yếu là sữa, kem cô đặc, trong đó 70% là sữa hoàn nguyên. Điều này lý giải nguyên nhân vì sao sữa hoàn nguyên tại Việt Nam đắt hơn cả sữa tươi sạch.

Còn theo ông Lã Văn Thảo, Trưởng phòng Chăn nuôi gia súc lớn - Cục Chăn nuôi, hiện tại cả nước đang có khoảng 200.000 con bò sữa, cho sản lượng khoảng 550.000 tấn/năm.

Chăn nuôi bò sữa: Nông dân nói lỗ, nhà quản lý bảo không

Nông dân chăn nuôi bò sữa ở TPHCM đang than thở vì thua lỗ, và đề nghị các công ty tăng giá mua sữa tươi nguyên liệu. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành chăn nuôi Việt Nam, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại cho rằng chăn nuôi bò sữa không lỗ mà chỉ lãi ít đi. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Giao để làm rõ hơn tình hình chăn nuôi bò sữa hiện nay.

TBKTSG Online : Người chăn nuôi bò sữa cho rằng nuôi bò thời điểm này hầu như không có lãi, thậm chí nhiều hộ chăn nuôi bị lỗ. Điều này về lâu dài có thể khiến họ quay lưng lại với bò sữa không, thưa ông?

- Ông Hoàng Kim Giao: Nếu nuôi bò sữa không lãi thì làm sao đàn bò sữa của TPHCM các năm qua vẫn tăng trưởng khá tốt, từ 40.000 con năm 2006 đến trên 70.000 con thời điểm hiện nay.

Chăn nuôi bò sữa hiện nay cũng nằm trong bối cảnh chung của ngành chăn nuôi, tức là chịu sức ép từ giá cả thức ăn, công lao động, chi phí vận chuyển... đều tăng, làm giảm lợi nhuận. Ngoài ra, các công ty sữa hiện nay đều cho biết sẽ không tăng giá mua sữa nguyên liệu theo yêu cầu của người nuôi bởi vì nếu sản xuất không có lãi thì họ cũng không mua nữa.

Vì thế, người nuôn phải tính toán sao cho giá thành hợp lý và thực hiện đúng kỹ thuật để nâng chất lượng sữa, đảm bảo sữa thô an toàn, không bị nhiễm vi sinh hàm lượng cao quá mức cho phép để tránh bị trừ tiền khi bán sữa nguyên liệu.

Ông cho rằng giá mua sữa nguyên liệu hiện nay của các công ty sữa là hợp lý?

- Người chăn nuôi hiện nay không lỗ mà chỉ lãi ít đi vì giá thành có tăng lên nhưng vẫn ở mức 6.200- 6.700 đồng/kg, người nào chăn nuôi kỹ thuật kém lắm thì giá thành cũng chỉ đến 7.000 đồng/kg. Trong khi đó, với giá mua sữa nguyên liệu từ 7.400 đồng/kg đến tối đa 7.900 đồng/kg của các công ty sữa phía Nam, người chăn nuôi vẫn có lãi, chỉ có điều không được cao như trước đây.

Theo tôi biết, giá thu sữa ở các tỉnh phía Bắc hiện nay đang cao hơn phía Nam khoảng 1.000 đồng/kg, và tôi không nghe nông dân ngoài đó phàn nàn gì cả.

Phải chăng có sự mâu thuẫn giữa người chăn nuôi và công ty mua sữa xung quanh các chỉ tiêu về độ nhiễm vi sinh, tổng tạp trùng và tính khách quan vì việc kiểm định mẫu sữa đều do công ty sữa tiến hành?

- Vấn đề này không mới, trước đây tôi cũng đã ý kiến phải có bên thứ 3 làm “trọng tài”, giám định độc lập trên mẫu sữa. Về điều này, có thể phía hội chăn nuôi liên hiệp lại và tự thành lập, đồng thời ký kết với một cơ quan phân tích độc lập để có thể đảm bảo tính khách quan. Tôi đã làm việc với công ty Vinamilk và Dutch Lady, những công ty mua sữa lớn nhất hiện nay, xung quanh vấn đề giá. Họ đã trình bày và chứng minh quy trình kiểm tra, lấy mẫu là đảm bảo trung thực, giá mua sữa nguyên liệu là hợp lý nên sẽ không tăng giá.

Cho nên, theo tôi tốt nhất là người nông dân nên chú trọng hơn vào quy trình chăn nuôi và lấy sữa để tránh gặp rắc rối, bị trừ tiền khi mẫu sữa kiểm định bị phát hiện nhiều tạp chất.

Với những khó khăn như vậy, liệu ngành chăn nuôi bò sữa năm nay có duy trì được tốc độ tăng trưởng?

- Tôi không đồng tình với con số của một vài cơ quan thống kê cho rằng đàn bò sữa năm 2009 chỉ ở 114.000 con, và qua đó nhận định tăng trưởng kém, trong khi thực tế đến trên 120.000 con. Năm 2009, tăng trưởng đàn bò ở Sơn La, Mộc Châu, Ba Vì rất cao, tuy số hộ chăn nuôi có giảm nhưng số lượng chăn nuôi tập trung, công nghiệp lại tăng.

Năm nay, tôi dự báo ngành bò sữa sẽ tiếp tục tăng trưởng khá cao, không phải ở quy mô chăn nuôi hộ gia đình, nhỏ lẻ mà ở quy mô công nghiệp. Chỉ riêng Công ty TH ở Nghệ An đầu năm đã nhập đến 1.600 con, Vinamilk cũng nhập về trên 350 bò sữa Holstein Friesian (HF) cho năng suất cao. Các công ty này cho biết trong năm sẽ tiếp tục nhập về để tăng đàn, chưa tính đến tăng đàn bò sẵn có trong nước.

Bên cạnh đó, năng suất sữa cũng tăng, vì ở nhiều vùng chuyên nuôi bò hiện nay không còn mặn mà với các giống bò lai F1 (dùng tinh bò sữa lai tạo với bò thường) mà chuyển sang nuôi bò thuần, bò Holstein Friesian.

Tuy nhiên, thời gian tới, sẽ rất khó khăn cho những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nếu không có hướng đầu tư thích hợp.

Xin cám ơn ông!
 

Last edited by a moderator:
Cách đây chưa lâu, với chương trình phát triển đàn bò sữa có tỉnh bỏ ra cả trăm tỷ đồng nhập hàng ngàn con bò sữa giống từ úc với chi phí trên dưới 30 triệu đồng/con. Chỉ sau vài năm, bò sữa còn 10 triệu đồng/con, thế là vì trượt giá tỉnh "nhìn thấy" khoản lỗ 60-70 tỷ đồng từ việc nhập bò nóng vội này! Nhưng không còn cứu vãn được, vì đã quá muộn!

bo-sua-18.jpg
Chưa bao giờ tổng đàn bò thịt lại tăng ồ ạt như hiện nay và cũng chưa bao giờ các địa phương lại dùng chính sách mạnh nhằm đẩy đàn bò thịt tăng với tốc độ cơn lốc... Việc tăng đàn đó, tất nhiên là tín hiệu đáng mừng song các chuyên gia cũng cảnh báo rằng phát triển bò thịt ở ta có dấu hiệu không bền vững. Dễ thấy nhất là vài năm nay giống bò trở nên quá đắt, bò cái giống lai sind hay lai Zêbu tốt có lúc tới 14-15 triệu đồng/con. Thế là người ta đổ xô vào nuôi bò giống, với tâm lý chỉ cần bò mẹ đẻ cho một con bê cái để làm giống thì coi như lãi một nửa. Việc dân ồ ạt tìm mua bò giống để phát triển đàn bò đã làm một số lãnh đạo địa phương ngộ nhận cần phát triển thật nhanh đàn bò thịt. Và nhiều nơi không có lợi thế vẫn dùng chính sách "kích" nông dân nuôi bò... giống như việc phát triển bò sữa vài năm trước mà không biết rằng chúng ta đang thiếu trình độ, thiếu giống tốt và đặc biệt đánh giá không đúng về thị trường bò thịt giống!

