Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
N
Tài liệu dài quá, không biết co anh em nào thực hành chưa..?
Lần trước tôi bị ông kata70 làm cho te tua quá, cũng vụ trồng nấm Rơm làm đại gia nhanh chóng, nghĩ lại mà sợ..!
p/s: chỉ có anh em nào trong nghề mới hiểu là tài liệu này có sát thực tế hay không thôi, còn tay ngang thì cứ nghĩ là quá chính xác-quá hay... Mong có thêm comment...
 
Last edited by a moderator:
Chủ xới viết dài, và tản mát ra nhiều nơi, không tóm tắt được
nguyên lý trồng nấm ra sao. Có lẽ bạn có sai lầm.
*
Theo tôi biết, Nấm là loài thực vật không tổng hợp được chất
hữu cơ từ chất vô cơ. Nó chỉ có thể thu lượm chất hữu cơ có
sắn thôi. Vậy các chất đạm vô cơ bạn nói, không phải là chất
đạm trong Nấm mà ta ăn vào lấy chất bổ. Ăn vào chỉ có bổ ngửa
ra mà mua thuốc chữa chạy thôi.
*
Mặt khác, tổng số đạm trong Nấm không thể nhiều hơn số đạm
có sẵn trong nguyên liệu ban đầu, mà phải ít hơn. Trong Nấm
có chừng 3% đạm, 1,5% đường. Trong Rơm có chừng 2% đạm. Vì
vậy số Nấm làm ra không quá 2/3 số rơm nguyên liệu. Nói một
cách khác, một ký Rơm khô có thể làm được nửa ký Nấm tươi.
*
Có thể căn cứ giá Rơm khô và giá Nấm tươi đẻ kế hoạc coi trồng
Nấm lời lãi hơn nuôi Gà nuôi Heo không? Chuyện trồng nấm bằng
bông phế thải, tôi đã nói từ ban đầu, không thể tin được, vì
lý luận về dinh dưỡng tôi đã nói tử lâu. Bông phế thải hầu như
không có chất đạm, nên năng suất Nấm thấp hơn nhiều so với trồng
Nấm từ Rơm và các cây khô khác.
*
 
D
Theo tôi biết, Nấm là loài thực vật không tổng hợp được chất
hữu cơ từ chất vô cơ. Nó chỉ có thể thu lượm chất hữu cơ có
sắn thôi. Vậy các chất đạm vô cơ bạn nói, không phải là chất
đạm trong Nấm mà ta ăn vào lấy chất bổ. Ăn vào chỉ có bổ ngửa
ra mà mua thuốc chữa chạy thôi.
* Anh không am hiểu gì về nấm sao nói vậy? Nấm là nấm không phải thực vật, cũng không phải động vật. Vì sao? Vì nấm không có rễ, không quang hợp, nấm "hút" khí oxy thải khí CO2 => kết luận nấm không phải thực vật. Động vật thì phải có ít nhất là có 1 cái miệng nhưng nấm không có miệng => nấm cũng không phải động vật.
* Tơ nấm phá huỷ xenlulo, tinh bột thành đường để sống và sinh sản. Gỗ, rơm rạ, bông vải . . . có xenlulo là trồng được nấm. Bác chủ thớt bổ sung thêm đạm để cân đối lại tỉ lệ C/N để trồng nấm đạt năng suất cao. Mỗi loại nấm cần tỉ lệ C/N khác nhau. Nấm rơm cần tỉ C/N =50 trong khi rơm rạ tỉ lệ C/N = 51.26/0.61 = 84.03 nên bác chủ thớt bổ sung thêm lân để cân đối lại N.
 
