Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
C
Trồng nấm có thể làm giàu

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .

Mình ở Miền Tây quê mình ít trồng nấm rơm. mình cũng đã đọc nhiều bài viết về trồng nấm rơm, kể cả clip nữa, tuy nhiên mình nghĩ mình chưa đủ kỹ thuật để làm được.
Mình có đất cao ráo, có thể sản xuất với quy mô lớn, mình sẳn sàng đầu tư nhà trồng nấm, nguyên liệu thì rất rất nhiều, nếu Anh Em nào có kỹ thật trồng thì hợp tác với mình làm. LH: 0937 994 698 (Toàn)
Mình nghĩ trồng gì cũng có thể làm giàu, đặc biệt là nghề trồng nấm, nhưng quan trọng nhất là Kỹ thuật, qui mô sản xuất phải lớn... thì mới có thể thành công được. Xin cám ơn Chủ Thớt.

Link : http://agriviet.com/home/threads/14...-the-thanh-Dai-gia-khong/page26#ixzz2rJNmCgWG
 
D
Mình ở Miền Tây quê mình ít trồng nấm rơm. mình cũng đã đọc nhiều bài viết về trồng nấm rơm, kể cả clip nữa, tuy nhiên mình nghĩ mình chưa đủ kỹ thuật để làm được.
Mình có đất cao ráo, có thể sản xuất với quy mô lớn, mình sẳn sàng đầu tư nhà trồng nấm, nguyên liệu thì rất rất nhiều, nếu Anh Em nào có kỹ thật trồng thì hợp tác với mình làm. LH: 0937 994 698 (Toàn)
Mình nghĩ trồng gì cũng có thể làm giàu, đặc biệt là nghề trồng nấm, nhưng quan trọng nhất là Kỹ thuật, qui mô sản xuất phải lớn... thì mới có thể thành công được. Xin cám ơn Chủ Thớt.

Link : http://agriviet.com/home/threads/14...-the-thanh-Dai-gia-khong/page26#ixzz2rJNmCgWG

Mình đang cần tìm thuê dài hạn một khoảng đất cao ( không bị ngập lũ lụt vào mùa nước nổi ) tại vùng nguyên liệu ( trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ) với diện tích tầm 1500 - 2000 m2 , cần nhất là có đường nội bộ cho xe tải nhẹ hoặc xe máy cày vào được , có thể kéo điện vào khu vực trồng thì rất tốt .
Nếu khu vực của Bạn phù hợp chúng ta có thể liên kết hợp tác , khoảng sau tết tháng 3 có thể triển khai xây dựng dãy nhà trồng Nấm . Liện hệ với mình : 0919897448 , Email : dunguyen1203@gmail.com . Thank
 
Last edited by a moderator:
C
Gửi anh Dũng

Xin chào Anh Dũng, để tiện xưng hô anh cho mình biết tuổi nhe!
Toàn năm nay 32 tuổi.
Anh Dũng có thể cho mình biết hiện nay anh đang ở địa phương nào có tể gặp nhau được không?
- Diện tích đất anh yêu cầu có sẳn, MT đường nhựa điện nước ok hết.
- Xây nhà trồng năm cần diện tích là bao nhiêu vậy anh?
- Bao nhiêu nhà trồng?
- Quy mô anh định làm là bao nhiêu tấn nguyên liệu cho mổi đợt trồng?
 
D
Mình ở Tân Kỳ Tân Quý , gần lò thiêu Bình Hưng Hòa . Nếu tiện thì alo ae gặp nhau cafe trao đổi kỷ hơn heng .
 