Trước khi nói về thị trường bò thịt giống, chúng tôi xin nhắc lại "cơn sốt" giống bò sữa 3- 4 năm trước. Lúc đó giá bò sữa F2 lai tạo trong nước có giá tới 25 triệu đồng/ con, giá bò sữa nhập ngoại còn cao hơn. Giá bò sữa cao đến mức các chuyên gia giỏi tính đến mấy cũng không thể cắt nghĩa được với mức giá giống như thế thì đến bao giờ người chăn nuôi mới khấu hao được lượng tiền mua giống bỏ ra ban đầu, nếu bò chỉ dùng cho việc vắt sữa. Người nông dân thì không cần biết khấu hao là gì, đơn giản là mua một con bò sữa đắt mấy cũng được, miễn là một vài năm sau nó đẻ cho một "cô" bò thì coi như lãi một nủa. Điều nguy hiểm là nhiều địa phương cũng không nhìn ra sự vô lý từ giá bò sữa như vậy nên vẫn ồ ạt ra hàng loạt chính sách tăng đàn bò sữa, đẩy nông dân vào thế vay vốn mua nuôi bò sữa lấy được. Điều ít ai ngờ là chỉ sau đó vài năm, giá bò sữa bỗng tụt thảm hại, từ chỗ 20- 25 triệu đồng xuống còn trên dưới 10 triệu đồng/con, đúng với giá trị thực của nó. Thế là người nuôi bò sữa lỗ nặng.

Nhắc chuyện con bò sữa để cảnh tỉnh việc phát triển bò thịt hiện tại, trong bối cảnh giá bò giống quá cao, thậm chí phi lý! So với đỉnh điểm tháng 4/2005 là lúc giá giống bò thịt "sốt" nhất với mức 12-15 triệu đồng/bò cái lai thì nay bò giống có hạ đôi chút xuống ở mức 8-12 triệu đồng/con. Giá giống như thế vẫn quá đắt. Các chuyên gia nhận định khả năng đến cuố1 2006 giá bò sẽ giảm khoảng 20% nữa lúc đó thị trường bò giống mới dần đi vào ổn định. Theo chúng tôi nhận định như thế là có cơ sở. Tuy nhiên vừa qua, do chính sách trợ giá của địa phương nên không ít hộ đầu tư vay vốn mua hàng chục bò cái giống hy vọng kiếm lãi lớn thì nay với diễn biến thị trường phức tạp những hộ đầu tư nuôi bò (hoặc có ý định đầu tư) cần phải hết sức cẩn trọng. Cẩn trọng vì thị trường hiện nay là thị trường mở, chưa nói sắp tới chúng ta gia nhập WTO thì cánh cửa thị trường sẽ mở toang theo đó nếu giá thịt bò trong nước quá đắt ngay lập tức có thịt bò ngoại chất lượng và giá rẻ tràn vào. Chúng ta chưa vào WTO nhưng nếu nhập thịt bò từ các nước ASEAN về, bò loại đặc biệt với tỷ lệ thịt 46% thì giá thành cũng chỉ 20.000-22.000 đ/kg, thấp hơn cả giá thịt bò trong nước. Trong khi thịt bò của ta chỉ đạt 38% tỷ lệ thịt, bò xấu chỉ đạt 35%, mà giá lại đắt hơn so với thịt bò nhập khẩu nên áp lực hạ giá rất lớn. Khi giá thịt bò hạ nghĩa là con bò thịt phải hạ, có thể chỉ còn trên dưới 3 triệu đồng/con như trước đây, nên không lý do gì bò giống có thể đắt mãi được.

Vấn đề đặt ra là nếu giá bò hạ thì liệu có gây sự khủng hoảng trong việc phát triển chăn nuôi bò thịt? PGS.TS Nguyễn Đăng Vang-Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, có thể có khủng hoảng nhưng hy vọng là nhỏ lẻ, không đáng kể. Tất nhiên với những người kinh doanh bò giống thịt có thể bị lỗ, nếu giống hạ quá nhanh. Trong SX KD đều phải tính kỹ diễn biến thị trường trước khi nhìn đến lợi thế của mình. Kỵ nhất là sự võ đoán. Người nông dân ta đã có những tính toán sai trong việc dự đoán giá giống bò sữa thì nay với giống bò thịt tăng cao chúng ta cần thiết phải cảnh tỉnh họ. ở huyện Quỳnh Lưu- Nghệ An có hộ thậm chí vay 300 triệu đồng để mua bò cái giống (theo dự án của tỉnh) vời giá cao trên 10 triệu đồng/con. Nếu giá giống ổn định ở mức cao, có thể các ông chủ đó sẽ có một món hời lớn khi bò mẹ liên tục đẻ ra những con bê giống, nhưng giả sử giá giống bỗng hạ nhanh thì không loại trừ các ông chủ lại thành...chủ nợ. Cảnh tỉnh lớn nhất là nhiều tỉnh đang tỏ ra sốt sắng phát triển tăng đàn bò lấy được, có tỉnh ra hẳn Nghị quyết phát triển bò thịt và sẵn sàng chi hàng trăm tỷ đồng để thực hiện. Dường như việc đầu tư phát triển bò sữa quá mạnh tay dẫn đến thất bại ở nhiều nơi là bài học nhãn tiền mới đây vẫn không được rút kinh nghiệm. Việc cung cấp tinh bò tốt miễn phí, cung cấp bình nitơ, đào tạo tập huấn, thiến bò đực cóc, thụ tinh nhân tạo miễn phí, rồi hỗ trợ trồng cỏ...cho dân là hợp lý, song không dừng lại ở đó, các tỉnh lại còn thêm chính sách hỗ trợ mua bò đực giống giá cao, rồi hỗ trợ lãi suất vốn vay...Ví dụ tại Thanh Hoá, dân nuôi 1 con bò đực giống được hưởng 5- 6 triệu đồng; trâu bò cái các huyện xã nếu tổ chức mua từ tỉnh ngoài chuyển về có xác nhận của nơi mua bán thì cũng được hưởng hỗ trợ 100% lợi suất vay ngân hàng trong thời gian 12 tháng với mức vay 8 triệu đồng/con. Hoặc như Bắc Kạn có chính sách hỗ trợ nuôi trâu bò đực giống 600.000/năm; hỗ trợ 70% kinh phí mua bò đực giống lai Zêbu (với giá mua tới 14- 15 triệu đồng/con, người dân mua 1 con bò đực giống được hưởng 10 triệu đồng). Tỉnh này đặt nhu cầu cần 1.140 bò đực giống, phải hỗ trợ mất 11,4 tỷ đồng. Rồi hỗ trợ thức ăn, hỗ trợ 100% giống cỏ trồng trong năm đầu tiên, dự kiến trồng 1.500 ha cỏ... Tóm lại để phát triển bò thịt nhân dân Bắc Kạn phải bỏ ra 333 tỷ, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 110 tỷ đồng. Bắc Kạn là một tỉnh nghèo vào loại nhất nước mà vẫn "chịu chơi" khi có ý định bỏ ra 110 tỷ để hỗ trợ nông dân phát triển bò thịt ,đủ biết tỉnh quyết tâm cho chương trình này thế nào!

Nhưng theo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu thì khi giá giống bò quá cao mà thúc đẩy mạnh việc phát triển đàn bò, nhất là dùng chính sách hỗ trợ để dân "nhắm mắt" mua bò giá cao về nuôi trong bối cảnh thị trường bất ổn là điều không nên làm, bài toán nuôi bò kiểu ấy chẳng khác gì đánh bạc!

