Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
D
Bạn QuangHanh83 thân !

Đối với canh tác cây trồng trong nhà kính như : Dâu tây , cà chua , Dưa lưới ... ở một số quốc gia có mùa đông lạnh giá , họ trồng trong nhà kính , giải pháp xông hơi như Bạn nói rất phù hợp bởi các chủng loại thực vật này chúng cần khí CO2 để trao đổi chất , nhất là trong giai đoạn phát triển trái ( hấp thụ CO2 và nhả O2 ) . Nhưng với Nấm thì ngược lại , do vậy không thể đưa khí nóng từ việc đốt cháy các nhiên liệu giàu cacbon vào nhà trồng mà chỉ có thể xông hơi nước nóng hoặc sưởi khô như mình mô tả ở trên .

Đây là mô hình cấu trúc hệ thống sưởi khô nhà trồng Nấm Rơm

w6z6.jpg



owdi.jpg



Còn đây là hiện trạng thực tế ( 4 ống khói nhô lên )
sjjv.jpg
 
Last edited by a moderator:
A
công phu quá bác ơi, bác có thể giới thệu kiể khác ít tốn kiếm tí đơn giản để bà con mình có thể áp dụng liền trong vụ nấm đông gần tới rồi mong các bác trong nghành nhà nấm giúp đỡ thank
 
D
Bạn doanhuynhky thân !

Tất cả các chủng loại phân bón vô cơ là sự tổng hợp tạo thành dạng muối dinh dưỡng ( dạng rắn ) , khi bón cho cây trồng hoặc Nấm do phản ứng với chất nền ( giá thể hoặc đất trồng ) + nước + độ ẩm + nhiệt độ ... chúng tách thành đơn chất cho thực vật dễ dàng hấp thụ . thực vật thì cần N , P , K , Mg , Ca , Bo , ...
Trong canh tác Nấm có một số chất nền giàu K hoặc P thì không cần phối trộn thêm KO2 hoặc P2O5 như : thân lõi ngô , vỏ rơm các loại đậu , vỏ hạt bông vải , mùn cưa ... nhưng với rơm rạ lúa nước , lúa mì , lúa mạch , cỏ sậy thì trong công thức lại cần super lân ( có lẽ hàm lượng P trong những loài thân thảo này không cao ) . các chủng nấm có cùng dạng canh tác giống nấm rơm như : Nấm Mỡ ( Bisporus ) , Nấm Ý ( Portobello , Crimini ) , Nấm Brasil ( Agaricus ) cũng buộc phải thêm lân trong công thức phối trộn vì nguyên liệu chính của chúng cũng là rơm rạ .
Khi bạn hòa tan Ure tưới vào đống rơm ủ , 1 - 2 ngày sau nó sẽ sản sinh ra khí Amoniac có mùi khai khai , nếu bạn có chăn nuôi heo , bò thì dùng chất thải nước của chúng tưới cho đống ủ cũng rất tốt mà không cần thêm Ure .

Bạn có hỏi về giống Meo nấm , Qua khảo sát nhiều năm trên thị trường meo giống mình có những kết luận sơ bộ như thế này :
- Thị trường meo nấm rơm hiện tại của VN không có giống chuẩn , mổi nơi tự phân lập riêng cho mình , và sự phân lập này ở các nơi cung cấp giống họ cứ phải thực hiện thường xuyên , họ không có những trang thiết bị lưu trữ vô hạn nguồn giống gốc . Vì vậy độ an toàn và ổn định cho người canh tác có thể nói là hên sui , may rủi . Nếu chính họ có trồng thì cũng vẫn thế mà thôi . Tốt nhất là nếu có điều kiện thì ta nên lắp đặt phòng lap tự phân lập giống cho riêng mình chắc ăn hơn , cũng dễ dàng mà ( vừa tự cung cho sản xuất của riêng mình , vừa có thể cung ứng cho khu vực xung quanh nếu chất lượng tốt ) .
Mình thì hiện chưa triển khai mô hình sản xuất vì còn thiếu một số điều kiện , chắc cũng sớm thôi . Nhưng chắc chắn khi bắt tay vào thực hiện mình sẽ phải lấy nguồn bào tử gốc ( gien mẹ ) từ Viện Nấm TQ về nhân giống meo và lưu trữ phục vụ cho sản xuất dài hạn , vậy cho chắc ăn . Hiện tại TQ họ đã có khoảng 10 chủng giống Nấm Rơm được công nhận cấp Quốc gia , và những nguồn gien gốc này đã và đang được bảo quản lưu trữ vô hạn .
trong phần cuối nói về giống mình sẽ phân tích chi tiết cụ thể hơn .

- Về các phụ gia như bột ngô , cám gạo chúng rất nhạy cảm với môi trường , rất dễ bị nấm mốc xanh , mốc vàng tấn công , vì vậy khi phối trộn phụ gia phải đưa vôi bột hoặc thạch cao vào để tăng độ PH , và khi đưa vào đống ủ với môi trường nhiệt ủ cao , chúng sẽ phân hủy mà ít bị tấn công bởi các chủng nấm hại .
 
Last edited by a moderator:
D
tiếp theo
C/ Độ ẩm trong canh tác Nấm Rơm ;
Trong canh tác Nấm Rơm ( trồng thu hoạch quả thể ) được chia làm 2 giai đoạn chính
1) Giai đoạn ủ tơ ( sợi ) : giai đoạn này là sau khi cấy meo vào chất nền vật liệu , độ ẩm không khí yêu cầu từ 75 - 85% , độ ẩm chất nền vật liệu từ 65 - 75% ( là độ ẩm đã được chuẩn bị trước khi cấy meo ) . Chú ý với chất nền vật liệu trong giai đoạn này hầu như không được tưới nặng , chỉ có thể phun sương thật nhẹ khi độ ẩm trong vật liệu bị giảm (do thời tiết nóng hoặc do thông gió nhiều ) .
Với giải pháp canh tác trong nhà kín với hệ thống kệ nhiều tầng , việc kiểm soát độ ẩm không khí sẽ dễ dàng hơn , nếu độ ẩm giảm chỉ cần tưới phun nước trên nền nhà là đảm bảo yêu cầu ( không cần phun sương toàn bộ nhà trồng ) , nếu lỡ tay phun quá nhiều nước làm độ ẩm tăng thì vén bạt , mở cửa thông gió .
Đối với phương thức canh tác trên đồng ruộng việc khống chế độ ẩm sẽ vô cùng khó khăn , nhất là vào mùa mưa . Trong giai đoạn vừa cấy meo 1 - 2 ngày mà gặp phải những cơn mưa lớn hoặc mưa nhỏ nhưng kéo dài thì rất dễ gây úng thối chất nền và quá trình lây lan sợi Nấm sẽ bị gián đoạn hoặc chết hẳn vô phương cứu chữa .
2/ Giai đoạn phát triển quả thể : khi sợi lây lan kín và bắt đầu hình thành Primordia ( nụ đinh ghim ) , cần kiểm soát độ ẩm không khí từ 85 - 95% , độ ẩm trong giá thể từ 70 - 75% . Chú ý nước tưới phun tia nhỏ cho giá thể cần phải được xử lý với PH 7,5 - 8,5 và nhiệt độ nước tưới là 30 độ C .
Trước đây nghề trồng Nấm rơm truyền thống được triển khai theo mùa thuận và không cần phải đầu tư nhiều vào các trang thiết bị chuyên dùng , chi phí đầu tư chủ yếu là nguồn rơm rạ và meo giống ( lấy công làm lời ) . Tuy nhiên ngày nay do canh tác thương mại , cạnh tranh , nhất là vào mùa nghịch thì giá sẽ cao hơn , nên đại đa số người trong nghề này thường trồng quanh năm dựa vào nguồn nguyên liệu rơm rạ có sẳn thường xuyên , bất chấp những rủi ro lớn có thể xảy ra , thậm chí là mất trắng . Để duy trì sản xuất cung cấp nhiều hàng hóa thực phẩm cho xã hội , mà người nông dân cực khổ làm ra là điều rất đáng được trân trọng , nhưng cần phải có những giải pháp hợp lý , kết hợp với phương thức canh tác mới ( trồng trong nhà kín ) mới có thể hạn chế được nhiều rủi ro do những diễn biến bất lợi từ thời tiết thiên nhiên , Bà con không nên đánh cược với nghề nghiệp .
Thiết bị đo ẩm độ gồm 2 loại : loại đồng hồ hay loại bảng có gắng chung với nhiệt kế dùng để đo độ ẩm không khí và loại cắm trực tiếp đo độ ẩm giá thể . sản xuất thương mại cần nên mua sắm các thiết bị này sẽ dễ dàng kiểm soát hơn và chúng cũng không quá đắc tiền .
Xin gợi ý 1 kiểu nhà trồng chi phí thấp ( ngang 6,5m x dài 20m )
- Kệ tre nứa : 2 dãy kệ bên 1 mét ngang x dài 20m x 4 tầng . 2 dãy kệ giữa 1,2 mét ngang x dài 20m x 5 tầng , 3 lối đi ngang 0,7m dài 20m . Khoảng cách chiều dài cứ 1m là 1 hàng cây đứng chống , mặt kệ gài nẹp tre lót nilon phủ đáy .
- Nhà phủ bạt tối che kín có thể vén ở 2 đầu , khung nhà : tận dụng hàng kệ làm khung kết nối
Tổng chi phí dao động từ 55 - 70 triệu/căn , có thể trồng 440 m2 = 8,800kg chất nền ( rơm rạ + phụ gia )
Với nhà che bạt kín ta có thể dễ dàng ứng dụng giải pháp lên men thứ cấp vào mùa mưa mà không cần phải chất đống ủ nhiệt ngoài trời ,thời gian xử lý cũng nhanh hơn , 48 giờ là có thể cấy meo trồng . Đảm bảo với năng xuất được cải thiện nâng cao , tiết kiệm nguyên vật liệu và trồng được 6 - 8 vụ trong năm thì chi phí đầu tư nhà kín sẽ được thu hồi qua 3 - 4 vụ trồng .

