Nghề nông ở Việt Nam hiện nay định thời vụ bằng Âm lịch hay Dương lịch.?

  • Thread starter cuonglhvt
  • Ngày gửi
Xin chào các bác!
Trước đây tôi có tranh luận với một số người bạn. Tôi cho rằng hiện nay ở Việt Nam hầu hết nông dân đã chuyển sang định thời vụ canh tác bằng Dương lịch. Nhưng tôi nhận thấy hầu hết những người bạn của tôi đều cho rằng "Nông lịch chính là Âm lịch" và không thể thay thế bằng Dương lịch được. Tôi cho rằng những người bạn của tôi không hiểu biết vế Nông nghiệp, nhưng thực ra bản thân tôi cũng chỉ hiểu biết cơ bản về nông nghiệp.
Vì vậy tôi mạo muội lập nick trên diễn đàn này để hỏi các nhà chuyên môn:
- Ngành nông (nhất là trồng lúa) hiện nay định thời vụ bằng Âm lịch hay Dương lịch?
- Nếu dùng cả hai thì ưu thế nhiều hơn là dùng loại nào?
- Có sự khác biệt giữa các vùng miền (Bắc, Trung, Nam, miền xuôi, miền núi).
- Cán bộ khuyến nông có hướng dẫn canh tác không? Bằng dương lịch hay âm lịch?

Rất vui nếu nhận được phúc đáp từ các bác. Cũng xin lưu ý rằng tôi cũng muốn hướng chủ để này đến việc khảo sát xem THỰC TẾ nông dân Việt Nam sử dụng loại lịch nào nhiều hơn chứ không định thảo luận xem loại lịch nào phù hợp hơn cho Nông nghiệp.

Trân trọng kính bút.
 


Câu hỏi của bạn cũng hơi hóc búa đấy. Tuy nhiên tôi cũng cố gắng đưa lên đây những suy nghĩ của tôi về vấn đề này.
Ngày xưa thì chính xác là nghề nông đi theo âm lịch, bởi vì các bác nông dân làm nông chủ yếu theo thời tiết. Thời tiết ở nước ta có bốn mùa xuân, hạ, thu đông, mỗi năm thường bắt đầu và dịp Tết Nguyên Đán, tức đầu mùa xuân. Vào mùa xuân cây đâm chồi nảy lộc, sau đó ra hoa kết trái cho đến mùa hạ là mùa có nhiều trái cây. Sang mùa hạ cũng bắt đầu có mưa để trồng lúa, lúa cứ phát triển trong suốt mùa thu, và khi mùa mưa kết thúc cũng là lúc lúa trổ bông và chuẩn bị chín. Lúc lúa chín, các bác nông dân thu hoạch lúa xong cũng là lúc bắt đầu chuẩn bị đón Tết. Như vậy đủ thấy là ngày xưa ông bà ta đã dùng âm lịch để định thời vụ canh tác.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của các tiến bộ kỹ thuật, nhà nông có thể chủ động rất nhiều thứ, chẳng hạn như điều tiết nguồn nước (mùa khô thì dùng máy bơm lên ruộng, mùa lũ thì đắp đê ngăn nước, bơm tháo nước ra ngoài ruộng...), dùng nhiều kỹ thuật để chủ động điều khiển cho cây cối có thể ra hoa kết trái quanh năm, không còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết nữa. Cho nên theo tôi nghĩ hiện nay, việc sử dụng Âm Lịch hay Dương lịch vào nghề nông không còn quan trọng nữa, ai thích dùng lịch nào thì dùng. Có nơi nông dân vẫn còn dùng Âm lịch như ngày xưa, cũng có nơi nông dân sử dụng Dương lịch để tiện trong giao dịch (mua phân bón, bán sản phẩm, thanh quyết toán... chẳng hạn). Có điều là khi đề cập đến ngày tháng trong năm thì người ta phải định rõ hôm nay là ngày mấy Âm lịch (ngày ta) nhằm ngày mấy bên Dương lịch (ngày tây) và ngược lại để không lẫn lộn. Nhà nông ngày nay cũng biết vận dụng cả Dương lịch và Âm lịch để sản xuất ra nhiều sản phẩm bán được giá trong những dịp lễ hội. Thí dụ như trong Lễ Valentine 14/2 thì thị trường tiêu thụ nhiều hoa hơn thì nhà nông phải tính cách nào đó để có hoa cung cấp cho ngày này, tương tự như thế là các ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Nhà Giáo 20/11, tết dương lịch vv... Tất cả những ngày này phải áp dụng Dương lịch để tính. Còn các ngày Rằm và mồng Một mỗi tháng hay các Lễ Hội dân gian, trên thị trường cũng tiêu thụ nhiều thứ để cúng kiến, lễ lộc, trường hợp này nhà nông phải dùng đến Âm lịch để tính sao cho có được sản phẩm trong những ngày đó để cung cấp cho thị trường
Về sự khác biệt giữa các miền Bắc, Trung, Nam, miền xuôi và miền núi thì chắc là có, cái này chắc để mọi người cùng đưa ý kến lên sẽ rõ hơn.
Cuối cùng, cán bộ khuyến nông có hướng dẫn canh tác không? tất nhiên là có rồi, vì đó là nhiệm vụ của họ mà. Câu hỏi là bằng dương lịch hay âm lịch ư? Cán bộ thì làm việc theo quy định của nhà nước thì phải theo Dương lịch chứ. Tuy nhiên khi làm việc với các bác nông dân, nếu bác nào thích sử dụng Âm lịch thì các cán bộ khuyến nông cũng phải theo Âm lịch thôi.
Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi, phần lớn là từ những quan sát thực tế ở vùng tôi đang ở thôi. Phần còn lại đang chờ ý kiến của các bạn khác đấy.
 
