Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
D
Bạn Boyxulang279 thân !

Mình rất mê cái lạnh của miền Bắc , mỗi khi thông tin thời tiết về rét đậm , rét hại hàng năm xảy ra ở những khu vực này , làm thiệt hại trầm trọng cho bà con trồng rau củ vào mùa tết thì mình lại phấn khởi và càng tự tin hơn ( không phải thấy bà con mất mùa mà vui đâu nghen ) , bởi vì càng khắc nghiệt thì lại càng có lợi cho các chủng loại cây ăn trái xứ lạnh ( ngắn ngày thì có Dâu tây , dài ngày thì có Nho Bảng , Đào ) , Nấm ăn xứ lạnh giá trị cao mà mình đang nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiển VN , thay đổi cơ cấu cây trồng , cải thiện thu nhập cho Bà con ít đất canh tác ở khu vực miền Bắc .
Bạn nói nơi Bạn có cái hang rộng , lại gần nhà , vậy là bạn đang có cơ hội trở thành tỷ phú rồi đó nghen , mau mau mà chiếm quyền sở hữu chổ đó đi . Các chủng Nấm Mỡ ( Bisporus ) , Nấm Đùi gà ( Coprinus ) , Nấm Jinfu . Nấm Hào ( Eryngii ) , ... Ở TQ người ta tận dụng hang động trồng không đó , đở chi phí đầu tư nhà trồng , dễ kiểm soát và chăm sóc . Trong tương lai gần thôi chắc chắn sẽ có nhân tố nào đó hoặc chính mình sẽ phát triển được meo giống các chủng loại Nấm này khi đó sẽ liên kết với Bạn cùng thực hiện .
 
B
Bạn Boyxulang279 thân !

Mình rất mê cái lạnh của miền Bắc , mỗi khi thông tin thời tiết về rét đậm , rét hại hàng năm xảy ra ở những khu vực này , làm thiệt hại trầm trọng cho bà con trồng rau củ vào mùa tết thì mình lại phấn khởi và càng tự tin hơn ( không phải thấy bà con mất mùa mà vui đâu nghen ) , bởi vì càng khắc nghiệt thì lại càng có lợi cho các chủng loại cây ăn trái xứ lạnh ( ngắn ngày thì có Dâu tây , dài ngày thì có Nho Bảng , Đào ) , Nấm ăn xứ lạnh giá trị cao mà mình đang nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiển VN , thay đổi cơ cấu cây trồng , cải thiện thu nhập cho Bà con ít đất canh tác ở khu vực miền Bắc .
Bạn nói nơi Bạn có cái hang rộng , lại gần nhà , vậy là bạn đang có cơ hội trở thành tỷ phú rồi đó nghen , mau mau mà chiếm quyền sở hữu chổ đó đi . Các chủng Nấm Mỡ ( Bisporus ) , Nấm Đùi gà ( Coprinus ) , Nấm Jinfu . Nấm Hào ( Eryngii ) , ... Ở TQ người ta tận dụng hang động trồng không đó , đở chi phí đầu tư nhà trồng , dễ kiểm soát và chăm sóc . Trong tương lai gần thôi chắc chắn sẽ có nhân tố nào đó hoặc chính mình sẽ phát triển được meo giống các chủng loại Nấm này khi đó sẽ liên kết với Bạn cùng thực hiện .

quan trọng là k có thị trường tiêu thụ bác Dfruit ạ!.. Trước đó cung có 1 doanh nghjệp đến tr0ng nấm linh chj, nấm mỡ, nấm rơm rùj. Nhưng k bán dc!, k có tjền trả lư0ng cn. Thế là phá sản
 