H
haizz

Mấy pa suy tưởng thì hay lắm - trồng đi rùi biết
Cực khổ lắm
Chi phí cao
Phụ thuộc vào thời tiết - hên thì được mùa lời chút đỉnh - sui là ko co 1 nấm luôn
Muốn thành công trong nghề này - tui nghĩ người đó vừa là một nông dân sản xuất giỏi vừa là một kỹ sư yêu nghề vừa là một nhà kinh tế
Chán - ko muốn nói nhiều - COCC - Lười biếng, dốt nát toàn là kỹ sư nông nghiệp
" Nếu có kiếp sau tôi sẽ làm loài bò sát - thit hết nhũng loài hút máu hại dân "
 
T
ddddddd

troừi sao nhiều người kêu quá vậy ... bác có thể chia sẻ kinh nghiệm của bác coi sao? bác trông ngoài trời hay trong nhà ? bác trông lâu chưa? kỹ thuật ra sao ?
 
H
troừi sao nhiều người kêu quá vậy ... bác có thể chia sẻ kinh nghiệm của bác coi sao?

Tui không có làm - nhưng nhà tui ở Vĩnh Long. Lúc nhỏ xong vụ mùa thì ai ai cũng làm mấm. Nhà tui ko có làm (nhà giàu) . Cái này chỉ để nhà nghèo bỏ công sức ra kiếm hên thôi.
Thường làm mấm là vụ lúa hè thu - vì nó là mùa mưa cây rạ ( thân cây lúa ) đả ủ sẳn nước dể lên mốc - dể làm ra mấm
Lấy cây rạ dùng chân đạp cùng với nước, xã cho hết chất trong cây lúa - sau đó nén cục lại thành dòng - mấy ngày sau rắc meo lên - phủ lên 1 lớp rạ đả xã nước để giử ẩm - rùi phủ lên 1 lớp rạ khô để giử nhiệt - chổ nén dòng thì phải cao ráo thoáng mát để giử ẩm giử nhiệt và ánh sáng chiếu vừa phải để tạo ra nhiệt
tuyf vào thời tiết mà nó ra mấm hay không - nhiều hay ít - ngày tưới nước 3 lần
Chỉ có dậy thôi và chờ hái mấm ! hi hi
Ngon ăn không !
Vấn đề là chờ hái nấm ấy - người ta lên nấm mà mình không lên là hiểu rùi - khi đó dòng ủ sẽ lạnh ngắt hoặc nóng phỏng tay.
Nói sơ sơ dậy thôi chứ chi tiết thì rườm rà lắm. Người dân lúc đó còn ngu dốt lắm. Chứ tui mà làm thì đố nó không lên.
Nhà tui nấu rượu ( lúc dó là nấu chui - giấu trong bui đế sau vườn ( bởi zay mới có tên là rượu đế vì giấu mấy cái hủ ủ mem trong bui đế ). ( giấu cho có lệ thôi - chứ đố cha thằng nào dám vô bắt - ông tôi làm thầy thuốc nổi tiếng cả vùng - Bắt đi rùi dòng họ nó bi rắn cắn - đến mà quỳ lạy ông tui cứu mạng - hay để chờ chết - lúc đó bẹnh viện chưa có huyết thanh kháng noc rắn đâu - Ổng co công cấch mạng nữa chứ - zay moi ghe ! ) Men nấu rượu sau khi đâm ra sàng lấy chất bột mịm trộn cơm, còn phần dính trấu tui đem rắc dưới gốc cây rơm - trơi mưa xuóng nấm nó vẩn moc đầy ra - nhổ xong - phủ rơm lại 3 ngày ra hái tiếp.
Hiểu ý tui không - vấn đề là nhiêtf độ, ẩm độ như thế nào là thích hợp - mà thôi !
PS: quên mất - mấy chục năm rùi còn gì - bây giờ khoa học quá nên toàn hoá chất - nên nấm rơm không lên thì ta thu hoach nấm hoá chất - tách ly lấy chất độc sản xuất thuốc trừ sâu - giàu to - ha ha !
 