Các cấu trúc nhà trồng bằng vật liệu tre nứa phủ bạt tối

Agriviet.Com-ket_cau_nha_nam_1.jpg


Agriviet.Com-ket_cau_nha_nam_2.jpg


Agriviet.Com-ket_cau_nha_nam_3.jpg


Agriviet.Com-ket_cau_nha_nam_4.jpg




* Giải pháp lên men thứ cấp :
Rơm rạ được tập trung và nhúng vào hồ chứa nước đã xử lý vôi như cách hướng dẫn trước , sau đó chuyển vào sắp lớp trên kệ trồng dày 20 - 25cm . Phụ gia phối trộn như cách hướng dẫn trước , rải đều lên bề mặt của giá thể ém chặc , tưới nhẹ nước đã xử lý PH 7,5 - 8,5 . sau đó đóng kín nhà Nấm , đun nóng nước từ hệ thống sưởi xông hơi ( phần trước ) , dẫn hơi vào nhà Nấm ( nhớ đun thật mạnh ) . khi nhiệt độ trong nhà nấm đạt tới 70 - 80 độ C duy trì trong 4 - 5 giờ rồi tắt lửa . thời gian lên men thứ cấp trong khoảng thời gian 48 giờ ( trong khoảng thời gian này khi nhiệt độ giảm xuống , ta sẽ tiến hành xông hơi khử trùng nhà nấm và giá thể bằng hổn hợp formandehide + thuốc tím trong 12 giờ , sau đó mở bạt cho thoát hơi hết ra ngoài ) . Sau thời gian lên men thứ cấp , khi nhiệt độ nhà nấm giảm xuống từ 30 - 35 độ C và nhiệt độ trong giá thể < 32 độ và > 40 độ C là có thể cấy meo . Cách quản lý và chăm sóc tương tự như phương thức canh tác đã nêu .
9r28.jpg


Giải pháp xông hơi khử trùng và phòng ngừa dịch hại mình sẽ giải trình chi tiết cụ thể ở những phần sau .
 
Last edited by a moderator:
A
ko biết bên trung quốc họ phun thuốc kích thích...... cho nấm ra nhiều hay ko nhỉ theo em nghĩ ko biết ở việt nam mình có hay ko nhỉ?
 
D
Lúc trước tôi thử phân lập giống và làm meo, có lẽ do khâu khử trùng không tốt nên làm không đạt. Đành phải mua meo.
Bạn Dfruit có điều kiện để đầu tư thiết bị bảo quản giống nấm Rơm thì quá tốt rồi. Chưa có ai nghiên cứu trồng nấm Rơm bằng bào tử giống như Trichodecma vậy thì lúc đó việc mua meo quá dể dàng
 
D
Bạn doanhuynhky thân !
Theo mình nghiên cứu trong nhiều năm về ngành sản xuất và canh tác Nấm ăn và nấm dược liệu , thì trên thế giới hiện nay họ cũng chưa thành công trong thực hiện việc trồng nấm bằng bào tử .
- Trichodecma và một số chủng nấm đối kháng khác sở dĩ được thực hiện thành công vì gần như là chúng không sinh quả thể ( quá nhỏ ) vì thế khảng năng tiêu thụ dinh dưỡng là không đáng kể .
- Các chủng Nấm ăn và Nấm Dược liệu thì trong sản xuất đòi hỏi cần phải sinh quả thể và tỷ lệ chuyển hóa vi sinh càng lớn càng tốt ( năng xuất cao ) , do vậy nguyên vật liệu sản xuất nguồn meo phải là những thành phần dinh dưỡng đầy đủ nhất trong giai đoạn đầu đời sống thực vật của Nấm .
Ngày nay một số chủng Nấm được sản xuất theo hướng công nghệ cao như ; nấm Enoki (kim châm ) , nấm Eryngii ( nấm hào ) , Nấm Shimeji ( nấm cua ) , nấm Đông trùng thảo ... người ta cải tiến bằng giải pháp ứng dụng meo lỏng trong sản xuất . Trong khoảng 2 năm trở lại đây ngành sản xuất Nấm mèo
một số khu vực ở TQ cũng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ này trong các mô hình sản xuất tập trung ( Hợp tác xã , tổ sản xuất .. ) .
Mình xin nhấn mạnh : ngành sản xuất và canh tác nấm ăn và nấm dược liệu của VN nếu muốn phát triển mạnh và bền vững , bắt buộc phải thiết lập hệ thống bảo quản , lưu trữ vô hạn cho nguồn gien mẹ ( bào tử gốc ) của các chủng loại Nấm này . có thể là từ Doanh nghiệp tư nhân hoặc các Trung tâm , Viện Nông Nghiệp do nhà nước quản lý . Ví dụ giống V23 là 1 trong 10 chủng
Nấm rơm hiện nay của TQ , họ đã sử dụng nó hơn 20 năm nay mà không hề phân lập thêm các giống mới từ nguồn gien này .

 
Last edited by a moderator:
Q
Vote cho cụ Dfruit. Cụ chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm của TQ là quá tốt rồi. Còn sau này cụ có trồng thành công không, lại là việc khác nhỉ.
Hôm nay em có ngồi nghe và hóng hớt một chút về buổi nghiệm thu của cụ PGS Lê Xuân Thám, không biết cụ có đi không? Dự án này làm rất công phu, trong 10 năm, từ 2003 đến nay. Tên thì là " Phát triển trồng nấm trên cơ sở điều tra nguồn tài nguyên nấm của vườn Quốc Gia Cát Tiên", em nhớ không rõ lắm.
Dự án có kết quả là: Phát hiện nhiều loài nấm mới của Việt Nam, cũng như sưu tầm, thống kê được tài nguyên nấm của vườn quốc gia Cát Tiên.
Tuy nhiên, điều chưa được là phát triển trồng nấm từ kết quả sưu tầm gần như không được, mặc dù có nghiên cứu trồng thử nghiệm, làm thêm đề tài mới.
Vì vậy, suy cho cùng điều khó nhất là đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
và trở thành hàng hóa. Và cũng vì vậy phong trào trồng nấm lúc trồi lúc sụp. Kiến thức và tiền bạc không, chưa đủ. Cần gì nữa cà để đẩy mạnh trồng nấm có hiệu quả? Có ai giải đáp được không?
 
D
Bạn Quân Tử Thân !