D
Bạn thân mến !
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh không có mặt hàng nào là không bán được , cái quan trọng là bán giá bao nhiêu ? có đủ bù đắp chi phí đầu tư và tạo lợi nhuận hay không . Vì vậy yếu tố năng xuất có thể nói là 1 trong những yếu tố quyết định thành bại của Doanh nghiệp trong lĩnh vực cạnh tranh thương mại , và để đạt được yếu tố này các quy trình kỷ thuật , công nghệ trồng Nấm cần phải tuân thủ và triển khai đồng bộ , bao hàm nội dung : chi phí đầu tư thấp nhất , mang lại hiệu quả cao nhất .
Ví dụ : 3 người đóng bịch giá thể , chỉ có thể làm được tối đa là 2100 bịch/ngày , nhưng nếu đầu tư 1 máy đóng bao ( 15 tr/máy ) , thì 3 người này có thể sản xuất 7000 bịch/ngày ( 8 tiếng ) .
Còn về thị trường nếu khu vực trồng xa trung tâm thương mại , thì chỉ cần nghiên cứu thêm các giải pháp chế biến đơn giản như Nấm khô , Nấm muối ...
Doanh nghiệp mà Bạn kể trên chắc chắn chưa lĩnh hội được lĩnh vực sản xuất thương mại , họ chỉ thử khai thác những ưu điểm sẳn có tại địa phương mà chưa lường được những khó khăn trở ngại trong sản xuất , và phân phối , vì vậy việc giải thể chỉ là sớm hay muộn thôi .
* Ngô , Đậu Nành , Mía đường ... những loài cây trồng này ở VN đâu đâu cũng trồng được , nhưng khi đi vào sản xuất thương mại ( mang tính cạnh tranh cao ) , thì hầu như bị bế tắc không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại giá rẻ do đâu ??? " Năng suất đấy "
 
Last edited by a moderator:
không có mặt hàng nào là không bán được , cái quan trọng là bán giá bao nhiêu ?

Câu này rất đúng. Giá bán quá thấp để chạy hàng thì lỗ. Đó là vì thói quen người
Việt không ăn nhiều Nấm như Âu Mỹ, một phần cũng vì năng suất nữa. Năng suất
Nấm ở Việt Nam bị hạn chế vì nhiệt độ, và quy mô sản xuất nhỏ, nguồn nguyên
liệu nhỏ, vụn vặt, tốn thêm nhiều chi phí vận chuyển hơn Âu Mỹ, khiến cho vốn lớn
so với năng suất, đẩy giá thành lên cao. Mặc dù Âu Mỹ ăn nấm nhiều hơn nguời
Việt, tỷ số Nấm bán ở chợ so với các rau trái khác ở Mỹ cũng rất thấp. Nếu có Nấm
nhiều hơn, thì giội chợ, giá thấp xuống, thì phá sản. Vì vậy, nghề trồng Nấm ở Mỹ
cũng không phát triển bằng các nghề khác để tỷ lệ Nấm bán ở chợ luôn luôn giữ
một mức thăng bằng với các rau trái khác, không bị rẻ hơn.
 
N
Hôm qua đi tham quan vườn Nấm Rơm khoảng gần 500m2 trồng bằng phế phẩm mùn cưa từ trồng Nấm Mèo, ở Căn Cứ 4
Sau 1 hồi được anh em chia sẽ cứ từ lúc cấy tới lúc thu hoạch là 10 ngày, trung bình bỏ vốn 60 triệu sẽ thu được khoảng 80 triệu.
Trong số anh em làm ở vườn nấm có người đã làm nấm từ khi giá có 6000/kg đến giờ...phải đi trồng thuê...
Theo chia sẽ thì trồng nấm cũng như 1 ván bài lớn, có kẻ thắng người thua đậm. Dẫn chứng là số anh em chuyên đi trồng Nấm thuê này đã lao vào Nấm Rơm giờ không dám đầu tư dù kỹ thuật thực tế đầy mình.
Đi từ lý thuyết dài dòng đến thực tế sản xuất nó hơi xa..
Giống như ta đi xem showroom của cty gốm thấy mấy anh CN ngồi làm trong phòng máy lạnh mát mẻ, sạch sẽ sướng ghê... nhưng thực tế vào nhà máy sản xuất thì ôi thôi môi trường làm việc quá "khủng"...
Đợt này tôi sẽ thí nghiệm thử với mùn cưa và những gì học hỏi được qua chuyến đi xem sao. Sẽ sớm "Báo cáo" kết quả cho anh em quan tâm..
 