Thịt ngoại nhập, kế hoạch 3 năm chiếm thị trường Việt
Hơn 1.100 tấn thịt từ châu Âu nhập vào VN trong năm 2012 - con số này dự đoán sẽ tăng cao sau một chiến dịch quảng bá rầm rộ kéo dài 36 tháng của các nhà sản xuất thịt châu Âu tại VN.

thit-ngoai-nhap-ke-hoach-3-nam-chiem-thi-truong-viet.jpg

Chủ yếu mới bán thịt lợn

Việt Nam hội nhập, mở cửa thị trường thịt với thuế suất thấp (hiện là 5% với thịt nhập khẩu) và nhu cầu thịt ngoại tăng cao là cơ hội để các quốc gia, trong đó có các nước thuộc Liên minh châu Âu, nhắm tới để đẩy mạnh xuất khẩu.

Ngày 21/3, tại Hà Nội, bà Agnieszka Rozanska - đại diện Liên minh các nhà sản xuất và sử dụng lao động của ngành công nghiệp thịt (UPEMI), đã giới thiệu về một chiến dịch hùng hậu trong vòng 3 năm (7/2013-7/2016) quảng bá thịt và các sản phẩm thịt của các nước này tới Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Việt Nam. Các nhà nhập khẩu, phân phối và kinh doanh thịt, sản phẩm làm từ thịt, giới truyền thông và người tiêu dùng... là đối tượng chính để quảng bá.

Cụ thể, Tham tán Kinh tế - Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội, ông Wojciech Gerwel, tiết lộ ngay sau buổi họp báo này có ít nhất 9 DN thịt lợn và các sản phẩm từ thịt, sữa, rau đông lạnh... sẽ sang Việt Nam tổ chức hội thảo, gặp gỡ trực tiếp tìm kiếm đối tác.

Sau đó, tháng 8/2014 sẽ tổ chức đoàn Việt Nam sang tham quan việc nuôi trồng, chế biến, sản xuất thịt ở châu Âu; năm 2015, các doanh nghiệp Ba Lan tiếp tục “đổ bộ”, tham dự hai hội chợ lớn về thực phẩm và đồ uống tại TP.HCM.

Bà Agnieszka Rozanska cho biết, trong số hơn 1.100 tấn thịt Việt Nam nhập từ châu Âu, có 822 tấn thịt lợn (thịt tươi, làm lạnh và đông lạnh) và gần 300 tấn thịt bò đông lạnh, với tổng giá trị hơn 1,5 triệu Euro.

Đến nay, đã có 48 công ty của nước này được phép xuất khẩu thịt bò, lợn, gia cầm, nội tạng... sang Việt Nam, nhưng riêng Ba Lan chủ yếu là thịt lợn.

Với thế mạnh là nước sản xuất thịt lớn nhất châu Âu, Ba Lan hiện xuất khẩu thịt tới 70 quốc gia, thuộc hàng top 10 thế giới và lớn thứ 4 ở châu Âu. Cơ hội để thịt Ba Lan tràn vào Việt Nam là không hề nhỏ.

Cạnh tranh sẽ bùng nổ

Tại buổi họp báo, nhiều DN chuyên về nhập khẩu, chế biến thực phẩm của Việt Nam cũng quan tâm đến sản phẩm thịt nhập khẩu của châu Âu - thị trường mới mẻ này.

Tuy nhiên, đại diện thương hiệu Mr Sạch - chuyên cung cấp các sản phẩm hữu cơ, băn khoăn về chất lượng thịt bò, vì thịt bò Mỹ hữu cơ công ty này nhập về bị người tiêu dùng chê là khô (sở thích người Việt là thịt bò phải mềm) và do thói quen, nhận thức về mua và sử dụng thịt ngoại còn hạn chế.

Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều loại thịt bò nhập ngoại, như Mỹ, Canada, Neww Zealand và đặc biệt nhiều là thịt bò Úc, thì chất lượng và giá thành thịt bò châu Âu liệu có cạnh tranh được? Trả lời thắc mắc này, bà Agnieszka Rozanska nói rằng thịt bò Úc, New Zealand và châu Âu về cơ bản hương vị không khác nhau là mấy, có điều thịt bò “made in EU” ngọt hơn, và cũng hơi khô, song sự khác biệt là không quá lớn.

“Chúng tôi có truyền thống nuôi bò lâu năm, với giống bò chuyên để thịt, cộng với cách chăm sóc và xác định độ tuổi của bò nên hoàn toàn yên tâm về chất lượng”, bà tự tin.

Nếu đúng như vậy, vấn đề còn lại phụ thuộc vào giá cả và các dịch vụ kèm theo. Tính toán từ số liệu năm 2012 dựa trên tổng giá trị và số lượng thịt châu Âu về đến Việt Nam thì giá thịt bò của EU trung bình khoảng 500.000 đồng/kg, thịt lợn khoảng 350.000 đồng/kg (chưa rõ về mức thuế).

Trong khi đó, chỉ tính riêng Úc năm 2013 đã xuất khẩu khoảng 36.000 con bò sống sang Việt Nam, trị giá tương đương 24 triệu USD. Thường thì bò Úc có trọng lượng khoảng 350-500 kg/con, giá hơi là 2 USD/kg, cộng chi phí vận chuyển, thuế, hao hụt... , có giá khoảng 2,4 USD/kg. Với lợi thế về giá thành thấp, cộng với việc xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường từ mấy năm nay, đây sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của của các nhà xuất khẩu thịt châu Âu.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Anh Tuấn, Giám đốc công ty chuyên phân phối các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu (địa chỉ tại Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội), công ty ông đã bán thịt bò Úc từ mấy năm nay, cứ 3 tháng nhập về một lần. Tuy không tiết lộ số lượng, nhưng ông cho hay thường tính bằng container. Dịp Tết hàng về nhiều nhất do nhu cầu tăng cao. Công ty chủ yếu cung cấp thịt bò Úc cho các nhà hàng, khách sạn, và giờ cũng tham gia bán lẻ. Tại Hà Nội hiện cũng có nhiều đơn vị và cá nhân tự đứng ra nhập thịt bò Úc về bán, với số lượng khá lớn, rao bán rầm rộ.

Nhu cầu tiêu thụ thịt nhập khẩu tại Việt Nam khá cao. Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết năm 2013 Việt Nam nhập khẩu khoảng 90.000 tấn thịt gia súc, gia cầm. Trong đó, thịt gia cầm nhập khẩu chiếm 2/3, tương đương 57.000 tấn. Tổng số trâu bò nhập khẩu để giết mổ làm thực phẩm ước khoảng 151.611 con.

Đến năm 2018, theo cam kết AFTA, thuế nhập khẩu thịt bò tại Việt Nam sẽ về mức 0% thì lượng thịt đổ vào Việt Nam sẽ lớn hơn nhiều. Ngành chăn nuôi nội địa, sau cảnh báo có thể bị... bóp chết, cần sớm xác định một chiếc lược, hướng đi riêng. “Thịt nhập ngoại chủ yếu đi vào các nhà hàng, khách sạn, vì vậy bò nuôi trong nước vẫn phục vụ tốt cho bán lẻ tại các chợ truyền thống hoặc chế biến công nghiệp như xay, làm xúc xích”, ông Tuấn gợi ý.

