Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
D
Bạn Levantiep 1990 thân !

Rất vui khi Bạn cùng tham gia trên diễn đàn Agriviet .

Về độ ẩm cơ chất cần điều chỉnh lại theo điều kiện sống của Nấm ( 65 - 75% ) như Bạn nêu thì giải pháp khá đơn giản . Sau thời gian xông nhiệt hơi nước , là chúng ta cần xông thêm khói khử trùng với nguyên liệu Formandehide + thuốc tím và khi mở cửa thông khí cho gió vào để đẩy hết mùi chất khử trùng còn tồn đọng thì độ ẩm trong nhà trồng cũng như cơ chất sẽ giảm xuống rất rỏ rêt chỉ khi độ ẩm của cơ chất trở về đúng điều kiện thì ta mới cấy meo vào giá thể .và thông thường người ta phải phun sương nhẹ thêm nước vào giá thể trước khi cấy meo ( do bị mất độ ẩm ) .

- Cũng có một giải pháp khác là xông khô : Dùng thêm 1 thiết bị xông là : thùng phuy sắt có khoét lổ thông khí bên hông phía dưới thùng , đốt bằng than tổ ong , dưới dáy thùng có gắn bánh xe đẩy . Chú ý bên trên thùng phải có mái che bằng tole sao cho hơi nóng từ miệng thùng không tỏa thẳng lên phía trên dễ làm hư mái bạt , cũng như không để nước nhỏ giọt vào miệng lò . Với giải pháp này ta phải phun thật ướt giá thể trước khi xông nhiệt . thùng phuy có thể di chuyển dễ dàng bằng bánh xe đẩy để phòng trường hợp nhiệt độ phòng lên quá cao > 90 độ , thì kéo ra khỏi nhà trồng ( dây kéo cột sẳn vào quay thùng , đứng bên ngoài kéo thôi , không vào trong nhà trồng được vì nhiệt độ cao ) . Nguyên liệu đốt bằng than tổ ong cháy âm ỷ sẽ duy trì được lâu hơn và không bắn tia lửa gây hỏa hoạn .
Chú ý : loại thiết bị này chỉ sử dụng vào giai đoạn lên men thứ cấp cho giá thể , trong giai đoạn từ khi bắt đầu cấy meo không nên sử dụng nó để điều chỉnh nhiệt độ nhà nấm , bởi trong quá trình đốt sẽ sinh khí CO2 không có lợi cho môi trường nhà nấm .
 
Last edited by a moderator:
D
Bạn anuong 689 thân !

Thân , lõi ngô trồng nấm rơm khá tốt , xong cần phải xay nghiền cho độ dài nhỏ lại < 10cm đối vơi thân ngô và 1 -2 cm 2 đối với lõi ngô . như vậy mới không làm gảy đứt tơ nấm ( đôi khi do tác động cơ học trong thời gian chăm sóc , tưới nước hoặc thu hái ) .
 
cám ơn bài viết tuy hơi dài và đọc mỏi mắt quá. nhưng có lẽ đó là điều cần thiết với người nông dân phải thật tỉ mỉ và chi tiết tới từng công đoạn nhỏ. hy vọng người nông dân sẽ có thêm 1 cơ hồi để thoát ngèo và vươn lên làm giàu với nhưngc thứ tuy rất cũ mà mới này
chúc bác chủ vui và có nhiều đóng góp thiết thực cho bà con hơn nữa. chúc thành công
 
D
Bạn tiengdan - codon Thân !

Cám ơn Bạn đã chia sẻ . Mình đang tiếp súc với bà con trồng Nấm ở Lai vung Đồng Tháp . Thật đáng thương , họ thật thà chất phát đến độ cả tin với những luồng thông tin không chuẩn xác .
Khi mình trao đổi về nguồn meo , họ than rằng : meo bây giờ nhà sản xuất tiết kiệm cạnh tranh giá thành nêm bơm vào bịch rất ít meo gốc so với trước đây , chỉ có mấy cc thôi ??? .
Qua chuyến thực địa này ngoài việc hổ trợ thêm kiến thức ngành trồng cho Bà con ( giải pháp tình thế theo mô hình truyền thống ) , mình cũng đang lên kế hoạch tiếp theo nghiên cứu giải pháp tái sử dụng nguồn rơm sau thu hoạch ( rơm hầu như còn nguyên cơ chất sau khi hết vụ trồng ) . Và Mô hình trồng Nấm theo mùa nước nổi .
 