Trong lĩnh vực Nông Nghiệp nói chung và ngành sản xuất và canh tác Nấm nói riêng , các Nhà Khoa Học , họ có nhiều mảng để nghiên cứu những chủng loài mới : người thì tìm kiếm , sưu tầm những chủng loài chưa được biết đến trong tự nhiên , người thì lai tạo giống , người thì ứng dụng bức xạ hạt nhân gây đột biến gien ... Chung quy cũng muốn phát triển thêm những chủng loài mới có nhiều tính năng vượt trội hơn , và tất nhiên số người thật sự thành công với công trình nghiên cứu khoa học có thể hữu dụng cũng không phải là nhiều lắm . Song vì sứ mạng và sự nghiệp khoa học mà họ đã đeo đuổi thì họ cứ phải làm thôi .
Riêng mình không phải là nhà Khoa Học , nên lĩnh vực nghiên cứu của mình không mang tính Học thuật Hàm Lâm dùng để báo cáo chuyên đề , hội thảo xong rồi cất tủ , mà là những ứng dụng mang tính khả thi ( nói theo nghĩa Việt Nam là copy , nháy theo ) có chọn lọc , phù hợp với thực trạng Nông Nghiệp VN hiện nay , dựa vào những thành tựu đã có sẳn , đang được triển khai rộng khắp từ những nền văn minh quanh ta .
Mình bước vào ngành Nông Nghiệp cũng là cơ duyên đưa đẩy , cộng thêm chút may mắn ( vì trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu về chúng , mình đã sưu tập và sở hữu rất nhiều nguồn tài liệu quý mà chắc chắn rằng ở VN hiện nay rất ít ai có được , bao gồm cả các Trung Tâm và Viện Nông Nghiệp nước ta ) .
Chắc có không ít Bạn thắc mắc là tại sao nghiên cứu chuyên sâu đến như vậy mà đến giờ này Mình vẫn chưa triển khai ???
Xin chia sẽ cùng các Bạn : phải chi mình chỉ biết một phần nhỏ trong lĩnh vực này thì mình đã có thể triển khai rồi , 2 năm trước mình đã chuẩn bị kế hoạch bắt tay vào rồi đó chứ . Mình đã xuôi ngược Lâm Đồng Đà Lạt liên tục để tìm khu vực thích hợp triển khai mô hình . Thế rồi trong một dịp tình cờ , khi truy tìm thêm tư liệu mình đã may mắn thu thập thêm được nhiều nguồn tư liệu quý hiếm của Ngành Nấm ( không phải nghề trồng Nấm đâu nghen ) . Thế là mình tạm ngưng lại kế hoạch tự phát của cá nhân và nghiên cứu chuyên sâu hơn về ngành này .
Ngành sản xuất và cánh tác Nấm , khi đi sâu vào lĩnh vực sản xuất mang tính thương mại hóa , để có thể khống chế được tất cả mọi rủi ro , thì nó đòi hỏi cần phải phát triển đồng bộ từ khâu giống - quy trình kỷ thuật - tiêu thụ . Do vậy không thể manh mún tự phát , và chỉ những Doanh nghiệp đủ lớn , các Ban Ngành Nông Nghiệp Nhà nước mới có những điều kiện về tài lực thực hiện mô hình này và nó sẽ làm mô hình điểm để khôi phục và phát triển Ngành sản xuất Nấm của Việt Nam theo hướng thương mại hóa trong tương lai .
Ví dụ : hiện nay việc sử dụng các loại phân bón , chế phẩm vi sinh trong trồng trọt thì rất phổ biến , nhất là các giống nấm đối kháng ( đây là những chủng loại Nấm hại đối với Nấm trồng ) , vì vậy để hạn chế rủi ro , các khu vực trồng nấm chuyên canh trong tương lai phải được quy hoạch cách ly với khu vực canh tác cây trồng trong một cự ly nhất định ( có tính toán khoa học ) , hoặc chí ít cũng phải có quy định ràng buộc đối với những khu vực canh tác cây trồng này không được sử dụng phân bón hoặc chế phẩm từ vi sinh , và những quy định ràng buộc này sẽ dễ thực hiện hơn khi các hộ canh tác này cũng là thành viên của Ngành sản xuất Nấm khu vực . Đấy , chỉ một mảng nhỏ này thôi cũng có thể làm thiệt hại rất nhiều cho người trồng nấm mà hiện nay ít ai quan tâm hoặc chú ý đến . Đấy nếu tự phát mà thiếu kiến thức hiểu biết về Khoa học sẽ không thể bền vững và rất có thể sẽ hại người , hại mình giống như Dona vậy .
Hiện tại Mình đang liên hệ với các Sở Nông Nghiệp , Sở Khoa Học Công Nghệ của các Tỉnh , và cả Bộ Nông Nghiệp nữa để trình bày Đề Án " Chiến Lược Phát Triển Ngành Sản Xuất & Canh Tác Nấm Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long " . Chắc nay mai sẽ có tin vui .

- Nói về phong trào trong lĩnh vực Nông Nghiệp nói chung và Ngành nghề trồng Nấm nói riêng thì hiện nay ta có quá ít sự lựa chọn , do vậy khi có một mô hình nào mới và có thể mang lại hiệu quả KT , được loan truyền từ các nguồn thông tin đại chúng là mọi người cùng chạy theo là lẽ đương nhiên .
Nấm sò trắng , nấm Bào ngư ở nước ta là một ví dụ , có quá ít sự lựa chọn nên phát triển rộng khắp dẫn đến dư thừa , giá cả bấp bênh , thậm chí có Bạn trên diễn đàn đã từng kể , nhiều quá phải hái biếu bà con xung quanh và cho cả heo ăn nấm , vậy có đáng buồn không ? Ở TQ hiện có hơn 10 giống Nấm sò chất lượng cao ( Oyster mushroom ) cùng phát triển sản xuất thương mại . Loại thì thích nghi vùng nóng ẩm ( Nhiệt đới ) , loại thì phù hợp với khí hậu mát lạnh ( Cận nhiệt đới ) , do vậy mổi khu vực đều có thể khai thác tối đa ưu điểm tự nhiên của mình mà không cần chạy theo phong trào dễ dẫn đến khủng hoảng thừa cục bộ .

Nhân tiện mình cũng xin chia sẽ với bạn bè , bà con trồng nấm rơm ở các khu vực miền Trung , miền Bắc , những nơi mà có mùa đông hơi lạnh , thường găp nhiều khó khăn trong việc canh tác Nấm Rơm . Có một chủng loài Nấm năng suất và chất lượng cao , dễ canh tác và đặt biệt lại có cùng phương thức canh tác giống với Nấm Rơm , đó là Nấm Agaricus ( chủng nấm này hiện tại có 3 giống phổ thông trong canh tác ) . Loài Nấm này thích hợp cho khu vực có nền nhiệt độ mùa đông hơi lạnh từ 12 - 22 độ C . Đây là một chủng nấm vừa có thể chế biến rất nhiều món ngon lại có rất nhiều dược tính ( chế biến thuốc viên , thuốc bột , trà thảo dược ) , rất được người tiêu dùng ưa chuộng . giá sỉ tại TQ :
- Nấm tươi : 16 - 22 NDT/kg ( 1 NDT = 3150đ )
- Nấm khô : 220 - 280 NDT/kg ( 10kg tươi = 1 kg khô )
Hy vọng trong tương lai gần , chủng Nấm này sẽ được du nhập nhân giống tại VN , góp phần đa dạng hóa ngành Nấm và thúc đẩy tạo thêm nhiều công việc và thu nhập cho những khu vực trên . Không ai nhập thì mình cũng sẽ nhập về để phát triển chúng . Hãy đợi nhé
Vài hình ảnh Nấm Agaricus
Agriviet.Com-k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_Agaricus_v%25C3%25A0_s%25C6%25A1_ch%25E1%25BA%25BF_1%255B14-50-45%255D.JPG


Sấy khô Nấm Agaricus
Agriviet.Com-k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_Agaricus_v%25C3%25A0_s%25C6%25A1_ch%25E1%25BA%25BF_4%255B15-36-21%255D.JPG


Thu hoạch Nấm Agaricus
Agriviet.Com-k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_Agaricus_v%25C3%25A0_s%25C6%25A1_ch%25E1%25BA%25BF_4%255B15-33-58%255D.JPG


Agriviet.Com-k%25E1%25BB%25B9_thu%25E1%25BA%25ADt_canh_t%25C3%25A1c_Agaricus_v%25C3%25A0_s%25C6%25A1_ch%25E1%25BA%25BF_4%255B15-33-08%255D.JPG


http://baodaklak.vn/channel/<wbr>3483/201308/trien-vong-trong-<wbr>lien-ket-canh-tac-ngo-nam-<wbr>2253714/
 
Last edited by a moderator:
A
ít người quan tâm chủ đề này quá bác Druift nhỉ, theo con nghĩ 1 là họ chưa biết lợi nhuận của nấm rơm thế nào? 2 họ cũng đang trồng loại nấm này mà ko có ý định chia sẻ kinh nghiệm sợ....con rất quan tâm mong bác Druift viết tiếp tục phần kỹ thuật trồng nấm rơm thank bác
 
D
Một số sản phẩm phân vi sinh quảng cáo sản phẩm của họ phun vào làm tăng năng suất nấm. Tạo sao bạn Dfuit nói phân vi sinh ảnh hưởng đến nấm? Còn trichodecma thì khỏi phải nói, nó là nấm đối kháng với tất cả loại nấm.
 
