Ngành chăn nuôi lo "thua trên sân nhà"?

Ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15 - 20 người.


Ảnh minh họa

Năng suất lao động ngành chăn nuôi chỉ bằng 1/20 người Mỹ

Thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi. Chỉ riêng điều này thôi nếu kiểm soát không tốt thì khi hội nhập sâu chúng ta có khả năng sẽ mất ngay thị trường trên “sân nhà” chứ không nói gì tới khả năng có thể xuất khẩu.

Theo TS. Đoàn Xuân Trúc - Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15-20 người. Một nhân công nuôi gà công nghiệp ở Thái Lan có thể quản lý chuồng gà công nghiệp với quy mô 20.000 con, trong khi công nhân Việt nam chỉ nuôi bình quân khoảng 5.000 con.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, công nghệ chăn nuôi lạc hậu, chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, qua nhiều khâu trung gian và lãi suất ngân hàng quá cao... làm cho giá thành chăn nuôi ở nước ta cao, khả năng cạnh tranh thấp.

TS Trúc dẫn số liệu điều tra của Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, giá thành sản xuất lợn thịt ở Mỹ thấp hơn 25-30% so với ở Việt Nam, giá thành 1kg thịt bò Úc sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển, thuế, phí kiểm dịch, phí giết mổ, lãi vay ngân hàng... là khoảng 170.000-180.000đồng/kg. Trong khi đó bò thịt nuôi tại Việt Nam giá không thấp hơn 200.000đồng/kg, nhưng chất lượng thịt lại không bằng thịt bò Úc.

Theo tính toán của Viện Chăn nuôi, giá thành sản xuất 1 kg thịt heo trong nước là 2,08 USD, còn ở Mỹ là 1,41 USD. Giá thành sản xuất thịt bò trong nước là 2,53 USD/kg, còn ở Úc là 1,77 USD/kg. Về gà công nghiệp, chi phí sản xuất thịt gà tại Malaysia là 1,15 USD/kg; Thái Lan là 1,2 USD/kg, Philippine là 1,58 USD/kg, Ấn Độ là 1,1 USD/kg; Hàn Quốc là 1,34 USD/kg... trong khi của Việt Nam là 1,6 USD/kg.

Bên cạnh đó, TS Trúc cũng cho biết, đầu vào của ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài. Hầu hết các giống bò, lợn, gia cầm cao sản nước ta đều phải nhập từ Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Hà Lan, Anh, Đan Mạch...

Năm 2014, Việt Nam đã nhập 11,7 triệu tấn nguyên liệu các loại để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (trong đó có 5,368 triệu tấn thức ăn giàu đạm, 5,913 triệu tấn nguyên liệu giàu năng lượng và gần 400 tấn nguyên liệu thức ăn bổ sung). Kim ngạch nhập khẩu là 4,8 tỷ USD.

Thời gian gần đây, nước ta phải nhập tới 90% các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm như: khô dầu đậu tương, bột thịt xương, bột cá...; riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập gần như 100%. Theo Liên minh Nông nghiệp, hiện nay 80% các loại vacxin được phép lưu hành tại Việt Nam có nguồn gốc nhập khẩu từ 17 quốc gia trên thế giới.

“Phụ thuộc tới gần 50% nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu sản xuất trong nước giá thành cũng khá cao nên theo ý kiến nhiều chuyên gia, giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta cao hơn khoảng 10% so với nhiều nước trong khu vực châu Á” – TS Trúc chia sẻ.

Thua trên sân nhà…

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối với TPP, khả năng phát triển và cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam yếu thế hơn hẳn 11 nước còn lại, đặc biệt là so với Mỹ, Úc, Canada…

“Đáng lo nhất chính là làm sao để đảm bảo chất lượng an toàn sản phẩm chăn nuôi vì hiện nay chăn nuôi nước ta còn khá nhỏ lẻ, thiếu chuỗi liên kết, khó truy xuất nguồn gốc” – Ông Dương cho biết.

Thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi. Chỉ riêng điều này thôi nếu kiểm soát không tốt thì khi hội nhập sâu chúng ta có khả năng sẽ mất ngay thị trường trên “sân nhà” chứ không nói gì tới khả năng có thể xuất khẩu.

Ông Dương cho rằng, đây là vấn đề rất khó giải quyết triệt để. Đảm bảo an toàn thực phẩm hay kiểm soát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nan giải bởi chịu sự chi phối của nhiều thành phần, cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành như: Y tế, Công Thương, Công an chứ không riêng gì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đặc biệt, đảm bảo an toàn thực phẩm đòi hỏi rất lớn vai trò của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương, trong đó cấp địa phương rất quan trọng bởi hầu hết các khâu quản lý như đồng ruộng, chuồng trại đều nằm ở cấp địa phương. Nếu chính quyền cấp địa phương không thấy được tầm quan trọng này thì thậm chí có thể coi là “vô phương” giải quyết.

Trong khi đó, theo TS. Đoàn Xuân Trúc, trước mắt ngành chăn nuôi đang có một thời gian quá độ tuy không dài (2-3 năm) trong lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết song phương, đa phương của từng hiệp định thương mại (FTA).

Thói quen tiêu dùng các sản phẩm từ “thịt nóng, thịt mát, thịt tươi” sang “thịt lạnh, thịt đông lạnh” cũng không thể thay đổi nhanh và rộng khắp, sự đổi này (nếu có) cũng chỉ là ở một bộ phận thuộc các thành phố lớn, các khu công nghiệp.

Quá trình các nước phê chuẩn TPP cũng cần 1-2 năm. Trước đó, trở về Việt Nam sau khi kết thúc đàm phán TPP, Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm (kể từ 2015) để chuẩn bị trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự tác động.

“Đây là cơ hội vàng về thời gian để ngành chăn nuôi đẩy nhanh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất và hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa; kể cảc sản phẩm có lợi thế như giống đặc sản, giống bản địa, lợn cắp nách, gà đồi, vịt chạy đồng...cũng phải giảm giá thành, kiểm soát tốt an toàn thực phẩm” – ông Dương cho biết.

Lam Nguyễn

Theo Trí thức trẻ
 


Ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15 - 20 người.


Ảnh minh họa

Năng suất lao động ngành chăn nuôi chỉ bằng 1/20 người Mỹ

Thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi. Chỉ riêng điều này thôi nếu kiểm soát không tốt thì khi hội nhập sâu chúng ta có khả năng sẽ mất ngay thị trường trên “sân nhà” chứ không nói gì tới khả năng có thể xuất khẩu.

Theo TS. Đoàn Xuân Trúc - Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15-20 người. Một nhân công nuôi gà công nghiệp ở Thái Lan có thể quản lý chuồng gà công nghiệp với quy mô 20.000 con, trong khi công nhân Việt nam chỉ nuôi bình quân khoảng 5.000 con.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, công nghệ chăn nuôi lạc hậu, chi phí đầu vào cao, năng suất lao động thấp, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, qua nhiều khâu trung gian và lãi suất ngân hàng quá cao... làm cho giá thành chăn nuôi ở nước ta cao, khả năng cạnh tranh thấp.

TS Trúc dẫn số liệu điều tra của Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, giá thành sản xuất lợn thịt ở Mỹ thấp hơn 25-30% so với ở Việt Nam, giá thành 1kg thịt bò Úc sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển, thuế, phí kiểm dịch, phí giết mổ, lãi vay ngân hàng... là khoảng 170.000-180.000đồng/kg. Trong khi đó bò thịt nuôi tại Việt Nam giá không thấp hơn 200.000đồng/kg, nhưng chất lượng thịt lại không bằng thịt bò Úc.