D
hì hì, có cái hang vậy mà không tận dụng trồng nấm thì uổng quá, cái cty đó nó thất bại là điều hiển nhiên thôi bác, bác có biết tại sao không, tại vì nấm mỡ là đối lập môi trường nhiệt độ hoàn toàn với nấm rơm, trồng hai thứ ở một nơi như vậy thì không thất bại cũng uổng. Cái nữa là meo nấm rơm nó rất mạnh ở nhiệt độ nóng, nhưng nhiệt độ lạnh thì nó lại ỉu xìu, còn nấm mỡ thì càng lạnh càng tốt (miễn đừng có dưới 10 độ là được rồi). Ở nơi bác có phải là Lạng Sơn không, nếu đúng thì bác trồng các chủng nấm sau là phù hợp này : nấm đùi gà, nấm sò, nấm hoàng kim, nấm hoa hồng, nấm đông cô, nấm tuyết.
Trong đó nấm tuyết và nấm đông cô là khó trồng nhất, nấm sò và nấm hoàng kim là dễ trồng nhất, nấm đùi gà thì khi meo nấm ăn chín rồi bác phải biết cách làm cho nó "sốc nhiệt" nó mới ra nấm.

Bạn hoangkhoi1986 đưa ra nguyên do thất bại của Doanh nghiệp này khá chính xác . Tất cả mọi chủng loại Nấm trồng không nên canh tác trên cùng một nơi mà chưa có giải pháp cách ly hoàn toàn cho từng khu vực nhỏ nhất là trong hang động . Đối với canh tác hang động do không thể cách ly từng khu vực , vì vậy chỉ nên trồng 1 chủng Nấm nào phù hợp nhất thôi bao gồm cả : năng xuất cao , giá bán tốt , thời vụ trồng ngắn như Nấm Brasil ( Agaricus ) , Nấm Mỡ ( Bisporus ) , Nấm Ý ( Portobello , Crimini ) , những chủng Nấm này có năng xuất khá cao > 5kg/m2 bề mặt chất nền giá thể .
*Tuyệt đối không nên trồng Nấm Rơm , Nấm Linh Chi ở các khu vực hang động phía Bắc , nơi có nền nhiệt độ mát lạnh , vì 2 chủng này là loài nhiệt đới cần nhiệt độ cao .
*Một điều cần quan tâm khi canh tác ở nhưng nơi này là phải có các giải pháp khử trùng và thông gió toàn khu vực hiệu quả cao mới thành công được .
 
D
Bạn tayninh84 thân !

Các phụ gia được bổ xung vào nguyên liệu chính ( rơm rạ , thân lõi ngô , bông phế loại ...) tùy theo các giải pháp xử lý nhiệt của Bạn .
* Xử lý hấp thanh trùng bằng nồi áp suất : phôi trộn các phụ gia ngay sau khi ngâm vôi nguyên liệu chính vớt ra , rồi đóng kiện phủ màn nilon , đưa vào hấp
* Thanh trùng bằng gải pháp ủ đống : phối trộn vào đợt 2 khi bắt đầu đảo đống ủ ( xem các phần trình bày trước ) .
* Thanh trùng nhiệt thứ cấp : không phối trộn chung với nguyên liệu chính . sau khi ngâm vôi nguyên liệu chính , vớt ra , đưa vào nhà trải lớp lên kệ trồng trong nhà kín phủ bạt tối , rồi mới rải đều phụ gia đã phối trộn với nhau lên trên bề mặt giá thể , xong cung cấp nhiệt hơi nước vào nhà trồng ( xem lại phần trình bày trước ) .
 
Last edited by a moderator:
D
Như lời kể của Bạn nguyenthanh2687 mình thấy có những nghi vấn cần chia sẽ :
* trung bình bỏ vốn 60 triệu sẽ thu được khoảng 80 triệu . Làm Nông Nghiệp mà như đánh cược vậy thì quá nguy hiểm .
Bạn không có thông tin chi tiết cụ thể như : giá bán Nấm . chi phí chi tiết trong sản xuất , tỷ lệ nấm thu được trên khối lượng nguyên liệu ... Mình tạm tính giúp bạn theo bài toán ngược sau :
- Bán được 80 triệu : giá nấm khoảng 30 ngàn/kg ( tuần vừa rồi về Long khánh chơi có mua nấm rơm về làm lẩu với giá 35 ngàn/kg ) , vậy tương đương với 2,7 tấn nấm thu hoạch .
- Tỷ lệ năng xuất tạm tính 150kg/tấn nguyên liệu . vị chi cần 18 tấn nguyên liệu mùn thảy .
- Giá mùn cưa nguyên chất ( chưa trồng nấm ) 450 -500 ngàn/tấn . Tạm cho là bằng với giá mùn thảy . vậy chi phí mùn cưa nguyên liệu 9 triệu đồng .
- Công lao động thường xuyên : 3 người x 30 ngày x 200,000đ/ngày = 18 triệu đồng .
- Meo giống : 18 tấn nguyên liệu tương đương 900m2 bề mặt trồng , cần 1800 bịch meo giống . 1800 x 2,000đ/bich = 3,6 triệu
Vị chi những thành phần chi phí chính khoảng 31 triệu , cái còn lại là phụ gia + khấu hao trang thiết bị nhà trồng + điện nước + thuốc BVTV ... thì không thể bằng 50% chi phí chính được . Thông tin họ cung cấp cho Bạn vẫn chưa thể hiện tính chính xác của nghề trồng nấm , mặc dù Bạn đã đến tận nơi để tham khảo . Như vậy mình nghĩ rằng Bạn đã tốn mất thời gian cởi ngựa xem hoa rồi mà vẫn chưa thể tìm ra được lời giải cho bài toán kinh tế về nghề trồng Nấm rơm .
 