D
Bạn doanhuynhky thân !

Trong các chế phẩm vi sinh , phân bón vi sinh người ta thường sử dụng các chủng loại vi nấm ( men vi sinh ) để giúp phân giải vật chất hữu cơ tương tự như Nấm trồng , vì vậy chúng sẽ canh tranh nguồn dinh dưỡng khiến cấu trúc liên kết của hệ sợi Nấm trồng dễ đứt đoạn và tự phân hủy , không thể hình thành primordia ( nụ đinh ghim ) . Trong canh tác cây trồng giải pháp này có thể nói là sạch rất được khuyến khích , còn với ngành Nấm thì ngược lại .
Bổ sung dinh dưỡng cho Nấm thì có nhiều giải pháp , loại thông dụng dễ làm là : thủy phân cám gạo , hoặc nước đường pha loãng , hoặc sữa đậu nành phun sương 3 ngày 1 lần . Còn các hóa chất vô cơ thì sử dụng phân ure 0,5 - 1% phun sương . Ở TQ các chế phẩm này được cô đặc dạng bột cung cấp cho người canh tác dễ sử dụng hơn , chỉ cần pha loãng với nước theo tỷ lệ khuyến cáo .

Bạn anuong 689 thân !
Rất chân thành cảm ơn những lời chia sẻ chân tình của Bạn .
Hầu hết những người canh tác Nấm Rơm là Bà con Nông Dân , lam lũ cực nhọc và nhất là kiến thức về internet có phần hạn chế , nên thời gian nhàn rổi buổi chiều tối thì xem tivi , đọc báo giấy ... số người có thể truy cập mạng không nhiều và riêng trang web diễn đàn của mình thì càng ít hơn , vì nó bao gồm nhiều mảng trong lĩnh vực Nông Nghiệp , không riêng ngành Nấm . Tuy nhiên mình cũng hy vọng những Bạn là con em của những Bà con Nông dân ngành trồng lúa , ngành sản xuất Nấm Rơm , quan tâm thêm về những ngành nghề mới có thể mang lại những thay đổi tích cực cho người thân của mình , nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay ( người trồng lúa thì bị rớt giá thê thảm , người đang mưu sinh ở thành thị thì mất việc , giảm lương muốn quay về quê làm Nông Nghiệp ... ) .

Tiếp theo nghen
IV/ Ánh sáng :
- Giai đoạn cấy meo - hình thành sợi nấm : không cần ánh sáng , càng tối càng tốt . Trường hợp trồng trong nhà kín , khi cần chăm sóc , tưới tiêu , kiểm soát ... thì chỉ nên sử dụng ánh sáng nhẹ ( đèn compact , hoặc lổ tò vò lấy ánh sáng khuyết tán ) .
- Giai đoạn hình thành primordia ( nụ đinh ghim ) , sinh trưởng quả thể : rất cần ánh sáng thường xuyên , tuy nhiên chỉ là ánh sáng khuyết tán thôi ( như hình bên dưới ) , nếu trồng trong nhà kín , ban đêm nên mở thêm đèn compact ( vừa đủ nhìn được mọi vật ) . Ánh sáng sẽ giúp tăng số lượng primordia sản sinh . Cần chú ý không để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mô nấm .

9viq.jpg

umq6.jpg



V/ Thông khí : Các chủng loại Nấm trồng nói chung và Nấm Rơm nói riêng với đặc tính là hấp thụ O2 và thảy CO2 . Với phương thức canh tác mở ( trồng ngoài ruộng ) vấn đề thông khí hầu như không cần thiết , tuy nhiên do hiệu quả KT từ phương thức này đã quá lạc hậu và kém do vậy cần phải thay đổi . Còn phương thức canh tác Nấm Rơm mang tính thương mại hóa cao là trồng trong nhà kín phủ bạt tối thì lượng khí CO2 thảy ra trong quá trình trao đổi chất khá lớn , chúng sẽ gây ức chế quá trình tăng trưởng của sợi nấm và quả thể , vì vậy rất cần kiểm soát thông khí để cung cấp thêm O2 cho nhà nấm . Kỷ thuật này cũng khá quan trọng không nên xem thường , vì nếu đơn giản là mở toan cửa thoải mái cho không khí tràn vào tự nhiên suốt ngày thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu như : làm mất độ ẩm , làm giảm nhiệt độ , đồng thời côn trùng phá hoại cũng dễ dàng có điều kiện xâm nhập vào nhà Nấm . Chỉ nên mở cửa hoặc vén bạt thông khí vào những thời điểm tưới tiêu hoặc kiểm tra chăm sóc .
- 3 - 5 lần giai đoạn tăng trưởng sợi nấm trong ngày , mổi lần khoảng 10 - 15 phút
- 5 - 8 lần giai đoạn tăng trưởng quả thể trong ngày , mổi lần khoảng 10 - 15 phút .

VI/ Độ PH : như đã có trình bày ở các phần trên , độ PH của môi trường Nấm Rơm tối ưu nhất là 6,8 - 7,2 ( môi trường phòng thí nghiệm có màn lọc sinh học , tỷ lệ chuyển hóa vi sinh > 45% ) . Tuy nhiên với môi trường thực tế , để hạn chế nhiều chủng nấm hại có thể cộng sinh và hủy hoại làm giảm năng xuất Nấm Rơm , môi trường chất nền giá thể được khuyến cáo nên điều chỉnh vào khoảng 7,5 - 8,5 , ( tỷ lệ chuyển hóa vi sinh < 35% ) .
Chú ý : nước tưới phun cho nấm cũng cần điều chỉnh PH cho hợp lý ( nếu PH chất nền < 7 thì độ PH nước tưới = 8,5 , và nếu PH chất nền > 7 , độ PH nước tưới = 7,5 ) .
Trong quá trình trao đổi chất để chuyển hóa vi sinh trong nguyên liệu chất nền , hiện tượng acid hóa sẽ luôn xảy ra vì vậy việc kiểm tra , kiểm soát độ PH của chất nền giá thể cần được quan tâm đúng mức mới có thể cho năng xuất cao , hạn chế sự tấn công của nhiều nấm hại ( nhất là môi trường trồng trong nhà kín ) . Dụng cụ đo PH đơn giản là dùng giấy quỳ , nếu sản xuất tương đối nhiều nhà nấm , cần trang bị thêm máy đo PH trực tiếp cầm tay .

http://img31.imageshack.us/img31/7140/uff7.jpg
http://img89.imageshack.us/img89/4381/raup.jpg