D
Bạn Minh_Chương Mỹ thân.
Tôi trồng nấm Rơm vài lần rồi. Lần đầu chỉ toàn làm nấm mực. Các lần sau cũng cải thiện lần lần nhưng chưa đạt năng suất như người ta. Và tôi cũng đang trồng thử nghiệm chứ chưa có trang trại hay quy mô lớn.
Ở chổ tôi rơm người ta đốt, chẳng ai cạnh tranh. Nên tôi kêu mấy thằng người STieng (dân tộc thiểu số) đi xin và bốc lên xe giá 250k/1000m2.
Giá nấm ngày thường tôi bán giá 60k/kg, ngày Rằm và mồng một 80k/kg giá cao so với nơi khác nhưng ở đây là rẻ nhất chợ :D
 
G
nấm rơm thì hầu như thị trường vùng nào cũng có thể tiêu thụ được, mong rằng nông dân có thể làm giàu được từ ngành này
 
A
trong quá trình chăm sóc nấm ra quả thể có giai đoạn#gây sốc nhiệt dể kích ra hạch nấm#em ko hiể cái này mấy bác giải thích dùm em???
 
D
Với Nấm Rơm , kiểu canh tác truyền thống cũng như công nghệ mới trồng trong nhà phủ bạt kín thì hầu như không có giải pháp sốc nhiệt . Chỉ có kích hoạt bằng ánh sáng . Sau giai đoạn ủ tơ trong môi trường tối kín , tơ ăn lan nhiều thì ta kích hoạt primordia bằng cách cung cấp ánh sáng khuyết tán ( mở cửa sổ , lổ tò vò ... ) tương đối dài 6 - 8 tiếng . Khi ây nụ đinh ghim ( primordia ) sẽ nẩy mầm đồng loạt trên bề mặt giá thể với những chấm li ti hòa lẫn trong tơ ( với mô hình trồng trong nhà không phủ rơm mặt sẽ thấy rất rỏ ) .
 
Q
Bạn Minh - Chương Mỹ thân !


2. ngoài nấm rơm ra thì 2 bác còn trồng loại nấm khác nữa không
Trên thực tế thì mình chưa từng trồng Nấm 1 ngày nào cả , nhưng trồng theo tài liệu tham khảo thì đã gần 4 năm rồi , riêng nấm rơm thì gần 2 năm ( 1 ngày 6 - 12 tiếng đấy ) . Vì vậy có thể nói mình hiểu nó còn rỏ hơn cả những người đã từng canh tác trên 10 năm kinh nghiệm lận đấy .
Tập trung nhất của mình là các chủng Nấm xứ lạnh : Nấm Donco , Nấm Brasil , Nấm Mỡ ( Bisporus ) , Nấm Đùi gà ( coprinus ) , Nấm Jinfu , Nấm Hào ( Eryngii ) .. Bởi đây là những chủng nấm mà trong hiện tại VN phải nhập khẩu thường xuyên .
He he, biết ngay là bác chưa trồng nấm ngày nào. Vì vậy tràn đầy lạc quan cách mạng và sẵn sàng giúp mọi người về lý thuyết. Bác mà đã tự tay trồng nấm rồi thì sẽ khác ngay. Trồng là chua lắm, kể cả cay, đắng nữa. Lý thuyết luôn màu xám và cây đời thì mãi xanh tươi. Cụ nhà thơ Đức đã nói thế mà.
Nếu đã nấu sử sôi kinh đến 4 năm thì bác trồng thử xem. Đem lý thuyết áp dụng vào thực tiễn sản xuất của chính mình. Trăm nghe không bằng một thấy và dĩ nhiên, trăm thấy không bằng một làm. Bác cứ thử xem, còn nếu đi góp ý giúp nông dân bằng kiến thức sách vở của mình thì...thì...thì.... Tất nhiên những kiến thức đó là đáng quý nhưng có những trường hợp sách vở vẫn là sách vở. Việc bác quan tâm đến các loài nấm xứ lạnh là đã, xin lỗi nhé, cầm chắc thất bại rồi. May là bác chưa trồng! He he, bác đã quan tâm thế thì bác biết ở trong miền Nam này ai, đơn vị nào đã trồng nấm xứ lạnh chưa? Trồng từ lúc nào và bây giờ ra sao? Bác có tìm hiểu chưa và lý do không trồng nữa.
Còn bác đọc tài liệu 24 giờ 1 ngày ( thí dụ vậy) trong 4 năm thì chẳng là gì đâu. Bởi vì có người vừa đọc vừa trồng trong 10 năm, 20 năm, 30 năm vẫn có vẻ như là dậm chân tại chổ. Dĩ nhiên có người đọc nhiều hơn bác nhiều, tài liệu quốc tế, cập nhập thường xuyên nhưng trồng nấm thì....
Túm lại là, có làm mới biết.
Còn topic này hay các bài khác bác viết thì tốt, thêm tài liệu tham khảo và trao đổi giữa những người trồng nấm, có thể sáng ra nhiều điều. He he, vote cho bác.
 