Last edited by a moderator:
T
hhhhhhhhhhh

hóa ra nhà bác này'' giàu quá '' nên ko làm nấm ..........mà kỹ thuật ý nghe có vẻ tân tiến quá nhỉ ........... kỹ thuật này chắc là kỹ thuật của thế kỷ 22 ..........hi
 
Last edited by a moderator:
H
haiz

Zui ghe ! Giỏi khoa hoc quá thì tự làm giàu đi. Kỹ sư nông nghiệp chân chưa 1 lần dính đất của tui ơi !. đừng để tui phải nói nặng lời.
Kỹ thuật thời trung cổ liệu ông kỹ sư có làm được ko ?
+ xây kim tự tháp
+ ướp xác mấy chục ngàn năm
+ xây vạn lý trường thành
+ Tạo ra lửa từ hòn đá - cành cây
+ nhiều lắm lắm - mấy pa chỉ giải thích nguyên lý này nọ chứ có làm được ko ?. làm được thì làm trưc tiếp cho tui coi.
Còn những thứ không tưởng
+ Đi trên lửa than
+ Trị bệnh không dùng thuốc
+ Trước khi phát hiện ra huyết thanh trị rắn - rắn độc cắn - chắc đến bẹnh viện à .
Nói thì phải biết suy nghĩ - Khoa hoc tiến bộ quá sao tuổi thọ con người ngày một giảm đi - Thêm chút tuổi nữa đi rùi hiểu tại sao mình it nói.
Mấy pa học cao quá - áp dung kỹ thuật ghê quá - nên phải đi tìm hiểu
Người nông dân ko có học nhiều vẩn có nấm cho mây pa ăn - ăm ko biết ngượng nũa là khác ! zui ghê !
ai trồng nấm trước - chăc là mấy nhà khoa hoc - chịu khó suy nghĩ chút đi !
 
Last edited by a moderator:
T
Anh Dfruit có thiếu nhân lực thì cho em làm với (nếu ở HN ạ) Em ở HN và làm về công nghệ thông tin nhưng em đang thích nông nghiệp và muốn đổi nghề, nhất là nghề nông.
Em muốn học cách trồng nấm rơm để mang về quê, hoặc ít nhất là thu gom chỗ rơm thừa phí phạm của người nông dân ở quê bán cho anh.
Em thấy ở quê người dân cứ đốt rơm gây ô nhiễm môi trường và phí phạm quá.
Anh có thể liên hệ với em qua email chienmdhtk4@gmail.com nhé.
Em cảm ơn nhiều ạ.

Bạn qua chỗ tôi sẽ cung cấp cho bạn đĩa DVD hướng dẫn trồng nấm rơm của Viện di truyền nông nghiệp nhé. Mua bản quyền 30k một đĩa. Nếu làm về CNTT thì càng tốt cho nông nghiệp vì bây giờ là thời đại "nông nghiệp công nghệ cao" mà. Đối với trồng nấm thì mình có thể dùng công nghệ để đo độ pH của vôi, đo độ ẩm môi trường, tưới phun sương tự động, hắt nắng tự động, cơ giới hoá v.v...

Mình đang cần tìm thuê dài hạn một khoảng đất cao ( không bị ngập lũ lụt vào mùa nước nổi ) tại vùng nguyên liệu ( trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ) với diện tích tầm 1500 - 2000 m2 , cần nhất là có đường nội bộ cho xe tải nhẹ hoặc xe máy cày vào được , có thể kéo điện vào khu vực trồng thì rất tốt .
Nếu khu vực của Bạn phù hợp chúng ta có thể liên kết hợp tác , khoảng sau tết tháng 3 có thể triển khai xây dựng dãy nhà trồng Nấm . Liện hệ với mình... Thank

Chắc bạn cần vùng nguyên liệu rơm rạ phải không. Nếu bạn dùng nguyên liệu rơm rạ thì công sức tốn nhất là làm rơm. Quy mô như vậy có nghĩ đến chuyện cơ giới hoá không? Diện tích này thì có làm các loại nấm cơ bản khác như nấm sò hay linh chi không?

Mình ở HN nhưng lúc nào cũng có thể bay đi miền Nam trao đổi kinh nghiệm và hợp tác. Bỏ chút vốn đầu tư jetstar không lớn.
 
C
Anh Trung có thể up tài liệu lên mạng và chia sẻ cho mọi người trong diễn đàn được không? Một vài phút rảnh rỗi của anh sẽ giúp ích rất nhiều người đấy ạ. Cám ơn anh.
 