VII / Nguồn meo giống : đây có lẽ là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm , bởi vì một khi hiện tượng mất mùa hoặc năng xuất giảm chung quy đều đổ lỗi do nguồn meo kém chất lượng . Vậy như thế nào là nguồn meo chất lượng và như thế nào là kém chất lượng ?
1- Nguồn meo kém chất lượng :
- Meo bị lão hóa . thông thường meo giống của Nấm rơm thời gian sử dụng tối ưu khoảng 7 - 10 ngày , tối đa là 15 ngày sau khi hoàn tất chu kỳ nhân giống cung cấp cho thị trường , sau thời gian này hiện tượng lão hóa sẽ xảy ra tùy theo thời gian dài hay ngắn mà năng xuất sẽ bị giảm đi ít hay nhiều . Vì vậy giữa nhà cung cấp và người canh tác cần nên có hợp đồng đặt hàng mua bán trước 30 ngày là tốt nhất .
- Meo bị nhiễm nấm hại : hiện tượng lây lan tơ nấm không đồng đều trong mổi bịch meo và giữa các bịch meo trong cùng thời điểm cung cấp .
- Nguyên liệu sản xuất bịch meo không đầy đủ những tố chất cần thiết ( công thức phối trộn đạt chuẩn) : điều này hầu như không thể phát hiện bằng mắt thường , nó phụ thuộc vào lương tâm và trình độ kiến thức của nhà sản xuất meo giống , nhất là trong môi trường cạnh tranh về giá cung cấp trên thị trường .
- Mẫu vật Nấm dùng để phân lập tách chiết bào tử bị thoái hóa giống hoặc được lấy trong cụm kém về năng xuất : Thông thường nhà sản xuất sẽ chọn những quả nấm to , khỏe , không bị biến dạng , không bị vết cắn côn trùng .... để làm mẫu vật phân lập . và chúng thường được chọn lọc trong quá trình nuôi trồng phổ thông ( có chăm sóc ) . Tuy nhiên sự chọn lọc như thế vẩn còn thiếu nhiều tố chất ưu điểm cần phải có như : năng xuất cao , sức đề kháng mạnh , quả nấm thương phẩm đạt chuẩn về kích cở...muốn chứng minh xác thực về tiêu chuẩn meo giống thì đòi hỏi phải có quá trình khảo nghiệm qua ít nhất 6 - 12 tháng . Đây là điểm yếu của hầu hết các cơ sở , trung tâm cung cấp meo giống trong nước ( mổi mùa vụ là mổi lần phân lập nên không có kiểm chứng về giống , hầu hết chỉ dựa vào uy tín của thương hiệu kinh doanh ) .
2- Nguồn meo giống chất lượng cao : là nguồn cần phải hội đủ các điều kiện sau :
- Những mẫu vật Nấm dùng để phân lập tách chiết bào tử cần phải được được sưu tầm , tìm kiếm trong tự nhiên , bởi những tính năng ưu việt là sức đề kháng mạnh , chưa bị thoái hóa tất nhiên vẫn phải là những quả nấm to , khỏe , đẹp , đặt ruột .
- Trong quá trình phân lập hàng chục mẫu vật như vậy ( có đánh dấu kiểm tra ) , sau đó 1 phần lớn giống cấp 1 của những chủng này sẽ được đưa vào sản xuất khảo nghiệm để nghiên cứu về năng xuất , chất lượng và đặc tính của chúng trong môi trường trồng có chăm sóc , kiểm tra . 1 phần nhỏ các ống nghiệp chứa bào tử các giống này được đưa vào bảo quản , lưu trữ trong môi trường ngủ đông nhân tạo , vô trùng . Những kết quả khảo nghiệm trải qua nhiều vụ trồng sẽ chứng thực được giống nào là tối ưu , từ đó mới công nhận tên giống thương mại và cung ứng cho thị trường canh tác . Các ống nghiệm cấp 1 được lưu trữ này , sẽ được tiếp tục nhân rộng phục vụ cho từng công đoạn sản xuất ( cấp 2 , cấp 3 ) và cũng vẫn tiếp tục lưu trữ lại một số lượng nhỏ ( cấp 1 ) , sau cho chúng không thể liên kết các bào tử với nhau tạo sợi , như vậy sẽ không bị hiện tượng thoái hóa giống ( lưu trữ vô hạn ) .
- Nguyên liệu sản xuất meo giống : phải đạt được những tố chất cần thiết , hàm lượng NPK , khoáng chất , đường , cellulouse , lignin và tùy theo loại nguyên liệu mà công thức phối trộn sẽ có những điều chỉnh phù hợp . Trong suốt các quá trình nghiên cứu khảo nghiệm kể cả canh tác ngoài thực tế trải qua rất nhiều thời gian ( vài năm ) , người ta mới tổng hợp được những công thức chuẩn . Ngành canh tác và sản xuất Nấm của Việt Nam tuy phát triển khá lâu , song lĩnh vực này chưa có những báo cáo , tổng kết một cách khoa học , mạnh ai nấy làm , công thức mỗi nơi mỗi khác nhưng lại có cùng chung một nhược điểm là không ai dám bảo hiểm chắc chắn cho sản phẩm của mình . chúng ta cần phải thay đổi cách làm " Quyền lợi phải đi đôi với trách nhiệm " . các nhà cung cấp meo giống buộc phải đăng ký thương hiệu giống Nấm do mình sản xuất và chịu trách nhiệm với chính sản phẩm của mình ( không phải thương hiệu của cơ sở kinh doanh ) . đồng nghĩa và đơn giản nhất là Anh cũng phải trồng Nấm từ nguồn meo này .
Với các Quốc gia có thế mạnh về Ngành sản xuất và canh tác Nấm ăn , Nấm dược liệu trên thế giới , các công thức phối trộn từ cấp 1 , cấp 2 , cấp 3 cho từng loại nguyên liệu hầu như đã được phổ biến công khai ( không còn gì là bí mật ) , Ta có thể vay mượn , ứng dụng những thành tựu tiên tiến có chọn lọc này cho nền sản xuất còn non trẻ của đất nước mà không cần phải mất quá nhiều thời gian để phân tích , chọn lọc công thức tối ưu . Sản phẩm meo giống khi lưu hành trên thị trường canh tác buộc phải liệt kê hàm lượng các tố chất chính như : Cellulouse , lignin , N , P , K , Ca , Mg , Zn ..( tương tự giống như sữa , nước giải khát ) .
- Công nghệ sản xuất : trong sản xuất và canh tác Nấm luôn đòi hỏi điều kiện vô trùng cao , nhất là khâu sản xuất meo giống , vì vậy nhà sản xuất buộc phải đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ cao , càng khép kín càng tối ưu ( nhà xưởng , dây chuyền thiết bị , vị trí khu vực sản xuất ... ) , sản xuất meo giống không thể theo kiểu thủ công , sử dụng nhiều lao động như hiện nay ở nước Ta vẫn đang làm sẽ rất dễ gây ô nhiễm meo giống ( phải tổ chức và quản lý tương tự giống như ngành sản xuất dược phẩm ) .
- Thời hạn sử dụng : như đã nêu ở phần trên , thời hạn sử dụng meo giống để đảm bảo hiệu quả cao trong canh tác thì khá ngắn do vậy giữa nhà cung cấp và người canh tác cần phải có sự phối hợp đồng bộ trên tinh thần trách nhiệm cao ( ràng buộc bằng pháp lý , chế tài ) .
- Tiền đặc cọc meo giống buộc phải thanh toán với giá trị cao 70 - 80% trên giá trị đơn hàng
* Người canh tác đến thời điểm mà không nhận hàng thì coi như mất trắng . Vì nếu không được đưa vào sử dụng sẽ chúng sẽ bị hư hoàn toàn ( bảo toàn vốn cho nhà sản xuất meo giống ) .
* Nhà sản xuất meo giống đến thời điểm mà không có hoặc không đủ sản lượng cũng như chất lượng hàng cung cấp phải bồi thường gấp 2 - 3 lần giá trị đơn hàng . Vì người canh tác đã chuẩn bị và xử lý sẳn nguồn nguyên liệu sản xuất , nếu không có meo kịp thời gian gieo cấy thì sẽ gây thiệt hại lớn ( đền bù vốn đầu tư cho người canh tác ) .

Ở TQ thị trường meo giống chỉ bán 2 loại :
- Ống nghiệm chứa thạch đã lây lan bào tử ( giống cấp 1 )
- Bịch hoặc chai meo bằng nguyên liệu hạt lúa mì , hạt ngô đã chạy sợi ( giống cấp 2 )
Còn giống cấp 3 là do các HTX , Tổ sản xuất tự nhân giống cho bộ phận của mình , do đó chi phí mua meo giống là không đáng kể trong toàn bộ quy trình sản xuất ( mô hình sản xuất tập thể ) .
Ở VN vì sản xuất theo dạng cá thể , nhỏ lẻ nên người Nông dân không thể tự làm meo cấp 3 , vì vậy thị trường meo giống đặc thù tại VN lại là bịch , chai meo cấp 3 . Vừa không chủ động cho sản xuất , vừa có quá nhiều rủi ro với những nguồn meo giống trôi nổi .
 
Last edited by a moderator:
Q
hi, em xin phép chen ngang tí, ở vườn Quốc Gia Cát Tiên đã phát hiện được thêm 3 chủng đông cô mới đấy, trong đó có chủng đông cô màu trắng, nhiệt độ ở Cát Tiên khá cao, chênh hơn Đà Lạt mấy độ mà đông cô mọc tốt thì em nghĩ là lấy giống đó về sản xuất tại Đà Lạt cũng rất là ok.
Không OK đâu bác à! Đang có đề tài trồng nấm bạch hương Lentinula platinedodes . Một loài mới của Nam cát Tiên nhưng đến 7-8 tháng mới thu hoạch thì trồng nấm khác sướng hơn. Chẳng có gì dễ hết !!!!
 
P
Nấm rơm

Các bác thảo luận hay quá, cháu mới biết đến nghề trồng nấm vào năm ngoái, cháu đang rất thích, cháu sẽ học hỏi để xây dựng trang trại Nấm. khi nào có trang trại cháu sẽ nhờ các bác tư vấn thêm ạ
Bạn doanhuynhky thân !