M
gửi bác quân tử

bác quân tử nói thế là chưa đúng rồi! mặc dù kinh nghiệm thực tiễn là cái quý giá nhất nhưng những cái mà bác Drfuit làm có khi còn hơn cả những cái kinh nghiệm thực tế đó đấy chính là cái ( nghiên cứu về nó ) mặc dù em chưa trồng nấm nhưng quan điểm của em là trúớc hết phải nghiên cứu tìm hiểu về nó đã càng kỹ càng tốt lúc đó nó sẽ bổ xung cho cái kinh nghệm thực tế rất nhiều
bác trồng nấm mà ko tìm hiểu sâu về loại mình trồng ko hiểu về đặc tính sinh học, dinh dưỡng, những điều cần thiết để cây nấm bác trồng sinh trưởng và phát triển tốt, thì dù bác có thử đi thử lại bao nhiêu lần đi nữa thì cũng tốn tiền mà^^. chắc cuối cùng cũng đc chút kết quả hoặc là về sâu bọ nấm dại bác phải hiểu kỹ về nó thì mới có phương pháp phòng trừ và diệt nó một cách hiểu quả chứ. đơn giản thì cũng phải biết nó sinh ra từ đâu, phát triển trong điều kiện nào, và nó sợ những cái gì chứ. vì thế ta cần phải tìm hiểu nghiên cứu về nó
các cụ có câu
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
nay thời đại công nghệ thông tin ta không cần đi, chỉ cần ngồi điều hoà cũng học dược vậy tại sao ta ko học. vừa nhàn vừa tiết kiệm được khối tiền chi phí đi lại ( tích vốn mở xưởng trồng nấm).học là vô biên mà.
em chúc các bác thành công và ngày càng phát triển trong ngành trồng nấm để đưa nức ta thành một nước nông nghiệp hoá hiện đại ( em gét công nghệp vì nó vừa ô nhiễm vừa phá tài nguyên)^^
mà hôm trước em có tham quan mô hình trồng nấm mỡ trong nhà lạnh đấy họ bảo có tiền đầu tư vẫn ra tiền lắm đấy một nhà lạnh của họ 25->30m2 một tháng hết 6tr tiền điện trồng đc hơn 1 tấn NL ra giá thành SX khoảng 45->50K/kg bao gồm cả khấu hao mà giá thành bán là 80k/kg. thông tin này là từ một phía còn phía bên em thì phải nghiên cứu thông tin đó đã
 