Theo tính toán của Viện Chăn nuôi, giá thành sản xuất 1 kg thịt heo trong nước là 2,08 USD, còn ở Mỹ là 1,41 USD. Giá thành sản xuất thịt bò trong nước là 2,53 USD/kg, còn ở Úc là 1,77 USD/kg. Về gà công nghiệp, chi phí sản xuất thịt gà tại Malaysia là 1,15 USD/kg; Thái Lan là 1,2 USD/kg, Philippine là 1,58 USD/kg, Ấn Độ là 1,1 USD/kg; Hàn Quốc là 1,34 USD/kg... trong khi của Việt Nam là 1,6 USD/kg.

Bên cạnh đó, TS Trúc cũng cho biết, đầu vào của ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài. Hầu hết các giống bò, lợn, gia cầm cao sản nước ta đều phải nhập từ Mỹ, Canada, Pháp, Úc, Hà Lan, Anh, Đan Mạch...

Năm 2014, Việt Nam đã nhập 11,7 triệu tấn nguyên liệu các loại để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (trong đó có 5,368 triệu tấn thức ăn giàu đạm, 5,913 triệu tấn nguyên liệu giàu năng lượng và gần 400 tấn nguyên liệu thức ăn bổ sung). Kim ngạch nhập khẩu là 4,8 tỷ USD.

Thời gian gần đây, nước ta phải nhập tới 90% các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm như: khô dầu đậu tương, bột thịt xương, bột cá...; riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập gần như 100%. Theo Liên minh Nông nghiệp, hiện nay 80% các loại vacxin được phép lưu hành tại Việt Nam có nguồn gốc nhập khẩu từ 17 quốc gia trên thế giới.

“Phụ thuộc tới gần 50% nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu sản xuất trong nước giá thành cũng khá cao nên theo ý kiến nhiều chuyên gia, giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta cao hơn khoảng 10% so với nhiều nước trong khu vực châu Á” – TS Trúc chia sẻ.

Thua trên sân nhà…

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối với TPP, khả năng phát triển và cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam yếu thế hơn hẳn 11 nước còn lại, đặc biệt là so với Mỹ, Úc, Canada…

“Đáng lo nhất chính là làm sao để đảm bảo chất lượng an toàn sản phẩm chăn nuôi vì hiện nay chăn nuôi nước ta còn khá nhỏ lẻ, thiếu chuỗi liên kết, khó truy xuất nguồn gốc” – Ông Dương cho biết.

Thời gian gần đây nổi lên vấn đề sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi. Chỉ riêng điều này thôi nếu kiểm soát không tốt thì khi hội nhập sâu chúng ta có khả năng sẽ mất ngay thị trường trên “sân nhà” chứ không nói gì tới khả năng có thể xuất khẩu.

Ông Dương cho rằng, đây là vấn đề rất khó giải quyết triệt để. Đảm bảo an toàn thực phẩm hay kiểm soát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nan giải bởi chịu sự chi phối của nhiều thành phần, cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành như: Y tế, Công Thương, Công an chứ không riêng gì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đặc biệt, đảm bảo an toàn thực phẩm đòi hỏi rất lớn vai trò của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương, trong đó cấp địa phương rất quan trọng bởi hầu hết các khâu quản lý như đồng ruộng, chuồng trại đều nằm ở cấp địa phương. Nếu chính quyền cấp địa phương không thấy được tầm quan trọng này thì thậm chí có thể coi là “vô phương” giải quyết.

Trong khi đó, theo TS. Đoàn Xuân Trúc, trước mắt ngành chăn nuôi đang có một thời gian quá độ tuy không dài (2-3 năm) trong lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết song phương, đa phương của từng hiệp định thương mại (FTA).

Thói quen tiêu dùng các sản phẩm từ “thịt nóng, thịt mát, thịt tươi” sang “thịt lạnh, thịt đông lạnh” cũng không thể thay đổi nhanh và rộng khắp, sự đổi này (nếu có) cũng chỉ là ở một bộ phận thuộc các thành phố lớn, các khu công nghiệp.