Trong các chế phẩm vi sinh , phân bón vi sinh người ta thường sử dụng các chủng loại vi nấm ( men vi sinh ) để giúp phân giải vật chất hữu cơ tương tự như Nấm trồng , vì vậy chúng sẽ canh tranh nguồn dinh dưỡng khiến cấu trúc liên kết của hệ sợi Nấm trồng dễ đứt đoạn và tự phân hủy , không thể hình thành primordia ( nụ đinh ghim ) . Trong canh tác cây trồng giải pháp này có thể nói là sạch rất được khuyến khích , còn với ngành Nấm thì ngược lại .
Bổ sung dinh dưỡng cho Nấm thì có nhiều giải pháp , loại thông dụng dễ làm là : thủy phân cám gạo , hoặc nước đường pha loãng , hoặc sữa đậu nành phun sương 3 ngày 1 lần . Còn các hóa chất vô cơ thì sử dụng phân ure 0,5 - 1% phun sương . Ở TQ các chế phẩm này được cô đặc dạng bột cung cấp cho người canh tác dễ sử dụng hơn , chỉ cần pha loãng với nước theo tỷ lệ khuyến cáo .

Bạn anuong 689 thân !
Rất chân thành cảm ơn những lời chia sẻ chân tình của Bạn .
Hầu hết những người canh tác Nấm Rơm là Bà con Nông Dân , lam lũ cực nhọc và nhất là kiến thức về internet có phần hạn chế , nên thời gian nhàn rổi buổi chiều tối thì xem tivi , đọc báo giấy ... số người có thể truy cập mạng không nhiều và riêng trang web diễn đàn của mình thì càng ít hơn , vì nó bao gồm nhiều mảng trong lĩnh vực Nông Nghiệp , không riêng ngành Nấm . Tuy nhiên mình cũng hy vọng những Bạn là con em của những Bà con Nông dân ngành trồng lúa , ngành sản xuất Nấm Rơm , quan tâm thêm về những ngành nghề mới có thể mang lại những thay đổi tích cực cho người thân của mình , nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay ( người trồng lúa thì bị rớt giá thê thảm , người đang mưu sinh ở thành thị thì mất việc , giảm lương muốn quay về quê làm Nông Nghiệp ... ) .

Tiếp theo nghen
IV/ Ánh sáng :
- Giai đoạn cấy meo - hình thành sợi nấm : không cần ánh sáng , càng tối càng tốt . Trường hợp trồng trong nhà kín , khi cần chăm sóc , tưới tiêu , kiểm soát ... thì chỉ nên sử dụng ánh sáng nhẹ ( đèn compact , hoặc lổ tò vò lấy ánh sáng khuyết tán ) .
- Giai đoạn hình thành primordia ( nụ đinh ghim ) , sinh trưởng quả thể : rất cần ánh sáng thường xuyên , tuy nhiên chỉ là ánh sáng khuyết tán thôi ( như hình bên dưới ) , nếu trồng trong nhà kín , ban đêm nên mở thêm đèn compact ( vừa đủ nhìn được mọi vật ) . Ánh sáng sẽ giúp tăng số lượng primordia sản sinh . Cần chú ý không để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mô nấm .

9viq.jpg

umq6.jpg



V/ Thông khí : Các chủng loại Nấm trồng nói chung và Nấm Rơm nói riêng với đặc tính là hấp thụ O2 và thảy CO2 . Với phương thức canh tác mở ( trồng ngoài ruộng ) vấn đề thông khí hầu như không cần thiết , tuy nhiên do hiệu quả KT từ phương thức này đã quá lạc hậu và kém do vậy cần phải thay đổi . Còn phương thức canh tác Nấm Rơm mang tính thương mại hóa cao là trồng trong nhà kín phủ bạt tối thì lượng khí CO2 thảy ra trong quá trình trao đổi chất khá lớn , chúng sẽ gây ức chế quá trình tăng trưởng của sợi nấm và quả thể , vì vậy rất cần kiểm soát thông khí để cung cấp thêm O2 cho nhà nấm . Kỷ thuật này cũng khá quan trọng không nên xem thường , vì nếu đơn giản là mở toan cửa thoải mái cho không khí tràn vào tự nhiên suốt ngày thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu như : làm mất độ ẩm , làm giảm nhiệt độ , đồng thời côn trùng phá hoại cũng dễ dàng có điều kiện xâm nhập vào nhà Nấm . Chỉ nên mở cửa hoặc vén bạt thông khí vào những thời điểm tưới tiêu hoặc kiểm tra chăm sóc .
- 3 - 5 lần giai đoạn tăng trưởng sợi nấm trong ngày , mổi lần khoảng 10 - 15 phút
- 5 - 8 lần giai đoạn tăng trưởng quả thể trong ngày , mổi lần khoảng 10 - 15 phút .

VI/ Độ PH : như đã có trình bày ở các phần trên , độ PH của môi trường Nấm Rơm tối ưu nhất là 6,8 - 7,2 ( môi trường phòng thí nghiệm có màn lọc sinh học , tỷ lệ chuyển hóa vi sinh > 45% ) . Tuy nhiên với môi trường thực tế , để hạn chế nhiều chủng nấm hại có thể cộng sinh và hủy hoại làm giảm năng xuất Nấm Rơm , môi trường chất nền giá thể được khuyến cáo nên điều chỉnh vào khoảng 7,5 - 8,5 , ( tỷ lệ chuyển hóa vi sinh < 35% ) .
Chú ý : nước tưới phun cho nấm cũng cần điều chỉnh PH cho hợp lý ( nếu PH chất nền < 7 thì độ PH nước tưới = 8,5 , và nếu PH chất nền > 7 , độ PH nước tưới = 7,5 ) .
Trong quá trình trao đổi chất để chuyển hóa vi sinh trong nguyên liệu chất nền , hiện tượng acid hóa sẽ luôn xảy ra vì vậy việc kiểm tra , kiểm soát độ PH của chất nền giá thể cần được quan tâm đúng mức mới có thể cho năng xuất cao , hạn chế sự tấn công của nhiều nấm hại ( nhất là môi trường trồng trong nhà kín ) . Dụng cụ đo PH đơn giản là dùng giấy quỳ , nếu sản xuất tương đối nhiều nhà nấm , cần trang bị thêm máy đo PH trực tiếp cầm tay .

http://img31.imageshack.us/img31/7140/uff7.jpg
http://img89.imageshack.us/img89/4381/raup.jpg

