Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
A
thân bắp còn tươi có thể đên đi trồng nấm sò được ko vậy mấy bác??? thân bắp còn tươi nha?????
 
D
Bạn đưa về ủ đống , rắc vôi vào , dùng tấm nilon lớn phủ lại khoảng trên 15 ngày là sử dụng được . nhớ khoảng 1 tuần thì đảo đống ủ 1 lần . 4 ngày nữa đảo tiếp đợt 2 . trong khi đảo tưới thêm nước pha loãng vôi . Đống ủ cần phải lớn mới sinh nhiệt được , ít quá không có tác dụng ủ nhiệt .

Mô hình Nấm sò trồng trên rơm rạ cỏ lau sậy , thân ngô

6ogn.jpg


dml2.jpg
 
Last edited by a moderator:
B
Bạn đưa về ủ đống , rắc vôi vào , dùng tấm nilon lớn phủ lại khoảng trên 15 ngày là sử dụng được . nhớ khoảng 1 tuần thì đảo đống ủ 1 lần . 4 ngày nữa đảo tiếp đợt 2 . trong khi đảo tưới thêm nước pha loãng vôi . Đống ủ cần phải lớn mới sinh nhiệt được , ít quá không có tác dụng ủ nhiệt .

Mô hình Nấm sò trồng trên rơm rạ cỏ lau sậy , thân ngô

6ogn.jpg


dml2.jpg

trồng kiểu này thì năng suất lần 2 em nghj là nó bị ẹ!. Còn trồng trên thân cây ngô tươi, khô em đã thử nghiệm rồi... K được đâu bác ạ!... Cây ngô tươi sau khi ủ thối rất nhanh.. Cho dù đến lúc cấy gjống chưa thối thì cấy gjống dc 1 tuần kả đống thốj, mốc meo đủ kiểu.... Lần 2 là em dùng máy thái chuối tháj nhỏ, rắc vôi rồj đổ tất cả vào lò hấp đấy nhé... Mang ra khỏj lò độ ẩm tốt, rất thơm tho.. Cũng đã cố gắng hết mức để hạn chế nấm dại!. Ấy thế mà vẫn ẹ đấy...
 
D
Gửi bác Dfuit.
Đợi bác viết tiếp nhưng lâu rồi không thấy. Tôi có thắc mắc mà chờ hoài không thấy.
1. Phương pháp lên men thứ cấp. Phương pháp này tôi có thấy người ta làm rồi nhưng trên nguyên liệu bông vải. Bác có thể giải thích tại sao làm như vậy thì nguyên liệu sẽ lên men

2. Với rơm rạ thì phải nén chặt thì tơ nấm mới ăn được. Rơm sau khi ủ mềm lúc đóng khối, hay luống phải dẫm lên mới chặt được. Ở Long An người ta độn thêm lục bình để khắc phục nhược điểm đó. Với phương pháp lên men thứ cấp của Bác thì người ta làm sao để nén chặt khối nguyên liệu?
 
D
- Giải pháp lên men thứ cấp bằng giải pháp xử lý nhiệt , một mặt làm các nguyên liệu bổ xung như Cám gạo , bột Ngô chín lên , rơm và phân chuồng cũng chín luôn và như thế chúng sẽ dễ phân hủy khi cấy meo nấm vào . Mặt khác nó có tác dụng khử trùng cho nguyên liệu và nhà trồng hạn chế nấm hại và côn trùng .
- Khi Bạn đọc kỷ các thành phần nguyên liệu phối trộn mà mình đề cập có : rơm xay + cám gạo hoặc bột ngô + super lân + vôi bột .. các thành phần này khi rải lên bề mặt sẽ che kín các khoảng hở của rơm giúp cho tơ nấm phát triển đều khắp , không bị đứt đoạn . Khi rải xong phụ gia , tưới nước rồi mới xử lý nhiệt lên men thứ cấp .
Sau khi xử lý nhiệt nhà trồng lớp rơm trên kệ sẽ dẽ xuống đáng kể và trước khi cấy rải meo giống , thường thì người ta dùng cái dụng cụ tương tự như bàn chà thợ hồ nhưng lớn gấp 3 - 4 lần , ém nhẹ bề mặt giá thể rồi mới rải .

đưa rơm vào kệ trồng
78me.jpg


Phối trộn phụ gia
ihz5.jpg


rải phụ gia vào kệ rơm
p50o.jpg


Tưới nước , sau đó mới xử lý nhiệt
ote3.jpg
 
Last edited by a moderator:
B
theo bác thì cùi bắp thì trồng thế nào????