Last edited by a moderator:
D
Tiếp theo nghen

VIII/ Dịch hại trong sản xuất và canh tác Nấm Rơm :
Trong lĩnh vực trồng nấm rất nhiều Bạn và Bà con Nông dân khi đã bị hoặc đang bị tổn thất từ các loài gây hại này thường hỏi thăm có thuốc nào , cách nào diệt được chúng hay không ? Và cũng đã có nhiều chuyên gia , người trồng lâu năm có kinh nghiệm đưa ra nhiều giải pháp hướng dẫn điều trị . Xong các giải pháp này chỉ có thể giúp cho người canh tác khắc phục bớt hậu quả xấu , mà hề không lưu tâm đến việc người tiêu dùng có bị ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng nấm đã được phun những hóa chất BVTV này hay không .
Riêng đối với ngành nghề SX & CT Nấm trồng nói chung và Nấm Rơm nói riêng , khi mà mắt thường ta kiểm tra có thể nhìn thấy được những dịch hại này trong nhà trồng thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ sụt giảm năng xuất của vụ mùa sắp tới , tùy theo mật độ ít hay nhiều của chúng . Và nhất là những loài Ta có thể thấy được , thì tầng suất phá hoại của chúng cũng chỉ chiếm khoảng 50% , 50% còn lại là những chủng loài mà mắt thường rất khó nhìn thấy được , ta phải dùng kính lúp thì may ra mới có thể nhận dạng được chúng . Vì vậy việc tuân thủ theo đúng quy trình kỷ thuật , công nghệ trong sản xuất canh tác luôn được các nhà Khoa học cảnh báo và khuyến cáo cho tất cả mọi người đã và đang sản xuất trong lĩnh vực này , hầu giúp hạn chế những tổn thất rất có thể xảy ra với nghề nghiệp .
* Các giải pháp của mình đưa ra sau đây hầu hết tập trung vào cách phòng ngừa là chính . Và chúng chỉ đạt được hiệu quả cao khi trồng Nấm rơm trong nhà kín phủ bạt tối . Các Bạn cần phải hiểu và thông suốt rằng những chi phí cho lĩnh vực phòng ngừa dịch hại luôn buộc phải nằm trong gói chi phí đầu tư sản xuất chính ( chưa thấy mặt chúng vẫn phải tốn tiền , nhưng không lo Ta sẽ được lợi lớn khi vụ mùa bội thu ) .
1) Nấm hại : là các chủng nấm hoang dã , chúng cạnh tranh dinh dưỡng với Nấm trồng gây sụt giảm cả năng xuất lẫn chất lượng , thậm chí một vài cá thể trong chúng , khi xâm thực vào giá thể , chúng còn sản sinh ra những độc tố giết chết sợi nấm trồng ( thi thoảng trong thực tế vẫn có những vồng luống nấm không cho thu hoạch 1 quả nấm nào ) . Chủng loại Nấm hại thì có rất nhiều nhưng chủ lực trong nghề trồng Nấm Rơm vẫn là các chủng : Trichoderma , Penicillium ( nấm mốc xanh ) , Coprinus ( nấm mực ) , Aspergillus ( nấm mốc vàng hoa cao )
2/ Côn trùng phá hoại : Bọ ve , nhện ( mite ) , bọ đuôi bật , ruồi nấm , muổi nấm , tuyến trùng , gián , sên , ốc . các loài này thường tấn công trong tất cả mọi giai đoạn tăng trưởng của Nấm từ khi còn là giá thể cho đến thời kỳ đậu quả .
3/ Động vật gậm nhấm : chuột