Quá trình các nước phê chuẩn TPP cũng cần 1-2 năm. Trước đó, trở về Việt Nam sau khi kết thúc đàm phán TPP, Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm (kể từ 2015) để chuẩn bị trước khi sức ép của cuộc chơi mới thực sự tác động.

“Đây là cơ hội vàng về thời gian để ngành chăn nuôi đẩy nhanh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất và hạ giá thành các sản phẩm thịt, trứng, sữa; kể cảc sản phẩm có lợi thế như giống đặc sản, giống bản địa, lợn cắp nách, gà đồi, vịt chạy đồng...cũng phải giảm giá thành, kiểm soát tốt an toàn thực phẩm” – ông Dương cho biết.

Lam Nguyễn

Theo Trí thức trẻ
Là nông dân
Việt nam khi nghe vấn đề này thì thực sự cũng không thể làm được gì. Chúng ta đem so sánh với nước phát triển. Đó cũng là cần thiết để chúng ta mở rộng tầm nhìn. Để học hỏi về khoa học kĩ thuật. Nhưng đối với Việt Nam hiện nay thì không thể làm gì hơn được. Để tiết kiệm nhân công thì chúng ta phải đầu tư trang thiết bị. Đầu tư chuồng trại. Mà nông dân việt nam lấy đâu ra khoản kinh phí đó? Trong khi chính sách cho vay của nhà nước thì cũng không khả thi đến người nông dân. Vậy nông dân chúng ta phải làm gì trước xu hướng hội nhập hiện nay? Tôi mong các bạn nông dân gần xa cùng vào đây để chúng ta bàn luận về vấn đề này.
 
Kk thi đã khó ròi, bai nhiêu năm nay may og trênn kia có quan tâm tới nn đâu, toàn là nd tự bơi. Lộ trình " 10 nam " cũng chỉ là may og đó nói, giờ mình cần là hành động thiết thực. Vì nn vn đã chết ròi.
Chúng ta cần xác định lại phân khúc nào chúng ta pt dc thì hãy tạp chung vô đó. Như chăn nuôi, nêu k giảm dc giá cám thi tốt nhất không tạp chung vô làm, vi nếu như bay giờ có nuôi giỏi nhưng với giá cám thế này chỉ làm giàu cho nhà sx thôi
 
người Việt nam luôn biết cách xoay chuyển tình thế mà.
vd: năm 1975 nước ta thiếu gạo ăn mà giờ là nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới chỉ tại lớp người đi trước chưa làm được thương hiệu cho nên bây giờ mới thua những nước khác về thương hiệu thôi chứ xuất khẩu gạo của nước ta cũng không kém các nước khác đâu. chúng ta " những lớp người đi sau đã có kiến thức thì hãy cùng chung tay xây dựng 1 điều gì đó đi . chứ bây giờ ngồi đó ủ rủ lo ngại thì biết chừng nào mới tìm ra lối thoát. hãy tìm nguyên nhân và sẽ có cách khắc phục tôi và các anh chị em hãy cùng ước ao và hành động để chứng tỏ rằng người Việt Nam ta không thua kém bất kì 1 nước nào trên thế giới. chúng ta phải có trách nhiệm với tương lai đất nước chúng ta. không thể ngồi chờ ai đưa tay ra cứu vớt chúng ta được.
 
Con mẹ mấy cái thằng có tên ở trên. Ngành chăn nuôi là cái ngành nào? Ai làm lãnh đạo? Ăn tiền của dân làm lãnh đạo ngành chưa đánh đã thua thì từ chức mẹ chúng mày đi. Đã thế lại còn to mồm viện dẫn số liệu này nọ.