Q
Chủ xới viết dài, và tản mát ra nhiều nơi, không tóm tắt được
nguyên lý trồng nấm ra sao. Có lẽ bạn có sai lầm.
*
Theo tôi biết, Nấm là loài thực vật không tổng hợp được chất
hữu cơ từ chất vô cơ. Nó chỉ có thể thu lượm chất hữu cơ có
sắn thôi. Vậy các chất đạm vô cơ bạn nói, không phải là chất
đạm trong Nấm mà ta ăn vào lấy chất bổ. Ăn vào chỉ có bổ ngửa
ra mà mua thuốc chữa chạy thôi.
*
Mặt khác, tổng số đạm trong Nấm không thể nhiều hơn số đạm
có sẵn trong nguyên liệu ban đầu, mà phải ít hơn. Trong Nấm
có chừng 3% đạm, 1,5% đường. Trong Rơm có chừng 2% đạm. Vì
vậy số Nấm làm ra không quá 2/3 số rơm nguyên liệu. Nói một
cách khác, một ký Rơm khô có thể làm được nửa ký Nấm tươi.
*
Có thể căn cứ giá Rơm khô và giá Nấm tươi đẻ kế hoạc coi trồng
Nấm lời lãi hơn nuôi Gà nuôi Heo không? Chuyện trồng nấm bằng
bông phế thải, tôi đã nói từ ban đầu, không thể tin được, vì
lý luận về dinh dưỡng tôi đã nói tử lâu. Bông phế thải hầu như
không có chất đạm, nên năng suất Nấm thấp hơn nhiều so với trồng
Nấm từ Rơm và các cây khô khác.
*
Cụ này là chiên da ăn nói linh tinh. Hình như chiện gì cũng nói được. Thế giới trồng nấm và người ta đã tổng kết trồng trên bông vải là năng suất nấm rơm cao nhất nhé. Còn bổ sung gì trong quá trình trồng lại là chuyện khác. Đạm hữu cơ hay đạm vô cơ cũng đều là đạm. Không có vô cơ lấy đâu ra hữu cơ. Cám, phân xanh, phân chuồng, lá đậu, thân đậu từ đâu mà ra? Cụ có biết không? Bất kỳ một cơ thể sống nào khi dùng dinh dưỡng bao gồm đạm đường, béo, khoáng, vitamin đều phải có enzim để phân cắt thành những chất đơn giản nhất để cơ thể sinh vật có thể hấp thu như Ni tơ (N), acid béo, các khoáng Na, ca,P..... Cellulose hay tinh bột cũng vậy, phải phân cắt thành đường đơn C6, để như đường mía C12 cũng không hấp thu được. Vì vậy trồng cây hay trồng nấm cũng đều bổ sung Urea, SA... để hệ sợi nấm sử dụng liền, sao đó mới tiết các enzim để phân cắt và sử dụng nguồn đạm khác. Còn dùng đạm vô cơ như thế nào, hàm lượng ra sao? Đạm hữu cơ bao nhiêu để cân đối lại lại vấn đề khác trong công thức của từng nhà nuôi trồng. Quá cực đoan khi cho đạm vô cơ luôn gây hại là không biết về biến dưỡng của sinh vật lại tỏ ra hiểu biết. Ngoài ra bông vải là chất xơ trồng nấm rất tốt. Chê bai bông từ các nhà máy dệt không sử dụng hết là chẳng biết gì về nấm. Nấm rất nhạy với môi trường, nhiều nơi còn dùng làm sinh vật chỉ thị để biết môi trường có bị ô nhiễm hay không. Vì vậy bị hóa chất nhuộm, chất tẩy trắng... thì hệ sợi nấm làm sao mọc được. Nói chi đến ra nấm. Úi dào.
 
Q
Theo tôi biết, Nấm là loài thực vật không tổng hợp được chất
hữu cơ từ chất vô cơ. Nó chỉ có thể thu lượm chất hữu cơ có
sắn thôi. Vậy các chất đạm vô cơ bạn nói, không phải là chất
đạm trong Nấm mà ta ăn vào lấy chất bổ. Ăn vào chỉ có bổ ngửa
ra mà mua thuốc chữa chạy thôi.

He he, định thôi không pót nữa nhưng cũng thêm chút.
Nói như cụ thì ta ăn thịt bò là ta ăn thịt con bò hay ăn cỏ, cám mà nó ăn vào vậy. Ăn thịt heo là ta ăn thịt con heo hay ta ăn cám, rau, củ quả mà nó ăn vậy? Ăn cá tra là ăn con cá tra hay ăn mấy con cá thải và cám vậy?
Nói vậy để biết rằng sinh vật tổng hợp nên protein... của cơ thể mình do thức ăn đưa vào dù thức ăn đó có là gì. Đó là quá trình biến dưỡng, cụ ạ.
Châu Âu trồng nấm mỡ ( Champignon de Paris) hay còn gọi là Button hay nấm trắng. Người ta trồng từ rơm rạ và bổ sung rất nhiều phân bò, gà, heo, và tốt nhất là phân ngựa. Thế, khi ta ăn nấm mỡ là ta ăn nấm mỡ hay ăn..... vậy. Úi dào.
Ngoài ra chất hữu cơ có sẵn cũng phải phân cắt sạch thành đơn chất cơ thể mới hấp thu nhé. Xài chất hữu cơ thịt bò, thịt heo thế sẽ có một khúc nào trên người của ta là thịt bò à? Còn khúc khác là thịt heo à?.....!!!
 