Người Việt ăn 2.000 tấn thịt đông lạnh/tuần
Thịt bò Úc phủ kín các siêu thị; 10 tháng năm 2013, thịt heo, gà nhập tăng gấp 3 - 4 lần so với năm 2012... thịt ngoại đang bóp nghẹt ngành chăn nuôi trong nước.
nguoi-viet-an-2000-tan-thit-dong-lanhtuan.jpg
Người Việt ăn 2.000 tấn thịt đông lạnh/tuần






Theo Chi cục Thú y TP.HCM, thời gian gần đây mỗi tuần đơn vị này đã kiểm tra khoảng 2.000 tấn sản phẩm thịt và phụ phẩm đông lạnh các loại để đưa ra thị trường. Sản lượng nhập khẩu nhiều nhất là thịt gia cầm với khoảng 1.000 tấn mỗi tuần; thịt trâu bò, dao động từ 300 - 400 tấn/tuần; phụ phẩm gia cầm vài chục tới vài trăm tấn mỗi tuần. Nếu xét theo tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2012 thì phụ phẩm gia cầm nhập khẩu tăng 10,813%, phụ phẩm trâu bò tăng 431%, phụ phẩm heo tăng 72%...Theo các chuyên gia, ngành chăn nuôi lâu nay chỉ lấy công làm lời, lợi nhuận chủ yếu dựa trên các phụ phẩm như đầu, lòng gia súc, gia cầm. Từ khi thịt nhập khẩu tràn về, phần lợi nhuận này biến mất, thay vào đó phải cạnh tranh về giá với thịt nhập khẩu, dẫn đến giá bán dưới giá thành.Ông Lê Văn Quyết, chủ một trang trại gà ở Long Thành (Đồng Nai), phân tích: “Hiện nay gà thải loại từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan đều được xem là phế phẩm, người dân nước họ không ăn. Còn tại Mỹ, Brazil thì ngoài phần ức gà được ưa thích thì các bộ phận còn lại như đùi, cánh… cũng được xem là phế phẩm. Chính vì vậy họ bán về VN với bất cứ giá nào. Ngoài thịt gà nhập khẩu chính ngạch, gà lậu từ Trung Quốc đưa sang, còn có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp tạm nhập nhưng không tái xuất để trốn thuế. Đó là lý do khiến thị trường trong nước hiện nay tràn ngập gà nhập khẩu giá rẻ”.Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam bộ, bức xúc: “Điều bất thường là nếu xét về chi phí sản xuất thì chỉ có giá thức ăn chăn nuôi của VN cao hơn giá thế giới khoảng 10%, còn lại các chi phí quản lý, nhân công, điện nước tại VN đều rẻ hơn nước ngoài. Thịt nhập khẩu phải chịu thêm chi phí vận chuyển. Như vậy việc họ bán giá thịt thấp vào VN là hết sức vô lý và có dấu hiệu bán phá giá. Về nguyên tắc, phải tốn 2 kg cám mới cho ra 1 kg thịt gà, chưa kể các chi phí khác như tiền lương, điện nước, thuốc men, chi phí vận chuyển… Vậy tại sao giá thịt nhập khẩu chưa đến 1 USD/kg?”.Thịt gà ngoại tràn vào đã khiến giá gà trong nước giảm mạnh. Ông Nguyễn Văn Ngọc cho biết người chăn nuôi hiện phải chịu lỗ từ 10.000 - 12.000 đồng/kg gà thịt do từ giữa tháng 10 giá gà từ mức 38.000 đồng/kg đã giảm chỉ còn 26.000 đồng/kg vào cuối tuần trước và sang đầu tuần này chỉ còn 25.000 đồng/kg.Nhường sân cho bò ngoại






Từ đầu năm đến nay đã có gần 32.500 con bò Úc nhập về VN để giết mổ. Riêng nhập tiểu ngạch, bình quân mỗi ngày cả nước tiêu thụ xấp xỉ 4.000 con bò ngoại nhập từ Lào, Campuchia, Thái Lan… Tuy quy trình nhập khẩu phức tạp và phải đảm bảo các tiêu chuẩn lưu chuồng, giết mổ nhưng giá bò Úc nhập trực tiếp về giết mổ vẫn cạnh tranh do trọng lượng giống bò vàng trong nước chỉ 250 kg/con, trong khi bò Úc lên đến 600 kg/con; tỷ lệ thịt của bò vàng sau khi giết mổ chỉ đạt 50% còn bò Úc đạt lên đến 55-60%. Vì vậy, các nhà nhập khẩu cũng đang thay đổi từ chỗ nhập thịt bò đông lạnh, bò tươi từ Úc chuyển qua nhập bò sống để có mức lợi nhuận cao hơn.Tại các siêu thị trong nước, thịt bò Úc đang lấn át thịt bò nội vì giá rẻ và chất lượng cao hơn hẳn. Tại các hệ thống siêu thị Maximark, Vinatex, Satramark, siêu thị Sài Gòn, Lotte, Coop… thịt bò Úc cũng đang xuất hiện khá nhiều. Đại diện Saigon Co.op cho biết: “Thịt bò Úc Co.opmart đang kinh doanh chủ yếu do Vissan cung cấp, nhập nguyên con, giết mổ tại VN, một phần nhập hàng của Công ty Trung Đồng (Đồng Nai). Riêng Vissan có quầy tự doanh, kinh doanh trực tiếp trong khu tự chọn của siêu thị. Hiện tại Co.opmart nỗ lực duy trì tỷ lệ thịt bò Úc nhập khẩu và thịt trong nước tương đối cân đối 50 - 50”.

Tổng giám đốc Công ty Vissan Văn Đức Mười nhận định: “So với thịt bò nội địa, bò nhập qua ngã Campuchia, Lào, thịt bò Úc được người tiêu dùng tin tưởng nhờ chất lượng, an toàn trong khi đó giá không cao hơn. Nguồn cung của bò Úc cũng ổn định, không bị đơn vị cung cấp ép tăng giá như bò nhập truyền thống trước đây”.Đặc biệt, từ năm 2010, thuế nhập khẩu bò sống nguyên con từ Úc vào các quốc gia thành viên ASEAN chỉ 5% đã khiến thịt bò ngoại tấn công ngày càng mạnh vào thị trường nội địa và được tin dùng bởi "giá nội, chất lượng ngoại". Xu hướng nhập khẩu cũng đã dần bóp chết sản xuất trong nước. Đàn bò thịt trong nước từ đỉnh điểm 6,7 triệu con năm 2007 đã giảm xuống còn 5,2 triệu con năm 2012 và đến nay tiếp tục giảm còn 5,1 triệu con.Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi VN Nguyễn Đăng Vang cho rằng nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài là hệ quả tất yếu do nguồn cung trong nước thấp hơn nhiều so với nhu cầu và VN chưa có chính sách tốt thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò thịt. Tỷ lệ trung bình tiêu thụ thịt bò của thế giới hiện nay là 23% trong khi ở VN tổng lượng trâu, bò mới chỉ chiếm gần 7% tổng lượng thịt. Theo ông Vang, bò nhập khẩu từ Úc có giá rất cạnh tranh do họ chăn nuôi quy mô lớn trong khi chăn nuôi bò tại VN quy mô nhỏ, giống bò chất lượng kém. Theo tính toán của Hiệp hội Chăn nuôi, giá bò Úc về VN kể cả thuế ở mức 58.000 đồng/kg (bò hơi) trong khi giá thành bò trong nước ở mức 60.000 đồng/kg. Do đó, bò nuôi trong nước khó cạnh tranh với bò nhập khẩu.Nếu không có một giải pháp toàn diện và kịp thời, thịt ngoại sẽ chiếm lĩnh thị trường nội địa và đè chết ngành chăn nuôi đang kiệt quệ của VN.


