Nghề trồng Nấm Rơm có thể làm giàu không ?

Tại sao không chứ ???

Agriviet.Com-cg12.jpg




Các Bạn thân mến , Hôm nay mình mạo muội đưa chủ đề này lên để ACE tham khảo và cùng phản biện , mong tìm ra được chân lý cho một ngành nghề truyền thống nước ta . đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn .
A ) Đầu ra : Hiện nay theo các nguồn thông tin chính thống , lượng Nấm Rơm xuất khẩu của VN chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% đơn hàng của các đối tác truyền thống nước ngoài . Giá trị thương mại xuất khẩu lên đến hàng chục triệu USD/năm . Nhu cầu tiêu dùng trong nước thì rất lớn vì nó là món ăn thanh đạm thân thuộc , nhất là vào những ngày 30 – 1 , 14 – 15 âm lịch giá trị của nó thường có những gia tăng đột biến . Nấm rơm là một trong những chủng loại Nấm ăn miền nhiệt đới rất phổ thông và có giá trị cao , thơm ngon , nhiều dược tính , nhu cầu xuất khẩu rất lớn đã và đang được cả thế giới ưa chuộng . Đây là mặt hàng mà các vùng trồng lúa nước ta nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều lợi thế . Vì hiện nay trên thế giới có rất ít quốc gia sản xuất canh tác thương mại chủng loại nấm này , một phần là do vùng khí hậu không phù hợp ( phải nóng và ẩm ) , mặt khác phải là quốc gia có thế mạnh về ngành trồng trọt cây lúa nước , lúa mì , mới có nhiều nguồn nguyên liệu rơm rạ cung ứng cho sản xuất đại trà .
B ) Đầu vào : Nguồn nguyên phế liệu tại chổ từ rơm rạ , thân lõi ngô , bã mía ở nước ta hàng năm khá lớn ( vài chục triệu tấn ) giá rẻ . Phụ phẩm bổ sung như phân chuồng ( phân bò , heo , gà …) , bột ngô , bột củ mì , cám gạo , bã đậu , bã củ mì … thì hầu như bất cứ địa phương nào cũng có sẳn . So với các ngành nghề nông nghiệp khác , nguyên liệu đầu vào của ngành Nấm Rơm , Ta có thể tự túc đến hơn 90% ( không phải nhập khẩu ) .
C ) Năng suất chuyển đổi sinh học : Với Nấm Rơm có thể đạt đến 60% trên trong lượng nguyên liệu khô ( Nấm rơm là loài ngậm nước , hàm lượng cellulouse , lignin thấp ) . Năng suất bình quân tại TQ 30 - 40% . Cá biệt một số khu vực thuộc Quảng Đông , Quảng Tây năng suất đạt tối ưu 50 - 60% .
D ) Công nghiệp chế biến : Nấm Rơm ngoài sử dụng tươi có thể được chế biến nhiều dạng khác như : Nấm muối , Nấm khô , Nấm đóng hộp ….
Qua phân tích sơ bộ trên ta có thể thấy đầy là một tiềm năng khổng lồ cho ngành Nông Nghiệp nước ta . Vậy tại sao vẫn chưa có những Tỷ phú , Đại phú làm giàu lên được từ ngành canh tác này ( không tính nhà sản xuất chế biến đâu nhé ) ??? Chẳng những đã không thể làm giàu mà đôi khi còn trắng tay kể cả những lão nông kinh nghiệm cả chục năm trong nghề ( vụ Tiên Lãng , Lai Vung … ) . Tại sao ? Tại sao và tại sao ???
http://www.viendongdaily.com/nam-rom-mat-mua-cuoi-nam-5xdcmPTF.html
http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE1848FC/Dien_tich_trong_nam_rom_dang_giam.aspx
http://agriviet.com/nd/4656-nam-rom-tien-lang-khung-hoang/