Last edited by a moderator:
A
em xin đóng góp ý kiến là bác Dfruit có thể vừa viết lý thuyết vứ post lên vài tấm hình làm hình ảnh minh hoạ cho bà con mình dễ hiểu hơn,chuẩn bị tới mùa đông mà nấm rơm trồng mùa này thì rất khó các học cao hiểu rộng đọc được những tư liệu nước ngoài các bác có thể giúp bà con mình cách khắc phục nhiệt độ trong nhà nấm rơm vẫn cao ko ạ thank<bày cách đơn giản chi phí tạm được để bà con mình có thể nhanh chóng áp dụng trong sản xuất>cảm ơi các bác trước :9^:
 
D
em xin đóng góp ý kiến là bác Dfruit có thể vừa viết lý thuyết vứ post lên vài tấm hình làm hình ảnh minh hoạ cho bà con mình dễ hiểu hơn,chuẩn bị tới mùa đông mà nấm rơm trồng mùa này thì rất khó các học cao hiểu rộng đọc được những tư liệu nước ngoài các bác có thể giúp bà con mình cách khắc phục nhiệt độ trong nhà nấm rơm vẫn cao ko ạ thank<bày cách đơn giản chi phí tạm được để bà con mình có thể nhanh chóng áp dụng trong sản xuất>cảm ơi các bác trước :9^:

Bác này hỏi cái tôi cũng đang cần hỏi
 
Bà con thông thái quá. Khẳng định là tôi không biết gì.
*
Xin nhắc lại kiến thức vỡ lòng về sinh vật: Nấm là thực
vật, không phải động vật. Nấm là thực vật không có chất
xanh, không thể tổng hợp được đạm hữu cơ từ chất vô cơ.
*
Nếu các bạn không cùng ý kiến trên, thì chúng ta ai đi
đường nấy. Các bạn cứ việc thành công trồng nấm bằng
niềm tin của các bạn, mặc kệ trong nhà trường phổ thông
các thày cô giáo Sinh vật dạy gì.
*
À, mà các bạn có còn nhớ thày cô mình dạy gì nữa đâu mà
bàn?
*
 
D
Bạn anuong689 thân !

Minh còn nợ Bạn tấm ảnh hệ thống sưởi cho nhà trồng Nấm rơm . Xin trả nợ đây

Hệ thống thuy phuy đun nước đưa hơi nóng vào nhà Nấm
Agriviet.Com-IMG0353A.jpg


Nấm rơm trồng trong nhà lầu có dễ nễ không mấy bạn , các lổ tò vò là để lấy sáng có thể đóng mở
Agriviet.Com-IMG0356A.jpg


Ống dẫn hơi nước nóng vào nhà trồng Nấm rơm
Agriviet.Com-IMG0354A.jpg


Kiểm tra nhiệt độ trong nhà nấm ( tay rút nhiệt kế ra kiểm tra )
Agriviet.Com-IMG0355A.jpg


Nấm rơm ở TQ nếu trồng trong nhà với hệ thống kệ nhiều tầng có thể khai thác được 8 vụ trong năm .
- 2 vụ mùa thuận giá thấp 10 - 12 NDT/kg ( 1 NDT = 3200đ VN )
- 1 vụ mùa sơm giá trung bình 12 - 14NDT/kg
- 1 vụ mùa muộn giá trung bình 12 - 14NDT/kg
- 4 vụ mùa nghịch giá cao 14 - 17NDT/kg
Giá trên là giá thu mua của Nông dân trồng Nấm , và là giá hàng thương phẩm (trên 12g/quả nấm ) . cập nhật tháng 4 - 2013 .
 