Các giải pháp phòng ngừa :
1/ Với nấm hại :
- PH giá thể và nước tưới nên kiểm tra duy trì thường xuyên > 7,5 độ ( hầu hết các chủng nầm hại không tồn tại trong môi trường kiềm thấp > 7,5 và < 8,5 ngoại trừ nấm Trichoderma ) . Với nấm Trichoderma muốn khống chế chúng thì trong giai đoạn xử lý ngâm ủ rơm , PH đống ủ cần điều chỉnh ở mức cao > 10 . và trong giai đoạn canh tác khi phát hiện những vần tụ nấm mốc trên bề mặt ,thì dùng tay cào nhẹ , hốt bỏ lớp mốc chôn lấp ở xa khu vực trồng , đồng thời phun nhẹ nước tưới có pha hàm lượng vôi cao ( PH > 10 ) tại vị trí vừa xử lý .
- Nhiệt độ phòng và giá thể trong giai đoạn canh tác cần kiểm tra duy trì thường xuyên ( cả ngày và đêm ) > 30 độ C ( hầu hết các chủng nầm hại không tồn tại và phát triển mạnh trong môi trường nhiệt độ này ngoại trừ nấm Trichoderma )
- Độ ẩm trong nhà trồng vào thời kỳ đậu quả cần duy trì thường xuyên từ 85 - 95% ( hầu hết các chủng nầm hại không phát triển mạnh trong môi trường ẩm độ cao ngoại trừ nấm Trichoderma )
- Hấp nhiệt khử trùng , Ủ nhiệt , Xông nhiệt hơi nước nhà trồng , cần đảm bảo nhiệt độ > 60 độ C trong 6 - 8 giờ .
- Xông hơi khử trùng nhà Nấm bằng formaldehyde + Kali permanganat ( thuốc tím ) , hoặc đốt xông khí bột lưu huỳnh ( với lưu huỳnh cần thực hiện vào buổi chiều tối để hạn chế hiện tượng lưu hóa làm giảm tuổi thọ của bạt phủ nhà trồng ).
- Phụ gia bổ xung dinh dưỡng ( cám gạo , bột ngô , phân chuồng , Ure ,..) có hàm lượng N không lớn hơn 3%
- Carbedazim pha loãng 1000 ppm tưới phun vào đống rơm khi ủ , pha loãng 500 ppm phun trong và ngoài nhà trồng trước 2 - 3 ngày .
- Vôi : rắc dưới nền trong và xung quanh vách ngoài của nhà trồng .
2/ Với côn trùng phá hoại :
- Tuyến trùng : cần duy trì độ ẩm của giá thể từ 65 - 70% sẽ giúp không tăng mật độ và dần triệt tiêu chúng .
- Bọ đuôi bật : loài này thường tấn công vào hệ sợi và primordia . chúng tăng trưởng dân số mạnh trong môi trường ẩm ướt cao , che tối ( môi trường nhà trồng nấm rơm ) . Giải pháp khống chế là xông hơi nước nhà trồng trước khi cấy meo , với nhiệt độ 60 - 70 độ C trong 6 - 8 giờ , sẽ giết chết cả loài trưởng thành lẫn trứng , ấu trùng .
- Xông hơi khử trùng nhà Nấm bằng formaldehyde + Kali permanganat ( thuốc tím ) . sẽ diệt hầu hết các trứng , ấu trùng còn tồn đọng từ vụ mùa trước .
- Dichlorvos 500 - 1000 ppm , Omethoate 1000 ppm , Đồng Este 1500 ppm , Phun khử trùng nhà trồng trước khi đưa vật liệu vào canh tác , hoặc Acaricidal 500 ppm ( thuốc Sinh học ) trong thời gian phát triển quả thể . Các hóa chất này có thể diệt các trứng , ấu trùng của các loài gây hại như : bọ ve , nhện , bọ đuôi bật , ruồi nấm , muổi nấm , gián .
- Vôi : rắc dưới nền trong và xung quanh vách ngoài của nhà trồng ngăn ngừa sên , ốc xâm nhập vào nhà trồng .
- Bẩy sinh học : tấm plastic có lớp keo dính , phun hoặc thoa mỏng dung dịch Dichlorvos 500 - 1000 ppm + nước đường , treo vài phát thảy này trong nhà trồng , chúng sẽ bốc mùi chua ngọt thu hút Ruồi , muổi nấm , gián và tiêu diệt chúng . Nhớ là nhà phủ bạt kín nghen , thi thoảng do sơ sót chỉ có vài con lọt vào , chứ nếu với nhà hở bẩy này còn thu hút côn trùng ở các nơi vào thăm thì mệt lắm đấy .
- Bẩy xương : đặt vài mẫu xương ống , xương đầu động vật ( heo , bò ) đã qua sử dụng , tạo sự thu hút bọ ve , nhện . sau đó nhúng những mẫu xương này vào nước nóng rồi lại đặt tiếp . mỗi ngày thao tác khoảng 3 - 5 lần cho đến khi không còn thấy bọ ve , nhện đỏ trên bề mặt giá thể nữa .
- Bẩy đèn ( loại ánh sáng yếu xài pin thì tiện hơn ) : đặt trên thau , chậu chứa nước có pha loãng Dichlorvos hoặc Trichlorfon 1000 ppm thu hút ruồi , muổi nấm , bọ đuôi bật , rầy ( rìa thành trong của chậu có thoa ít mật ong hoặc nước đường dẫn dụ chúng nhảy vào ,) . Chú ý thau chậu có chiều cao không quá 12 cm , cao quá nó nhảy không tới đâu nghen .
3/ Động vật găm nhấm : chuột là tác nhân gây hại cũng rất lớn với ngành trồng , chúng chạy loạn xạ làm gãy đứt các mối liên kết sợi gây ra số lượng lớn cái chết trẻ của Nấm , đặt biệt là ở các khu vực nông thôn gần nơi trồng lúa . Diệt chúng thì có nhiều cách , chắc mình không cần hướng dẫn héng .
Ngoài ra vấn đề bố trí lắp dựng nhà nấm cần cách ly với các khu vực như : bãi rác , hầm xí , cống rãnh , thường xuyên vệ sinh thức ăn thừa , rác thảy , nước thảy quanh khu vực nhà trồng .
- Nhân công lao động cần vệ sinh tay , dụng cụ bằng dung dịch thuốc tím và phun rượu , cồn trên áo quần trước khi vào nhà nấm làm việc . Nếu có điều kiện thì trang bị quần áo bảo hộ chung cho mọi người lao động trong khu vực trong mổi ngày làm việc .
- Các bịch meo khi mua về , cần xử lý nhúng qua dung dịch thuốc tím khử trùng bên ngoài vỏ bịch trước khi mở để hạn chế bào tử nấm hại và trứng côn trùng tồn đọng từ nơi sản xuất meo , không cho chúng có điều kiện lây lan vào nhà nấm .
 