D
Muốn thành công trong nghề này - tui nghĩ người đó vừa là một nông dân sản xuất giỏi vừa là một kỹ sư yêu nghề vừa là một nhà kinh tế

Bạn hatuananh thân ! Câu phán của Bạn rất chung chung và có vẻ ra rời thực tế với hiện trạng ngành trồng Nấm rơm ở VN .

* Một Nông dân trồng nấm rơm ngoài trời dù có giỏi đến đâu , kinh nghiệm từng trải qua hơn chục năm cũng phải bó tay chịu chết vụ nấm cùa mình trồng , nếu như những vuông đất quanh anh ta , họ dùng chế phẩm vi sinh nấm đối kháng cho cây trồng của họ . Điều này những người nông dân giỏi phần đông cũng không biết lý do " Anh ta thất bại do đâu và vì đâu ? ". Bởi ngày xưa người ta chưa SX ra những chế phẩm này phục vụ cho nông nghiệp trồng trọt . Đây chỉ là một ví dụ điển hình , tất nhiên còn nhiều và rất nhiều vấn đề nan giải khác nữa ảnh hưởng xấu đến Mô hình trồng nấm rơm ngoài trời đã quá lổi thời và lạc hậu .
* Người kỷ sư NN dù có thật sự yêu thích ngành nghề SX Nấm cũng phải bị chịu trói thôi , biết làm sao hơn bởi hiện nay trong các trường ĐH , CĐ đào tạo ngành NN thì lĩnh vực Chuyên ngành về SX & CT Nấm nói chung và nấm rơm nói riêng thì hầu như chưa có nhiều tư liệu giảng dạy đúng chuẩn mực , những phòng vô trùng , vườn thực nghiệm cách ly thật bài bản cho khảo nghiệm giống cũng như SX thương mại ( bào tử Nấm , Meo Nấm ... ) .
* Nhà Kinh tế ( nhà Đầu tư ) , họ chỉ có thể tham gia khi phát hiện những Mô hình SX có tính khả thi , thuyết phục có thể mang lại hiệu quả KT cao bằng chính những nguồn lực vô hạn của họ và XH , tạo đòn bẩy đưa ngành nghề này tiến lên vững chắc , bền vững theo hướng cơ giới hóa , hiện đại hóa . Mà những Mô hình tương lai này theo thiển ý cá nhân mình thì hiện nay thật sự là vẫn chưa có , ngay cả Viện Di Truyền Nông Nghiệp VN với sự tập họp của nhiều chất xám KH NN mà hiện nay vẫn chưa có những Chương Trình , Đề án mang tính thuyết phục đối với các Nhà Đầu tư cho dù nhu cầu XK cũng như tiêu dùng trong nước đối với sản phẩm Nấm rơm ở nước ta đang rất cao .
Hiện nay trong NN nói chung và ngành nghề trồng Nấm nói riêng , người ta đang đốc thúc , khuyến khích , kêu gọi sự hợp tác và liên kết giữa 4 nhà : Nhà Nông , Nhà Khoa Học , Nhà Đầu tư và Nhà Nước .
Bạn thì lại chỉ phán gọn có 1 câu để gom mấy Nhà này lại thành 1 ( 3 trong 1 ) , thì liệu có khả thi không ??? có thực tế không ??? Vậy thì bao giờ mới có thể đưa ngành nghề này lên một tầm cao mới , phát triển theo hướng Công nghiệp hóa , Hiện đại hóa được ???
 
Last edited by a moderator:
D
Chắc bạn cần vùng nguyên liệu rơm rạ phải không. Nếu bạn dùng nguyên liệu rơm rạ thì công sức tốn nhất là làm rơm. Quy mô như vậy có nghĩ đến chuyện cơ giới hoá không? Diện tích này thì có làm các loại nấm cơ bản khác như nấm sò hay linh chi không?