Last edited by a moderator:
D
Các Bạn bàn cũng rơm rã quá ,mình cũng xin góp thêm một số thông tin
Trong các Vật liệu chất nền phù hợp cho trồng Nấm Rơm thì rất đa dạng bao gồm : thân vỏ hạt bông vải , rơm lúa nước , rơm lúa mì , lúa mạch , thân lõi ngô , thân cây mì , mùn cưa , bã mía đây là những vật liệu có khối lượng lớn phục vụ cho ngành trồng ( trong đó bã mía là nguyên liệu nghèo nhất cần bổ sung rất nhiều phụ gia ) . Ngoài ra lá rừng , cỏ sậy , bã thô của ngành sản xuất giấy , bột tre nứa ... vẫn có thể trồng được nấm rơm nhưng không khả thi vì số lượng ít .
Trong các nguyên liệu kể trên vỏ hạt bông là đứng hàng thứ nhất , kế đến là rơm lúa . sau đó mới đến rơm lúa mì , lúa mạch . Tuy nhiên vì sản lượng rơm hàng năm rất lớn nên ở TQ người ta khuyến khích tận dụng rơm rạ lúa nước , lúa mì , lúa mạch để trồng nấm rơm và các chủng loại Nấm sò , đồng thời qua đó sẽ có nguồn phân Nấm vi sinh số lượng lớn trả lại cho đồng ruộng cải tạo đất . Chính phủ họ kiểm soát rất gắt gao nguyên liệu vỏ hạt bông vải phục vụ cho ngành trồng nấm Rơm ( gần như là cấm ) . Bởi vì có một số chủng loại nấm cao cấp khác như Enoki , Eryngii , Shimeji ...cần nguyên liệu này hơn và chúng không thể trồng bằng rơm nguyên liệu .
Mình vẫn bảo lưu ý kiến là vỏ hạt bông vải chứ không phải bông vải phế liệu . Ngành canh tác Bông vải hiện nay trên thế giới đa số được thu hoạch bằng máy cơ giới , do đó có lẩn lộn vỏ , hạt bông , sau khi đưa về nhà máy , qua khâu sơ chế tách sợi sẽ được sản phẩm phế liệu đầu tiên ( chưa xử lý hóa chất ) đó là vỏ hạt bông vải , và hầu hết sản phẩm này tại TQ là dùng để sản xuất Nấm . Còn sản phẩm bông vải phế liệu là sản phẩm qua quá trình xử lý sợi bông , se chỉ tơ thì mới có ( hóa chất khử trùng , tăng độ dai bền ) , những sản phẩm này trong ngành nấm mà ta cũng thường thấy đó là loại bông thô dùng làm nút cổ bông , còn một số ngành thì dùng dệt chăn len ...
Ở Việt Nam ta các vùng trồng bông trên cao nguyên hầu hết bà con thu hoạch thủ công bằng tay , nên một số lượng lớn thân , vỏ hạt bông chưa được tận dụng cho tiềm năng ngành trồng Nấm .
Tuy nhiên trước mắt Ta hãy tính đường làm giàu bằng hàng chục triệu tấn rơm rạ hàng năm thảy ra trước đã heng .

- Các chủng Nấm ăn nói chung và Nấm Rơm nói riêng là một nguồn thực phẩm giàu đạm ( đạm thực vật ) do vậy chúng phải cần có đạm trong chất nền mới hấp thụ và chuyển hóa vi sinh ra đạm thực phẩm được , và tùy theo vật liệu chất nền giàu hay nghèo đạm mà nhu cầu cần bổ sung thêm nguồn đạm khác ( hữu cơ hoặc vô cơ ) là ít hay nhiệu mà thôi .
Sở dĩ trong các công thức người ta sử dụng ít đạm vô cơ bởi vì chúng rất dễ bay hơi ,và nếu liều lượng nhiều sẽ là môi trường tốt cho các chủng nấm hại như : nấm mốc xanh , nấm mực , ...phát triển mạnh . So với các loài thực vật khác , Nấm là loài tổng hợp mạnh và nhanh nhất các nguyên liệu hữu cơ chuyển hóa thành vô cơ để hấp thụ dinh dưỡng phát triển hệ sợi và quả thể .
 