Phụ thuộc vào nhập khẩu

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), chiến lược phát triển ngành chăn nuôi của VN trong những qua và cả những năm tới là tập trung vào thế mạnh hiện có. Vì thế, đối với vấn đề thịt bò, ngành chăn nuôi trong nước chỉ có gắng cung cấp cho thị trường một mức độ nào đó, còn lại phải phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người dân.

trong nước đang chịu áp lực rất lớn trước sức ép của việc quá nhiều sản phẩm thịt nước ngoài đang nhập vào thị trường nội địa.
nguoi-viet-an-thit-ngoai-nhap-bao-dong-do.jpg

Từ thịt bò, heo, gà... đều tăng cường nhập

Hiện nguồn thịt nhập khẩu gia tăng nên ngành chăn nuôi trong nước đang chịu áp lực rất lớn.

Đơn cử như mặt hàng thịt bò, khảo sát qua các siêu thị Lotte, Co.opmart, Big C...gần như không bán thịt bò truyền thống nữa mà chỉ có thịt bò Úc. Điều đáng nói các sản phẩm thịt bò Úc này giá rất cao.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong những tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập 1.431 con heo sống, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó nhập khẩu từ Mỹ chiếm 66,4%, Canada chiếm 31,9%, và Đài Loan chiếm 1,7%.

Thịt trâu bò từ đầu năm đến nay tăng đột biến. Lượng bò sống được cấp phép nhập khẩu về Việt Nam đến ngày 31/5 đã trên 72.000 con, chiếm 13,2% tổng số con bò sống mà Úc bán ra. Nhiều khả năng năm nay Việt Nam sẽ phải nhập đến 150.000 con bò từ Úc để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Ngoài bò sống từ Úc, Việt Nam còn nhập khẩu số lượng lớn thịt bò đông lạnh, trong đó thịt trâu bò không xương là 301 tấn, thịt trâu bò có xương là 14.532 tấn. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay Việt Nam cũng nhập khẩu trâu sống từ Úc qua đường chính ngạch để phục vụ cho việc giết mổ, bán thịt trên thị trường nội địa.

Nhập khẩu thịt gà cũng tăng khá mạnh với 43.000 tấn, trong khi cả năm 2013 nhập khẩu 78.000 tấn. Dự báo thịt gà nhập khẩu có thể chiếm đến 6 - 7% tổng lượng thịt trong nước.

Phản ánh của người nông dân cho thấy, hiện giá thịt gà ngày nào cũng giảm 1.000 đồng/kg.

Theo các chuyên gia trong ngành chăn nuôi, nguyên nhân khiến giá gà công nghiệp đang lao dốc không phanh là do ồ ạt tăng đàn và lượng thịt nhập khẩu về tăng đột biến, chỉ trong hai tháng 5 và 6, có gần 10.000 tấn thịt gà đông lạnh tham gia thị trường trong khi sức mua vẫn rất yếu.

Thức ăn chăn nuôi cũng nhập - Nông dân lỗ kép

Việc thịt nhập khẩu liên tiếp gia tăng trong nhiều năm nay đã góp phần đẩy ngành chăn nuôi trong nước vào cảnh thua lỗ.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: hiện “Năm 2012, chúng ta phải nhập khẩu 1,3 triệu tấn ngô, khoảng 1 triệu tấn đỗ tương để làm thức ăn chăn nuôi gia súc".

Theo Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong năm 2013 đạt 3,0 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2012.

Ông Trần Hoàng Ngân, chuyên gia kinh tế, ĐBQH đoàn Thành phố Hồ Chí Minh từng nêu trước Quốc hội rằng: người nông dân Việt Nam đang bị lỗ kép vì sản phẩm làm ra không bán được hoặc bán giá rẻ còn nguyên liệu đầu vào lại phải mua với giá cao.

Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi bị thua lỗ khoảng 27.000 tỉ đồng.

Như vậy sau lúa gạo, các sản phẩm nông sản, đến chăn nuôi cũng đang bộc lộ những khó khăn mà những người trong ngành thừa nhận là: khó có thể vượt qua.

Phải khẳng định, ngành nông nghiệp là trụ đỡ cho nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Trong đó, người nông dân đảm nhận trọng trách giữ vững an ninh lương thực quốc gia. Thế nhưng 'trụ đỡ' này đang thực sự có vấn đề.

Trước đó nhiều đại biểu quốc hội, nhà khoa học từng phản ánh, ngành thức ăn chăn nuôi đang bị các doanh nghiệp nước ngoài thao túng, trong khi nước ta sản xuất nhiều nông sản nhưng không xuất khẩu được hoặc xuất khẩu với giá rẻ.

Hiện thức ăn chăn nuôi phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu, chi phí sản xuất cao, giá thức ăn chiếm 65 – 70% giá thành sản phẩm, chưa kể tình trạng giết mổ thủ công tràn lan, dịch bệnh nhiều.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát thừa nhận: "Chăn nuôi là lĩnh vực yếu nhất trong ngành nông nghiệp".

Thịt bò cho đến nay là loại thực phẩm giàu chất đạm có hại nhất cho môi trường do các hoạt động chăn nuôi loài gia súc này.
thit-bo-la-loai-thuc-pham-gay-hai-nhat-cho-moi-truong.jpg

Đây là kết luận từ công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đăng trên tạp chí Proceedings của Viện hàn lâm khoa học quốc gia ngày 21/7.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Học viện Bard ở New York, Đại học Yale ở Connecticut và Viện khoa học Weizmann ở Rehovot, Israel, diện tích đất cần thiết để sản xuất ra thịt bò lớn gấp 28 lần so với khu vực đất trung bình cho ra các thực phẩm khác gồm sữa, trứng, thịt gia cầm hay thịt lợn.

Nuôi một con bò lấy thịt cũng cần lượng nước tưới tiêu lớn gấp 11 lần so với các loại gia súc gia cầm nuôi khác. Bò cũng tạo ra nhiều chất thải có hại cho môi trường hơn; lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và lượng nitơ phản ứng từ các chất thải của bò gấp lần lượt 5 và 6 lần so với các loài vật nuôi làm thực phẩm khác.

Theo các tác giả của nghiên cứu trên, ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc gia cầm đã "đóng góp" tới 1/5 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu đồng thời làm ô nhiễm nước và gây ảnh hưởng hệ sinh thái; trong đó, mức độ gây ô nhiễm môi trường của các sản phẩm thịt gia cầm, thịt lợn, trứng và sữa bò chỉ tương đương nhau còn thịt bò trung bình gây ô nhiễm gấp tới 10 lần các loại trên. Các nhà khoa học không tính toán tác hại của cá với môi trường do không đủ số liệu và loại thực phẩm này chỉ chiếm 5% khẩu phần ăn của người Mỹ.

Nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê trong 10 năm từ năm 2000 về đất đai, nguồn nước tưới tiêu và phân bón của các bộ ngành của Mỹ. Từ các số liệu chính thức, các nhà khoa học tính toán lượng tài nguyên cần thiết để sản xuất thịt từ từng loại gia súc, gia cầm.

Để mang lại 1 calo cho con người, cần 10 calo nạp vào các loại gia cầm và lợn, trong khi con số này ở bò là gần 40 calo. Trong khi đó, loại thịt bò của ngành công nghiệp nuôi bò thịt Mỹ vốn có tỷ lệ thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính ít hơn hẳn so với các quốc gia khác.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên về tác hại to lớn của ngành công nghiệp thịt bò đối với môi trường. Với thực tế, thịt bò hiện đóng góp tới 7% lượng calo trong khẩu phần ăn của người Mỹ, các tác giả nghiên cứu này khuyến cáo phương pháp hiệu quả nhất giảm thiểu tác hại tới môi trường là giảm lượng tiêu thụ thịt bò.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cũng cho rằng việc từ bỏ thịt bò không phải là phương án tốt nhất, mà cần áp dụng phương pháp chăn nuôi giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm từ bò như chăn thả trên đồng cỏ và giảm nuôi bằng các loại thức ăn công nghiệp.