Bạn Trung NTH thân !
Đi vào SX lớn , năm thứ 2 là buộc phải đầu tư cơ giới tương đối quy mô rồi đấy ( bằng nguồn lợi nhuận tái đầu tư ) : Máy cuộn rơm ( thu gom nguyên liệu trên đồng ruộng ) , băng tải , Máy xay nghiền rơm cuộn , Máy trộn đảo ủ nguyên liệu ( hàng chục tấn/ngày ) , Xe xúc lật , xe ben .... rồi thì kho bảo quản chứa rơm cuộn phục vụ cho 10 - 12 vụ trồng trong năm ( hàng trăm - hàng ngàn tấn rơm rạ ) , nhà ủ Compost ( tạo nhiệt , lên men , khử trùng ) ... Ở VN hiện nay , người mà có thể biết và từng thấy hết những trang thiết bị chuyên dụng này có thể nói là rất hiếm , nhưng trong tương lai gần thôi Bạn và mọi người chắc chắn sẽ được nhìn thấy trên các phương tiện Thông tin Đại chúng . Chờ nhé .
Lao động thủ công bằng sức người khi ấy chắc sẽ không kham nổi , và nhất là giá Lao động VN hiện nay cũng đã tăng khá cao , có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí SX .

* Nấm Sò , Nấm Linh chi theo mình thì hiện nay chưa phù hợp cho Mô hình SX lớn . Giả xử 1 ngày bạn SX 1 tấn Nấm hàng hóa thì khâu tiêu thụ đã hơi mệt rồi đấy , còn đến 5 -10 tấn thì hầu như sẽ bế tắc ( không có đầu ra của lĩnh vực chế biến và XK ) . Trồng Nấm rơm đi Bạn , có bao nhiêu cũng được bao tiêu hết ah .
 
Last edited by a moderator:
T
Mình đọc thấy con gái bác thứ trưởng Dân chủ tịch hội làm vườn đang phải nhập khẩu nấm về chế biến. Chắc chắn sẽ có dịp tiếp chuyện hai người đó để tìm đầu ra nội địa & XK. Những thứ máy đó thì đã thấy qua video rồi, cả máy đóng bịch compost mùn cưa... chủ yếu nhập từ TQ. Nếu lên danh mục đầu tư như trên thì chắc phải làm kỹ một bảng hạch toán. Bên trung tâm công nghệ thực vật cũng nhận bao tiêu nhưng giá quá thấp thà ko còn hơn.
 
C
Chào a Dũng. Thật may khi anh vẫn còn theo dõi topic này.

Em cũng mới đọc được topic này của anh khi lang thang trên mạng tìm các tài liệu về trồng nấm. Em đọc hết một lèo trong một buổi chiều, và ngẫm nghĩ ... Em thấy vấn đề lớn nhất có lẽ là khâu đầu vào và đầu ra.
- Đầu vào: Theo tài liệu của anh phải cần tới 20 tấn rơm trong mỗi vụ. Và anh dự kiến 6 vụ/1 năm tức là khoảng 120 tấn. Trong khi vụ lúa ở ngoài bắc thông thường em chỉ thấy có 3 vụ (một số nơi là 2 vụ, 1 vụ thu đông trồng màu), mà rơm thì lại không nên để lâu vì sợ nấm độc ăn ... Cánh đồng ngoài Bắc nhỏ lẻ manh mún không có (hoặc ít có) máy gặt đập liên hợp để thu gom số lượng lớn, hiện tại cũng đang triển khai cánh đồng mẫu lớn nhưng chưa thấy hiệu quả thực sự. Anh có giải pháp hoặc kinh nghiệm nào giải bài toán này không ạ?

- Đầu ra: Một vụ theo kế hoạch của anh sẽ thu hoạch được khoảng 4,5 tấn nấm thương phẩm. Trong khi nấm tươi chỉ bảo quản được 2-3 ngày. Anh đánh giá thế nào về sức tiêu thụ của thị trường Miền Bắc (cụ thể là Hà nội). Nếu đầu ra thị trường là các chợ nhỏ lẻ thì có khả thi không, còn siêu thị thì em nghĩ là phải tốn thêm kinh phí để đóng gói, sơ chế ... ( tuỳ thuộc vào yêu cầu của siêu thị) anh có khuyến nghị gì về việc này không ạ?