Last edited by a moderator:
So với các loài thực vật khác , Nấm là loài tổng hợp mạnh và nhanh nhất các nguyên liệu hữu cơ chuyển hóa thành vô cơ để hấp thụ dinh dưỡng phát triển hệ sợi và quả thể .
Tổng hợp nên đạm hữu cơ là làm nên thức ăn.
Phân giải đạm hữu cơ ra đạm vô cơ là tiêu huỷ thức ăn.
Thế mà bạn bảo hấp thụ dinh dưỡng?
*
Nấm không làm được ra dinh dưỡng, mà chỉ hút dinh dưỡng
bên ngoài vào người nó thôi. Sau đó nó mọc ra nấm thò
lên trên, thì ta mới hái về ăn. Bã trồng nấm xong, hầu
như không còn dinh dưỡng nữa, mà có chất vô cơ, có thể
làm phân bón, mặc dàu ít đạm, nhưng cải tạo tính chất vật
lý của đất, làm đất tơi xốp. Làm Nấm chuyên môn, thì số
chất thải rất nhiều, có rất nhiều tiềm năng bán xác bã
làm nấm, nhưng nếu không bán kịp, thì lại là vấn đề cần
giải quyết.
*
 
D
Tiếp theo
Hôm nay chúng ta sẽ bàn luận về nhiệt độ thích hợp trong canh tác Nấm Rơm
B/ Nhiệt độ :
Trong tất cả các tài liệu , giáo trình hướng dẫn kỷ thuật trồng Nấm Rơm đã và đang được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng mà các Bạn chắc cũng đã tham khảo nhiều rồi , tuy nhiên theo ý kiến cá nhân mình thì chúng quá ngắn gọn , chung chung khiến những bà con nông dân có trình độ kiến thức thấp khó mà lĩnh hội được . mà một khi đã không thông suốt hết thì rủi ro thất bát trong thu hoạch sẽ rất cao mà không tìm ra được nguyên nhân nào là do khách quan , nguyên nhân nào là do chủ quan .
Nấm Rơm thích nghi trong môi trường nhiệt độ khá rộng từ 22 - 40 độ C . Tuy nhiên những khu vực có nền nhiệt độ dao động ngày đêm từ 28 - 35 độ là phù hợp hơn cả . Và với các giải pháp công nghệ mới có thể giúp khống chế biên độ dao động nhiệt độ trong ngày từ 30 -32 độ C là tối ưu nhất , năng xuất đạt cao nhất ( trồng trong nhà ) .
- Thời gian từ khi cấy meo đến lúc phát triển Primordia ( nụ đinh ghim ) , nhiệt độ không khí tối ưu từ 28 - 32 độ , khi đó nhiệt độ trong thảm giá thể từ 35 - 40 độ C ( giai đoạn này hiện tượng trao đổi chất xảy ra mạnh nên không có gì là lạ ) .
* Nếu nhiệt độ thảm GT < 35 độ C cần phủ tấm nilon mỏng che kín để giử nhiệt và 1 ngày cần giở ra ít nhất là 3 lần để tạo thông thoáng ( trồng trong nhà ) , hoặc phủ dày lớp rơm mặt trên ụ chất Nấm( trồng ngoài trời ) .
Nước tưới phun sương trên thảm giá thể cần xử lý ở 30 độ là thích hợp . Nước quá lạnh sẽ làm ức chế đột ngột quá trình tăng trưởng của sợi và hình thành Primordia .
* Nếu nhiệt độ thảm giá thể > 40 độ C cần thông gió ( mở cửa , vén bạt lưu thông không khí ) và đương nhiên những lúc này độ ẩm trong nhà Nấm sẽ giảm ,vì vậy cần tưới đẩm nền nhà trong quá trình thông gió . Trồng ngoài trời cần giở lớp rơm phủ mặt kết hợp với tưới phun mưa tia nhỏ nếu tình huống này xảy ra ( cần lắp đặt hệ thống tưới bán tự động phun mưa ) .
- Thời gian tăng trưởng quả thể nhiệt độ không khí tối ưu từ 30 - 35 độ , khi đó nhiệt độ trong thảm giá thể từ 32 - 35 độ C . Cách xử lý khi nhiệt độ thảm giá thể tăng hoặc giảm cũng sử dụng giải pháp trên .
Các giải pháp xử lý ổn định nhiệt độ không khí :
- Ban trưa nhiệt độ thường tăng cao vượt ngưỡng
* Trồng trong nhà : cần thông khí , mở cửa , vén bạt và tưới đẩm nền nhà , nếu có hệ thống phun sương bán tự động thì tốt hơn . thời gian thông khí 2 - 3 lần trong buổi trưa ( 10 - 15 phút lần )
* Trồng ngoài trời : cần lắp đặt hệ thống tưới phun mưa tia nhỏ , mổi giờ mở phun 1 lần ( 5 - 10 phút )
- Ban đêm nhiệt độ thường giảm dưới ngưỡng
* Trồng trong nhà : Hệ thống sưởi xông hơi nước như hình trang trên trên , thường được ứng dụng gia nhiệt và độ ẩm cho nhà nấm ( chú ý cầm theo dõi , kiểm tra không để nhiệt độ tăng quá cao hơn mức cho phép ) .
* Trồng ngoài trời : bất lợi hơn , nhất là vào mùa mưa hoặc những nơi có sương nhiều vào ban đêm . Cần chuẩn bị bạt , nilon phủ kín kết hợp với lớp rơm mặt lót phủ dày giử nhiệt ấm .
Với nhiệt độ từ 30 - 35 độ ngoài điều kiện tăng trưởng tốt cho Nấm Rơm nó còn loại trừ được 2 loài nấm hại quan trọng là nấm mực và nấm Coprinus ( tăng trưởng mạnh trong nhiệt độ < 25 độ C )