Chăn nuôi ở đâu cũng thế thôi, cuộc chơi nằm trong tay ba nhà: con giống, thức ăn, thú y. Không chủ động được thứ nào trong 3 thứ thì cũng chỉ là kiếp làm thuê cho 3 nhà trên.
1000 lợn nái/1CN ở Mỹ so với 15, 20 người VN thì đã sao? Sao không nói để dùng có 1 người thì nó phải đầu tư bao nhiêu tiền? Chi phí vận hành máy móc hàng tháng hết bao nhiêu? Tự nhiên thằng CN Mỹ nó làm khỏe hơn ND nhà mình à?
Cạnh tranh mà cứ nhắm vào mấy cái lợi thế của đối thủ mà húc đầu vào, mà đầu tư cho nó ngang tầm thì muôn đời xách dép cho họ. Hội nhập là phải làm theo tiêu chuẩn vậy thì dạy người ta chuẩn là gì, nào thế nào cho chuẩn đi. Mấy thứ này chắc các ông không biết đâu, vì cả đời các ông có làm cái dek gì đâu mà biết???
 
Thật lòng mình rất ghét câu " mánh mun nhỏ lẻ" nói câu này là biết " ngu" k thể tả luon hihi
 

Con mẹ mấy cái thằng có tên ở trên. Ngành chăn nuôi là cái ngành nào? Ai làm lãnh đạo? Ăn tiền của dân làm lãnh đạo ngành chưa đánh đã thua thì từ chức mẹ chúng mày đi. Đã thế lại còn to mồm viện dẫn số liệu này nọ.

Chăn nuôi ở đâu cũng thế thôi, cuộc chơi nằm trong tay ba nhà: con giống, thức ăn, thú y. Không chủ động được thứ nào trong 3 thứ thì cũng chỉ là kiếp làm thuê cho 3 nhà trên.
1000 lợn nái/1CN ở Mỹ so với 15, 20 người VN thì đã sao? Sao không nói để dùng có 1 người thì nó phải đầu tư bao nhiêu tiền? Chi phí vận hành máy móc hàng tháng hết bao nhiêu? Tự nhiên thằng CN Mỹ nó làm khỏe hơn ND nhà mình à?
Cạnh tranh mà cứ nhắm vào mấy cái lợi thế của đối thủ mà húc đầu vào, mà đầu tư cho nó ngang tầm thì muôn đời xách dép cho họ. Hội nhập là phải làm theo tiêu chuẩn vậy thì dạy người ta chuẩn là gì, nào thế nào cho chuẩn đi. Mấy thứ này chắc các ông không biết đâu, vì cả đời các ông có làm cái dek gì đâu mà biết???
Tất cả đều đúng, chỉ duy nhất một điều sai: từ chức hết mẹ nó đi.
 
Đồng bào hãy bình tĩnh,chuyện đâu còn có đó.

563172727b255.jpg
 
Con mẹ mấy cái thằng có tên ở trên. Ngành chăn nuôi là cái ngành nào? Ai làm lãnh đạo? Ăn tiền của dân làm lãnh đạo ngành chưa đánh đã thua thì từ chức mẹ chúng mày đi. Đã thế lại còn to mồm viện dẫn số liệu này nọ.

Chăn nuôi ở đâu cũng thế thôi, cuộc chơi nằm trong tay ba nhà: con giống, thức ăn, thú y. Không chủ động được thứ nào trong 3 thứ thì cũng chỉ là kiếp làm thuê cho 3 nhà trên.
1000 lợn nái/1CN ở Mỹ so với 15, 20 người VN thì đã sao? Sao không nói để dùng có 1 người thì nó phải đầu tư bao nhiêu tiền? Chi phí vận hành máy móc hàng tháng hết bao nhiêu? Tự nhiên thằng CN Mỹ nó làm khỏe hơn ND nhà mình à?
Cạnh tranh mà cứ nhắm vào mấy cái lợi thế của đối thủ mà húc đầu vào, mà đầu tư cho nó ngang tầm thì muôn đời xách dép cho họ. Hội nhập là phải làm theo tiêu chuẩn vậy thì dạy người ta chuẩn là gì, nào thế nào cho chuẩn đi. Mấy thứ này chắc các ông không biết đâu, vì cả đời các ông có làm cái dek gì đâu mà biết???

Bác nói chuẩn đó! Thằng viết bài báo này chắc chẳng hiểu gì về kinh tế.