Sau cùng, em mới gia nhập diễn đàn, và tập toẹ tìm hiểu về nghề nông nói chung và nghề trồng nấm nói riêng, vậy nên có những câu hỏi mang tính ngu ngơ thì kính mong các bác không chê cười và nhiệt tình chỉ bảo. Em chân thành cám ơn.
 
T
- Đã làm thực phẩm sạch thì ắt phải có nhãn mác mã vạch, tên thương hiệu, công bố chất lượng... theo đúng tinh thần nghị định về quản lý nhãn mác. Nơi sản xuất cũng cần phải được kiểm tra về chất lượng nước tưới (nhiễm kim loại nặng không), chất lượng ô nhiễm không khí, chất lượng giá thể, cũng theo tiêu chuẩn quy chuẩn. Rồi chứng chỉ VSATTP, chứng chỉ thực hành tốt... Vì vậy kinh phí để đóng gói sơ chế ắt là phải có. Hơn nữa đã làm thì không làm manh mún được. Việc đưa vào hệ thống siêu thị, cửa hàng là cần thiết.

- Ngoài nấm tươi còn có thể sấy khô, chất lượng vẫn giữ nguyên, giống như nấm hương vậy. Và muối nước ót để xuất khẩu.
 
D
Nhân dịp đầu năm xuất hành về Miền Tây ( Đồng Bằng Sông Cửu Long ) để khảo sát các khu vực " Cánh đồng mẫu lớn " chọn địa điểm triển khai Dự án SX & CT Nấm Rơm . Xin chúc Gia đình Agriviet 1 Năm mới Thịnh Vượng , Sung Túc nhé .
Khi có thời gian mình sẽ lên Diễn Đàn cập nhật thông tin cho các Bạn nhé .
Ah các Bạn Thành Viên nào đang ở các Tỉnh Long An . Tiền Giang , Vĩnh Long , TP Cần Thơ , Hậu Giang , An Giang , Kiên Giang , Đồng Tháp xin vui lòng mình cho số điện thoại , nếu thu sếp được AE mình cùng hội ngộ Cafe trò chuyện trao đổi nhé . Hi ,,, hi... Mình cũng muốn nhờ vã các thổ địa để có thêm nhiều thông tin đấy . Thank
Đúng giờ Lành rồi , Mình lên đường đây
 
C
Giá mà em ở gần đó em cũng đi off đội này, anh Cule gì đó ở Hà Nội có làm thì cho em join với nhé. Em thích trồng nấm vì em thích ăn nấm, nếu cần người truyền thông về nấm thì cho em xin 1 chân nhé, em là dân CNTT, thanks các bác ạ :)
 
D
Chào a Dũng. Thật may khi anh vẫn còn theo dõi topic này.

Em cũng mới đọc được topic này của anh khi lang thang trên mạng tìm các tài liệu về trồng nấm. Em đọc hết một lèo trong một buổi chiều, và ngẫm nghĩ ... Em thấy vấn đề lớn nhất có lẽ là khâu đầu vào và đầu ra.
- Đầu vào: Theo tài liệu của anh phải cần tới 20 tấn rơm trong mỗi vụ. Và anh dự kiến 6 vụ/1 năm tức là khoảng 120 tấn. Trong khi vụ lúa ở ngoài bắc thông thường em chỉ thấy có 3 vụ (một số nơi là 2 vụ, 1 vụ thu đông trồng màu), mà rơm thì lại không nên để lâu vì sợ nấm độc ăn ... Cánh đồng ngoài Bắc nhỏ lẻ manh mún không có (hoặc ít có) máy gặt đập liên hợp để thu gom số lượng lớn, hiện tại cũng đang triển khai cánh đồng mẫu lớn nhưng chưa thấy hiệu quả thực sự. Anh có giải pháp hoặc kinh nghiệm nào giải bài toán này không ạ?