bác đừng nghe trên tivi hay trên mạng nói linh tinh.. Lúc làm ra thì k hiệu quả đâu... Sắp đến vụ gặt rồi . Cứ rơm rạ là tốt nhất. Chả phải bổ xung phụ gia gì đâu, rạch bịch 6 nhát thu 2 lần là dc 1kg/bich rồi. Dễ làm nữa... Em cũng đã thử nghiệm các kiểu con đà điểu rồi. Giờ vẫn chốt lại ở rơm ra thôi.. Trồng nấm sò rủi do cũng cao lắm.. Em cứ thử linh tinh cũng bị hỏng rất nhiều rồi. May là có nhiều lán nấm, mỗi lán thử 1 kiểu nên k bị hỏng hết. Quanh đi quẩn lại vẫn hoà vốn. Hjx gần đây cải tiến 1 số thứ và rút ra dc rất nhiều kinh nghiệm nên tỉ lệ bịch hỏng chiếm dưới 2%... Đang hân hoan chiến thắng thì lại gặp bọ phá hoại tơ nấm. Đau ơi là đau
 
Last edited by a moderator:
A
Hjx gần đây cải tiến 1 số thứ và rút ra dc rất nhiều kinh nghiệm nên tỉ lệ bịch hỏng chiếm dưới 2% mong bác chia sẻ tí kinh nghiệm trồng trên mùa cưa tạp bác xem thử được hông ở em mùa gặt qua lâu mong bác nhiệt tình giúp đỡ kinh nghiệm em với
 
B
Hjx gần đây cải tiến 1 số thứ và rút ra dc rất nhiều kinh nghiệm nên tỉ lệ bịch hỏng chiếm dưới 2% mong bác chia sẻ tí kinh nghiệm trồng trên mùa cưa tạp bác xem thử được hông ở em mùa gặt qua lâu mong bác nhiệt tình giúp đỡ kinh nghiệm em với
em đã thử mùn cưa gỗ tạp " mùn cưa keo lá chàm" đã bổ xung vài % cám gạo, cám ngô rồi. Nhưng năng suất lần 2 thấp lắm, mọc lèo tèo ..
Chả có lãi đâu bác ạ!.. Vớ vẩn còn lỗ ý chứ... Cải tiến ở đây là phương pháp, cách làm do mình tự đúc kết ra khi trải nghiệm thôi.
 
A
nãn:7^::7^::7^::7^: tiền ko có :huh::huh::huh: mùa cưa cao su thì :1^::1^::1^::1^:
 
V
nãn:7^::7^::7^::7^: tiền ko có :huh::huh::huh: mùa cưa cao su thì :1^::1^::1^::1^:

Ôi bài ca muôn thủa mà, thôi thì không có nhiều thì mua ít làm ít vậy biết sao bây giờ. Cố lên bạn ơi. Tôi đây còn không có 1 m2 đất để đặt một cái chân bạn a.
Cuộc đời là 1 khúc quân hành:2cat:. Đồng tiền buộc ta luôn phấn đấu:1^:. Ta yêu sao nghề nông ta đã chọn.:wub:
 
B
Ôi bài ca muôn thủa mà, thôi thì không có nhiều thì mua ít làm ít vậy biết sao bây giờ. Cố lên bạn ơi. Tôi đây còn không có 1 m2 đất để đặt một cái chân bạn a.
Cuộc đời là 1 khúc quân hành:2cat:. Đồng tiền buộc ta luôn phấn đấu:1^:. Ta yêu sao nghề nông ta đã chọn.:wub:

đâu nhất thiết cứ có đất mới phát triển chăn nuôi dc đâu... Còn nhiều kiểu # mà vd: nuôi vịt trời, chim di cư chẳng hạn!..
 
V
đâu nhất thiết cứ có đất mới phát triển chăn nuôi dc đâu... Còn nhiều kiểu # mà vd: nuôi vịt trời, chim di cư chẳng hạn!..

Dạ mấy con đó nuôi không có được lời anh a. dạo này người ta hay phòng dịch H*N* lên cũng cũng thiệt hại lắm. em chuyển sang nuôi con Lô cũng không ăn thua lắm, Bữa nay tính chuyển sang nuôi con Đề, em đang tầm sư học đạo nuôi con này. thấy bà con bảo đặc sản thị ăn ngon lắm. nuôi con này xong có quy trình em tiếp tục nuôi con Nợ nữa là bá đạo anh a
 
D
Đặc điểm của nghề trồng Nấm nói chung là : khi mới làm thì thường mang lại thành công cao (dù kỷ thuật canh tác chưa thuần thục lắm ) , và khi mới làm thì số lượng thử nghiệm chỉ ít thôi . Sau 2 - 3 vụ thì bắt đầu có vấn đề , nhất là khâu dịch hại . nghịch lý là lúc này số lượng túi hoặc giá thể trồng lại gia tăng , tiên tốn nhiều vốn liếng . ít thì hao hụt khoảng 20 - 30% nhiều thì có khi mất trắng luôn . Đặt biệt với những giai đoạn sau , khi thất bát thì hầu như những cán bộ khuyến nông đều bó tay , không có giải pháp hữu hiệu phòng chống dịch hại .
Một số người kinh nghiệm lâu năm thì thường đi thuê đất mới đề canh tác và cứ thế họ di chuyển từ chổ này sang chổ khác giống như nghề nuôi ong vậy , do đó ngành nghề này từ trước đến nay vẫn chưa ổn định .
 
Back
Top