V
Vote cho tieu muc nam rom - Đại gia và Gia đại

Hôm nay em đọc từ đầu đến cuối của mục này em rất vui khi có 1 tiểu mục người nêu vấn đề từng phần 1 và các phản biện liên quan đến từng phần 1. người đưa ra có chủ ý tránh lan man quá tuy rằng cũng nhiều vấn đề lan man đã xảy ra. Chúng ta cũng không nên tranh luận nói nhau nhiều quá quanh việc thằng bán giống và thằng toàn lý thuyết với người làm thực tế. Nhưng thực sự phải nói lại là em thấy hay. Tuy rằng những người làm được đã thành công hoặc thành công một phần “ đã khắc phục được 1 số khuyết điểm trong quá trình trồng” không có điều kiện lên diễn đàn hoặc không muốn chia sẻ vì sợ lộ bí mật. sợ mất võ. Tinh hoa võ học “ ko phải võ đánh nhau đâu nhé” phải trải qua từ thực tế =>> lý thuyết =>>>thực tế. đó là quy luật của cuộc sống của vạn vật.
Có một câu chuyện như sau, các phụ huynh khi đi họp cho con lúc đi trên đường thì muốn phải đi nhanh đến trường họp cho con vì nghĩ rằng “ mỗi người 1 ý” em ko tiện nói ra, mặc cũng đẹp , nhưng đến lớp rồi thì cứ chọn bàn nào gần cuối lớp ngồi rồi nhìn xung quanh ngắm các phụ huynh khác, ít ai dám ngồi đầu bàn và nêu vấn đề , cô giáo trên bảng ghi các thứ nhiều mục và đến mục đóng tiền ABCBK tất cả đều ghi lại và kết thúc buổi họp không 1 câu hỏi không 1 chất vấn. sau đó đi về và về nhà , người ít tiền thì kêu sao nhiều tiền thế, người nhiều tiền thì có người kêu có người không. Vậy thì ở nhà cho xong cần gì phải đi họp cho nó mệt, hình như họ sợ 1 vấn đề gì đó . Sáng chủ nhật đã ngủ cố hoặc tranh thủ làm việc nhà thì làm luôn những việc đó đi ra đường làm gì cho tốn xăng, chật đường.
Thế nên em chỉ mong là nếu đã có quan tâm vấn đề mọi người nên nói ra để cùng hiểu, mình ko học được cũng làm GIẦU kiến thức cho đời các bác a. Hi hì thế cũng có được gọi là đại gia không nhỉ “ Gia đình lớn “ Em rất thích câu này “ Hãy chia sẻ để đẻ thêm tiền “ và
Em thật sự bực mình khi gặp những ông bán giống không làm thực tế 1 vòng chu trình tuần hoàn cái gì cũng nói thật hay nhưng đẩy cái xui cho bà con nông dân, đã nghèo lại nghèo thêm đúng là “ Xui trẻ con bốc cứt gà sát”. Em thích gương mặt của nhà khoa học Lương Đình Của

Chén rượu chén chè đông bè bạn
Chén chú chén anh hữu hảo tình.
Cơm nguội mắm chan mỗi mình mâm.
Nhà nông thất nghiệp ghét những thằng biết một tý nói thì mập mờ , hoặc bơm đểu bán giống hoặc nói không ra đầu ra cuối kiểu ném đá giấu tay,: mail của em là vu_tuan_hn@yahoo.com hoặc call phone 0966721572
.
 
A
#gây sốc nhiệt dể kích ra hạch nấm# là sao vậy mấy bác? ý em nói là em thử gây sốc nhiệt cho nấm sò như ko hiểu sốc là lam sao? mấy bác chỉ em dùm với:9^::9^:ko hợp chủ dề mong mấy bác lượng thứ:wub:
 
A
#gây sốc nhiệt dể kích ra hạch nấm# là sao vậy mấy bác? ý em nói là em thử gây sốc nhiệt cho nấm sò như ko hiểu gây sốc nhiệt là làm sao? mấy bác chỉ em dùm với:9^::9^:em nêu ra câu ?ko hợp chủ đề cho lấm mong mấy bác lượng thứ:wub:
 
D
Hi ..Hi.. Bây giờ minh nói ra mà Bạn mới biết là hơi bị chậm đấy . Bạn có từng nghe và thấy ai làm giàu từ nghề của mình mà dám kể hết những bí quyết kỷ thuật không ? Ông bà ta có câu : thà cho tiền cho bạc chứ không ai dắt đàn đi buôn cả .
1 cái điện thoại di động bạn đang xài cò đến mấy nước cùng tham gia sản xuất : nào là phần cứng , phần mềm , tiện ích ... Cái này tinh vi mà người ta còn kết nối với nhau được , há gì 1 vài loại Nấm mà đã sản xuất theo quy trình chuẩn được vài chục năm rồi ở nước họ mà ta lại không kết nối được chứ . Chẳng qua là có cơ duyên sở hữu được nguồn tư liệu chính thống hay không thôi .
5 ngày vừa qua mình đi liên kết , thuyết trình Dự Án với các trung tâm khuyến nông , Sở Nông Nghiệp các Tỉnh cũng như một số Doanh Nghiệp đang kinh doanh ngành xuất khẩu nấm rơm muối , ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vừa về đến SG . Chuyến đi cũng có rất nhiều khả quan , hy vọng những ngày tới sẽ có nhiều tin vui .
Các Bạn thân mến . Hiện thời do chưa bắt tay vào việc nên mình mới có thể nói hết ra những kiến thức mà mình tích lũy lâu nay để các Bạn cùng chia sẽ và phản biện . Sau này khi liên kết triển khai chương trình với các đối tác thì chưa chắc mình có thể nói ra được những kinh nghiệm thực tế vì đó là bí mật công nghệ buộc phải tuân thủ ( không đối tác nào chấp nhận mình làm chuyện này cả ) .
Nếu mình mà còn mơ hồ thì không thể nói chuyện được với các vị Tiến sỉ , Giám đốc các Ban Ngành Nông Nghiệp đâu các Bạn nhỉ . Họ phản biện mạnh và hóc hơn các Bạn nhiều , cả vi mô lẫn vĩ mô đấy , có nơi còn tổ chức cả Ban bệ hội đồng nữa đấy . Nói chung tất cả đều khá thuận lợi .
Chờ tin vui của mình nhé .
 