- Đầu ra: Một vụ theo kế hoạch của anh sẽ thu hoạch được khoảng 4,5 tấn nấm thương phẩm. Trong khi nấm tươi chỉ bảo quản được 2-3 ngày. Anh đánh giá thế nào về sức tiêu thụ của thị trường Miền Bắc (cụ thể là Hà nội). Nếu đầu ra thị trường là các chợ nhỏ lẻ thì có khả thi không, còn siêu thị thì em nghĩ là phải tốn thêm kinh phí để đóng gói, sơ chế ... ( tuỳ thuộc vào yêu cầu của siêu thị) anh có khuyến nghị gì về việc này không ạ?

Sau cùng, em mới gia nhập diễn đàn, và tập toẹ tìm hiểu về nghề nông nói chung và nghề trồng nấm nói riêng, vậy nên có những câu hỏi mang tính ngu ngơ thì kính mong các bác không chê cười và nhiệt tình chỉ bảo. Em chân thành cám ơn.

* Mỗi nhà trồng ( 130 - 150m2 ) có thể chứa và SX 10 tấn rơm nguyên liệu . Tùy theo từng giai đoạn và năng lực đầu tư mà bạn muốn triển khai . Không nhất thiết phải là 20 tấn/vụ trồng.
* Đi vào SX thương mại Bạn phải cần có vùng nguyên liệu , không cớ gì phải làm ngoài Bắc nếu điều kịện không thuận lợi . Khi Mô hình thử nghiệm của Bạn đã hoàn hảo , Bạn có thể vào Đồng Bằng sông Cửu Long mà đầu tư SX lớn ( lúa 3 vụ , rất nhiều cánh đồng mẫu lớn trên 100 ha liền lạc tha hồ thu gom rơm rạ ) , Qua khảo sát vài bửa nay 1ha rơm trên ruộng có giá từ 300 - 500 ngàn có thể thu được 5 tấn rơm rạ , cái còn lại là công hoặc máy thu gom rơm thôi .
* Rơm cuộn thu bằng máy sẽ dễ bảo quản hơn , ta rải ít vôi bột bên ngoài cuộn rơm khô , cả trên nền nhà chứa cũng rải vôi . Kho bảo quản cần che chắn mưa gió và phải khô ráo là được rồi .

* Bảo quản Nấm tươi ở phòng mát khoảng 18 độ C , có thể lưu trữ được khoảng 7 - 12 ngày
* Kế hoạch SX phải gối đầu thường xuyên không gián đoạn mới có thể giúp nhà SX giử vững thị trường ổn định . Trung bình 1 nhà Nấm sẽ SX được 2 tấn Nấm thành phẩm trong thời gian khoảng 15 ngày ( từ khi bắt đầu thu hoạch ) . Dựa theo sản lượng có thể phân bổ cần bao nhiêu nhà trồng để gối đầu cho tổng thể ( kế hoạch tăng trưởng theo từng giai đoạn ) .
* Mình đề xuất 6 vụ/năm là khiêm tốn thôi , chứ nếu xưởng SX&CT tại ngay vùng nguyên liệu ( lúa 3 vụ/năm ) thì khả năng SX trong nhà trồng có thể lên đến 10 - 12 vụ/năm đấy . Hiện ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long , Rơm rạ có thể thu gom quanh năm rất thuận lợi ( mổi khu vực trồng , giống lúa , nếp có thời gian gieo sạ , thu hoạch khác nhau ) .
* Thông thường giá bán buôn ( người SX - Thương lái ) với giá bán lẽ khi đến tay người tiêu dùng có một độ chênh lệch khá cao , đôi khi 100% . Do vậy cần quản bá xây dựng thương hiệu , đóng gói với kiểu dáng bao bì tiện dụng bắt mắt , trọng lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của công chúng , sẽ giúp rút ngắn khoảng cách chênh lệch giá thị trường , nhằm kích cầu giúp tiêu thụ sản phẩm mạnh hơn .
 
Back
Top