Đây cũng là một giải pháp cho những khu vực có lưới điện ( bếp điện đun nước trong nhà )
Agriviet.Com-787a959b-dcdd-421d-900d-d1bb2d416ed5.jpg


Chú ý :
- Những ngày mưa bão , giông gió nhiều cần che đậy kín luống trồng cũng như đóng kín chặc nhà trồng sẽ hạn chế nhiều tổn thất , vì hơi ẩm trong thảm giá thể sẽ bốc hơi rất nhanh gây chết nụ , teo quả thể .
- Những ngày nóng hạn quá mức nếu không khống chế kịp thời sẽ gây hiện tượng trưởng thành sớm , quả nhỏ và nếu không thu hoạch Nấm sẽ bung dù mất giá .
Vì vậy việc theo dõi diễn biến thời tiết từ chương trình dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng rất cần thiết đễ có thể chuẩn bị những phương án đối phó hữu hiệu nhất . Và một điều quan trọng không kém là Bà con và Các Bạn cần trang bị cho mình các loại nhiệt kế để tiện việc kiểm tra , kiểm soát ( loại que cắm trong thảm giá thể , loại bảng treo trong nhà Nấm ... ) .

Các Bạn thân mến , mình xin cung cấp 1 thông tin khá thú vị là : Kể từ năm 1976 Bộ Nông Nghiệp TQ đã chỉ đạo và khuyến khích ngành canh tác Nấm Rơm chuyển hướng sản xuất từ phương thức trồng mở ngoài đồng ruộng , sang canh tác trong nhà kín trên hệ thống kệ nhiều tầng ( vừa tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp ,vừa có thể ứng dụng nhiều công nghệ , kỷ thuật mới trong lĩnh vực nuôi trồng ) . Và sau 5 năm , hơn 90% diện tích canh tác Nấm Rơm toàn TQ đã chuyển dịch phương thức sản xuất theo hướng này . Cải thiện năng xuất và gia tăng sản lượng hơn 400% sau 10 năm ( trồng được nhiều vụ hơn ) 1986 .
Vì vậy việc định hướng phát triển ngành nghề sản xuất Nấm Rơm trên quy mô rộng lớn của Việt Nam trong tương lai gần nên theo xu hướng chung là thay đổi phương thức sản xuất truyền thống ngoài đồng ruộng , tự sản tự tiêu bằng phương thức sản xuất trong nhà kín với hệ thống kệ nhiều tầng ( canh tác thương mại hóa ) . Tất nhiên chi phí đầu tư ban đầu hơi lớn ( quá tầm tay của phần đông bà con nông dân nghèo : 50 - 70 triệu/căn = 130 m2 = 500 m2 diện tích canh tác = 10 tấn nguyên liệu canh tác ) , và công nghệ cũng còn khá mới mẻ và đòi hỏi người canh tác phải có trình độ nhận thức tương đối nên chăng cũng cần phải thay đổi Mô hình Kinh tế cho Ngành Nghề này từ sản xuất cá thể , tự phát sang sản xuất tập trung nhiều nguồn lực dạng Hợp tác xã , làng nghề , góp vốn cổ đông , cổ phần ... dựa trên nền tảng pháp lý vững chắc và đặc biệt ngành canh tác Nấm buộc phải có quy hoạch cho từng khu vực ( cách xa cự ly nhất định với đất ruộng , vườn đang canh tác cây trồng ) . Lĩnh vực này tại sao lại buộc phải như thế mình sẽ giải trình chi tiết cụ thể ở các phần sau .
 