D
Về Nấm xứ lạnh , phải chi có Bạn nào gặp trở ngại gì , cần nêu những giải pháp nào thì hay quá , cái này mình hơi bị siêu đấy . nhưng trên diễn đàn Lĩnh vực này lại không có đất dụng võ . mấy Doanh nghiệp thử nghiệm , rồi thất bại họ đâu có kêu lên , nên không ai biết gảy chổ nào cả . Nhưng tựu chung là họ đã bắt đầu từ cái sai cơ bản rồi " Nguồn Giống" , nên những phần sau không cần phải suy luận nữa .
sắm sửa trang thiết bị cho phòng lap , thì hầu như DN nào cũng đủ khả năng , các kỷ sư , chuyên viên của họ thì có trình độ và tay nghề ..., song mẫu vật thể ( tai hoặc quả thể nấm ) dùng cho việc phân lập thì nguồn của chúng mà họ sử dụng thì hầu như không đạt chuẩn ( coi nó đơn giản vậy mà lại là cái hóc nhất đấy các Bạn ạ ) . vì vậy như mình nói cái cơ bản đã sai thì cả chuổi hệ thống sẽ sai theo , cuối cùng việc thất bại chỉ là điều đã được dự đoán trước thôi .
Bạn trồng hoa và Dưa bằng nguồn F1 nhập ngoại , sau đó bạn dùng hạt này nói với mọi người Bạn đã có giống rồi , chắc chắn sẽ trồng được cây Dưa , Hoa thôi , và đương nhiên Bạn sẽ trồng được . Nhưng Dưa , Hoa bạn trồng sẽ không đạt như nguồn giống Bạn mua lúc trước nữa . Các Kỷ sư , chuyên viên Nông nghiệp nhà ta cũng vậy cứ nghĩ phân lập được , đã thu được bào tử là sẽ có nguồn gien dùng cho sản xuất đại trà . Hóc đấy không phải giống như 1 + 1 = 2 đâu .
Bạn có tin là một mẫu vật ( tai , quả thể Nấm dùng mẫu ) có giá cở 5 - 10 ngàn USD không ??? Có kỷ sư , chuyên viên nào khi dự định phân lập Nấm mà nghĩ đến điều đó không ??? Ít lắm đấy
 