Với ngành sản xuất và canh tác Nấm nói chung và Nấm Rơm nói riêng quy trình kỷ thuật trong canh tác chỉ có 8 yêu cầu cần tuân thủ nghiêm ngặt :
- Nguyên liệu và dinh dưỡng
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Ánh sáng
- Thông khí
- PH
- Nguồn giống
- Phòng ngừa dịch hại
Và những yêu cầu này lại có những tác động hổ tương đan xen nhau không thể tách rời , mới có thể đảm bảo được năng xuất tối ưu , và biết đâu chừng năng suất chuyển hóa sinh học khi ấy có thể đạt bằng hoặc hơn cả năng suất bình quân của Anh láng giềng TQ chứ không phải đùa . Bởi điều kiện khí hậu tối ưu của các khu vực Đồng Bằng nước ta cho canh tác Nấm Rơm thì hơn hẳn họ .
Thế thì lổi ở khâu nào , chúng Ta sẽ cùng mổ sẻ để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục khả thi , phù hợp với thực trạng nước ta các Bạn nhé .
 
Last edited by a moderator:
L
các bác ở đây đã có ai mua đủ đồ nghề cho quy trình này chưa (đo độ ẩm.nhiệt độ.độ ph của giá thể(rơm-mùn cưa)) chưa cho em xin cái hình ảnh với tìm cái máy đo ph giá thể chả có.hay các bác đo bằng quỳ tím.em đo bằng quỳ khó quá à
 
K
các bác ở đây đã có ai mua đủ đồ nghề cho quy trình này chưa (đo độ ẩm.nhiệt độ.độ ph của giá thể(rơm-mùn cưa)) chưa cho em xin cái hình ảnh với tìm cái máy đo ph giá thể chả có.hay các bác đo bằng quỳ tím.em đo bằng quỳ khó quá à
Giấy quỳ có phần mẫu đối chiếu mà bạn,
 
C
  • công tử Bạc Liêu

các bác ở đây đã có ai mua đủ đồ nghề cho quy trình này chưa (đo độ ẩm.nhiệt độ.độ ph của giá thể(rơm-mùn cưa)) chưa cho em xin cái hình ảnh với tìm cái máy đo ph giá thể chả có.hay các bác đo bằng quỳ tím.em đo bằng quỳ khó quá à

Đây là thiết bị đo độ ẩm kết hợp với đo pH trực tiếp, mình mua đã lâu, hàng của Nhật,
552345cf97b33.jpg

552345d678b02.jpg

giá hiện giờ chắc khoảng 1,5 - 2tr/ cái. Phần nhọn để cắm vào cơ chất, kết quả sẽ hiển thị ở mặt đồng hồ phía trên.

Ngoài ra, có cái bút đo Ph nước, kết quả hiện khá nhanh và chính xác. Cái này cũng mua lâu rồi, mình ko nhớ giá.
552345cf97b33.jpg

552345d678b02.jpg

z3XiWH.jpg
 
L
Đây là thiết bị đo độ ẩm kết hợp với đo pH trực tiếp, mình mua đã lâu, hàng của Nhật,
552345cf97b33.jpg

552345d678b02.jpg

giá hiện giờ chắc khoảng 1,5 - 2tr/ cái. Phần nhọn để cắm vào cơ chất, kết quả sẽ hiển thị ở mặt đồng hồ phía trên.

Ngoài ra, có cái bút đo Ph nước, kết quả hiện khá nhanh và chính xác. Cái này cũng mua lâu rồi, mình ko nhớ giá.
552345cf97b33.jpg

552345d678b02.jpg

z3XiWH.jpg
thank bạn.nhưng theo mình tìm hiểu thì cái này chỉ đo được ở đất.vậy liệu ló có đo được ở cơ chất mùn cưa và rơm ko.thank bạn
 
C
  • công tử Bạc Liêu

thank bạn.nhưng theo mình tìm hiểu thì cái này chỉ đo được ở đất.vậy liệu ló có đo được ở cơ chất mùn cưa và rơm ko.thank bạn