Xin cám ơn những thông tin quý báu của bác Hiền Hòa.
Bản thân em cũng nhận thấy như bác:
Nhà nông ngày nay cũng biết vận dụng cả Dương lịch và Âm lịch để sản xuất ra
Tuy nhiên bản thân em vẫn không tin rằng người nông dân Việt Nam ngày nay đã hoàn toàn thành thạo trong việc sử dụng cả Âm lịch và Dương lịch trong việc định thời vụ.

Em có một link tham khảo sau:
http://congbao.thuathienhue.gov.vn/uploads/07ct.doc
Trong đó có một đoạn: Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, điều kiện cần thiết về nhân lực, vật lực: máy cày, máy kéo, phân bón, giống, thuỷ lợi,... để tổ chức xuống vụ gieo trồng Hè thu, bảo đảm khung lịch thời vụ và thực hiện đúng phương châm chỉ đạo của huyện. Thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo với người dân không được chủ quan do năm nay nhuận hai tháng 5 âm lịch.
Em thấy người nông dân (ít nhất là ở Thừa Thiên Huế) rõ ràng là vẫn còn canh tác theo Âm lịch nên UBND huyện mới phải khuyến cáo như vậy để tránh lệch (hoặc kéo dài) thời vụ.

Em còn có một vài link về việc “xé rào” thời vụ gây hậu quả nặng nề.
http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xahoi/2008/12/16292.html
http://www.hoinongdan.org.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=14799&c=45
Nhờ các bác nhận định xem nguyên nhân chủ yếu của việc xé rào này là gì:
- Do cán bộ khuyến nông vô trách nhiệm?
- Do lối làm ăn thiếu chuyên nghiệp (không liên quan gì đến lịch cả)?
- Do thói quen sử dụng Âm lịch trong định thời vụ (có phần thuận tiện cho việc lên lịch áp dụng trong nhiều năm để thống nhất việc chăm sóc lúa Xuân hoặc Đông Xuân phù hợp với Tết Nguyên đán).
- Do Việt Nam chúng ta có hai hệ thống lịch lệch nhau chỉ khoảng 1 tháng. Trong đó có một hệ thống có thể xê dịch vì vậy rất dễ gây lầm lẫn.

Xin cảm ơn!
 
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của các tiến bộ kỹ thuật, nhà nông có thể chủ động rất nhiều thứ, chẳng hạn như điều tiết nguồn nước (mùa khô thì dùng máy bơm lên ruộng, mùa lũ thì đắp đê ngăn nước, bơm tháo nước ra ngoài ruộng...), dùng nhiều kỹ thuật để chủ động điều khiển cho cây cối có thể ra hoa kết trái quanh năm, không còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết nữa. Cho nên theo tôi nghĩ hiện nay, việc sử dụng Âm Lịch hay Dương lịch vào nghề nông không còn quan trọng nữa, ai thích dùng lịch nào thì dùng.