Last edited by a moderator:
Q
Hi ..Hi.. Bây giờ minh nói ra mà Bạn mới biết là hơi bị chậm đấy . Bạn có từng nghe và thấy ai làm giàu từ nghề của mình mà dám kể hết những bí quyết kỷ thuật không ? Ông bà ta có câu : thà cho tiền cho bạc chứ không ai dắt đàn đi buôn cả .
1 cái điện thoại di động bạn đang xài cò đến mấy nước cùng tham gia sản xuất : nào là phần cứng , phần mềm , tiện ích ... Cái này tinh vi mà người ta còn kết nối với nhau được , há gì 1 vài loại Nấm mà đã sản xuất theo quy trình chuẩn được vài chục năm rồi ở nước họ mà ta lại không kết nối được chứ . Chẳng qua là có cơ duyên sở hữu được nguồn tư liệu chính thống hay không thôi .
5 ngày vừa qua mình đi liên kết , thuyết trình Dự Án với các trung tâm khuyến nông , Sở Nông Nghiệp các Tỉnh cũng như một số Doanh Nghiệp đang kinh doanh ngành xuất khẩu nấm rơm muối , ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vừa về đến SG . Chuyến đi cũng có rất nhiều khả quan , hy vọng những ngày tới sẽ có nhiều tin vui .
Các Bạn thân mến . Hiện thời do chưa bắt tay vào việc nên mình mới có thể nói hết ra những kiến thức mà mình tích lũy lâu nay để các Bạn cùng chia sẽ và phản biện . Sau này khi liên kết triển khai chương trình với các đối tác thì chưa chắc mình có thể nói ra được những kinh nghiệm thực tế vì đó là bí mật công nghệ buộc phải tuân thủ ( không đối tác nào chấp nhận mình làm chuyện này cả ) .
Nếu mình mà còn mơ hồ thì không thể nói chuyện được với các vị Tiến sỉ , Giám đốc các Ban Ngành Nông Nghiệp đâu các Bạn nhỉ . Họ phản biện mạnh và hóc hơn các Bạn nhiều , cả vi mô lẫn vĩ mô đấy , có nơi còn tổ chức cả Ban bệ hội đồng nữa đấy . Nói chung tất cả đều khá thuận lợi .
Chờ tin vui của mình nhé .
He he, biết thì biết lâu rồi. Chỉ đợi cụ xác nhận thôi. Còn ban bệ, hội đồng ấy à? GS TS ấy à? G Đ các ban ngành ấy à? Cụ ơi, trong hội đồng đó cụ đã thuyết trình thì cụ cho biết xem ai thật sự biết về nấm và biết trồng nấm? Tỉ lệ trong hội đồng là bao nhiêu ?
Khi thuyết trình 1 dự án thì bao giờ cũng phải có Hội đồng khoa học, đương nhiên. Ở các tỉnh miền tây thì có gần như mặt trận. Kế hoạch đầu tư, tài chính, công thương...cũng có trong hội đồng. Cho nên chủ trương bao giờ cũng ủng hộ còn làm thì he he, mình nai lưng ra làm. Có gan trình thì cũng có gan làm. Chờ tin vui của cụ đây. Nếu làm được, cũng là "đột phá quyết liệt" cho nghề nấm, ấy là mình dùng từ thời thượng cho giống các cụ nhớn.
 
Q
bác quân tử nói thế là chưa đúng rồi! mặc dù kinh nghiệm thực tiễn là cái quý giá nhất nhưng những cái mà bác Drfuit làm có khi còn hơn cả những cái kinh nghiệm thực tế đó đấy chính là cái ( nghiên cứu về nó ) mặc dù em chưa trồng nấm nhưng quan điểm của em là trúớc hết phải nghiên cứu tìm hiểu về nó đã càng kỹ càng tốt lúc đó nó sẽ bổ xung cho cái kinh nghệm thực tế rất nhiều
bác trồng nấm mà ko tìm hiểu sâu về loại mình trồng ko hiểu về đặc tính sinh học, dinh dưỡng, những điều cần thiết để cây nấm bác trồng sinh trưởng và phát triển tốt, thì dù bác có thử đi thử lại bao nhiêu lần đi nữa thì cũng tốn tiền mà^^. chắc cuối cùng cũng đc chút kết quả hoặc là về sâu bọ nấm dại bác phải hiểu kỹ về nó thì mới có phương pháp phòng trừ và diệt nó một cách hiểu quả chứ. đơn giản thì cũng phải biết nó sinh ra từ đâu, phát triển trong điều kiện nào, và nó sợ những cái gì chứ. vì thế ta cần phải tìm hiểu nghiên cứu về nó
các cụ có câu
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
nay thời đại công nghệ thông tin ta không cần đi, chỉ cần ngồi điều hoà cũng học dược vậy tại sao ta ko học. vừa nhàn vừa tiết kiệm được khối tiền chi phí đi lại ( tích vốn mở xưởng trồng nấm).học là vô biên mà.
em chúc các bác thành công và ngày càng phát triển trong ngành trồng nấm để đưa nức ta thành một nước nông nghiệp hoá hiện đại ( em gét công nghệp vì nó vừa ô nhiễm vừa phá tài nguyên)^^
mà hôm trước em có tham quan mô hình trồng nấm mỡ trong nhà lạnh đấy họ bảo có tiền đầu tư vẫn ra tiền lắm đấy một nhà lạnh của họ 25->30m2 một tháng hết 6tr tiền điện trồng đc hơn 1 tấn NL ra giá thành SX khoảng 45->50K/kg bao gồm cả khấu hao mà giá thành bán là 80k/kg. thông tin này là từ một phía còn phía bên em thì phải nghiên cứu thông tin đó đã
He he, chưa có ý kiến với cụ vội. Chỉ góp thêm về giá nấm mỡ. Hiện trong các siêu thị Tp HCM giá khoảng 80.000 - 90.000 đ/ kg. Là giá nấm trồng tại Đà lạt. Như vậy giá của các công ty đưa vào chỉ tối đa là 70.000 đ hoặc 65.000 đ. Như vậy họ sẽ mua tối đa của người trồng là 50.000 đ/kg hoặc thấp hơn. Còn giá nấm cụ nói đã là giá bán lẻ rồi. Và bán lẻ thì người trồng khó bán hết nếu trồng nhiều. Phải qua 1 công ty phân phối.
Tính giá thành 50.000 đ/ kg, bán được 60.000 đ/kg là mừng vì lãi 20% trên gía vốn. Còn thì miền Bắc kể cả Hà Nội và các tỉnh miền núi đều có thể trồng nấm mỡ vào mùa đông. Việc này là bình thường, còn miền Nam chỉ trồng được tại Đà Lạt và lượng người trồng hiện nay đếm không quá 2 bàn tay. Giảm rất nhiều.
Một thông tin mới nhất là ở Ba Lan, 1m2 cơ chất, dày 0,3 m có thể thu được 30-35 kg nấm mỡ, mà Ba Lan chưa phải là nơi trồng nấm có tiếng đấy nhé. Vì vậy giá thành rất rẻ, bán giá nào cũng được.
 