Thường khi nghĩ đến hình thức bán hàng qua mạng thì người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến các mặt hàng thời trang cũng như các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, ngoài những mặt hàng trên, hệ thống bán hàng qua mạng còn có nhiều dòng sản phẩm khác nữa.

Hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm trực tuyến đang rất phát triển. Vì thế, nếu các gia đình muốn ăn thịt bò grain các loại thịt đỏ khác nhưng vẫn tiết kiệm được chi tiêu thì nên tham khảo thông tin trên các kênh cung cấp thực phẩm qua mạng.

Kinh doanh thực phẩm qua mạng là một ngành nghề đang rất phát triển hiện nay. Các nhà bán lẻ trực tuyến giúp các gia đình có thể mua được loại thịt bò ngon và tiết kiệm hơn so với khi mua tại các siêu thị khác trong khu vực.

Hiện negative có rất nhiều nhà bán lẻ trực tuyến giúp các gia đình có thể thỏa thích chọn loại thịt bò vừa ngon vừa rẻ và tiết kiệm với giá cạnh tranh của các kênh bán hàng qua mạng.

Với những mẹo chọn mua thịt bò vừa ngon vừa tiết kiếm trên thì các gia đình có thể thoải mái mua thịt bò về ăn và không còn ngần ngại về giá cả đắt đỏ nữa.Phụ gia biến thịt nạc thành thịt bò



20140712112257-phu-gia.jpg

Phụ gia giúp biến thịt nạc thành thịt bò
Tuần qua, cơ quan chức năng đã phát hiện, thu giữ hơn 150kg phụ gia thực phẩm làm mềm thịt bò không có tem nhãn, ngày sản xuất, hạn sử dụng và thông tin liên quan. Sử dụng loại phụ gia này miếng thịt luôn tươi mềm dù bị đun sôi. Đặc biệt, một vài loại thịt nạc màu đỏ nếu ngâm trong dung dịch có chứa phụ gia sẽ có màu sắc, mùi vị giống như thịt bò Úc.

Đại diện kho hàng cho biết, số phụ gia thực phẩm này do Trung Quốc sản xuất, được công ty mua về để bán cho các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống.
 
Last edited by a moderator:
Có ai coppy được bài nuôi dê đỉnh cao của anh "gấu đen" không nhỉ ?
Nếu ai có có thể gửi mail cho mình xin được không ?
Hoặc a gấu đen có thể gửi vào mail tvd1568@yahoo.com được không ạ.
Cảm ơn mọi người nhé !
May mắn có . hỏi thử xem ?Việt Nam đang tiến sâu vào sân chơi quốc tế và với thuế suất bằng 0, nhiều ngành sản xuất đang đối diện với nguy cơ chết trên sân nhà.Úc có đồng cỏ bao la, chăn nuôi tập trung quy mô lớn, lại không mất công chăm sóc. Hơn nữa, giống bò Úc lại phát triển nhanh, trọng lượng cao hơn giống bò ta rất nhiều. Bò trong nước chỉ đạt 200-250 kg/con trong khi bò Úc 500-700 kg/con.
 
Haha nụ cười nham nhở xin chào các anh chị. Bỏ ra cả 2h tuổi thọ của cuộc đời để đoc muôn vàn ý kiến trên này cũng không phí, nhưng có công nghe phải có công góp ý, cho nên tôi xin góp ý vài câu. Tính của tôi thì xấu từ sinh thời đến giờ, bảo thủ và luôn thích tranh luận đôi khi thành tranh cãi, nếu có gì sai sót thì mong các bác hoan hỉ bỏ qua nhé. Trước tiên tôi xin góp ý thật lòng là bạn jokovic muốn đau khổ và phá sản nhanh hãy làm theo bác haclong nói, riêng tôi thì nghĩ bác haclong rất thiếu thực tế, nông nổi và tự sướng. Bác đọc quá nhiều sách kinh doanh phương tây bác mong rằng trở thành một nhà diễn thuyết đầy thuyết phục, bac từng đi bán hàng nhưng bị đuổi về và mò mẫm vào nông nghiệp, nhưng cái thói tự sướng vẫn không bỏ, muốn làm anh hùng bàn phím trên đây ư, bác nghĩ nhà nông trên đây ít học để bác múa kiếm mà chém gió chắc. tôi nghĩ bác nên lên đây thưowngf xuyên để các cao thủ chỉ bày cho nhiều hơn nữa nhé. Muốn thuyết phục ai đó qua lần tiếp xúc đầu phải dùng cử chỉ hoặc lời nói thuyết phục, đằng này bác úp mở cái quất gì đó mà bảo người ta like, tôi không biết trong cái không của bạn có cái sắc nào ko chứ tôi nghĩ bạn chả có gì, ngoài cái kiểu lắp ráp các điều trong sách một cách cứng nhắc, ví dụ như bác đua ra lời khen một cách hời hợt lộ liễu không liên quan nhằm tìm kiếm sự ủng hộ. bác nghĩ nói chuyện trên này là bác đang làm văn hả? Mới đầu tôi còn tò mò thật đen khi xem chiến lược của bác mà tôi cười ra máu, bác nên nhớ là làm nông ở việt nam còn theo chính sách nhà nước và điều kiện khu vực. Để xin được khoản tiền cỡ một trăm triệu là điều xa xỉ với nhà khoa học làm nông. Nhà nước xác định là nông dân phải tự bơi vì đinh hướng công nghiệp từ xưa nên chúng ta không thể bỏ, còn doanh nghiệp luôn theo những cái mà nhà nước hỗ trợ. Bạn nói israel họ tự lực vươn lên nhưng bạn biết nhà nước họ quan tâm như thế nào với nông nghiệp không? Họ dành phần lớn tiền của để thay đổi nền nông nghiệp của họ, đây là một sự thay đổi mang tính cộng đồng trong đó có một số cá nhân hoặc nhóm người doanh nghiệp nổi bật. Còn ở việt nam nông nghiệp là cây lúa chỉ vậy mà thôi, cho nên khoa học về cây lúa thì việt nam rất giỏi. Còn cây cao su thực chất là cây tỉ đô, nhưng tại sao nó lại rớt giá thê thảm như vậy, tất nhiên không thể so sánh với cái giá lúc ban đầu thời mà các ngân hàng mỹ tung tiền cho bất động sản, dòng tiền thị trường lớn, khiến cho dân chơi xe cũng tăng lên và giá cao su cũng tăng theo, nhưng khi thị trường suy thoái, mọi chi tiêu bắt đầu thắt lại, động đất sóng thần nhật bản, chiến tranh libya... Khiến cho lượng hàng tồn kho thế giới tăng lên, và dự đoan 2 năm mới hết lượng mủ dư thừa, sau 2 năm lượng mủ sẽ tăng hồi phục nhưng được như cái giá trước kia thì không thể có, nhưng đến lúc đó với một gia đình 4 người 4 hecta cao su thì bạn sống khá thoải mái. Còn cái dự đoans cách đây 10 năm của bạn rằng mủ sẽ giảm thì con nít nó cũng biết nhưng giảm tệ hại một cách nhanh chóng như này thì chuyên gia cũng không ngờ, và tôi tin bạn cũng chả biết gì? Tôi đọc sách kinh tế nhiều nên cách nói của bạn thoáng cái là tôi nhận ra ngay, để có những cuốn sách như vậy thì người ta đã làm đep không ít vấn đề trong đó, và chiến lược kinh doanh phương tây chưa chắc đã áp dụng được ở việt nam, cũng giống như chiến tranh ở phương tây cũng không dễ dàng mà áp dụng được ở việt nam.Gõ chữ trên điện thoại mệt quá ko thì tôi tặng bạn cả thúng ký tự chi tiết cho bác chừa cái kiểu chém gió tự sướng đó đi
 
Ngành nuôi bò thịt sắp chết là sự thật 98 % , vấn đề còn lại là ở thời gian và sự thây đổi để thích nghi ! Để dể hiểu , đọc nhanh ít tốn thời gian để đọc hơn bài của haclong ( tôi xin chọn ra vài nội dung chính ) Tâm huyết của haclong dành cho bài này là rất lớn . Hãy dành một phút tôn trọng , quan tâm đến '' tâm tư nguyện vọng của haclong ''
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Việt Nam đang tiến sâu vào sân chơi quốc tế và với thuế suất bằng 0, nhiều ngành sản xuất đang đối diện với nguy cơ chết trên sân nhà.
Úc có đồng cỏ bao la, chăn nuôi tập trung quy mô lớn, lại không mất công chăm sóc. Hơn nữa, giống bò Úc lại phát triển nhanh, trọng lượng cao hơn giống bò ta rất nhiều. Bò trong nước chỉ đạt 200-250 kg/con trong khi bò Úc 500-700 kg/con.