Last edited by a moderator:
D
Lúc đầu tôi cũng nghĩ đun hơi nước nóng. Làm như vậy dẫn độ ẩm trong nhà lên tới 99%. Trong vài tài liệu có nói độ ấm không khí >95% cũng làm chết đinh ghim. Không biết có đúng không, nhưng mà đợt vừa rồi tôi có thổi hơi nước nóng vào => đinh ghim lên nhiều nhưng chết cũng không ít.
Đốt lửa trong nhà không biết có làm thiếu khí oxy? Bác chủ thớt có kinh nghiệm cái vụ ổn định nhiệt này không? Ban đêm mà phải thức để canh nhiệt độ nhà nấm thì khổ quá. Hic
 
Q
Lúc đầu tôi cũng nghĩ đun hơi nước nóng. Làm như vậy dẫn độ ẩm trong nhà lên tới 99%. Trong vài tài liệu có nói độ ấm không khí >95% cũng làm chết đinh ghim. Không biết có đúng không, nhưng mà đợt vừa rồi tôi có thổi hơi nước nóng vào => đinh ghim lên nhiều nhưn
Đốt lửa trong nhà không biết có làm thiếu khí oxy? Bác chủ thớt có kinh nghiệm cái vụ ổn định nhiệt này không? Ban đêm mà phải thức để canh nhiệt độ nhà nấm thì khổ quá. Hic

Chào cả nhà.

Đọc đề tài này quá hay. E rất tâm đắc với chủ thớt Dfruit và những bình luận của bác anhmytran . Mong bác chủ thớt cứ từ từ viết theo ý mình. Bác ấy chưa chốt ý cuối cùng của đề tài.. hy vọng qua đề tài này e có một hướng nào đó với mảnh dat của em.

Cái chuyện ổn định nhiệt độ nên dùng một cái máy sấy. Ác bác cứ tưởng tượng như ái máy xấy tóc. Được kết nối vào cái nhiệt độ kế. Đến một nhiệt độ nào đó theo quy định. Nó sẽ kích hoạt chạy. Còn dưới nền đất. Sẽ để những máng nước giữ ẩm hoặc tưới nước trục tiếp lên sàn.

Ở hàn quốc. Giữa mùa đông lạnh. Vào nhà bạt nilon giống ở đà lạt. Họ làm 2 lớp, rất kín đáo. Nhiệu độ tăng giảm đã có cái máy sấy đó. Và không cần phải thức canh. Máy đó có thể chạy bằng điện, xăng ,dầu. Riêng cái nhà bạt kín đáo như thế. Họ đã không tốn nhiều công sưởi rồi. Mùa hè họ vẫn để đúng như thế. Bên trên gia cố bằng một lớp màng cách nhiêt cho cả nhà kèm máy điều hòa. Họ lmf rất quy củ. Tất cả nguyên liệu làm hầu hết các loại nấm ở hàn quốc đa phần có các công ty họ đã xay ra thành cám rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Sau đó bán cho các nông trại trồng nấm. Tùy từng loại nấm mà họ gia giảm nguyên liệu khác nhau. Sau khi thu hoạch hết nấm. Các túi nguyên liệu đó được xay lại rồi bán cho các công ty phân bón.

Họ làm rất quy củ. Nhưng theo em. Khoản nhiệt độ nóng lạnh. Vn mình tự chế cũng ngon rồi.