VII / Nguồn meo giống : đây có lẽ là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm , bởi vì một khi hiện tượng mất mùa hoặc năng xuất giảm chung quy đều đổ lỗi do nguồn meo kém chất lượng . Vậy như thế nào là nguồn meo chất lượng và như thế nào là kém chất lượng ?
1- Nguồn meo kém chất lượng :
- Meo bị lão hóa . thông thường meo giống của Nấm rơm thời gian sử dụng tối ưu khoảng 7 - 10 ngày , tối đa là 15 ngày sau khi hoàn tất chu kỳ nhân giống cung cấp cho thị trường , sau thời gian này hiện tượng lão hóa sẽ xảy ra tùy theo thời gian dài hay ngắn mà năng xuất sẽ bị giảm đi ít hay nhiều . Vì vậy giữa nhà cung cấp và người canh tác cần nên có hợp đồng đặt hàng mua bán trước 30 ngày là tốt nhất .
- Meo bị nhiễm nấm hại : hiện tượng lây lan tơ nấm không đồng đều trong mổi bịch meo và giữa các bịch meo trong cùng thời điểm cung cấp .
- Nguyên liệu sản xuất bịch meo không đầy đủ những tố chất cần thiết ( công thức phối trộn đạt chuẩn) : điều này hầu như không thể phát hiện bằng mắt thường , nó phụ thuộc vào lương tâm và trình độ kiến thức của nhà sản xuất meo giống , nhất là trong môi trường cạnh tranh về giá cung cấp trên thị trường .
- Mẫu vật Nấm dùng để phân lập tách chiết bào tử bị thoái hóa giống hoặc được lấy trong cụm kém về năng xuất : Thông thường nhà sản xuất sẽ chọn những quả nấm to , khỏe , không bị biến dạng , không bị vết cắn côn trùng .... để làm mẫu vật phân lập . và chúng thường được chọn lọc trong quá trình nuôi trồng phổ thông ( có chăm sóc ) . Tuy nhiên sự chọn lọc như thế vẩn còn thiếu nhiều tố chất ưu điểm cần phải có như : năng xuất cao , sức đề kháng mạnh , quả nấm thương phẩm đạt chuẩn về kích cở...muốn chứng minh xác thực về tiêu chuẩn meo giống thì đòi hỏi phải có quá trình khảo nghiệm qua ít nhất 6 - 12 tháng . Đây là điểm yếu của hầu hết các cơ sở , trung tâm cung cấp meo giống trong nước ( mổi mùa vụ là mổi lần phân lập nên không có kiểm chứng về giống , hầu hết chỉ dựa vào uy tín của thương hiệu kinh doanh ) .
2- Nguồn meo giống chất lượng cao : là nguồn cần phải hội đủ các điều kiện sau :
- Những mẫu vật Nấm dùng để phân lập tách chiết bào tử cần phải được được sưu tầm , tìm kiếm trong tự nhiên , bởi những tính năng ưu việt là sức đề kháng mạnh , chưa bị thoái hóa tất nhiên vẫn phải là những quả nấm to , khỏe , đẹp , đặt ruột .
- Trong quá trình phân lập hàng chục mẫu vật như vậy ( có đánh dấu kiểm tra ) , sau đó 1 phần lớn giống cấp 1 của những chủng này sẽ được đưa vào sản xuất khảo nghiệm để nghiên cứu về năng xuất , chất lượng và đặc tính của chúng trong môi trường trồng có chăm sóc , kiểm tra . 1 phần nhỏ các ống nghiệp chứa bào tử các giống này được đưa vào bảo quản , lưu trữ trong môi trường ngủ đông nhân tạo , vô trùng . Những kết quả khảo nghiệm trải qua nhiều vụ trồng sẽ chứng thực được giống nào là tối ưu , từ đó mới công nhận tên giống thương mại và cung ứng cho thị trường canh tác . Các ống nghiệm cấp 1 được lưu trữ này , sẽ được tiếp tục nhân rộng phục vụ cho từng công đoạn sản xuất ( cấp 2 , cấp 3 ) và cũng vẫn tiếp tục lưu trữ lại một số lượng nhỏ ( cấp 1 ) , sau cho chúng không thể liên kết các bào tử với nhau tạo sợi , như vậy sẽ không bị hiện tượng thoái hóa giống ( lưu trữ vô hạn ) .
- Nguyên liệu sản xuất meo giống : phải đạt được những tố chất cần thiết , hàm lượng NPK , khoáng chất , đường , cellulouse , lignin và tùy theo loại nguyên liệu mà công thức phối trộn sẽ có những điều chỉnh phù hợp . Trong suốt các quá trình nghiên cứu khảo nghiệm kể cả canh tác ngoài thực tế trải qua rất nhiều thời gian ( vài năm ) , người ta mới tổng hợp được những công thức chuẩn . Ngành canh tác và sản xuất Nấm của Việt Nam tuy phát triển khá lâu , song lĩnh vực này chưa có những báo cáo , tổng kết một cách khoa học , mạnh ai nấy làm , công thức mỗi nơi mỗi khác nhưng lại có cùng chung một nhược điểm là không ai dám bảo hiểm chắc chắn cho sản phẩm của mình . chúng ta cần phải thay đổi cách làm " Quyền lợi phải đi đôi với trách nhiệm " . các nhà cung cấp meo giống buộc phải đăng ký thương hiệu giống Nấm do mình sản xuất và chịu trách nhiệm với chính sản phẩm của mình ( không phải thương hiệu của cơ sở kinh doanh ) . đồng nghĩa và đơn giản nhất là Anh cũng phải trồng Nấm từ nguồn meo này .
Với các Quốc gia có thế mạnh về Ngành sản xuất và canh tác Nấm ăn , Nấm dược liệu trên thế giới , các công thức phối trộn từ cấp 1 , cấp 2 , cấp 3 cho từng loại nguyên liệu hầu như đã được phổ biến công khai ( không còn gì là bí mật ) , Ta có thể vay mượn , ứng dụng những thành tựu tiên tiến có chọn lọc này cho nền sản xuất còn non trẻ của đất nước mà không cần phải mất quá nhiều thời gian để phân tích , chọn lọc công thức tối ưu . Sản phẩm meo giống khi lưu hành trên thị trường canh tác buộc phải liệt kê hàm lượng các tố chất chính như : Cellulouse , lignin , N , P , K , Ca , Mg , Zn ..( tương tự giống như sữa , nước giải khát ) .
- Công nghệ sản xuất : trong sản xuất và canh tác Nấm luôn đòi hỏi điều kiện vô trùng cao , nhất là khâu sản xuất meo giống , vì vậy nhà sản xuất buộc phải đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ cao , càng khép kín càng tối ưu ( nhà xưởng , dây chuyền thiết bị , vị trí khu vực sản xuất ... ) , sản xuất meo giống không thể theo kiểu thủ công , sử dụng nhiều lao động như hiện nay ở nước Ta vẫn đang làm sẽ rất dễ gây ô nhiễm meo giống ( phải tổ chức và quản lý tương tự giống như ngành sản xuất dược phẩm ) .
- Thời hạn sử dụng : như đã nêu ở phần trên , thời hạn sử dụng meo giống để đảm bảo hiệu quả cao trong canh tác thì khá ngắn do vậy giữa nhà cung cấp và người canh tác cần phải có sự phối hợp đồng bộ trên tinh thần trách nhiệm cao ( ràng buộc bằng pháp lý , chế tài ) .
- Tiền đặc cọc meo giống buộc phải thanh toán với giá trị cao 70 - 80% trên giá trị đơn hàng
* Người canh tác đến thời điểm mà không nhận hàng thì coi như mất trắng . Vì nếu không được đưa vào sử dụng sẽ chúng sẽ bị hư hoàn toàn ( bảo toàn vốn cho nhà sản xuất meo giống ) .
* Nhà sản xuất meo giống đến thời điểm mà không có hoặc không đủ sản lượng cũng như chất lượng hàng cung cấp phải bồi thường gấp 2 - 3 lần giá trị đơn hàng . Vì người canh tác đã chuẩn bị và xử lý sẳn nguồn nguyên liệu sản xuất , nếu không có meo kịp thời gian gieo cấy thì sẽ gây thiệt hại lớn ( đền bù vốn đầu tư cho người canh tác ) .

Ở TQ thị trường meo giống chỉ bán 2 loại :
- Ống nghiệm chứa thạch đã lây lan bào tử ( giống cấp 1 )
- Bịch hoặc chai meo bằng nguyên liệu hạt lúa mì , hạt ngô đã chạy sợi ( giống cấp 2 )
Còn giống cấp 3 là do các HTX , Tổ sản xuất tự nhân giống cho bộ phận của mình , do đó chi phí mua meo giống là không đáng kể trong toàn bộ quy trình sản xuất ( mô hình sản xuất tập thể ) .
Ở VN vì sản xuất theo dạng cá thể , nhỏ lẻ nên người Nông dân không thể tự làm meo cấp 3 , vì vậy thị trường meo giống đặc thù tại VN lại là bịch , chai meo cấp 3 . Vừa không chủ động cho sản xuất , vừa có quá nhiều rủi ro với những nguồn meo giống trôi nổi .

Không OK đâu bác à! Đang có đề tài trồng nấm bạch hương Lentinula platinedodes . Một loài mới của Nam cát Tiên nhưng đến 7-8 tháng mới thu hoạch thì trồng nấm khác sướng hơn. Chẳng có gì dễ hết !!!!
 
Muốn bỏ vốn ra, trước hết phải nắm vững kỹ thuật đã.
Chẳng ai xây trại xong mới đi học nghề cả.
*
Tốt nhất, bạn cắp sách vào làm thực tập trong một
trại nấm đi đã. Đừng nghe người ta nói mà ngỡ thật.
Nghề trồng nấm đòi hỏi vốn rất lớn, mới có thể ổn đinh
nguyên liệu, và đồ rác thải (rất lớn), chưa kể chuyện
đầu ra. Nếu không làm tốt khâu vào (nguyên liệu) khâu ra
(rác thải) thì phải sập tiệm, kể cả có thể bán được nấm.
*
Riêng nghề trồng nấm ở Việt Nam, các kỹ sư nông nghiệp
đã có rất nhiều nghiên cứu thành công, nhưng không thể
đưa ra kinh doanh vì 2 khâu này. Bạn Dfruit có công sưu
tầm, nhưng không thu lượm đươc các kết quả nghiên cứu đã
thành công ở Việt Nam, nên lý lẽ của bạn không sát với
thực tế, và các con số bạn đưa ra chỉ là tưởng tượng.
Bà con nên tin vào những con số của những nghiên cứu đã bỏ
tiền và mồ hôi ra thôi.
*
Cách đây 4-5 năm, những tài liệu thử nghiệm trồng nấm của
đại học Sài Gòn và Đà Lạt đã có trên Internet, nhưng không
ai xài đến, nên chúng lại trở lại vào trong kho tài liệu
quốc gia của các trường đại học đó, không trên Internet nữa.
Lúc đó tôi đã đọc các tài liệu đó, nhưng không thể làm được,
nên không ghi chép lại. Ai yêu nghề, và có vốn lớn, có thể
đến 2 trường đại học này mà xin tài liệu.
*
 
D
Bạn Anhmytran thân !