Tại mỹ hay các nước phát triển giá nhân công đắt nên họ sẽ phải sử dụng máy móc nhiều còn việt nam mình nhân công rẻ thì sử dụng nhiều lao động là tất nhiên thôi. Cái người ta quan tâm là giá thành! Giá thành thịt tại các nước đến nay gần như không có, những thông tin trên báo chí thì mơ hồ, xuất phát từ mấy vị lãnh đạo không kiểm chứng được. Chẳng hiểu các vị đó lấy thông tin đó ở đâu? Có đủ tin cậy không? Thế mà họ phán như đúng rồi ý. Khi chưa có sự so sánh giá thành một cách chính xác và tin cậy thì im đi đừng phán bừa
 
Không chỉ ngành chăn nuôi phải hy sanh cho cái tpp mà cả toàn ngành nông nghiệp nữa bởi vì sao. Vì cơ chế của nước ta. Mấy ông lãnh đạo luôn phát biểu nước ta đi lên từ ngành nông nghiệp lạc hậu...thế nhưng kinh tế Việt nam nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Vậy mà bao năm qua sự quan tâm của nhà nước đối với ngành nông nghiệp đúng mức chưa? Hay là mấy ổng để người nông dân tự bơi?.
Nhìn lại quãng thời gian Việt nam gia nhập wto đến nay ta được gì. Mấy ông nhà nước cứ họp hội báo cáo kinh tế tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước nhưng đó là báo cáo của mấy ổng, xã hội thì khoảng cách giàu nghèo cứ giản ra,chén cơm của người nông dân vẫn không thay đổi, có thay đổi chăng là lượng cá ít đi vì cá đồng đã trở nên khang hiếm.
cách nay chừng hai tháng khi chứng kiến cảnh vợ chồng bác nông dân nọ đẩy cỏ cho bò bằng xe đạp. Em mới nói đùa với ông bạn trà.- may mốt chắc nông dân mình không còn cảnh này nữa quá ông tư. Ổng mới hỏi vì sao. Em mới đáp vì hai vợ chồng này chuyển qua ăn xin.... Cười mà đau!
Vẫn biết là hội nhập là xu thế chung, muốn phát triển phải hội nhập thế nhưng hội nhập bằng cách nào chứ đánh đổi cái này, cái kia thì có nước mà tự xác.
Biện minh cho cái tpp mấy ổng nói Việt nam sẽ được lợi từ ngành dệt may,giầy da. Thế nhưng dân Việtnam toàn là công nhân của các ngành này không à?. Chưa biết khi tpp có hiệu lực thực sự những ngành này có là lợi thế không bởi những ràng buộc của tpp vì hàng hóa vào tpp phải rõ nguồn gốc mà nguyên liệu của ngành dệt may đa phần nhập từ thằng trung quốc....
Còn nhiều cái để nói, để lo lắm nhưng thôi để máy bác nói đi. Đọc được mấy chia sẽ sẳn cũng có tâm tư với cái tpp nên mới mạng phép có vài lời xin các bác đừng cười!
 
E xin dẫn chứng 1 số thắc mắc
Nếu 1 công nhân chăn nuôi ở Mỹ có thể nuôi 1000 con lợn bằng 20 công nhân Việt nam vậy thì lương của 1 CN Mỹ kia có cao bằng 20 CN Việt nam không.
Hiện tại giá thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y của nước ta đang ở mức nào. Nếu giá cao do thuế nhập khẩu thì khi hội nhập rồi giá thức ăn chăn nuôi cũng sẽ phải giảm xuống. Vậy khi giá thức ăn và thuốc đã giảm thì chúng ta đâu cần phải lo nguồn thức ăn
Theo em được biết Giá thành của gà Mỹ bán ở siêu thị Mỹ cũng rơi vào 3,5USD là khoảng 70 80 000vnd nếu giá đó về Việt Nam thì sự cạnh tranh về giá có đáng lo không
Các bác nên nhớ khi đất nước hội nhập sẽ có cơ hội phát triển hơn là đóng cửa tự cung tự cấp
 
Nhìn chung thì chuyện gì cũng có nhiều mặt của nó, có tốt, có xấu. Còn những chuyện mình không thay đổi được thì mình phải tự thay đổi mình để mạnh hơn, thích ứng tốt hơn...như chuyện sống chung với lũ chứ có ngăn lũ đâu.
 