E lần thứ 2 tham gia viết bài, chỉ đọc là chính. Mong các bác, các anh bỏ qua cho lỗi thiển cận.

Hy vọng đựơc đọc và đóng góp thêm cho đề tài
 
D
Bạn doanhuynhky thân !
Trồng Nấm nói chung và Nấm rơm nói riêng độ ẩm mà vượt ngưỡng 95% là nhiều yếu tố bất lợi sẽ xảy ra như thối quả thể , úng chất nền làm chết sợi và primordia , chưa kể những vi sinh vật có hại sẽ điều kiện phát triển trong môi trường này . Vì chưa đến phần kiểm soát độ ẩm nên mình chỉ nói sơ bộ đôi chút .
- Đốt , đun nước trực tiếp trong nhà nấm với nhiên liệu giàu cacbon là điều không nên , vì bản thân Nấm đã sản sinh ra diocid cacbon như vậy môi trường sẽ ngột ngạt thiếu O2 , hàm lượng CO2 gia tăng sẽ ức chế sinh trưởng của Nấm . chỉ có thể dùng bếp điện , bếp từ để đun . Có một giải pháp cũng khá hay là thiết kế đường ống khói của lò sưởi đi dọc dưới bên hông trong nhà nấm ( có thể bằng kim loại hoặc gạch chịu nhiệt ) , thân ống khói nằm ở giữa đường ống đi cao lên qua khỏi mái nhà , miệng lò nằm ngoài nhà nấm , cách này gọi là sưởi khô . Tuy nhiên với đa số vùng đồng bằng nước ta nếu canh tác trong nhà kín thì không cần thiết phải lắp đặt thiết bị này ( ở phía Bắc TQ người ta thường thiết kế hệ thống này cho nhà trồng , còn phía nam thì không ) .
Mình nhấn mạnh là nhà kín có nghĩa là phải che phủ kín , càng kín càng có nhiều cái lợi : hạn chế và ngăn ngừa côn trùng phá hoại xâm nhập , giử nhiệt và độ ẩm ổn định , và nhất là với mật độ trồng thích hợp thì bản thân chúng sẽ giử ấm cho nhau . Vì vậy khi gia nhiệt bằng hệ thống sưởi xông hơi không có nghĩa là phải đốt suốt đêm , chỉ khi nhiệt độ nhà nấm đạt đến 35 độ C là bạn có thể ngưng đốt . Bởi vì nhiệt độ không khí đạt đến mức đó thì tổng khổi lượng giá thể cũng hấp thụ đủ nhiệt như vậy bạn yên tâm ngủ ngon mà không cần phải lo tốn hao nhiên liệu và công lao động trong đêm . Đấy là mình nói khi đã sản xuất thương mại có quy mô , chứ trồng thử nghiệm một vài trăm ký rơm thì có lẽ không ăn thua . Vì vậy khi bắt đầu triển khai mô hình nên chọn mùa thuận để tích lũy lợi nhuận đầu tư thêm cho bài bản hơn .
 
Last edited by a moderator:
C
Bác Dfruit nên làm một thớt tư vấn kỷ thuật nữa chứ nhị? Đôi khi muốn hỏi những cái nho nhỏ mà lại sợ cắt ngang dòng chảy thì kì quá!
Chúc bác nhiều sức khỏe để có nhiều bài vở đóng góp cho diễn đàn mình nhé!
 
D
Bạn Dfuit
Nhà nấm mình xây gạch, mái lợp tôn, để vài lổ thông khí, đóng lưới chống côn trùng.
Bạn cho mình hỏi thêm 1 chút
- Mình nhớ là Vôi + Lân, Ure, DAP + nước sẽ xảy ra phản ứng (nhưng mình quên phương trình phản ứng) tạo ra khí NH3 khai như nước đái Bò. Vậy khi trộn phối liệu theo công thức của bạn Super lân không còn tác dụng nữa.
- Bột bắp, cám gạo dễ bị chua trông điều kiện bình thường. Khi phối trộn thêm bột bắp, cám gạo có ảnh hưởng gì không?

Bạn Dfruit có bán meo nấm Rơm không? Meo mình mua chổ củ chất lượng không tốt lắm nhưng không biết chổ nào có meo tốt hơn
 
Last edited by a moderator:
Back
Top