Last edited by a moderator:
D
Bà con trồng Nấm rơm và các Bạn thân mến !

Qua phần Dịch hại của Nấm Rơm và các giải pháp xử lý chúng ,chắc có lẽ vẫn còn rất xa lạ với mọi người , vì đại đa số nghề canh tác Nấm Rơm hiện nay ở nước là trồng ngoài trời thường lệ thuộc rất nhiều vào sự thuận lợi của thời tiết tự nhiên . Trong sản xuất bất cứ ngành nghề nào thì cũng cần phải tăng trưởng ( năm sau phải hơn năm trước ,cả chiều rộng lẫn chiều sâu ) , nhất là trong bối cảnh hiện nay nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu Nấm Rơm đang có chiều hướng thuận lợi về đầu ra . Xong trước thực trạng bế tắc vì mất mùa , giảm năng xuất khiến ngành nghề này đang thu hẹp dần diện tích canh tác cũng như sản lượng , đây quả thật là điều rất đáng tiếc .
Qua Chủ đề này Mình mong muốn Bà con và các Bạn cũng như các Cơ Quan chức năng đã và đang hoạt động trong ngảnh nghề này cần có một cái nhìn toàn diện hơn , không chỉ ở các vùng miền trong nước mà còn cần phải hội nhập với thế giới tiên tiến bên ngoài , để định hướng cho tương lai ngành nghề sản suất và canh tác Nấm Rơm Việt Nam , nhằm Khôi phục và phát triển mạnh mẻ ngành này , dựa trên những yếu tố thuận lợi về nguồn nguyên phế liệu rơm rạ dư thừa tại chổ và vùng khí hậu tối ưu .
Thay đổi Phương thức canh tác mới : từ trồng ngoài đồng ruộng bằng giải pháp trồng trong nhà kín phủ bạt tối và Mô hình Kinh tế mới : từ sản xuất nhỏ lẻ tự phát sang sản xuất tập trung có quy hoạch tổng thể .