Bò Úc được nhập khẩu chính ngạch là bò sạch. Một lợi thế khác là bò Úc trọng lượng lớn, khoảng 500 kg/con, tỉ lệ thịt sau giết mổ là 55% trong khi bò vàng trọng lượng chỉ khoảng 250 kg và tỉ lệ thịt sau giết mổ chỉ 50%.
gần 50 năm chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính với nhiều đối tượng vật nuôi, giờ chỉ còn hy vọng vào con vịt và gà thả vườn.

Dự hội nghị tổng kết ngành chăn nuôi 2013 có đại biểu đủ thành phần từ cơ quan quản lý nhà nước đến thú y, các hiệp hội, doanh nghiệp… Điều thống nhất cao trong hội nghị là… ngành chăn nuôi sẽ phá sản, Hiệp định TPP được ký kết càng nhanh thì sự phá sản xảy ra càng sớm.
Nuôi nhiều lỗ nhiều…
bỏ ra cả trăm tỷ đồng nhập hàng ngàn con bò sữa giống từ úc với chi phí trên dưới 30 triệu đồng/con. Chỉ sau vài năm, bò sữa còn 10 triệu đồng/con, thế là vì trượt giá tỉnh "nhìn thấy" khoản lỗ 60-70 tỷ đồng từ việc nhập bò nóng vội này! Nhưng không còn cứu vãn được, vì đã quá muộn!

gần 50 năm chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính với nhiều đối tượng vật nuôi, giờ chỉ còn hy vọng vào con vịt và gà thả vườn.

Dự hội nghị tổng kết ngành chăn nuôi 2013 có đại biểu đủ thành phần từ cơ quan quản lý nhà nước đến thú y, các hiệp hội, doanh nghiệp… Điều thống nhất cao trong hội nghị là… ngành chăn nuôi sẽ phá sản, Hiệp định TPP được ký kết càng nhanh thì sự phá sản xảy ra càng sớm.
Nuôi nhiều lỗ nhiều…
bỏ ra cả trăm tỷ đồng nhập hàng ngàn con bò sữa giống từ úc với chi phí trên dưới 30 triệu đồng/con. Chỉ sau vài năm, bò sữa còn 10 triệu đồng/con, thế là vì trượt giá tỉnh "nhìn thấy" khoản lỗ 60-70 tỷ đồng từ việc nhập bò nóng vội này! Nhưng không còn cứu vãn được, vì đã quá muộn!
Nhắc chuyện con bò sữa để cảnh tỉnh việc phát triển bò thịt hiện tại, trong bối cảnh giá bò giống quá cao, thậm chí phi lý!
cần phải hết sức cẩn trọng. Cẩn trọng vì thị trường hiện nay là thị trường mở, chưa nói sắp tới chúng ta gia nhập WTO thì cánh cửa thị trường sẽ mở toang

Người Việt ăn 2.000 tấn thịt đông lạnh/tuần
Thịt bò Úc phủ kín các siêu thị
Ngoài bò sống từ Úc, Việt Nam còn nhập khẩu số lượng lớn thịt bò đông lạnh, trong đó thịt trâu bò không xương là 301 tấn, thịt trâu bò có xương là 14.532 tấn. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay Việt Nam cũng nhập khẩu trâu sống từ Úc qua đường chính ngạch để phục vụ cho việc giết mổ, bán thịt trên thị trường nội địa.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát thừa nhận: "Chăn nuôi là lĩnh vực yếu nhất trong ngành nông nghiệp".

Thịt lợn xề dễ làm giả thịt bò
Cứ 1kg thịt lợn sề cho 2gram chất phụ gia vào ướp khoảng 15 phút. Cho thịt ướp gia vị ninh trong nửa tiếng, khi thớ thịt nổi vân, màu sắc sặc sỡ, khi ăn vừa đủ độ dai nhưng lại bùi và có mùi vị giống hệt thịt bò Úc, người tiêu dùng sẽ rất khó phân biệt.
Việc biến thịt lợn thành thịt bò không quá khó khăn. Nhiều chủ quán cơm, quán nhậu vẫn thường trà trộn thịt lợn vào đĩa thịt bò để tăng thêm lợi nhuận về kinh tế.
Mình muốn bán đàn bò, 3 mẹ và 3 nghé, bò mẹ đã cấy giống pháp kem đã hơn 1 tháng, 2 nghé cái và 1 nghé đực, hình ảnh đàn bò, bên ngoài đẹp hơn trong hình, liên hệ Tâm: 0939299809 tại trà vinh

Xin cảm ơn .

GIÁM ĐỐC HACLONG NÓI KHÔNG SAI ĐÂU !
 
Last edited by a moderator:
Trở lại đề, thì tôi không phản đối ý kiến
cho rằng nghề nuôi bò thịt sắp chết ngay
từ đầu cho đến nay. Tôi chỉ phản đối cái
cách làm cao, giấu nghề, mà thật ra chẳng
có trình độ nghề chi hết. Đọc nhiều bài
của tác giả, tôi thấy rằng cậu ta không có
kinh nghiệm và kiến thức tối thiểu của nhà
nông. Có lẽ trong khi học phổ thông, cậu
ta học môn Sinh vật cũng kém nữa kia.

Miền Nam thì buôn bò Úc. Miền Trung miền
Bắc thì buông bò Thái qua Lào. Chẳng phải
vì người Việt không đủ thông minh mà cải
tạo giống bò và học kỹ thuật nuôi bò của Úc
của Thái, mà là vì đâu có đất mà bắt chước?

Mỹ cũng nuôi bò, và kỹ thuật chẳng giống Úc,
cũng chẳng giống Thái. Không phải kỹ thuật
của ai cao hơn ai, mà là mỗi người có một
mảnh đất khác nhau. Mảnh đất Việt thì chẳng
có kỹ thuật nuôi bò nào làm thịt bò rẻ và
ngon hơn bò Úc, bò Thái cả. Vậy thì hãy để
nghề nuôi bò thịt này tàn lụi đi, mà làm nghề
khác. Trước khi nghề này tàn lụi hẳn, vẫn còn
bà con làm được vài năm nữa, ít nhất là cái
nghề nuôi bò buôn từ nước ngoài về.
 
hạc long xuất thân trên trí tưởng tượng vì long là rồng lại kèm theo hạc thì chỉ có trong trí tưởng tượng . có lẽ bay cao quá gió thổi ra biển đông được long vương nào đó chiêu mộ nhân tài .
Ngành nuôi bò thịt sắp chết là sự thật 98 % , vấn đề còn lại là ở thời gian và sự thây đổi để thích nghi ! Để dể hiểu , đọc nhanh ít tốn thời gian để đọc hơn bài của haclong ( tôi xin chọn ra vài nội dung chính ) Tâm huyết của haclong dành cho bài này là rất lớn . Hãy dành một phút tôn trọng , quan tâm đến '' tâm tư nguyện vọng của haclong ''
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Việt Nam đang tiến sâu vào sân chơi quốc tế và với thuế suất bằng 0, nhiều ngành sản xuất đang đối diện với nguy cơ chết trên sân nhà.
Úc có đồng cỏ bao la, chăn nuôi tập trung quy mô lớn, lại không mất công chăm sóc. Hơn nữa, giống bò Úc lại phát triển nhanh, trọng lượng cao hơn giống bò ta rất nhiều. Bò trong nước chỉ đạt 200-250 kg/con trong khi bò Úc 500-700 kg/con.