Mình dùng được nên post lên để bạn tham khảo thêm. Nó đọc được kết quả khi cơ chất tiếp xúc vào các thụ quan lắp ở phía đầu nhọn. Để đo mùn cưa hoặc rơm, tại vị trí bạn định cắm thiết bị, bạn nén chặt cơ chất trước khi cắm.
các bác ở đây đã có ai mua đủ đồ nghề cho quy trình này chưa (đo độ ẩm.nhiệt độ.độ ph của giá thể(rơm-mùn cưa)) chưa cho em xin cái hình ảnh với tìm cái máy đo ph giá thể chả có.hay các bác đo bằng quỳ tím.em đo bằng quỳ khó quá à

Ngoài ra, để chủ động trong việc nuôi trồng nấm, nếu có điều kiện chúng ta nên trang bị thêm vài thiết bị, công cụ hỗ trợ khác như lux kế, đo nhiệt, ...để theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh khi cần.
17037534666_7ac4ac5e92_o.jpg

zUZHNyA.jpg

5523729b788e7.jpg

QyUYzv.jpg
 
C
  • công tử Bạc Liêu

ok thank bác công tử nhá

Mình là nông dân thôi, vì cùng quê với Hắc công tử ( công tử Bạc Liêu ) vang bóng 1 thời nên đặt "nghệ danh" hack nick của ổng cho có "tình làng nghĩa xóm" ấy mà. hiiii
 
G
IMG_1691.JPG
IMG_1690.JPG

IMG_1691_zps0wn3260r.jpg
[/URL][/IMG]
IMG_1690_zpswevrlyec.jpg
[/URL][/IMG] Lần đầu trồng thử với lớp vỏ bề mặt, thấy nấm cũng khá đẹp.
Bác Dũng cho con hỏi là nấm con trồng có tình trạng nấm rơm lớn bằng ngón tay cái thì nó bị tét 1 đường nhưng bị dao cắt qua vậy, như hình thứ 2 con úp lên. Chú có biết nguyên nhân tại sao và hướng khắc phục ntn không chú! Cảm ơn chú rất nhiều!
 
K
Bác cho bà con tham khảo lớp bề mặt với,nguyên liệu và cách xử lý với
 
D
Xem file đính kèm 3820 Xem file đính kèm 3821
IMG_1691_zps0wn3260r.jpg
[/URL][/IMG]
IMG_1690_zpswevrlyec.jpg
[/URL][/IMG] Lần đầu trồng thử với lớp vỏ bề mặt, thấy nấm cũng khá đẹp.
Bác Dũng cho con hỏi là nấm con trồng có tình trạng nấm rơm lớn bằng ngón tay cái thì nó bị tét 1 đường nhưng bị dao cắt qua vậy, như hình thứ 2 con úp lên. Chú có biết nguyên nhân tại sao và hướng khắc phục ntn không chú! Cảm ơn chú rất nhiều!
độ ẩm không gian bị thiếu , có thể thiếu cục bộ từng thời điểm trong ngày .
 
L
Mình là nông dân thôi, vì cùng quê với Hắc công tử ( công tử Bạc Liêu ) vang bóng 1 thời nên đặt "nghệ danh" hack nick của ổng cho có "tình làng nghĩa xóm" ấy mà. hiiii
thì đâu có biết bác tên gì đâu.bác cho em xin fb có gì em hỏi chút ít.em mới vào nghề còn non và xanh lắm
 
G
độ ẩm không gian bị thiếu , có thể thiếu cục bộ từng thời điểm trong ngày .
Là độ ẩm không khí xung quanh nấm, bề mặt giá thể chứ không phải độ ẩm giá thể hả chú?! Vậy thì con sẽ cung cấp thêm ẩm độ, nấm thấy có vẻ hơi cứng so với những kệ mà có ẩm độ cao. Cảm ơn chú rất nhiều!
 
Back
Top