Mọi thắc mắc cần giải đáp và tư vấn chuyên ngành trồng Nấm xin liên hệ về địa chỉ Email : Dunguyen1203@gmail.com hoặc Điện thoại : 091 9897448
 
M
các bác giúp dùm em

trước hết em xin gửi lời chào trân trọng đến bác chủ pic Dfruit và bác Doanhuynhky
cám ơn bác Dfruit đã có chủ đề rất hay về cách để phát triển nấm rơm, và bác Doanhuynhky đã rất nhiệt tình có những bài phản hồi rất hay. Em thấy các bác tìm hiểu rất kỹ về cây nấm rơm, vậy em xin phép hỏi 2 bác mấy câu ngoài chủ đề 1 chút mong 2 bác chỉ bảo cho em.
1. 2 bác trồng nấm rơm lâu chưa, trang trại quy mô có lớn không
2. ngoài nấm rơm ra thì 2 bác còn trồng loại nấm khác nữa không
3. nếu trồng nấm rơm quy mô lớn thì thu mua nguyên liệu ra sao( cách thức thu gom ) vì em ở hà nội ko có bán rơm quy mô lớn nên phải tự mình đi gom và ra giá thành trên 1 tấn rơm khô là bao nhiêu tại trong nơi các bác y ( để em tham khảo giá )
4. với giá Nguyên liệu là nùm cưa và bông như sau mùn cưa tạp 800.000/tấn: bông hạt 2.200.000/tấn còn nếu lấy theo M3 thì mùn cưa cao su 350.00/m3 : bồ đề 200.000/m3: gỗ khác 180.000/m3 ( đây là giá NL về đến cơ sở tại hà nội ) so các loại với rơm thì cái nào rẻ hơn và hiệu quả hơn
chả là em vừa mới hoc. trồng các loại nấm xong tại viện di truyền nông nghiệp. và tuần sau em xuống trung tâm nấm văn giang tại hưng yên của viện di truyền nông nghiệp thực tập ( làm ko công D:) 2 tháng để nắm chắc quy trình kỹ thuật rồi về em mới triển khai, vậy em xin ý kiến 2 bác về kinh nghiệm cũng như kế hoạch khởi nghiệp. EM hiện đang có 1.4 tỷ đang gửi TK đất quê em thì khoảng 25tr/sào (1 sào =360m2)
đây là đất ruộng mua xong em sẽ xin chính quyền chuyển đổi. vậy em xin hỏi các bác với 25tr/sào em nên đầu tư mua bao nhiêu mét và em có nên triển khai hết sô tiền trên ko hay chỉ làm tạm thời đầu tư thử nghiệm đã và các bác co thể xây dựng kế hoạch giúp em được ko
em chân thành cảm ơn các bác.
 
L
Bác Dfruit thân!

Rất cảm ơn bác về Topic này! Hy vọng bác sẽ có nhiều chia sẻ bổ ích nữa cho bà con nông dân tham khảo
 
Last edited by a moderator:
L
Bác Dfruit thân!

* Giải pháp lên men thứ cấp :
Rơm rạ được tập trung và nhúng vào hồ chứa nước đã xử lý vôi như cách hướng dẫn trước , sau đó chuyển vào sắp lớp trên kệ trồng dày 20 - 25cm . Phụ gia phối trộn như cách hướng dẫn trước , rải đều lên bề mặt của giá thể ém chặc , tưới nhẹ nước đã xử lý PH 7,5 - 8,5 . sau đó đóng kín nhà Nấm , đun nóng nước từ hệ thống sưởi xông hơi ( phần trước ) , dẫn hơi vào nhà Nấm ( nhớ đun thật mạnh ) . khi nhiệt độ trong nhà nấm đạt tới 70 - 80 độ C duy trì trong 4 - 5 giờ rồi tắt lửa . thời gian lên men thứ cấp trong khoảng thời gian 48 giờ ( trong khoảng thời gian này khi nhiệt độ giảm xuống , ta sẽ tiến hành xông hơi khử trùng nhà nấm và giá thể bằng hổn hợp formandehide + thuốc tím trong 12 giờ , sau đó mở bạt cho thoát hơi hết ra ngoài ) . Sau thời gian lên men thứ cấp , khi nhiệt độ nhà nấm giảm xuống từ 30 - 35 độ C và nhiệt độ trong giá thể < 32 độ và > 40 độ C là có thể cấy meo . Cách quản lý và chăm sóc tương tự như phương thức canh tác đã nêu .