Hoàn toàn đồng ý với bác. Tuy nhiên em được biết rằng ngoài việc phụ thuộc vào thời tiết, cây lúa truyền thống của chúng ta còn có đặc điểm phụ thuộc vào độ dài của ngày (số giờ chiếu sáng). Cây lúa mùa chẳng hạn, cứ gặp ngày ngắn là nó tự động ra đòng. Vì vậy nếu gieo cấy muộn thì khi “đến hẹn” nó sẽ ra đòng và trổ bông mà chưa phát triển đầy đủ. Mà người trồng lúa thì không thể thắp đèn để kéo dài ngày ra như những người trồng thanh long trái vụ được. Đặc tính này càng về phía Bắc càng rõ.

Đặc tính này gọi là tính “cảm quang”. Các giống lúa truyền thống được gọi là “lúa cảm quang”.

Ngày nay người ta đã lai tạo được nhiều giống lúa cao sản có nhiều đặc tính ưu việt hơn các giống lúa cũ. Một trong những đặc tính đó là tính “cảm nhiệt” (cây lúa chỉ cần tích đủ lượng nhiệt là sẽ ra đòng, không phụ thuộc vào độ dài của ngày). Tuy nhiên, em thấy các giống lúa cao sản không thể hoàn toàn thay thế các giống lúa truyền thống được vì các giống lúa truyền thống ngon và gắn liền với nhiều sản phẩm truyền thống đã có “thương hiệu” từ lâu đời.

Vì vậy, em cũng muốn khảo sát xem ở vùng của các bác các giống lúa truyền thống có được trồng nhiều không và chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm.
 
"lúa cảm quang”.
nếu mà trồng lúa này thì phải dùng Dương lịch rồi, vì dương lịch là lịch mặt trời mà, chính xác hơn âm lịch nhiều :)
 
Em còn có một vài link về việc “xé rào” thời vụ gây hậu quả nặng nề.
http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xahoi/2008/12/16292.html
http://www.hoinongdan.org.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=14799&c=45
Nhờ các bác nhận định xem nguyên nhân chủ yếu của việc xé rào này là gì:
- Do cán bộ khuyến nông vô trách nhiệm?
- Do lối làm ăn thiếu chuyên nghiệp (không liên quan gì đến lịch cả)?
- Do thói quen sử dụng Âm lịch trong định thời vụ (có phần thuận tiện cho việc lên lịch áp dụng trong nhiều năm để thống nhất việc chăm sóc lúa Xuân hoặc Đông Xuân phù hợp với Tết Nguyên đán).
- Do Việt Nam chúng ta có hai hệ thống lịch lệch nhau chỉ khoảng 1 tháng. Trong đó có một hệ thống có thể xê dịch vì vậy rất dễ gây lầm lẫn.

Xin cảm ơn!
Thật là bùn vì bạn nhận định như vậy. Mình cũng là 1 CBKN nên cho mình tham gia 1 phần vào chủ đề này trên vùng Vĩnh Long mình.
1. Người nông dân bây giờ vẫn còn sử dụng Âm lịch làm nông lịch vì ngoài thói quen ngàn năm ra còn vấn đề là dựa vào Âm lịch biết được thủy triều tức là con nước lớn, nước ròng. Ngoài ra Âm lịch rất hiệu quả trong việc dự đoán thời tiết theo kiểu kinh nghiệm ngàn đời của nông dân và trong ca dao, tục ngữ xa xưa.
2. Ở vùng quê, thậm chí là thành phố Âm lịch đối với họ rất quan trọng. Nó quyết định ngày làm ăn, dựng nhà, cưới xin, ma chay và cả ngày xuống giống. VD: vụ đông xuân nếu sạ lúa con nước mùng 10/10 âm lịch thì năng suất sẽ cao hơn sạ lúa vào những con nước khác(Đây là kinh nghiệm của người nông dân nhưng chưa được các nhà khoa học giải thích)
3. CBKN như mình ở ĐBSCL sử dụng cả âm lịch và dương lịch để xác định thời vụ, nhưng quan trọng là xem âm lịch sao đó mới chuyển qua dương lịch để viết báo cáo, lập kế hoạch. Trên giấy tờ thì dùng dương lịch nhưng khi xuống nông dân thì vẫn xài âm lịch như họ
4. Bạn nên tìm hiểu kỹ hơn vấn đề cốt lõi hãy đưa ra những câu trên hé.
Thân
 
ruaconbm122
Bạn viết thật chính xác..khi còn ngồi ghế học đường...tôi không hề để ý tới âm lịch...mà chỉ để ý tới âm lịch khi tết nguyên đán gần đến..
Khi tôi đi làm.. lao vào cuộc sống..tôi hoàn toàn không còn khái niệm Âm lịch
Nhưng khi tôi bắt đầu trồng cây, âm lịch là lịch chính của tôi...vì tôi cần biết ngày nào nước sông bắt đầu dâng cao, ngày nào nước cao nhất, ngày nào nước bắt đầu cạn và ngày nào nước hoàn toàn cạn kiệt..và sâu bọ cũng đi theo các tiết khí của âm lịch... mình phải biết để mình phòng trừ..
Tôi kết luận..không có âm lịch thì nông dân....không biết đâu mà làm ăn
 