Bò Úc được nhập khẩu chính ngạch là bò sạch. Một lợi thế khác là bò Úc trọng lượng lớn, khoảng 500 kg/con, tỉ lệ thịt sau giết mổ là 55% trong khi bò vàng trọng lượng chỉ khoảng 250 kg và tỉ lệ thịt sau giết mổ chỉ 50%.
gần 50 năm chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính với nhiều đối tượng vật nuôi, giờ chỉ còn hy vọng vào con vịt và gà thả vườn.

Dự hội nghị tổng kết ngành chăn nuôi 2013 có đại biểu đủ thành phần từ cơ quan quản lý nhà nước đến thú y, các hiệp hội, doanh nghiệp… Điều thống nhất cao trong hội nghị là… ngành chăn nuôi sẽ phá sản, Hiệp định TPP được ký kết càng nhanh thì sự phá sản xảy ra càng sớm.
Nuôi nhiều lỗ nhiều…
bỏ ra cả trăm tỷ đồng nhập hàng ngàn con bò sữa giống từ úc với chi phí trên dưới 30 triệu đồng/con. Chỉ sau vài năm, bò sữa còn 10 triệu đồng/con, thế là vì trượt giá tỉnh "nhìn thấy" khoản lỗ 60-70 tỷ đồng từ việc nhập bò nóng vội này! Nhưng không còn cứu vãn được, vì đã quá muộn!

gần 50 năm chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính với nhiều đối tượng vật nuôi, giờ chỉ còn hy vọng vào con vịt và gà thả vườn.

Dự hội nghị tổng kết ngành chăn nuôi 2013 có đại biểu đủ thành phần từ cơ quan quản lý nhà nước đến thú y, các hiệp hội, doanh nghiệp… Điều thống nhất cao trong hội nghị là… ngành chăn nuôi sẽ phá sản, Hiệp định TPP được ký kết càng nhanh thì sự phá sản xảy ra càng sớm.
Nuôi nhiều lỗ nhiều…
bỏ ra cả trăm tỷ đồng nhập hàng ngàn con bò sữa giống từ úc với chi phí trên dưới 30 triệu đồng/con. Chỉ sau vài năm, bò sữa còn 10 triệu đồng/con, thế là vì trượt giá tỉnh "nhìn thấy" khoản lỗ 60-70 tỷ đồng từ việc nhập bò nóng vội này! Nhưng không còn cứu vãn được, vì đã quá muộn!
Nhắc chuyện con bò sữa để cảnh tỉnh việc phát triển bò thịt hiện tại, trong bối cảnh giá bò giống quá cao, thậm chí phi lý!
cần phải hết sức cẩn trọng. Cẩn trọng vì thị trường hiện nay là thị trường mở, chưa nói sắp tới chúng ta gia nhập WTO thì cánh cửa thị trường sẽ mở toang

Người Việt ăn 2.000 tấn thịt đông lạnh/tuần
Thịt bò Úc phủ kín các siêu thị
Ngoài bò sống từ Úc, Việt Nam còn nhập khẩu số lượng lớn thịt bò đông lạnh, trong đó thịt trâu bò không xương là 301 tấn, thịt trâu bò có xương là 14.532 tấn. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay Việt Nam cũng nhập khẩu trâu sống từ Úc qua đường chính ngạch để phục vụ cho việc giết mổ, bán thịt trên thị trường nội địa.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát thừa nhận: "Chăn nuôi là lĩnh vực yếu nhất trong ngành nông nghiệp".

Thịt lợn xề dễ làm giả thịt bò
Cứ 1kg thịt lợn sề cho 2gram chất phụ gia vào ướp khoảng 15 phút. Cho thịt ướp gia vị ninh trong nửa tiếng, khi thớ thịt nổi vân, màu sắc sặc sỡ, khi ăn vừa đủ độ dai nhưng lại bùi và có mùi vị giống hệt thịt bò Úc, người tiêu dùng sẽ rất khó phân biệt.
Việc biến thịt lợn thành thịt bò không quá khó khăn. Nhiều chủ quán cơm, quán nhậu vẫn thường trà trộn thịt lợn vào đĩa thịt bò để tăng thêm lợi nhuận về kinh tế.
Mình muốn bán đàn bò, 3 mẹ và 3 nghé, bò mẹ đã cấy giống pháp kem đã hơn 1 tháng, 2 nghé cái và 1 nghé đực, hình ảnh đàn bò, bên ngoài đẹp hơn trong hình, liên hệ Tâm: 0939299809 tại trà vinh

Xin cảm ơn .

GIÁM ĐỐC HACLONG NÓI KHÔNG SAI ĐÂU !

Ngành nuôi bò thịt không chết, nó chỉ thay da lột xác để có bước nhảy mới, doanh nghiệp này chết thì có doanh nghiệp kia mọc lên, cái tiến hoá mới nếu không ngừng tiến hoá nó sẽ thành thoái hoá. Đây là cơ hội cho chúng ta phát triển vì chúng ta có điều kiện và cơ hội. Hãy xem đó là một sự khởi đầu công bằng.
 
Ngành nuôi bò thịt không chết, nó chỉ thay da lột xác để có bước nhảy mới, doanh nghiệp này chết thì có doanh nghiệp kia mọc lên, cái tiến hoá mới nếu không ngừng tiến hoá nó sẽ thành thoái hoá. Đây là cơ hội cho chúng ta phát triển vì chúng ta có điều kiện và cơ hội. Hãy xem đó là một sự khởi đầu công bằng.
Chính xác…
chỉ có chăn nuôi trồng trọt, sản xuất qui mô và vĩ mô là còn tồn tại và giàu to đấy
Làm ăn…. nhỏ lẻ chắc…”ngủm củ tỏi”
Nhưng cũng chưa chắc..

Khi các nhà hàng sạch sẽ sang trọng mở ra rất nhiều , giá cả rất phải chăng…rất đông khách…nhưng các hàng gánh vỉa hè vẫn sống tốt…các xe mì gõ luồn lách trong hẽm vẫn tồn tại

Khi các siêu thị mở ra rất nhiều…giá cả rất chuẩn…chất lượng đảm bảo
Thế mà chợ vẫn đông kể cả chợ “ngồi chồm hổm”, giá cả… thương lượng... và chợ trên xe 3 bánh vẫn sống tốt

Thượng đế không giết cái gì cả… thượng đế luôn tạo ra cái mới …và cái cũ chúng chỉ “tự diệt” khi không biết thích ứng thôi
 
hạc long chưa đăng video à ?
hình như video của haclong là thế này . không biết đúng không !

Xem bình luận luôn các bạn !
 
ừ xem kỹ đi ! hắc long thấy sao bạn không thấy ?
Thì có ji đâu, công nghệ giết mổ người ta hiện đại hơn. Phải chiếu lun của mình mới hoành tráng chứ;)

đù
motnua nhanh quá ha
sao tìm ra video của haclong vậy ?

gacon thì biết cái "chó" gì mà "thấy"
não nó "to" như trái "nho"
 


Back
Top