Em chỉ là SV ngành CNSH mới ra trường, cũng khá quan tâm đến nghề trồng nấm. Em thấy cách bác lên men thứ cấp để xử lý nguyên liệu khá hay, tiết kiệm được rất nhiều công..bác có thể nói rõ hơn về phần này được không, theo em khi cung cấp 1 lượng hơi nước trong thời gian lâu như vậy sẽ làm độ ẩm cơ chất tăng lên rất nhiều, bác có giải pháp nào để đưa cơ chất về độ ẩm thích hợp trước khi cấy meo không?
 
Last edited by a moderator:
A
thân cây bắp ngô sau thu hoạch thì có thể trồng nấm rơm được không?các bác chỉ bảo kỹ thuật trồng với?:5^:
 
D
Bạn Minh - Chương Mỹ thân !

Về nguyên liệu sẳn có tại địa phương như bạn nêu trên thì Mùn cưa Cao su hoặc Bồ đề phối hợp với vỏ hạt bông theo tỷ lệ 50 - 50% là hiện quả cao nhất . Tất nhiên là cũng cần thêm một số phụ gia cần thiết nữa như : cám gạo hoặc bột ngô , thạch cao hoặc bột nhẹ , super lân ...
Nếu Bạn canh tác theo phương thức trong nhà kín phủ bạt tối thì mổi sào bắc bộ có thể dựng được 2 nhà Nấm bao gồm cả những công trình phụ ( mổi nhà nấm có sức chứa 10 tấn giá thể ) .
Trồng Nấm Rơm đầu cần phải đầu tư nhiều như bạn đang có , khi bạn thực hiện thành công mô hình thì tự thân nguồn lợi nhuận thu được khá lớn sẽ tái đầu tư cho các giai đoạn tăng trưởng sau .
Mình hiện đang có chuyến thực địa ngành trồng Nấm Rơm tại Đồng tháp và Vĩnh Long . Có một số thông tin muốn chia sẽ với các Bạn :
- Giá 1 ghe rơm ( 30 tấn ) = 22 triệu đồng
- 1 Ghe rơm khi chất nấm ( tên gọi địa phương khi xếp mô nấm trên đất vườn , đất ruộng ) hiện trung bình thu được khoảng 1- 1,2 tấn nấm .
- Giá thu mua hiện tại loại 1 = 40k/kg , loại 2 = 35k/kg
- Giá bịch meo giống từ 1700 - 1800đ/bịch ( khoảng 150g ) , cơ chất trong meo chủ yếu là vỏ trấu
- Hiện tại các khu vực này đang mùa nước nổi , diện tích canh tác đất gò tại ruộng không có nhiều , người trồng phải thuê mướn thêm đất vườn để chất nấm , giá thuê là : 1 triệu /ghe rơm .

Bạn có hỏi :
1. 2 bác trồng nấm rơm lâu chưa, trang trại quy mô có lớn không
2. ngoài nấm rơm ra thì 2 bác còn trồng loại nấm khác nữa không
Trên thực tế thì mình chưa từng trồng Nấm 1 ngày nào cả , nhưng trồng theo tài liệu tham khảo thì đã gần 4 năm rồi , riêng nấm rơm thì gần 2 năm ( 1 ngày 6 - 12 tiếng đấy ) . Vì vậy có thể nói mình hiểu nó còn rỏ hơn cả những người đã từng canh tác trên 10 năm kinh nghiệm lận đấy .
Tập trung nhất của mình là các chủng Nấm xứ lạnh : Nấm Donco , Nấm Brasil , Nấm Mỡ ( Bisporus ) , Nấm Đùi gà ( coprinus ) , Nấm Jinfu , Nấm Hào ( Eryngii ) .. Bởi đây là những chủng nấm mà trong hiện tại VN phải nhập khẩu thường xuyên .
 
Last edited by a moderator:
Back
Top