Chào bác Cuonghlvt em đọc trên diễn đàn thấy bác phê bình cán bộ khuyến nông vô trách nhiệm trong việc thực hiện mùa vụ mạnh quá là người công tác trong ngành em thấy trạnh lòng. Vấn đề thực hiện đúng theo lịch thời vụ trong sản xuất lúa còn nhiều điều cần phải xem lại không nên quy hết trách nhiệm cho cán bộ khuyến nông. Trong thực tế cán bộ khuyến nông là người chủ đạo trong việc tuyên truyền nông dân thực hiện gieo trồng đúng thời vụ, bên cạch đó các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội cũng phải đồng hành cùng cán bộ khuyến nông. Hơn nữa mỗi gia đình nông dân trên khắp mọi miền đất nước đều có tivi, radio để theo dõi dự báo thời tiết. Trong vấn đề thực hiện thời vụ gieo trồng tôi không nghĩ rằng cán bộ khuyến nông thiếu trách nhiệm mà cho rằng khả năng tuyên truyền của số ít cán bộ khuyến nông nào đó chưa có hiệu quả, chưa biết phối hợp với chính quyền, với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền vận động nông dân thực hiện đúng thời vụ, theo dõi diên biến thời tiết để gieo trồng mới sẩy ra tình trạng mạnh ai nấy làm không áp dụng vào khung thời vụ ngành khuyến nông đã khuyến cáo.
 
Mấy hôm nay không vào diễn đàn, quay trở lại thấy các bác thảo luận chủ đề này khá sôi nổi.
Tôi tán thành ý kiến của bạn ruaconbm122 và bạn hienoc. Việc xé rào mà bạn Cuonghlvt đưa lên, theo tôi nghĩ đó là "bản chất" của người nông dân. Nhiều năm được mùa, rớt giá nên bác nông dân nào cũng muốn có sản phẩm bán lúc giá cao bằng cách né thời gian mà mọi người khác xuống giống. Họ sẽ xuống giống sớm hoặc muộn hơn mọi người. Chuyện này không trách các cán bộ khuyến nông được đâu bác Cuonghlvt ạ. Cho dù cán bộ khuyến nông có kiên quyết đến đâu thì cũng chỉ ở mức khuyến cáo mà thôi, việc này gây khó khăn rất lớn đến chiến lược phòng trừ dịch bệnh cho mùa màng đó. Với cây trồng thì mức độ nghiêm trọng ít hơn là đối với thủy sản. Đã có nhiều bác không nghe khuyến cáo của cơ quan chức năng, cứ xuống giống đại (tôm chẳng hạn), đến khi mất trắng lại quay lại trách. Tôi cũng thông cảm với cán bộ KN, khi nông dân làm được mùa thì cũng ít ai nhắc tới là nhờ KN, nhưng lắm khi thất mùa thì lại đổ hết trách nhiệm cho KN chẳng hạn, thấy cũng tủi thân lắm lắm.
 
Thấy các bạn ủng hộ mình rất vui. Sao ko thấy bạn Cuonghlvt quay lại xem những bài trong đây ta...
 
ai cũng nói là sử dụng âm lịch mà không hiểu sao bọn mình học trong học phần thiên văn học lại nói là sử dụng lịch dương vào sản xuất và đời sống??? ai giải thích cho mình với
 
ai cũng nói là sử dụng âm lịch mà không hiểu sao bọn mình học trong học phần thiên văn học lại nói là sử dụng lịch dương vào sản xuất và đời sống??? ai giải thích cho mình với
Đơn giản thôi bạn ơi. Dương lịch chính xác hơn âm lịch nhiều. 4 năm mới phải đều chỉnh thêm 1 ngày còn lịch âm thì thêm cả tháng.
Cả thế giới trừ bốn nước châu Á ra có xài lịch âm đâu mà vẫn sản xuất nông nghiệp ầm ầm.
Dùng lịch âm chẳng qua là theo thói quen.
 


Back
Top