D
Hi !

Với những nghiên cứu mà mình thu thập được thì Ba lan là 1 trong 4 nước có thế mạnh về ngành trồng Nấm Mỡ , và tỷ lệ bình quân năng xuất của Ngành trồng Nấm Mỡ , Nấm Portobello theo hướng công nghiệp khá cao 17kg/m2 . Ở TQ nếu trồng theo dạng bán công nghiệp cũng thu được bình quân khoảng 10 - 12 kg/m2 , vì vậy mức kỳ vọng khi trồng ở VN chỉ cần đạt năng xuất từ 5 - 7kg/m2 ( gấp đôi năng xuất trồng Nấm Rơm ) là đã đạt yêu cầu rồi phải không Bạn . Giá chỉ cần 35 - 45 ngàn/kg , một năm sản xuất 6 - 8 vụ , thì việc đầu tư nhà lạnh để sản xuất cũng rất khả thi đó chứ .
Giá Nấm Mỡ giao dịch trên thị trường Quốc tế tầm khoảng 2 - 3000 USD/tấn , vậy thì cũng khộng lo ngại canh tranh với kênh tiêu thụ trong nước . Với Nấm xứ lạnh ta không có thế mạnh trên kênh xuất khẩu ( vùng khí hậu ) , xong nếu tự cung được cho thị trường trong nước với thị phần khoảng 50% thôi thì doanh số cũng vài trăm triệu USD/năm rồi , cũng khả thi lắm chứ . Nhưng trước tiên phải làm hàng xuất trước đã (Nấm Rơm , Nấm mèo ) để tích lũy lợi nhuận đầu tư cho các giai đoạn sau ( lấy mỡ nó rán nó ) .
Với Nấm Mỡ Đà lạt hay Miền Bắc cũng đều không có đủ lợi thế về vùng khí hậu do vậy năng xuất và chất lượng hiện nay cũng không thể phát triển theo hướng thương mại ( mô hình thôi , nhỏ lẽ , sản lượng không đáng kể ) . Còn nếu buộc phải đầu tư hệ thống nhà lạnh cho sản xuất thương mại thì khả thi lại là vùng đồng bằng Sông Cửu Long , với lợi thế về vùng nguyên liệu tại chổ ( rơm rạ , phân chuồng , cám gạo , bột ngô ...) , hạ tầng , Lao động và gần thị trường hơn .
 
Last edited by a moderator:
D
#gây sốc nhiệt dể kích ra hạch nấm# là sao vậy mấy bác? ý em nói là em thử gây sốc nhiệt cho nấm sò như ko hiểu sốc là lam sao? mấy bác chỉ em dùm với:9^::9^:ko hợp chủ dề mong mấy bác lượng thứ:wub:

Với nấm sò: khi tơ ăn trắng bịch thì đưa vào môi trường lạnh từ 10-15oC trong vòng 10 đến 12 giờ thì sẽ kết hạch.
Đó là lý thuyết chứ mình không trồng nên chưa làm lần nào. Có lần mình lấy 1 bịch bỏ vào tủ lạnh nhưng không thấy kết hạch gì.
 
Back
Top