1000 lợn sinh sản chỉ cần 1 lao động....
1 người chỉ cần đi nhặt nhau thai cho 1000 con lợn nái ko thôi củng đủ hết ngày rồi chứ nói gì đến đở đẻ và cho ăn.
 
Nói chung cán bộ vn hay dẫn chứng nhiều con số để dấu cái dốt của mình. 1 đất nước cái j cũng chậm và lac hậu nhưng có rrất rất nhiều chuyên gia. Botay.cơm
Nhà nc đang xét vụ cán bộ làm thất thoát....1000tỷ,là nd nên con số này ở trên trời, vẫn còn cán bộ loại này thì hỏi sao dân mình giàu được đầy
 
Tác giả này làm phép so sánh khập khiểng quá, chả trách nhiều người phản ứng.
Thua trên sân nhà là tại vì giá thành sản xuất quá cao. Giá thành sản xuất cao tại vì giá con giống, giá thức ăn, giá thuốc thúy y cao. Lợi nhuận thuốc về các nhà cung cấp đầu vào này. Một phần lớn làm cho giá nguyên vật liệu này cao là chi phí cho việc làm thủ tục nhập khẩu, thuế nhập khẩu, chi phí cho các doanh nghiệp đi đăng ký xin giấy phép lưu hành thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi. Nhà nông chẳng qua là tự mình làm và tự mình trả lương bằng chính lợi nhuận thu được. Nếu không may có dịch bệnh thì... ôm một cục nợ.
Nói vậy chứ ngành chăn nuôi mình vẫn còn nhiều lợi thế như các sản phẩm gà thả vườn, cá đồng, thịt bò cỏ giá rất cao nhưng vẫn không đủ bán. Giờ đây người tiêu dùng có thu nhập cao chuyển sang ăn những thực phẩm sản xuất một cách tự nhiên chứ không phải sản phẩm công nghiệp vì có quá nhiều dư lượng thuốc thú ý và hormon kích thích sinh trưởng, chất tạo nạc... Biết đâu được một ngày nào đó ta sẽ xuất khẩu gà nòi, gà thả vườn sang các nước thì sao?
 
Cái đáng ngại của chúng ta không phải là ta yếu kém hơn so với họ mà là chúng ta không có hành động gì có tính tích cực. Nếu đang ở đỉnh cao mà ngủ quên còn bị người khác vượt qua nữa là đang ở dưới đáy.
Cứ hô hào đoàn kết nhưng chỉ ngồi nói không đã choảng nhau vỡ đầu thì làm được cái gì? Cuộc chơi nào cũng phải có người cầm trịch, có tướng và có quân. Ai làm đúng vai trò và trách nhiệm của người đó. Lúc đó mới hy vọng tiến lên được.
Vậy ai là người dẫn đầu đây? Nhà nước?Nhà KH?Nhà đầu tư? Nông dân?
- Nhà nước thì giống mấy ông ở trên rồi. Không cần bình luận thêm gì nữa
- Nhà khoa học cũng một lũ chỉ quen sống bằng tiền ngân sách. Nói thì hay lắm nhưng chẳng làm được cái gì.
- Nhà đầu tư: chúng ta không có nhà đầu tư đích thực. Chỉ có những nhà đầu tư ngắn hạn hay còn gọi là nhà đầu cơ kiểu như BĐS, CK. Đối với họ chỉ là lợi nhuận trong khi NN thì tỷ suất lợi nhuận không hấp dẫn.
- Vậy còn lại mỗi anh nông dân phải tự cứu lấy mình. Phải làm sao đây? Mọi người cho cao kiến!!!
 


Back
Top