Bạn đã sống ở nước ngoài lâu , sao tư duy lại vẫn mang đậm nét đặc thù truyền thống Việt Nam vậy ?
Nghề trồng Nấm ở VN cho đến giớ này vẫn chưa có những nét đột phá mới , vì vậy Bạn kêu gọi mọi người nên cắp sách đến trại Nấm học , thì lại là học cái truyền thống không có gì mới mẻ cả , và nhất là những cái truyền thống này nó đang dần lộ rỏ những khiếm khuyết , khi nền kinh tế VN hội nhập toàn cầu .
Ví dụ : ngày xưa 1 chỉ vàng có 250 ngàn , mà 1 kg nấm mèo khô đã bán được với giá 35 ngàn , bây giờ thì sao ? Vì vậy nếu không thay đổi sẽ không thể khôi phục và phát triển được .
Nếu trước khi đi học nghề mà thấy ông thầy dạy nghề vẫn còn không khá lên được từ nghề này thì ai mà dám học cơ chứ , mà nếu Ổng làm giàu được từ nghề này thì ổng thầy đâu có nhận học viên , chỉ nhận người làm công thôi và như vậy không lẽ cứ suốt ngày vô bịch , cầm xẻn xúc trộn thì có vài năm sau cũng chưa thành nghề được .
- Còn nói về những thông số mình đưa ra chỉ là tưởng tượng thì không đúng đâu , rất nhiều Bạn trên diễn đàn đã từng sản xuất và học hỏi , sưu tầm nhiều rồi về ngành nghề này , kiến thức của họ không hề thua kém chút nào để có thể nhận thức đúng sai . Vã lại mình không trục lợi mua bán , thì không lý do gì thổi phồng khen người mà chê ta .
Ví dụ : 1 cây ngô chỉ cho được 1 trái thu hạt , thì tỷ lệ giữa hạt với phế liệu của chúng là : thân , lá , lõi gấp 3 - 4 lần , vậy 1 hecta trồng bình quân thu được 7 tấn hạt thì có thể thu được từ 20 - 30 tấn phế phẩm là lẽ đương nhiên .
hoặc tỷ lệ chuyển hóa vi sinh của Nấm chẳng hạn khi mình load được từ nguồn chính thống của Viện , Bộ Nông Nghiệp nước họ cho Nấm Enoki là từ 70 - 100% , mình vẫn hoài nghi chớ , và nhìn vào thực tế để kiểm tra thì rất chính xác và như vậy những thông số các chủng loại Nấm khác từ những nguồn này có thể nói là rất khả thi về độ chính xác . Vậy thì không thể là xuất phát từ sự tưởng tượng của mình được . Cái này oan à nghen . Hj...Hj...

Các bạn xem đây là những túi Nấm Enoki ( kim châm ) chuẩn bị lấy ra
Agriviet.Com-canh_dong_ngo_nam_2%255B01-10-06%255D.JPG


Còn đây là hình khối của bó Nấm
Agriviet.Com-canh_dong_ngo_nam_2%255B01-10-20%255D.JPG


Và đây là túi giá thể còn lại khi thu hoạch nấm
Agriviet.Com-canh_dong_ngo_nam_2%255B01-10-35%255D.JPG


Theo các Bạn tỷ lệ của bó Nấm và xác thãy của giá thể có phải từ 70 - 100% không ? Nấm này mà làm được chắc giàu dữ lắm nghen các bạn , giá nó hiện nay 75 - 100 ngàn/kg đấy .

- Còn nói về những công trình nghiên cứu của các Viện , Trung Tâm , Đại học trong nước cho các chủng Nấm mới , tại sao đến giờ này vẫn chưa được đưa vào ứng dụng thực tế , hoặc nếu có chỉ là mô hình mang tính trình diễn không mang lại hiệu quả kinh tế thực sự ?
Bởi vì ngay từ khâu đầu tiên đã làm không đúng cách rồi .
Ví dụ : chọn mẫu vật Nấm Enoki ( Kim Châm ) để phân lập lấy từ đâu ??? trong siêu thị , trong chợ thôi đúng không .
Ở các nước : Hàn Quốc , Nhật , Đài Loan ...Nấm Kim châm là chủng Nấm được sản xuất công nghiệp trong nhà máy với hệ thống dây chuyền hiện đại , sản phẩm sau thu hoạch sẽ qua hệ thống xử lý vô trùng ( hệ thống đèn chiếu tia cực tím , chiếu xạ , ngâm chất bảo quản ... ) trước khi đóng gói , vì vậy các bào tử Nấm sẽ chết , hoặc thay đổi cấu trúc di truyền hoặc sẽ rất yếu . Vì vậy các loại Nấm nhập khẩu đang bày bán thương phẩm trên thị trường không thể dùng làm mẫu vật phân lập làm nền tản cho ngành sản xuất trong nước được .
Thế Bạn bảo có vốn lớn mà vào xin tài liệu ở các nguồn này về triển khai thì có mà sạc nghiệp . Các Doanh Nghiệp đủ điều kiện thì hiện nay họ dùng hình thức chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về làm không hà . Tuy nhiên cái đáng buồn là hiện nay có vài Doanh Nghiệp chỉ triển khai cho có mô hình , thương hiệu Công ty thôi , rồi nhập khẩu toàn bộ sản phẩm về đóng gói trong nước gây ngộ nhận cho người tiêu dùng là hàng sản xuất tại VN đảm bảo không xử lý chất bảo quản độc hại .
Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam là khẩu hiệu cần cân nhắc kỷ , trong đó có bao nhiêu % là những giá trị thực xuất xứ từ VN , hay chỉ là mồ hôi công sức lao động mà thôi . Gạo , Thịt , Cá nuôi còn không xứng chứ đừng nói chi đến những mặt hàng khác . Ta cần phải có lòng tự trọng và tôn nghiêm của dân tộc , dù có phải đi lên từ vũng bùn .

We can change
 
Last edited by a moderator:
Bạn nói không đi học nghề, có nghĩa là không học nghề ở Việt Nam,
chứ không có nghĩa chỉ đọc bài của bạn là trồng nấm được, phải
không? Ý bạn muốn nói phải học nghề nước ngoài. Tôi hoàn toàn đồng
ý, không phản đối chi hết. Tôi chỉ nghi ngờ ai muốn trồng nấm thì
chẳng cần học nghề ở đâu, chỉ dựa vào tài liệu bạn nghĩ ra, thì là
đếm cua trong lỗ, đếm gà con trước khi ấp trứng.
*
Còn câu bạn nói "tỷ lệ chuyển hóa vi sinh của Nấm là từ 70% đến 100%"
cứ cho là thật đi, thì một ký rơm khô hay 1 ký thân cây ngô (tươi hay
khô) có làm ra được 1 ký Nấm không? Tôi nói Không. Tôi nói giỏi lắm
thì 1 ký rơm khô chỉ làm được nửa ký nấm tươi thôi. Đó là vì chất đạm
trong rơm khô chỉ có 2%, nếu chuyển hoá hoàn toàn 100% ra đạm trong nấm,
thì tính ra chỉ được nửa ký nấm tươi.
*
Ngoài cách tính trên, nhiều con số khác của bạn không tưởng tượng, thì
lấy ở đâu ra? Các con số đó đã được chứng minh trồng nấm thành công chưa,
một khi bạn chê bai nghề trồng nấm Việt Nam lạc hậu. Lạc hậu mà là có
thật, còn hơn những con số rất đẹp mà chẳng biết ở đâu? Thả mồi bắt bóng.
Tiếng Anh có thành ngữ: một con chim nắm trong tay còn hơn 2 con chim còn
đang bay nhảy ở trong bụi rậm.
*
Nói tóm lại, nghe bạn nói, người ta có dám bỏ một món tiền to để đầu tư
trồng nấm theo công nghệ chuyển giao từ nưóc ngoài mà bạn khen là trúng
mánh không? Đại gia nấm? Nghe hay lắm, nhưng chỉ nghe thôi.
*
 
Back
Top